Xu Hướng 5/2023 # Cả Gia Đình Mỹ Bị Bắt Cóc: Bằng Chứng Về Sự Tồn Tại Của Người Ngoài Hành Tinh # Top 10 View | Globalink.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Cả Gia Đình Mỹ Bị Bắt Cóc: Bằng Chứng Về Sự Tồn Tại Của Người Ngoài Hành Tinh # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Cả Gia Đình Mỹ Bị Bắt Cóc: Bằng Chứng Về Sự Tồn Tại Của Người Ngoài Hành Tinh được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trên thế giới có rất nhiều người lên tiếng là đã bị người ngoài hành tinh bắt cóc. Tuy nhiên, nổi tiếng hơn cả là trường hợp của gia đình Reed ở Mỹ vào những năm 1960.

Vào mùa xuân năm 2015, Bảo tàng lịch sử Great Barrington thuộc tiểu bang Massachusetts, Mỹ đã chính thức đưa ra một trường hợp chám trán với người ngoài hành tinh nổi tiếng của gia đình Reed. Đây được cho là cuộc gặp gỡ người ngoài hành tinh đầu tiên ở Mỹ hoặc chí ít theo tổ chức này, đây cũng là một sự kiện lịch sử.

Quyết định cuối cùng của Bảo tàng đã gây ra nhiều tranh cãi xung quanh việc: liệu người ngoài hành tinh có thật sự bắt cóc gia đình Reed hay không?

Những cuộc chạm trán của gia đình Reed với người ngoài hành tinh

Mọi chuyện bắt đầu từ thị trấn nhỏ Sheffield, ở Massachusetts vào những năm 1960. Vào một buổi tối tháng 9/1966, cậu bé sáu tuổi Thomas Reed và em trai Matt đang ngồi trong nhà ở đường Boardman.

Khung cảnh khá yên tĩnh; hôm đó 2 cậu bé ngủ muộn hơn thường ngày… rồi một luồng sáng xuất hiện.

Cậu bé Thomas đột nhiên trông thấy một vật thể hình chiếc đĩa sáng chói xuất hiện và đáp xuống sân nhà. Vào thời khắc ấy, mọi thứ dường như thay đổi – bao gồm áp suất trong nhà họ.

Anh em nhà Reed đã trông thấy một phi thuyền kỳ lạ phát sáng cùng những sinh vật không hề thuộc về thế giới này.

Chưa kịp phản ứng thì những sinh vật này đã đưa hai anh em họ lên tàu. Thomas kể lại rằng khi lên đó, những sinh vật kỳ lạ đã chiếu cho cậu xem hình ảnh của một cây liễu và một khối nước lớn trên một màn hình rất to.

Đó là tất cả những gì mà Thomas hồi tưởng. Mọi chuyện diễn ra rất nhanh chóng và cậu bé đã được trả về ngôi nhà của mình trên đường Boardman.

“Chuyện ấy diễn ra rất nhanh”, Thomas giải thích sau này. “Tôi không chắc nó diễn ra trong 2 giây, hoặc 10 phút hay 20 phút”.

Một vụ chạm trán tương tự đã xảy ra vào năm sau 1967. Tối đó hai anh em đang ngủ cùng phòng thì bị đánh thức bởi một thứ ánh sáng chói lòa cùng sự im lặng kỳ quái. Và thêm một lần nữa, họ không hiểu vì sao mình lại được đưa vào một chiếc phi thuyền không gian.

Trong lần gặp đó, những sinh vật ngoài hành tinh kia dường như đang có âm mưu muốn mổ xẻ hai anh em họ, đặc biệt là phần chân của Thomas. Sau này ông mô tả lại rằng cảm giác khi đó giống như đang đi bộ trên một đĩa Petri .

Lần cuối cùng gia đình nhà Reed gặp người ngoài hành tinh là vào năm 1969 – lúc này, Thomas, Matt, mẹ và bà của họ đang lái xe trở về nhà sau buổi xem đua ngựa tại Ashley Falls trên Đường số 7.

