Bạn đang xem bài viết Bán Cây Hoa Sứ Đẹp Giá Rẻ _ Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc ! được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mô tả sản phẩm
Những chậu được chọn để làm đẹp cho cảnh quan, khuôn viên trường học, ban công, hành lang,…Chúng được yêu thích bởi có màu sắc rất phong phú với vẻ đẹp kỳ lạ của chiếc thân cây và rễ to, lá xanh bóng mịn khiến cho người ta nhìn một đam mê.
Điểm nổi bật của cây hoa sứ
Nhiều người đang tìm mua chậu hoa sứ để trưng bày trong những lễ tết đến, xuân về đang cần tham khảo về chậu cây thì hãy xem những điểm nổi bật của chậu cây hoa sứ như sau:
+ Những bông hoa có hình phễu nhỏ, mọc thành chùm và mỗi bông hoa đều có 5 cánh to được xòe ra rất đẹp.
+ Những bông hoa có nhiều mày sắc: Đỏ tươi, màu trắng, vàng, hồng,..chúng nở quanh năm, thường nở rộ vào mùa khô.
+ Rễ cây phình to với hình dáng rất đẹp, chúng có thể tạo được nhiều hình thù khác nhau.
+ Thân cây mọng nước, dạng thân mập, ngắn và các cành dài có vỏ màu xám xanh.
+ Lá thường tập trung chủ yếu ở đầu cành, thuôn gọn.
+ Cây dễ trồng và rất dễ chăm sóc
Trước tiên bạn phải lưu ý chọn một cái chậu thật phù hợp, đảm bảo thoát nước một cách dễ dàng, tính thêm cả không gian cho bộ rễ phát triển khi trồng trong chậu. Bạn có thể lựa chọn một chiếc chậu bằng sứ, đất,…tiết kiệm được không gian vừa làm vật trang trí khá đẹp khi trưng bày.
+ Lựa chọn loại đất tơi xốp để giúp cây phát triển tốt. Đất có khả năng thoát nước tốt để tránh trường hợp cây bị ngập úng. Do đó, bạn có thể chọn loại đất pha cát, phân rác, phân chuồng hay tro trấu để làm đất trồng.
Theo công thức: 1 đất + 6 tro trấu + 1 phân chuồng + 1 đất cát hoặc có thể 4 cát + 1 phân chuồng.
+ Phương pháp gieo trồng chủ yếu là: Gieo hạt và giâm cành. Nhưng chủ yếu phương pháp giâm cành được sử dụng nhiều nhất vì nó tiết kiệm thời gian còn gieo hạt thì mất nhiều công sức nhưng về sau chúng sẽ cho ta một bộ rễ đẹp, dễ dàng tạo dáng cho cây.
+ Ánh sáng: Tiêu chuẩn ánh sáng từ 70 – 100% trong ngày thì chỉ cần từ 8 – 12 tiếng. Nếu như trồng cây không được cung cấp đủ ánh sáng sẽ dẫn tới cây ẻo lả, lá to nhưng mỏng, xanh đậm, ít hoa, rễ bị thối. Chính vì vậy, nên để chậu cây ở những nơi có điều kiện ánh sáng tốt cho cây phát triển cứng cáp, ra hoa đẹp.
+ Tưới nước: Cây hoa sứ cũng giống như loài cây xương rồng có thân hình mọng nước và khả năng chịu khô hạn rất tốt. Vì thế mà không cần tưới nhiều nước cho cây, chỉ tưới lượng vừa đủ để cây có khả năng phát triển tốt hơn và cho hoa đẹp.
+ Bón phân: Nên sử dụng phân bón NPK, P, N với phân lân, kali giúp cây có khả năng phát triển tốt hơn. Tránh bón nhiều đạm khiến lá cây mỏng, dễ đổ và bị thối. Thời gian bón phân phải cách nhau khoảng 15 – 30 ngày, không nên bón phân hay xịt thuốc lên cây khi đang ra hoa tránh bị tổn thương, rụng hoặc cháy.
Để có một chậu cây hoa sứ đẹp thì bạn cần chú ý đến các loại sâu xanh, ấu trùng bướm xịt thuốc ngay khi phát hiện đọt non hoặc dấu thâm đen, thân cây chảy nhựa,…các loại rày trắng, nhện đỏ sẽ làm cho lá rụng, bệnh tuyến trùng do đất trồng không được làm sạch gây ra,…vì vậy, hãy chú ý để có biện pháp phòng ngừa hợp lý cho chậu cây phát triển tươi tốt, đẹp mãi.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Sứ Trong Chậu
Cây Sứ trồng bằng hạt có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm. Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xoè 5 cánh to như loa kèn bên ngoài. Tuy nhiên khi đột biến có thể nở ra đến 6-7 cánh rất lạ, đẹp… Chùm hoa từ 3-10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh. Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau.
