Xu Hướng 3/2023 # Bàn Thờ Có 3 Ông Cần Hiểu Rõ # Top 4 View | Globalink.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bàn Thờ Có 3 Ông Cần Hiểu Rõ # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Bàn Thờ Có 3 Ông Cần Hiểu Rõ được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thần tiền là một vị thần giúp trông coi tiền bạc cho gia chủ. Trong hình dáng đặc trưng của ngài đó là nét mặt tươi vui, râu dài rậm màu đen, tay bê một thỏi tiền vàng lớn với ý nghĩa cai quản, đắc lộc cho gia chủ.

Ông thần tiền là ai?

Nói một cách chính xác thì đây là thần tài, sau này để tránh nhầm lẫn giữa 2 vị thần tài thì dân gian đã gọi một ông là thần tài và một ông là thần tiền. 2 ông đó là: Vị thần tài văn quan tên là Phạm Lãi (dân gian gọi là thần tài – ông là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông là một trong những vị thần hết lòng phò tá vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn), vị thần tài võ tướng là Triệu Công Minh (dân gian gọi là thần tiền).

Thần tiền được dân gian trân trọng và được van vái thờ phụng tại nhà riêng, các điểm kinh doanh, văn phòng làm việc…với mong muốn của người kinh doanh thì cầu mong làm ăn phát đạt, thuận lợi và gặp nhiều may mắn. Gia chủ mong muốn thêm sức khỏe, tài lộc và hạnh phúc.

Thần tài Triệu Công Minh theo truyền thuyết là người đời nhà Tần, ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc. Về sau đắc đạo, Triệu Công Minh coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cầu ông để làm ăn được phát đạt may mắn.

Mẫu tượng thần tiền đẹp hợp phong thủy

HOTLINE: 0908 005 968 (Zalo hỗ trợ tư vấn tốt nhất)

#1 Mẫu tượng thần tiền bằng đá màu trắng trong ngọc

Đây là một mẫu sản phẩm được bán chạy nhất hiện tại của chúng tôi bởi đây là một màu sắc đẹp, phù hợp với những màu tượng sáng kèm theo cặp thần tài ông địa.

Nét hòa hợp giữa màu sắc và sự sang trọng của màu trắng trong ngọc sẽ là lựa chọn cao. Các size Mỹ An Khang có đủ từ 10 inch đến 16 inch tương ứng với chiều cao từ 25cm đến 41cm.

Màu trắng ngọc chúng tôi có thêm sản phẩm mẫu được lựa chọn

#2 Mẫu tượng thần tiền đẹp bằng đá màu xanh

Với tượng thần tiền màu xanh ngọc, một nét hài hòa và sang trọng được thấy qua chất liệu bột đá trong ngọc. Đây cũng là một trong những mẫu tượng thần tiền bán chạy với số lượng tốt của Mỹ An Khang.

Với chất liệu bằng đá màu xanh ngọc này chúng tôi cũng có đầy đủ số lượng phục vụ quý khách hàng với các kích thước size từ 10 inch đến 16 inch, tương ứng với từ 25 cm đến 41 cm.

Xanh ngọc viền mạ vàng cao cấp cũng được chúng tôi nhập số lượng tốt vì lượng khách hàng phù hợp lựa chọn rất nhiều

#3 Tượng thần tiền màu đỏ bằng đá

Với mẫu màu đỏ này bạn có thể thấy được nét điểm màu khác so với 2 mẫu trên đó là màu đỏ sẽ bao gồm cả mũ và vai. Như vậy, nét % màu đỏ có tăng lên. Đây cũng là tượng rất phù hợp với cặp tượng thần tài ông địa màu đỏ bằng đá mà chúng tôi đã giới thiệu tới quý khách trước đó.

#4 Tượng thần tiền đẹp bằng đá cẩm thạch

Với tượng đá cẩm thạch này thì bạn sẽ thấy được màu cẩm thạch được phủ toàn bộ cũng như mẫu tượng thần tiền bằng đá trắng ngọc, sự sang trọng và nét đẹp này được nổi bật lên.