Cũng giống như hai lần xuất hiện trước, không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo đặc biệt nào. Sau đó mọi thứ yên tĩnh và luồng sáng lạ xuất hiện khiến cho Thomas nhớ lại những sinh vật trên tàu không gian.

Ông vẫn còn nhớ đến những vật thể bên trong một căn phòng lớn tối tăm, một cái túi bao bọc cơ thể ông, một loạt những hành lang trải dài và rực sáng cùng những tiếng kêu cứu của mẹ và các thành viên trong gia đình.

Sau khi trở về chiếc xe một cách bí ẩn, gia đình Reed xuất hiện một cảm giác mơ hồ và mất phương hướng. Họ tin rằng chiếc xe của họ đang ở một nơi hoàn toàn khác so với lúc họ bị bắt cóc. Không chỉ đồ đạc trong xe bị xáo trộn mà vị trí của các thành viên cũng khác so với trước đó.

Thomas nhìn thấy bà trước nhất, bà của cậu đang lang thang vô định ngay giữa đường. Mặc dù mẹ Thomas trước đó đã lái xe nhưng lúc này lại ngồi ở hàng ghế phía sau và có vẻ như đang khá hoang mang. Em trai Matthew thì bị lạnh và nằm co ro ở hàng ghế phía sau.

Bằng chứng chứng minh cho vụ bắt cóc

Những tuyên bố của Thomas Reed và gia đình đã được Bigelow Aerospace, Mutual UFO Network (MUFON) và nhiều tổ chức khác điều tra. Họ đã tìm được một số bằng chứng đáng chú ý cho lời kể của Thomas như sau:

2) Từ trường xuất hiện trong mỗi lần chạm trán

Trong suốt mỗi vụ chạm trán, Thomas đều mô tả rằng áp suất không khí bị thay đổi thay đổi bất ngờ. Các báo cáo chính thức được lưu trữ ở thị trấn Sheffield cũng chỉ ra các xung nhiễu bức xạ không thể giải thích và các chỉ số từ trường xung quanh trong mỗi lần trạm chán.

Vụ người ngoài hành tinh bắt cóc gia đình Reed được ghi vào lịch sử

Trong suốt thập niên 1960, 3 cuộc đụng độ người ngoài hành tinh trên đã làm rung chuyển thị trấn yên tĩnh Sheffield, Massachusetts và thay đổi cuộc đời bốn thành viên gia đình Reed mãi mãi.

Thomas Reed và gia đình ông đã đưa ra những giải thích thuyết phục về các vụ sinh vật ngoài hành tinh bắt cóc trong đời thực. Tuy nhiên, không chỉ riêng họ thấy một số điều lạ lùng, trong vụ bắt cóc năm 1969, hàng tá người dân thị trấn cũng đã báo cáo nhìn thấy vật thể bay không xác định trong khu vực.

Cho dù vụ người ngoài hành tinh bắt cóc gia đình Reed có đúng hay không, thì hiện tại nó vẫn là một phần của lịch sử tại Bảo tàng lịch sử Great Barrington.

Video: Kênh truyền hình Fox của Mỹ phỏng vấn gia đình Reed

Nhà Vườn Huế: Nơi Bảo Tồn Thuần Phong Mỹ Tục Của Dân Tộc

Ở một khía cạnh khác, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính thì nhận xét: “Huế – một đô thị không gào thét; một đô thị khảm nạm vào thiên nhiên, và thiên nhiên vẫn còn ngự trị với vai trò chủ đạo”…

Đúng vậy, là kinh đô của triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945), xứ Thuận Hóa, đặc biệt là vùng trung tâm Phú Xuân – Huế, nơi có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, với sông Hương, núi Ngự hòa quyện vào nhau tạo nên một thể thống nhất, với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình đậm chất Huế. Chính yếu tố thiên nhiên hữu tình, cộng thêm con người từ lâu đã muốn hoà mình vào với thiên nhiên, trời đất cây cỏ, đặc biệt là quan niệm nếp nhà phải gắn với mảnh vườn là cơ sở để Huế quy tụ nhiều khu vườn ngự, vườn lăng, vườn phủ, vườn nhà… mà gọi chung là nhà vườn Huế.