1. Giới thiệu:
Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Chọn đất trồng:
Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 – 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 – 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.
3. Cách trồng:
Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn.
Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.
Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp.
Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.
4. Cách sửa bộ rễ và tạo hình:
Cây trồng được 1 – 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tuỳ theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người… Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.
Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.
5. Bón phân:
Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau:
+ Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành giâm) – dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ.
+ Cây sứ từ 6 tháng – 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.
+ Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.
6.Tưới nước:
Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.
7. Điều khiển ra hoa:
Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa. Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.
8. Phòng trừ sâu bệnh:
Cây sứ xanh tốt thường có nhiều sâu bệnh chính như:
– Sâu xanh: Nếu thấy trên đọt lá có những đốm đen, đó là do sâu cắn phá, ăn đọt lá non tạo thành. Nhất là sâu xanh, lúc còn nhỏ màu trắng, lớn lên màu xanh, loại sâu này ăn rất nhanh, 2-3 ngày hết cả đọt lá, có thể ăn đứt cả ngọn cây. Dùng một trong các loại thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa.
– Rầy bông và bọ sứ: Rầy bông thân nhỏ dẹp, có nhiều lông tơ khắp chung quanh, bọ sứ thì lớn hơn gấp đôi gấp ba rầy bông, thân hình bầu dục, cũng mang rất nhiều lông tơ và lông đuôi khá dài, thường cắn hút nhựa trên đọt lá và tiết ra một chất nhựa ngọt cho kiến ăn, đồng thời cũng làm rơi rụng rất nhiều phấn màu trắng trên ngọn cây; lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng. Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND…
– Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ có thân màu đỏ, cũng có nhiều lông tơ, mắt thường khó thấy được, chích hút nhựa lá non, làm cho lá non trở lên đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Hàng tháng nên phun thuốc một lần để phòng ngừa. Thuốc trừ có thể là: Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa 50ND, D-C Ttron Plus….
– Bệnh thối nhũn: Bệnh thối nhũn là phổ biến nhất ở cây sứ Thái, rất khó trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh, nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm cho chết cả cây chỉ sau vài ngày. Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn gây ra, khi độ ẩm quá cao hoặc do các vết thương từ sâu rầy gây ra. Phòng trị: Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có đốm đen, nếu không sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN…
– Bệnh đốm vàng trên lá: Lá sứ sau khi gặp mưa hoặc gió lớn thường sinh ra nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan nhanh ra cả lá, sau này sẽ khô quéo lại hoặc rơi rụng. Có khi ăn vào thân cây làm cây mềm thối nhũn từ trên cành xuống qua thân, khi lan đến gốc là cây chết. Có thể do nấm gây ra và lây lan rất nhanh ra cả cây. Phòng trị: Bệnh thường phát triển vào mùa mưa nên khi thấy lá vừa bị đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm như Topsin, Appenearb, Dithane, zineb, oxyclorua đồng… Cây sứ bị bệnh rất khó trị nên phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời.
Cây Dừa Cảnh Ý Nghĩa Phong Thủy – Cách Trồng Và Chăm Sóc
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao ở các khu biệt thự hay các công ty thường xuyên chưng cây dừa cảnh không? Có lẽ không chỉ vì đẹp mà nó còn mang rất nhiều ý nghĩa cho gia chủ, cho sự phát triển của công ty. Vậy thực sự thì cây dừa cảnh có ý nghĩa gì? Cây dừa cảnh có trồng thiếu ánh sáng được không? Với nhiều thắc mắc trên bài viết sẽ giải thích và chia sẻ tất cả bí quyết về cây dừa cảnh như sau:
Lưu ý: Cần phải phân biệt dừa cây dừa cảnh và cây dừa cạn (cây dừa cạn là một vị thuốc quý trong dân gian)
Cây dừa cảnh là gì?
Là một loại cây thuộc giống cây dừa nhưng có kích thước nhỏ, thân mỗi cây chỉ có bán kính từ 10cm và mọc thành nhiều nhánh con tỏa thành chùm. Cây càng lớn, càng phát triển thì phần gốc có u lớn phát triển. Lá dừa cũng có kích thước nhỏ hơn, ngắn hơn và chỉ làm cảnh, không có trái, không ăn được.