Bộ 3 sản phẩm được chị Kinh Oanh ngụ tại Quận 5 đặt hàng.

Đây là màu sản phẩm có số lượng bán ra không quá nhiều vì nhiều nét đặc trưng riêng. Và chúng tôi cũng có các kích thước từ 12 inch đến 16 inch cho màu sắc này.

Lưu ý khi mua tượng thần tiền

Kích thước bàn thờ: Để bàn thờ có thể đặt được bộ 3 tượng: ông địa, thần tài, thần tiền thì kích thước bàn thờ cần đủ để việc sắp xếp được thuận lợi là khoảng bàn thờ có chiều ngang từ 60 cm trở lên.

Tượng ông địa thần tài tương xứng: Thông thường, tượng thần tiền sẽ cần kích thước lớn hơn tượng ông địa thần tài, vì vậy việc này bạn có thể tham khảo một số trường hợp sau:

Để có được những sản phẩm theo ý muốn và được tư vấn rõ hơn trước khi mua sản phẩm xin quý khách liên hệ với chúng tôi

HOTLINE 0908 005 968 (ZALO 24/24)

NỘI THẤT MỸ AN KHANG

Xưởng sản xuất đồ gỗ thờ cúng cao cấp chất lượng. Nhận đặt hàng theo yêu cầu.

Địa Chỉ Kho Hàng

 Số 372/4 đường 26 tháng 3, p. Bình Hưng Hòa, q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh (BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI)

Xưởng Sản Xuất

 Số 501/23/8 Đường số 538, Nhuận Đức, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh

5

/

5

(

8

bình chọn

)

Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm, phong thủy, thiết kế. Xin vui lòng kết nối Zalo tới chúng tôi theo số: 0908 005 968

Về tác giả

Những Điều Bạn Cần Biết Về Bàn Thờ Ông Địa

1. Lịch sử, nguồn gốc – ý nghĩa của bàn thờ Ông Địa

Ông Địa hay còn được gọi là Thổ Công. Đây là một vị Thần chuyên trông coi, bảo vệ khu vực, mảnh đất nào đó. Người Việt chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ với câu nói “Đất có Thổ công, sông có Hà Bá”. Theo quan niệm của người xưa, mỗi gia cư đều có vị Thổ công trông coi, dự định họa phúc.

Nguồn gốc của Ông Địa là từ việc sùng bái Thổ Công ở thời thượng cổ. Dựa vào đất đai, người ta mới có thể làm ra nông nghiệp, cơm áo, của cải và cuộc sống yên bình. Trải qua nhiều năm lịch sử, Ông Địa dần được trừu tượng hóa thành một trong những bậc thần tối cao giữ vai trò hàm dưỡng, sinh sản muôn vật. Hiện nay, Ông Địa thường được biến hóa đa dạng tùy thuộc vào văn hóa của mỗi khu vực.

Những bức tượng Ông Địa đặt trên bàn thờ muôn vẻ. Có ông bụng phệ, to béo, miệng cười thoải mái, hiền lành. Có ông lại mặc áo dài, râu tóc bạc phơ, râu trắng, đội mũ mỏ quạ. Người đi theo đạo giáo thường rất coi trọng, siêu thờ vị thần này. Bình thường, người dân lập bàn thờ Ông Thổ Công. Tuy nhiên, việc cúng lễ vào dịp tết sẽ được coi trọng nhất.

+ Xem Cách khử vết ố trên tách trà gốm sứ

Đối với những gia đình làm ăn kinh doanh, trên bàn thờ Ông Địa luôn đi kèm với Thần Tài. Bàn thờ này thường được đặt phía trước cửa nhà, quay hướng ra ngoài, dựa vào tường vững chắc. Nếu đặt bàn thờ sai hướng, lệch lạc, chơ vơ rất dễ xảy ra tình trạng cuộc sống, công việc của bạn không thuận lợi, khó khăn ập đến.