Đa số nhà vườn Huế tập trung nhiều ở nội thành và vùng phụ cận như các khu phố Gia Hội, Kim Long, Nguyệt Biều, Bao Vinh và Vĩ Dạ bởi lẽ, thời xưa đây là nơi ở của những hoàng tử, công chúa, các quan đại thần được nhà vua ban, cấp đất để xây dựng phủ đệ cho mình.

Theo nhiều tài liệu lịch sử được ghi chép lại, dưới triều Nguyễn có quy định cho các hoàng tử, hoàng thân khi đến tuổi 16-18 bắt đầu được phong tước, cấp đất lập phủ riêng, rồi thành gia lập thất. Việc cấp đất cho các công chúa đã hạ giá (lấy chồng) và quý thích (họ ngoại) cũng diễn ra. Bên cạnh đó, các thương gia giàu có cũng lập cho mình một chốn đi về an yên. Từ đó, đã tạo nên một hệ thống phủ đệ quy mô lớn, những phủ đệ này khi chủ nhân qua đời sẽ trở thành nơi thờ cúng. Tùy theo chức tước và sở thích của chủ nhân mà mỗi vườn, mỗi phủ đều có tên gọi khác nhau tạo nên một hệ thống vườn, phủ riêng có ở Huế. Những cảnh nhà, cảnh vườn ở đây được chăm bẵm và xây dựng thành một thể thống nhất, tạo nên một môi trường sống mở, mà ở đó con người có thể hòa mình vào với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá.

Lối vào ngôi nhà vườn được chủ nhân trồng hai hàng cây xanh phủ bóng mát rượi. Nhiều nhà vườn bị biến mất

Như Phan Thuận An – nhà nghiên cứu văn hóa Huế – từng nói: “Nhà vườn Huế là sư kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Đó là môi trường thích hợp nhất để bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc, trong đó có đạo lý truyền thống gia đình. Nhìn cảnh quan của một nhà vườn Huế, con người có thể nhận ra được tâm hồn và phong cách sống của chủ nhân”…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có khoảng 690 ngôi nhà truyền thống (còn gọi là nhà rường) trong đó có hơn 50 ngôi nhà được xem là di sản có một không hai của nhân loại. Kiến trúc phủ phòng phản ánh cho văn minh văn hóa cố đô Huế thế kỷ XIX. Riêng TP. Huế còn khoảng 330 nhà vườn, bao gồm các loại hình phủ đệ và nhà ở của dân, đều gắn với mảnh vườn rộng ít nhất từ 400 mét vuông trở lên để tạo nét đặc trưng nhà vườn Huế. Đa số tập trung ở khu phố cổ Gia Hội, tập trung tại các trục đường chính Chi Lăng – Bạch Đằng – Nguyễn Du – Nguyễn Chí Thanh.

Được xây theo luật “dịch lý” và “phong thủy”, nhà vườn Huế là tập hợp của một hệ thống kiến trúc sắp xếp theo chiều Bắc – Nam. Tuy rộng hẹp mỗi nhà vườn, phủ đệ khác nhau, nhưng nhà nào cũng có kiến trúc tổng thể giống nhau, bao gồm: cổng, ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân, nhà. Cổng thường xuyên xây bằng gạch, lối vào ngõ thường được trồng những hàng cây dâm bụt hoặc chè tàu cắt xén cẩn thận. Bình phong thường được xây bằng gạch. Sau bình phong là bể cạn có hòn non bộ để nuôi cá cảnh, một mảnh sân rộng rồi mới đến nhà. Xung quanh nhà trồng rất nhiều cây ăn trái, hoa quanh năm tươi tốt. Giữa khu vườn tươi đẹp, một ngôi nhà rường truyền thống thường được xây dựng. Nhà rường được làm bằng gỗ, kết cấu thay vì đóng đinh là kỹ thuật ghép mộng cực kỳ tinh xảo. Nhà rường có nhiều dạng, nhỏ thì một gian hai chái, ba gian hai chái, hoặc rộng lớn năm gian hai chái. Trong nhà rường thường trưng bày sập gụ, tủ chè, các bức hoành phi, câu đối và rất nhiều đồ cổ.