Đặc điểm nhận dạng cây dừa cảnh
Cây dừa cảnh là giống cây lai giữa dừa và cau, cây mọc thành từng cụm có kích thước vừa phải, không quá cao, không quá rộng rất thích hợp làm cảnh. Thân cây khá nhỏ, lá xanh nhưng thân vàng rất bắt mắt bởi sự mảnh khảnh nhưng khỏe mạnh của nó.
Thuộc loài thực vật có hoa, thân gỗ dạng bụi do cây con đâm chồi từ gốc, nhìn thân giống cau nhưng lá lại giống lá dừa xẻ nhỏ. Nếu trồng trong chậy, cây chỉ có thể đạt tới độ cao 2m. Nhưng nếu trồng ngoài đất dưới điều kiện phát triển tự nhiên từ rễ cây có thể cao tới 7m.
Trồng lâu năm cây cho hoa và quả. Cây ra hoa theo cụm, màu trắng sữa và thơm nhẹ. Là cây tên dừa cảnh nhưng cho quả cau khi chín có màu vàng đậm và có vị hơi ngọt, chát thường được dùng ngâm rượu chữa bệnh trong dân gian. Nhưng mục đích chủ yếu vẫn là làm cảnh.
Ứng dụng
Cây có thể trồng trong chậu đặt trong nhà cho màu xanh lá rất đẹp, phù hợp đặt trong công ty, phòng hay các hộ gia đình. Vì cây không quá lớn nên rất thường được dùng làm cảnh, nhất là sân vườn, quán café… Đăẹ biệt, phần lá thường được dùng trong trang trí nhà cửa, quả rước dâu, cổng cưới…
Tùy vào từng diện tích chỗ ở mà cây thường sẽ phát triển theo điều kiện thích hợp. Khi trồng cây đủ lớn có thể tách nhánh để sang thành chậu cây mới. Cây có thể phát triển tốt mà không cần chăm bón quá nhiều, cũng không cần sống dưới ánh nắng trực tiếp nên thường được làm cảnh trong nhà, sân vườn.
Ý nghĩa phong thủy của cây dừa cảnh
Các hộ gia đình thường đặt 2 chậu ở cổng nhà hoặc cửa chính ra vào vừa mang tính thẩm mỹ cao, vừa mang lại ý nghĩa hưng thịnh cho gia đình. Cây còn có khả năng hấp thụ khói bụi, chất bẩn chất độc hại và trả lại bầu không khí trong sạch nên được ưa chuộng nhiều.
Cây cũng thường được trồng làm hàng rào vừa lấy bóng mát, vừa đem lại sự may mắn và tài lộc cho các gia chủ hay các công ty xí nghiệp lớn. Vì đặc tính cây ít rụng lá, sạch và sức sống lớn nên thường được trồng ở sân hay trước sảnh. Cây cũng có chức năng chống bụi và ô nhiễm, cung cấp O2 tốt nên cây rất được ưa chuộng làm cảnh vào những ngày hè nắng nóng.
Trong phong thủy, cây dừa cảnh khi trồng trong nhà sẽ đem lại vận khí tốt, giúp cho mỗi thành viên trong gia đình luôn gặp may mắn. Và đặc biệt là đem lại nhiều sức khỏe cũng như môi trường trong lành hơn, suôn sẻ trong công việc, gặp điều tốt trong cuộc sống, tiền, tài, lộc đầy nhà.
Theo quan niệm của cha ông ta, cây dừa cảnh còn có tác dụng tăng cường dương khí, giảm âm khí từ ngoài vào, từ đó mang đến may mắn cho chủ nhân. Với dáng thẳng đứng lên cao, mọc vững chãi, cây dừa cảnh đã đem lại sự bình yên, may mắn, xua đuổi những điều xúi quẩy không hay và an toàn cho gia đình.
Đối với những người kinh doanh buôn bán, họ thường chưng cây dừa cảnh trong nhà nhằm hút tiền tài, may mắn, làm ăn trôi chảy và thành công hơn. Giúp công việc làm ăn thuận cát và phát tài nhiều hơn. Họ thường đặt 2 chậu cân xứng ở cổng ra vào để hút tài lộc và vượng khí.