Những người làm nghề buôn bán tin rằng, khi cúng quanh năm một cách chu đáo nhất, hai vị thần này sẽ phù hộ độ trì cho làm ăn thuận lợi. Mỗi sớm mai, họ thường thắp hương cầu khấn các ngài phù hộ việc kinh

Đạo Mẫu Tứ Phủ: Những Điều Người Thanh Đồng Cần Phải Hiểu Rõ

Trong đạo thờ Mẫu (thờ Tứ phủ) có một số khái niệm như : Đầu đồng bản mệnh, Mệnh kim chi đôi nước, Trình đồng mở phủ, Khất đồng, Tiễn căn, Trả nợ mã tam tứ phủ.

1. Mệnh Kim chi đôi nước:

Là người có mệnh đồng đã xuất thủ trình đồng khai căn đúng phép, theo hầu đạo Mẫu thuộc con nhà Tứ Phủ.

2. Đầu đồng bản mệnh:

Trong hệ thống tứ phủ có các Thánh chấm đồng bắt lính, vị Thánh nào chấm đồng bắt lính mình thì vị đó chính là “Đầu đồng bản mệnh” hay “Đầu đồng thủ mệnh” của mình. Chẳng hạn người được Cô Bé Bắc Lệ chấm đồng bắt lính thì đầu đồng bản mệnh người đó là Cô Bé Bắc Lệ.

Người có đầu đồng thủ mệnh thuộc hàng Cậu, hàng Cô, đến thời điểm nhà ngài chấm đồng bắt lính mà không tuân thủ thì dễ bị tâm thần hoặc điên, nặng hơn là rồ thì không thể cứu chữa được.

3. Đầu đồng quản mệnh:

Đây là vị luyện đồng cho người có mệnh đồng hoặc căn quả.

4.Trình đồng mở phủ:

Người có mệnh đồng (con nhà tứ phủ) thì phải ra trình đồng, trong khóa lễ trình các giá hàng Quan Lớn giáng ứng đồng thầy để làm các thủ tục khai phủ gọi là trình đồng mở phủ.

5. Khất đồng:

Người đã biết mình có căn quả, nhưng do điều kiện hoàn cảnh, điều kiện kinh tế và nhiều lý do chính đáng khác chưa thể nào ra trình hầu được, đến một thời điểm nào đó hợp lý có thể nhờ thầy làm lễ xin khất đồng (hoãn việc ra trình đồng). Tùy theo mệnh căn mỗi người mà có thể khất đồng được 1 khóa là 3 năm, 2 khóa là 6 năm, 3 khóa là 9 năm hoặc 4 khóa là 12 năm.

Sau thời điểm đó, có thể tiếp tục xin khất đồng hoặc phải ra trình đồng tùy theo duyên nghiệp từng người.

6. Tiễn căn:

Người tuy có mệnh đồng nhưng chưa có duyên phận hoặc là người bị mắc các bệnh trạng không phù hợp với việc múa đồng (què chân, gãy tay, …) hoặc là người tuổi tác đã cao, già yếu, thì đều có thể xin tiễn căn để yên bản mệnh, không phải trình hầu.

Việc này sau khi làm lễ tiễn căn xong thì người xin tiễn căn không còn mang mệnh đồng nữa, cuộc sống của người đó cũng như những người bình thường khác, làm công việc đường trần sẽ thuận lợi.

Chúng ta lấy một vài liên hệ thực tế để làm sáng tỏ một số thuật ngữ trên.

Chẳng hạn việc khất đồng :

Giống như người phải đi nghĩa vụ quân sự nhưng trong điều kiện nào đó cho phép theo luật được hoãn thì có thể làm đơn xin hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự.

Việc trình đồng theo ví dụ trên

Người phải thi hành nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng nào để trì hoãn thì nhất định phải tuân thủ theo quân luật không được chống đối, làm khác. Bên tâm linh hiểu là phải ra trình đồng không thể khất, tiễn được.

Chuyện tiễn căn theo ví dụ trên :

Người phải thi hành nghĩa vụ quân sự có thời hạn chỉ 3 năm trong quân ngũ, sau đó được về không phải là quân nhân chuyên nghiệp hoặc không được chấp nhận làm quân nhân chuyên nghiệp vì không có chỉ tiêu, không đủ tiêu chuẩn….