Có thể nói, nhà vườn là nơi toát lên một phong cách sống của người Huế, là một nét đẹp trong tổng thể kiến trúc – nghệ thuật – văn hóa Huế. Nói như nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì đó là “môi trường thích hợp nhất để bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc”.

Tuy nhiên, khi đời sống văn hóa đang phải đối diện với tình hình mất cân đối giữa phát triển và bảo tồn, sự “khủng hoảng” về nhà ở đã từng bước làm biến dạng những khu nhà vườn do phải chia nhỏ để xây nhà phục vụ dân sinh, cộng thêm nhiều yếu tố khách quan khác đã làm cho nhiều nhà vườn Huế dần bị biến mất.

Từ năm 1976 đến năm 1990, nhiều nhà vườn ở Huế bị biến dạng trầm trọng, việc cắt đất trong khuôn viên nhà vườn để chia chác, mua bán là nguyên nhân làm biến mất hẳn một số phủ đệ như phủ Diên Khánh vương (Vỹ Dạ), phủ An Phước quận vương và phủ Hoài Đức (Gia Hội), vườn Mai Viên của cụ Đào Tấn ở đường Nguyễn Du cũng cùng chung số phận. Sau khi các cơ quan thông tấn báo chí, Hội Kiến trúc sư cũng như các nhà nghiên cứu văn hóa Huế lên tiếng, từ năm 2006 trở lại đây, nhà vườn Huế đã được hồi sinh.

Hồi sinh làm du lịch

Và, khi nhiều nhà vườn Huế đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, ngày 25/4/2015 HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế ban hành Đề án “Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và hỗ trợ nhà vườn Huế đặc trưng”, theo đó, sẽ tập trung từ 25-40 nhà vườn Huế đặc trưng để hỗ trợ bảo tồn trong giai đoạn 2015-2020. Tùy theo quy mô, vị trí, giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử, hiện trạng nhà vườn sẽ được hỗ trợ đến 700 triệu đồng/ nhà (loại 1), không quá 500 triệu đồng/ nhà (loại 2) và không quá 400 triệu đồng/ nhà (loại 3) để trùng tu, hỗ trợ người dân giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, nâng cao giá trị hình ảnh Cố đô Huế.

Trong 2 năm 2017 và 2018 đã có 21 nhà vườn được phê duyệt kinh phí hỗ trợ trùng tu, bảo tồn. Chính sự vào cuộc kịp thời của các cấp chính quyền đã từng bước làm hồi sinh nhiều nhà vườn có giá trị văn hóa – lịch sử – kiến trúc tiêu biểu của xứ Huế. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa bảo tồn và làm du lịch nhà vườn còn là một hướng đi mới đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình ở hai làng cổ Lương Quán và Nguyệt Biều (thuộc phường Thủy Biều, TP Huế) nơi có đặc điểm sinh thái lý tưởng cùng hệ thống nhà vườn cổ rất đặc trưng của xứ Huế đã chủ động kết nối, tổ chức các tour du lịch homestay, tham quan trải nghiệm và nghỉ dưỡng dần trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Nhiều chủ nhà vườn phối hợp với chính quyền, các công ty lữ hành xây dựng thành một chuỗi liên kết đã làm cho số lượng khách du lịch đến thăm nhà vườn tăng lên theo từng năm. Cùng với việc phát triển đô thị theo hướng hiện đại, sản phẩm du lịch nhà vườn đang là một thế mạnh không thể phủ nhận của du lịch Huế. Tiêu biểu như nhà vườn An Hiên ở Kim Long hay vườn nhà cụ Đô ở Gia Hội, nhà vườn công chúa Ngọc Sơn, nhà vườn Gia Hưng vương, nhà vườn phủ Vĩnh Quốc Công, nhà vườn Thường Lạc… đang là thế mạnh của ngành du lịch Thừa Thiên – Huế.