Đối với công ty, dân văn phòng cây được trồng nhằm lọc không khí, đem lại màu xanh tươi mới trong không gian thiếu ánh sáng mặt trời. Hơn hết, đặt cây tại các sảnh tiếp khách trông mọi thứ cũng trở nên sang trọng và mãn nhãn hơn. Nhất là môi trường chật chội và ít màu xanh như công ty thì nên trồng dừa cảnh.
Trong nghệ thuật cắm hoa, lá cây dừa cảnh dường như không thể thiếu với ý nghĩa to lớn trong các buổi khánh thành hay mở móng mang lại sự may mắn, thành công và thuận lợi. Đặc biệt, dừa cảnh là loại cây đặc biệt có thể có khả năng hấp thụ những độc tố hóa học, lọc khí độc, đặc biệt là chất xylene và toluene. Làm sạch môi trường, không khí nên được mọi gia đình sắm sửa.
Chăm sóc và nuôi trồng dừa cảnh
Cây dừa cảnh được cho là cây dễ sinh trưởng, dễ chăm sóc và phát triển trong mọi điều kiện thời tiết cũng như đất, khí và nước. Nếu bạn không có thời gian có thể đến mọi điểm bán cây giống đã được giâm và mọc khỏe mạnh, độ cao có sẵn từ 60-80cm đem về trồng trong chậu là đẹp nhất. Nếu muốn tự tách từ cây to có sẵn, cây thường được tách bụi từ nhánh hoặc ụ già để giâm.
Đối vơi điều kiện ánh sáng: khi cây đang ở độ tuổi sinh trưởng cần để cây ở khu vực có nhiều ánh sáng và tưới nước thường xuyên, kích thích cây nảy mầm mới tốt nhất. Khi cây ra lá già cần tỉa bớt để cây tập trung nuôi và nảy mầm mới, lá non mới tươi tốt hơn.
Đối với đất trồng
Dừa cảnh không quá kén đất mà có thể dùng đất đất pha cát, đất thịt, đất phù sa hoặc trộn đất thịt với mùn cưa, xơ dừa để tăng độ tơi xốp cho cây, kết hợp bón lọt phân hữu cơ cho cây phát trưởng khỏe mạnh hơn. Nên để cây thoát nước tốt và cây không thể sống úng nước lâu ngày gây thối rễ. Vì đặc tính của nó là cây dừa cạn.
Điều kiện nhiệt độ
Cây khi mới tách hoặc đang là cây con không nên để tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Cần để cây phát triển đủ bộ rễ khoảng từ 1-2 tuần trong râm mát sau đó mới cho tiếp xúc với nắng. Trong thời gian phát triển cây cần được tưới nước đều đặn vào gốc từ 4-5 lần/tuần, cắt bỏ lá hư và già để cây đâm chồi mới. Lưu ý không dùng cây bẻ mà phải lấy kéo cắt sát gốc.
Điều kiện phân bón
Cây không cần chăm sóc quá kỹ càng, nếu cây thiếu dinh dưỡng lá sẽ hơi vàng, thân hơi vàng. Nó cũng là một đặc điểm nhiều người thích như thế thay vì cây chỉ toàn màu xanh. Nhưng nên bón phân ít nhất mỗi năm 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Bón phân lót bằng cách đào rãnh xung quanh gốc rồi bón phân vào rãnh lấp đất lại, làm thế này phân sẽ không quá mạnh làm ảnh hưởng đến rễ non của cây mà tưới nước để ngấm từ từ. Cũng có thể đào lỗ xung quanh gốc rồi bón phân xuống lỗ lấp đất lại.
Lưu ý khi tách cây, cây phải có ụ lớn, phát triển lâu năm mới nên tách cây ra giâm. Ngoài ra nếu trồng trong nhà, nên lâu lâu đem ra ngoài ánh nắng mặt trời để làm xanh lá, vào thời tiết nắng nóng cần tưới nước thường xuyên cung cấp ẩm, và lau mặt lá nếu bụi bẩn nhiều để cây cảm nhận được ánh sáng.
Dừa cảnh là loại cây được sử dụng cho trang trí và làm đẹp phổ biến mà bạn dễ thấy ở hầu hết rất nhiều gia đình, quán cafe, công ty. Giá trị của cây phụ thuộc vào củ của thân gốc dừa. Cây càng lâu năm thì gốc dừa ụ càng bự và càng tạo dáng, thế đẹp. Cây con khi mua về chỉ toàn thân nhỏ như chiếc đũa nên có giá vừa tầm mua hơn.