Cũng như bên tâm linh là xin tiễn căn, chỉ phải trình hầu một số giá nhất định nào đó một lần duy nhất rồi thôi, không còn là con nhà tứ phủ, con nhà ông Thánh nữa.

Khi một người có mệnh đồng hoặc căn quả đã xuất thủ trình đồng khai căn thì gọi là thanh đồng.

Thanh đồng chia ra hai loại:

1.Thanh đồng là đồng hầu:

Người ở trường hợp này thì chỉ có một vị Đầu đồng thủ mệnh, thanh đồng phải tuân thủ quy tắc:

a- Không mở phủ.b- Không được cúng kính lễ bái cầu an, giải hạn, khất đồng, trình đồng cho người khác trong bất kỳ trường hợp nào.

Nếu vi phạm các điều trên thì bị phạt căn, sẽ chiêu tai ương họa hại cho bản thân và gia quyến, suốt đời không được yên ổn.

Trong một số trường hợp đặc biệt thì thanh đồng là đồng hầu có thể được tôn lập bát hương Tứ Phủ Công Đồng tại gia, nhưng đó không gọi là lập điện và trong trường hợp này bát hương bản mệnh của thanh đồng (vốn gửi ở bản điện đồng thầy hoặc thanh đồng đạo quan trong bản hội) không được mang về nhà thờ cúng tại gia. Phần lớn thanh đồng là đồng hầu đều có kinh tế khá giả, giàu có, sung túc, vừa có thể hầu việc thánh vừa làm được việc đường trần.

2.Thanh đồng là đồng soi căn, nối quả, gọi hồn.

Người ở trường hợp này thông thường có hai vị : Đầu đồng thủ mệnh và Đầu đồng quản mệnh. Thanh đồng là đồng soi, bói thì phải mở phủ, nếu không mở phủ thì bị phạt căn, thân bại danh liệt, dở khùng dở điên, nhà tan nghiệp đổ.

Soi căn ở đây là soi âm soi dương, bói cờ, bói bài….nhìn biết số phận, tương lai, vận hạn….( đây gọi là đồng bói)

Nối quả ở đây là cúng kính lễ bái, cầu tài, cầu an, giải hạn giải họa, …. (đây gọi là thầy pháp)

Gọi hồn ở đây là việc có khả năng tiếp nhận vong hồn áp nhập vào bản thân, vong mượn xác thân của đồng nhân truyền đạt nội dung tư tưởng cho thân nhân…( đây gọi là đồng dí) hoặc có thể giúp cho vong hồn áp nhập vào thân nhân người gọi vong ( áp vong hoặc cầu hồn)

Trường hợp này lại chia ra các khả năng như sau:

a.Thanh đồng chỉ là đồng soi căn:

Vậy không được phép khất đồng, làm thủ tục trình đồng sang khăn áo cho người mệnh đồng, không được cúng kính lễ bái như thầy pháp.

b. Thanh đồng là đồng nối quả:

Vậy được phép khất đồng, làm thủ tục trình đồng sang khăn áo cho người mệnh đồng ở ghế của đầu đồng bản mệnh thấp hơn. ( Ví dụ dễ hiểu, đồng thầy căn ông Hoàng Mười có thể làm lễ khất đồng, trình đồng cho người mệnh đồng căn Cô, Cậu; nhưng không làm được cho người đồng căn ông Hoàng Mười)

c. Thanh đồng là đồng gọi hồn: ( giống trường hợp a)

Tuy nhiên có thanh đồng là đồng thầy kiêm cả ba việc soi căn, nối quả, gọi hồn hoặc kiêm hai việc soi căn, nối quả hoặc nối quả, gọi hồn. Trường hợp này áp dụng như trường hợp (b) ở trên.