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: hiện UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã yêu cầu ngành Du lịch phối hợp với chính quyền địa phương mời gọi các công ty du lịch, đơn vị lữ hành mở rộng loại hình tour, tuyến và tham gia vào các hoạt động du lịch tại nhà vườn Huế.

2 Minh Chứng Lịch Sử Về Sự Linh Ứng Của Tỳ Hưu Phong Thuỷ * Hồn Đá Việt

Ở Lầu Phong Thuỷ Đức Thắng Môn (Bắc Kinh – Trung Quốc) có đặt một con Tỳ Hưu bằng đá trắng, có niên thọ gần 600 năm. Trong lịch sử, mỗi lần hoàng đế Mãn Thanh duyệt binh ra trận đều ở đến thỉnh Tỳ Hưu bảo hộ (cờ xuất trận của Hoàng đế Mãn Thanh có thêu hình Tỳ Hưu ở đuôi cờ). Trong lịch sử 600 năm của Tỳ Hưu tại lầu Đức Thắng Môn, có 2 sự kiện lớn:

1. Vua Sùng Chinh mất nhà Minh về tay nhà Thanh

Trước khi Thanh binh nhập quan ải tiến chiếm giang sơn Đại Minh (hồi đó còn là Mãn Châu – tộc Nữ Chân dòng Đại Kim) đã nghiên cứu rất kĩ về văn hóa, phong thủy, biết rằng nhà Đại Minh long mạch đế vương còn thịnh lắm, nếu không phá được phong thủy của Bắc Kinh thì không thể nào chiếm chọn Trung nguyên được, mà có chiếm được cũng không thể giữ được vì Trung Nguyên rông lớn, Mãn Châu sẽ nhanh chóng bị nuốt chửng và bị đồng hóa. Trong truyền thuyết, Lưu Bá Ôn (*) đã từng để lại lời dặn cho nhà Minh rằng muốn Đại Minh trường tồn thì phải giữ gìn đặt con Tỳ Hưu trên lầu thành Đức Thắng Môn, mặt ngoảnh về phía Vạn Lý trường thành để trấn áp dân Hung Nô, dân Nữ Chân. Chừng nào mặt Tỳ Hưu còn ngoảnh về phương ấy thì Đại Minh còn.

Mãn Châu biết được truyền thuyết ấy, biết được Sùng Chinh rất tin tưởng vào con Tỳ Hưu này, nên nghĩ ra 1 kế, cho 1 đại sư về phong thủy của mình, lập kế chiếm được lòng tin tưởng của Sùng Chinh, sau đó mới xui Sùng Chinh xoay lại con Tỳ Hưu vào, hướng về nội đô. Vận khí nhà Minh đã hết ,và Sùng Chinh đã nghe lời xui khiến và giặc giã nổi lên khắp nơi, đầu tiên là Sấm Vương Lý Tự Thành, và sau đó là sự cố Ngô Tam Quế mở ải Sơn Hải Quan, dẫn Thanh binh nhập quan. Nhà Minh tuyệt diệt, Sùng Chinh phải tự tay chém Trường Bình công chúa rồi treo cổ tự vẫn. Đó là nguyên nhân vì sao Đại Thanh lên ngôi, cấm tuyệt dân gian dùng Tỳ Hưu, và vì sao trên đuôi cờ của Bát Kỳ (8 đạo quân thân vương) đều có thêu hiệu Tỳ Hưu, bởi vì Tỳ Hưu đã đem lại giang sơn cho bộ tộc Nữ Chân, 1 bộ tộc nhỏ, đã bắt 1 dân tộc Hán cúi đầu, thắt bím tóc.

(*) Lưu Bá Ôn: Một Đại Sư Phong Thuỷ nổi tiếng giúp Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) lập nên nhà Minh.

2. Tỳ Hưu với biến cố Thiên An Môn (1989)

Năm 1989 trong quá trình trùng tu lầu Đức Thắng, do sơ ý nên công nhân đã làm đổ con Tỳ Hưu này và bị mẻ 1 miếng lớn ở cánh, và năm 89 đã xảy ra 1 biến cố chính trị rúng động toàn nước Trung Hoa, đó là biến cố Thiên An Môn.