Nguồn: https://caythuoc.vn/
Cây Kim Tiền Hợp Mệnh Gì? Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây
Cây kim tiền là một trong những loại cây phong thủy, với ý nghĩa mang tới nhiều tài lộc, may mắn, tiền tài và bình an cho gia chủ. Tuy nhiên Cây kim tiền hợp mệnh gì? Tuổi nào có thể trồng cây để có được nhiều may mắn là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Ý nghĩa của cây Kim tiền
Cây Kim tiền hay còn có tên gọi khác là cây Kim phát tài. Theo dân gian, “Kim” có nghĩa là phát tài, “Tiền” mang ý nghĩa giàu sang, phú quý. Ngay từ cái tên của nó đã nói lên được ý nghĩa của cây. Trong phong thủy cây kim tiền là Mộc, nơi để cây sống và phát triển là Thổ. Cây sống được nhờ nước và các chất dung dịch thuộc mệnh Thủy.
Để cho cây Kim tiền hội tụ đủ những yếu tố ngũ hành thì người ta thường treo trên cây những đồng tiền vàng, tượng trưng cho Hỏa và Kim. Với việc trang trí như vậy sẽ làm cho cây thêm đẹp hơn và tăng vượng khí cho cây.
Hiện nay cây Kim phát tài không chỉ là cây cảnh trang trí để bàn làm việc, phòng họp mà còn là món quà tặng ý nghĩa dành cho khách hàng, đối tác làm ăn, người thân và được rất nhiều người ưa chuộng. Hơn nữa về mặt sinh thái, loài cây này còn có thể thanh lọc không khí, mang lại bầu không khí trong lành, thoáng mát.
XEM THÊM: Ông thần tài đặt bên trái hay phải? Những lưu ý quan trọng gì trong thờ cúng?
Cây Kim tiền hợp tuổi gì? Mệnh nào ?
Cây Kim phát tài rất hợp với những người tuổi Tý, bởi người ta thường hay nói người tuổi Tý là thân chủ của nhiều loài cây quý. Đa phần người tuổi này đều không giỏi trong việc quản lí tiền bạc, thường tiêu xài hoang phí và mất kiếm soát. Nên khiến họ gặp phải nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Những người tuổi Tý sinh vào các năm ( 1924, 1936, 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008, 2020 ). Vì vậy, việc đặt cây Kim tiền trong nhà sẽ giúp họ nhận được nhiều may mắn và giúp cho những người tuổi Tý luôn tỉnh táo trong việc sử dụng tiền.
Ngoài ra người tuổi Tý nên để chậu cây Kim phát tài trên bàn làm việc sẽ giúp cho tinh thần gia chủ luôn thoải mái, luôn tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết khi làm việc.
Cây Kim phát tài là loại cây được xem là phù hợp với tất cả các mạng. Nhưng bạn cũng nên lưu ý cách sử dụng cây cho hợp và đúng với từng bản mệnh khác nhau.
Đối với người thuộc mệnh Hỏa, Mộc: Đây là mệnh hợp nhất cho các loài cây phong thủy. Vì cây kim tiền thuộc hành Mộc, Mộc sinh Hỏa. Nên người mệnh này có thể tự do lựa chọn loại cây Kim tiền từ trồng thường cho đến trồng thủy sinh.
Những người sinh năm Nhâm Ngọ (1942, 2002), Kỷ Hợi (1959, 2019), Mậu Thìn (1988), Quý Mùi (1943, 2003), Nhâm Tý (1972), Kỷ Tỵ (1989), Canh Dần (1950, 2010), Quý Sửu (1973), Tân Mão (1951, 2011), Canh Thân (1980), Mậu Tuất (1958, 2018), Tân Dậu (1981) đều thuộc vào mệnh Mộc.
Đối với những người thuộc mệnh Thủy (sinh năm 1936, 1996, 1953, 2013, 1982, 1922,1937, 1997,1966, 1983, 1923, 1944, 2004, 1967, 1945, 2005,1974,1952, 2012): Nên trồng Cây Kim tiền ở dạng thủy canh và trang trí thêm vài viên đá màu trắng ở trong chậu. Vì thủy là nước, màu trắng là hành Kim. Mà Kim sinh thủy nên rất hợp với những người này.