Trường hợp đặc biệt : Thanh đồng là đồng nối quả, hoặc kiêm cả ba việc soi căn, nối quả, gọi hồn được Bề trên cấp lệnh, cấp sắc thì có thể làm được nhiều việc, dù đồng thầy mệnh căn hàng Cô, Cậu vẫn có thể làm lễ khất đồng, trình đồng cho người mệnh căn hàng đồng căn ( ngang hàng) hoặc cao hơn nữa như hàng Chầu, hàng Quan lớn… Tuy nhiên việc nhận biết ai là người được cấp lệnh, cấp sắc rất khó xác định, chỉ những người có khả năng đặc biệt mới nhìn thấy được. Bởi vậy hiện nay việc khất đồng và trình đồng vẫn dựa trên những tiêu chí như đã nêu trên và chỉ người có mệnh căn hàng trên mới làm thủ tục lễ bái cúng kính cho người có mệnh căn hàng dưới thấp hơn. Không được làm cho người mệnh đồng căn ( cùng hàng) hoặc mệnh căn cao hơn.

Phần lớn thanh đồng là đồng soi căn, nối quả đều phải trải qua những giai đoạn cuộc sống thăng trầm, khó khăn, vất vả. Đạo hạnh càng cao thì càng gian lao khổ ải. Kinh tế thường chỉ bậc trung (tự bản thân).

I. Lỗi đồng phạm luật:

Việc này có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính sau :

1. Người đồng thầy thực chất chỉ là đồng hầu, không được bề trên cấp sắc lệnh lại đi trình đồng mở phủ cho người, thì bị lỗi đồng phạm luật (phạt cả thầy lẫn trò)

2. Người đồng thầy được bề trên cấp sắc lệnh được phép trình đồng mở phủ cho người, nhưng trong thời gian tu tập, hành đạo, không giữ được đạo đức, tác phong con nhà thánh, làm nhiều chuyện xấu xa, bỉ ổi, trái đạo;hay chửi bậy,văng tục; mắng chửi, khinh thường con hương đệ tử; tham lam tiền bạc,….thì bị bề trên xóa bỏ lệnh sắc, trở thành đồng hầu thông thường, khi đó các con hương, đệ tử, theo bản điện của đồng thầy đó đều sẽ bị phạt căn, đây gọi là lỗi đồng phạm luật.

Trong trường hợp này nếu các con hương, đệ tử được đồng thầy đó trình đồng mở phủ hoặc lập bát hương thờ cúng, thì nhất định phải tìm thầy khác mà sang lại khăn áo hoặc phải tôn lập lại bát hương mới tránh được tai ương.

3. Người đồng thầy mà mệnh căn thấp hơn mệnh căn của người ra trình đồng mở phủ, nhưng vẫn cứ mở phủ trình đồng cho người ta thì bị lỗi đồng phạm luật.

4. Người ra trình đồng mở phủ mà không có đàn mã tiến dâng là bị lỗi đồng phạm luật.

5. Người là đồng hầu mà lại nghênh ngang lập điện thờ cúng hoành tráng là bị lỗi đồng phạm luật.

6. Người là đồng bói mà lại trốn tránh việc lập điện cúng thờ thì bị lỗi đồng phạm luật.

7. Người là đồng hầu nhưng có tố chất thông minh, năng khiếu huyền học, linh tính nhạy bén, có khả năng biết soi bói, đoán mệnh tương lai quá khứ cho người, từ đó ngộ nhận mình là đồng soi, bói, rồi tiến hành lập điện làm việc soi căn, nối quả, cho người ta là bị lỗi đồng phạm luật.

8. Người ra trình đồng hoặc hầu đồng mà tiền bạc không đủ, phải nhờ vay mượn của đồng thầy mới được khóa lễ, khóa hầu viên mãn, nhưng sau đó thất hứa không trả lại hoặc không trả đủ là bị lỗi đồng phạm luật.

9. Người đến hạn phải ra trình đồng mở phủ nhưng lại đi tiễn căn hoặc khất đồng là bị lỗi đồng phạm luật.

10. Người đã ra trình đồng mở phủ, do duyên phận, do nghiệp quả, do thử thách của nhà Ngài mà cuộc sống trong 3 năm đầu tiên nhất định vẫn còn nhiều gian nan, khó khăn. Trong giai đoạn này không giữ được kiên định, lại tìm thầy khác để sang khăn áo mong giàu có cao sang hơn người là bị lỗi đồng phạm luật.II. Bát hương cúng thờ:

Bát hương để thờ phụng gia tiên hoặc tiên thánh bao giờ cũng phải là số lẻ, không dùng số chẵn. Ví dụ: thờ 1 bát hương, hoặc 3 bát hương (khi tôn nhang đội lệnh) hoặc 5, hoặc 7 bát hương… không thờ 2 bát, 4 bát, 6 bát hương.