[porto_block id=”6408″ name=”cta-ty-huu”]

Khánh Hồ – Fengshui Consultant (Co-Founder Hồn Đá Việ t)

Lí Do Tại Sao Người Phụ Nữ Là Phong Thủy, Vận Khí Của Gia Đình

Chúng ta thường hay quan tâm đến việc bố trí nhà cửa làm sao cho đúng phong thủy, xây nhà cất nhà làm sao để không bị sai mà quên mất đi một điều, người phụ nữ mới chính là phong thủy và vận khí của cả gia đình. Đây chính là lí do:

Người phụ nữ có tâm và thân ngay thẳng, nhân từ, tốt bụng, sẽ mang lại cho gia đình và thế hệ tương lai phúc đức vô tận, giúp tránh những điều không tốt hay tai ương cho gia đình.

Nếu như bà chủ trong gia đình có những tư tưởng xấu trong tâm, hành vi sai trái, không có lòng hiếu kính cha mẹ, gian dâm nghịch lý… sẽ làm cho gia đình mất đi sự an định, không chỉ gây nguy hại cho bản thân mình, mà còn mang lại tai hoạ cho gia đình.

Vì vậy, người xưa thường nói: “một người phụ nữ tốt sẽ mang tới thịnh vượng cho ba thế hệ, ngườiphụ nữ xấu sẽ làm hại đến ba thế hệ”.

_Người phụ nữ ăn mặc sạch sẽ, chỉnh tề nhà cửa sẽ thường xuyên ngăn nắp, gọn gàng.Ngược lại, người phụ nữ ăn mặc nhếch nhác, cẩu thả thường sẽ biến căn nhà thành một mớ hỗn độn, bừa bãi, khiến cho tâm trạng cũng không được thoải mái.

_Người phụ nữ hay kì kèo tính toán, bụng dạ hẹp hòi, hay sinh chuyện thì gia đình sẽ không có ngày nào được bình yên. Ngược lại, người phụ nữ mà tâm tính thoải mái, rộng lượng, thông tình đạt lý, tài vận của gia đình chắc chắn sẽ thịnh vượng, già trẻ lớn bé trong nhà đều có được sức khỏe tốt. _Người phụ nữ tốt, không phải là về sắc đẹp, mà là một trái tim đẹp.

_Một người vợ tốt, không phải là về ngoại hình, mà là về nội tâm.

_Một người phụ nữ đức hạnh, tuổi càng cao thì trông lại càng phúc tướng.

_Người phụ nữ mà không có đức hạnh, càng về già, càng xấu xí hơn.

_Một gia đình cần dựa vào người phụ nữ thấu tình đạt lý thì việc kinh doanh của gia đình mới sớm có ngày thành công!

_Gia đình mà có người phụ nữ mới được gọi là một gia đình đầy đủ.

_Có người phụ nữ, gia đình mới có được tiếng cười và hạnh phúc lâu dài!

_Chồng và con, một người cần bàn tay chăm sóc của người vợ, một người cần sự yêu thương ân cần của người mẹ!

Người đàn ông có thể là trụ cột và là người làm ra của cải vật chất nuôi gia đình. Nhưng nếu thiếu bàn tay của người phụ nữ chính chắn, đôn hậu thì tất cả những gì gầy dựng được ấy chưa chắc sẽ giữ được. Mọi người có đồng ý không?

nguồn: http://kenhphunu.com/

Bạn có thể tham khảo siêu thị vòi sen tăng áp đổi màu chính hãng senziny công nghệ ITALYA: www.senziny.com.vn

hoặc fanpage: Siêu Thị Sen Vòi Phát Sáng Đổi Màu Không Dùng Điện

Quý khách có thể tham khảo những bài viết bên dưới

Cập nhật thông tin chi tiết về Cả Gia Đình Mỹ Bị Bắt Cóc: Bằng Chứng Về Sự Tồn Tại Của Người Ngoài Hành Tinh trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!