Đối với những người mệnh Thổ, Kim: Những người mệnh này nên trồng cây Kim phát tài bằng chậu sứ và trang trí thêm vài viên sỏi trắng hoặc vàng. Vì màu trắng là hành Kim, vàng là hành Thổ. Thổ sinh Kim. Người mạng Kim trồng cây Kim tiền nhằm để giải hạn, cân bằng cuộc sống và có được sự bình an trong cuộc sống.
Những người thuộc mạng Thổ sinh vào các năm 1930, 1931, 1938, 1939, 1946, 1947, 1960, 1961, 1968, 1969, 1976, 1990, 1991, 1998, 1999, 2006, 2007, 2020.
Những người thuộc mạng Kim sinh vào các năm: 1992, 1955, 2015, 1984, 1993, 1962, 1985, 2000, 1963, 2001, 1970, 2014.
Mua cây Kim phát tài hợp mệnh, hợp tuổi ở đâu?
Cây kim tiền là một loại cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc mà còn là loại cây mang lại ý nghĩa phong thủy tốt, tài lộc may mắn cho gia chủ. Để mua cây, các bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông qua các nhà vườn, shop hoa cây cảnh nơi các bạn sinh sống,…
Nếu không có thời gian đi lựa chọn thì các bạn có thể tìm trên các trang web mua bán cây chất lượng như: , chúng tôi webcaycanh.com,…
Cách chọn cây Kim tiền chất lượng
Chọn cây: Nên chọn những cây có cành cao đều, có cả lá non lá già, lá bên trong cao và thấp dần ra ngoài. Cành lá không bị rách, cong.
Bầu cây: Nên chọn cây có bầu còn nguyên vẹn không bị vỡ, đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt.
Chọn chậu: Tùy vào độ lớn của cây mà chọn chậu cho cây. Nên chọn chậu có miệng rộng hơn so với đường kính của bầu cây từ 8 cm- 10 cm để dễ vô chậu và giúp cho cây có đủ lượng đất ăn và dinh dưỡng lâu dài.
Nên chọn chậu cao vì trồng Kim tiền trong chậu cao sẽ giúp tổng thể chậu sang trọng hơn. Chậu cây cần dễ thoát nước để cây sinh trưởng tốt. Chọn những chậu có kiểu dáng phù hợp và tôn lên được sự sang trọng cho cây.
Lá cây Kim tiền có viền tròn theo phong thủy là Âm nên trồng cây trong chậu mang tính Dương (như hình vuông, góc nhọn, uốn lượn) để âm dương hòa hợp.
Màu sắc chậu: Nên chọn chậu có màu trắng, đỏ,… tùy theo sở thích của bạn hoặc chọn theo mệnh, tuổi để càng tăng thêm tài lộc. Bạn nên chọn những chiếc chậu có kích thước phù hợp với không gian trang trí của mình.
Việc chọn được cây Kim tiền hợp mệnh và hợp tuổi của mình là rất tốt. Tuy nhiên bạn nên nắm được quy trình chăm sóc để cây không bị sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Brandgift cũng lưu ý các bạn một chút là loại cây phong thủy này ưa ánh sáng nhưng lại không thể chịu được lượng bức xạ trực tiếp từ ánh nắng mặt trời.
Nên để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì bạn nên để cây ở những nơi râm mát như phòng khách, bàn làm việc, gần các cửa ra vào. Sẽ giúp cho cây hấp thụ lượng ánh sáng vừa đủ để sinh trưởng tốt.
Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển tốt đó là từ 25 – 27 độ C. Đây là mức nhiệt lí tưởng để cây có thể tồn tại và sinh trưởng tốt. Nếu nhiệt độ dưới 18 độ C thì cây sẽ có hiện tượng rụng lá và rơi vào trạng thái ngủ đông.
Khi nhiệt độ xuống dưới 5 độ C thì cây Kim tiền sẽ bị chết. Khi sở hữu cây Kim tiền thì vấn đề bạn cần quan tâm nhiều đó là nhiệt độ để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Còn đối với việc tưới nước cho cây cũng lưu ý là nó không giống như những loại cây khác, bạn chỉ cần tưới nước 1 lần/1 tuần cho cây là đủ. Nếu bạn tưới lượng nước nhiều sẽ khiến cho rể cây bị úng và nát thân của cây.
Lời kết
Xin chào và hẹn gặp lại ở những bài viết sau!
Cập nhật thông tin chi tiết về Bán Cây Hoa Sứ Đẹp Giá Rẻ _ Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc ! trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!