Dù trong nhà có nhiều ban thờ cũng theo quy tắc trên mà làm, vì mỗi ban thờ đều là riêng biệt nên việc cộng tổng số bát hương thờ phụng rồi tính toán việc chẵn, lẻ sẽ là không đúng.

III. Kiêng kỵ:

Là con nhà Thánh, nhà Phật:

1. Lời nói phải sạch sẽ, phát ngôn phải cẩn trọng không nên văng tục chửi bậy, bạ đâu nói đấy, mở miệng là mắng chửi rủa như hát hay. “Sẩy chân còn tránh được, sẩy miệng thì không tránh được”

2. Miếng ăn phải vệ sinh, không ăn tươi nuốt sống (gỏi Cá, gỏi Sứa; gỏi Gà…); không ăn tiết canh lòng lợn, không ăn cá Chép, thịt Rùa, Ba Ba, Nhộng tằm (sâu bọ), Sá Sùng (giun biển); không ăn trứng Vịt lộn và các loại trứng lộn khác. Không ăn tỏi, hành sống khi đi cúng kiếng lễ bái (Nếu đem chế biến nấu chín thì ăn được)

Không ăn thịt chó vì chó là một loại linh vật dùng trấn yếm. Không ăn thịt rắn, không ăn lươn, trạch; Không ăn ruột già lợn, không ăn mề gà, …vì chúng chứa đồ uế tạp, bẩn thỉu.

3. Không đi, đứng dưới dây phơi quần áo mà bên trên là quần dài, quần lót nam, nữ.

IV. Lễ bái:

1. Người mới ra trình đồng khăn áo bản mệnh được đồng thầy làm pháp khai linh thì phải được giữ gìn sạch sẽ không nên để bừa bãi, để nơi uế tạp, tốt nhất là để tại bản điện của đồng thầy cho đến khi hầu tạ bách nhật xong là lúc bản mệnh được yên thì mang về cất cho gọn gàng sạch sẽ, khăn áo này không bao giờ dùng đến nữa, khi nào “hai năm mươi” thì cũng mang theo. Sau đó có hầu đồng cho những lần tiếp theo thì mượn khăn, áo của đồng thầy hoặc có điều kiện thì mua sắm mới mà dùng.

2. Sau hầu tạ bách nhật thì thanh đồng phải tôn nhang bản mệnh, gửi bát hương tại bản điện đồng thầy không được mang về nhà thờ cúng. Đã theo đồng thầy thì ngày rằm hoặc mồng một nhất định phải đến bản điện có nén nhang thơm, bông hoa, lễ quả để kính dâng tiên thánh và nhờ đồng thầy kêu tấu cho được bản mệnh bình yên, gia chung khang thái, cuộc sống may mắn. Không có điều kiện kinh tế thì một thẻ nhang, quả cau lá trầu là đủ. Có tiền thì có thể bày vẽ tùy tâm, nhưng nên hợp lý và đủ.

3. Không nhất định phải đi lễ, đi hầu cho hết đền to này phủ lớn kia mới được bề trên chứng quả. Điều quan trọng là phải tự mình tu nghiệp, tu thân, tu tâm, tu tính và thực hành theo đúng lời chỉ dạy của đồng thầy.V. Ngôn ngữ chuyên môn:

– Gọi một người là có số phải trình hầu Tiên Thánh là có mệnh đồng, có căn quả, hay có căn đồng, tựu trung đều là ám chỉ người đó có mệnh căn phụng thờ Tiên Thánh hoặc phụng thờ Phật.

– Không dùng từ ám chỉ một người có đồng nhưng không biết để ra trình cha trình mẹ khiến cho cuộc sống đảo lộn, gặp nhiều chuyện buồn phiền là bị “Hành căn” mà gọi là bị “Phạt căn”, từ “hành” chỉ áp dụng đối với vong linh gia đình phạt con cháu vì phạm lỗi hoặc người bị ma tà ám nhập, hành xác.

– Một người chỉ có một vị là Đầu đồng thủ mệnh (đầu đồng bản mệnh), nếu có thêm bóng giá khác luyện đồng thì gọi là đầu đồng quản mệnh, không dùng từ “Sát căn”.Phúc Tâm Pháp Sư

Bàn Thờ Thần Tài, Ông Địa

Mã sản phẩm:

Giá bán:

Tình trạng:

Còn hàng

Xuất xứ:

Bảo hành:

Khuyến mãi:

Liên hệ:

02383.853.564

Ông Địa Và Thần Tài – Cách Đặt Và Bài Trí Bàn Thờ Ông Địa Thần Tài Cho Đúng

Ngày nay hầu như chúng ta thấy rất nhiều gia đình, hộ kinh doanh, văn phòng, xí nghiệp,… đặt bàn thờ Ông địa và Thần tài. Nhưng ít người để ý đến ý nghĩa và Cách đặt Bàn thờ, thờ cúng thế nào cho đúng ý nghĩa.

Xuất phát từ nhiều Tích truyện của Văn hoá Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam và đến ngày nay việc mỗi gia đình sắm đặt bàn thờ Ông Địa và Thần tài không còn xa lạ gì. Vậy văn hoá thờ cúng như thế nào là đúng, cũng như cách sắp đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài như thế nào cho thuận theo Phong Thuỷ giúp gia đình chiêu tài lộc tốt nhất.

Sơ đồ bài trí bàn cơ bản Bàn thờ Ông Địa và Thần tài

Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Hai bên, bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát hương, bát hương này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát hương khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán dính bát hương xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương gọi là bị động bát hương, mọi chuyện trở nên trục trặc liền.

Theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái (Nhìn từ ngoài vào). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.

Trái cây nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ “nhất”, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tượng trưng cho Ngũ hành phát sinh phát triển.

Ông Cóc để bên phải (từ ngoài nhìn vào), hướng cố định đặt Ông Cóc quay vào phía trong Ông Địa – Thần Tại (nhiều người có quan niệm sáng Ông Cóc quay ra cửa, tối quay vào là hoàn toàn sai lầm). Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt nhửng bông hoa trải trên mặt nước (Cái này làm Minh đường tụ thủy – Một cách giữ tiền bọc khỏi trôi đi”.Trên nóc bàn thờ Thần Tài, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự để tăng thêm phần bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi tai ách.

Hướng đặt Bàn thờ Ông địa và Thần tài theo gia chủ

Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài là từ bàn thờ, Thần Tài phải quản được hết sự vào ra của khách hàng. Có thể đặt theo hướng tốt của chủ nhà, có thể đặt theo cách hứng lấy dòng khí bên ngoài khi vào nhà. Có thể dùng phương pháp Điểm Thần Sát để tính, chọn lấy các cung Tiên lộc, Quý nhân để đặt vị trí bàn thờ.

1/ Thiên Lộc

Lộc là phương Lâm quan của Tuế Can, tính của Ngũ hành, Lâm quan tới cát. Lâm quan là thời đương thịnh, đang lên phơi phới, là đúng Đạo sinh thành, gần tới Vượng mà là Lộc, bởi đã Vượng thì Thái quá .

Lộc là cách có Lộc ra chính môn. Nhà có cách này là cát khánh, rất tốt. Lộc ra chính Môn sẽ đem lại nhiều may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, điền trang vượng. Thường sinh người béo tốt, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng Kinh doanh giỏi, làm ăn tiến phát. Tuy nhiên cũng cần phải lánh xa Sinh – Vượng Lộc, tránh không vong tử, tuyệt. Nếu Mộ, Không vong, Tử, Tuyệt thì Khí tán, không tụ, là vô dụng. Có Lộc cũng như không. Tài sản dù có như nước, rồi cũng tiêu tan hết. Đó gọi là Tuyệt Lộc. Nếu gặp Thai Khí thì mặc dù vẫn phát đạt, nhưng con trai tài hoa mà kiêu ngạo, con gái nhỏ thì khả ái nhưng ngỗ nghịch. Trong gia đình hay sinh nội loạn, cãi vã, cả ngày ồn ào khiến mọi người bất yên. Lộc cung là Cát cung, vì vậy ngoài cách đặt cửa chính ra, còn có thể đặt cửa phụ, nhà bếp, phòng khách, phòng làm việc, bàn thờ, giường ngủ. Tất cả được Lộc đều tốt. Tuy nhiênLộc phải cư đúng cung tài, là Lộc cư Lộc, mới thật là đắc cách, mới thật sự tốt đẹp.

2. Quý Nhân

Quý Nhân Thiên Ất là vị Thần đứng đầu cát Thần, hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà có thể trấn được phi phù.

Nhà có chính môn ra Quý là Đại cát khánh, Gia đạo bình an, hòa thuận, hỉ Khí đầy nhà, luôn gặp may mắn. Quý nhân là sao cứu trợ, là Thần giải tai ách, nên nhà ra Quý nhân là gặp việc có người giúp đỡ, gặp ách có người giải cứu, gặp hung hóa cát. Sự nghiệp hiển vinh, công danh thành đạt, dễ thăng Quan, tiến chức, học hành thi cử nhất nhất đều tốt đẹp. Quý nhân gặp sinh, Vượng, thường sinh người hiếu lễ, khôi nguyên, tướng mạo phi phàm, tính tình nhanh nhẹn, lý lẽ phân minh, không thích mẹo vặt, thẳng thắn mà ôn hòa, khôi ngô tuấn tú. Nếu ngộ Không vong, Tử, Tuyệt thì nguồn Phúc giảm đi nhiều, hoặc nếu có mắc nạn cũng khó tránh, bởi nguồn cứu giải kém hiệu lực, người và gia súc bị tổn thất, kiện cáo, thị phi. Lại hay sinh người tính tình cố chấp, bảo thủ mà suốt đời vất vả, không nên người. Quý nhân ra Thai Khí, nếu lại ngộ Đào hoa thì nam, nữ tuy thông minh, tuấn tú, nhưng nam thì hiếu sắc, nữ thì dâm đãng, làm bại hoại Gia phong, lại hay mắc bệnh tật và trong nhà dễ có người tự ải, tự vẫn vì tình .

Quý nhân là Cát Khí rất tôn quý, nên gia vào cung nào cũng rất tốt, ngoài cách đặt cửa chính ra còn có thể đặt cửa phụ, nhà bếp, phòng khách, phòng làm việc, bàn thờ, giường ngủ đều tốt. Đặc biệt bàn thờ đặt trên cung có Âm Quý nhân là đại cát khánh, như vậy sẽ được âm Linh phù trợ. Không được để phòng tắm, nhà vệ sinh vào cung Quý nhân, vì như vậy sẽ bị họa hại liên miên, nữ nhân thiếu máu, động thai, sinh con dù có đẹp đẽ nhưng cũng dấn thân vào con đường ô nhục, làm điếm, cuối cùng phải tự vẫn. Tài sản tiêu tan, yêu ma hoành hành, gia đình có người bị cướp bóc, chém giết máu me thảm khốc, bệnh tật đau khổ triền miên. Nếu để nhầm WC vào cung Âm Quý nhân thì tai họa khủng khiếp khó lường.

Nhưng muốn đặt như thế nào thì trước mặt bàn thờ phải quang đãng, sạch sẽ ( Không như nhiều người nghĩ và đặt bàn thờ vào góc nhà, vào chỗ tối tăm ). Ông Địa và Thần tài tuy thờ dưới đất nhưng tính rất thích thơm tho, sạch sẽ. Thường nên để sẵn một lọ nước hoa, lâu lâu lại xịt vào bàn thờ cho thơm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bàn Thờ Có 3 Ông Cần Hiểu Rõ trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!