Xu Hướng 9/2023 # Cách Trồng Cây Sung Cảnh Và Kỹ Thuật Kiểm Soát Lá, Quả Của Cây # Top 11 Xem Nhiều | Globalink.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Trồng Cây Sung Cảnh Và Kỹ Thuật Kiểm Soát Lá, Quả Của Cây # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Cây Sung Cảnh Và Kỹ Thuật Kiểm Soát Lá, Quả Của Cây được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách trồng cây sung cảnh không khó. Nhưng để ra nhiều quả và kiểm soát kích thước của lá cho phù hợp với dáng bonsai thì chúng ta cần biết một vài quy tắc nhỏ.

Sung phát triển rất tốt ở khu vực gần bờ ao. Bởi đặc tính của loài cây là rất háo nước. Do đó, đất để trồng cây sung cảnh cũng phải là loại đất có khả năng giữ ẩm tốt Hoặc nếu có điều kiện, chúng ta vẫn có thể trồng cây hòn non bộ, hoặc chậu nhiều nước, ít đất.

Lưu ý: Không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc những loại đất có khả năng giữ nước kém.

Kỹ thuật trồng cây sung cảnh

Để cây sung sinh trưởng và phát triển như ý muốn thì trước khi thực hiện kỹ thuật trồng cây sung cảnh phải đặc biệt chú ý tới khâu chọn giống. Cần chọn cây con có chiều cao từ 15-20 cm để trồng. Trước khi đánh bứng cây con trồng sang chậu nếu có lá non cần cắt bỏ những lá này. Sau đó lấp đất đến cổ rễ của cây, tưới giữ ẩm 1-2 lần trong 1 tuần cho cây. Để cho cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9-10 hàng năm.

Cách chăm sóc cây sung cảnh

Sung cảnh là cây háo nước. Do đó, cần cung cấp 1 lượng nước đủ lớn cho Sung. Nếu 1 cây sung bị khô hạn, phần thân và cành sẽ xuất hiện các vảy bao bọc để làm tăng sức chịu đựng sự khô hạn của cây. Chúng ta không cần quá lo lắng về việc đất úng. Bởi Sung sở hữu bộ rễ chắc khỏe, ăn sâu và chịu được úng. Đó là lý do mà loài cây này rất thích phát triển ở khu vực nhiều nước như gần bờ ao hoặc ở các hòn non bộ.

Sung là loại cây ưa sáng, nên đặt cây ở khu vực có ánh sáng tốt, tránh ánh nắng quá gay gắt. Bởi nắng gắt sẽ khiến cây phát triển chậm, còn nếu nơi có ánh sáng thấp như dưới tán cây thì lá cây sẽ mỏng, ít phân cành và các cành thì sẽ ra nhánh dài, trông mất thẩm mỹ.

Cách làm lá sung nhỏ lại để chơi bonsai

Như đã nhắc qua ở bài viết trước (Cây Bonsai là gì?), bonsai là nghệ thuật trồng và tạo tác cây cảnh vào chậu sao cho đẹp và ý nghĩa. Do đó, kích thước của thân và lá của cây rất được quan tâm. Thế nhưng, nếu để mọc tự nhiên, lá Sung thường phát triển to, không phù hợp với các loại bonsai.

Các nghệ nhân làm vườn có 1 kỹ thuật rất hay dùng để khống chế lá sung nhỏ lại. Đó là họ sẽ dùng kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, chỉ để lại phần cuống. Vài ngày sau, cuống lá sẽ rụng hết, lúc đó ngưng tưới nước. Độ khoảng 1 tuần sau, lá mới sẽ nhú ra. Lúc này tuyệt đối tránh nước. Lá non khi thiếu nước sẽ nhỏ và đanh lại. Đến lúc toàn bộ lá trên cây đã già, có màu xanh thẫm mới bắt đầu chăm bón tưới nước bình thường. Bằng cách này họ “buộc” những chiếc lá này sẽ cứng, già đều và nhỏ lại. Đảm bảo tạo được cái hồn cho cây sung bonsai.

Cách kích thích cho sung ra trái

Có thể kích thích cây sung ra quả bằng cách ngừng tưới nước 15, 20 ngày, vặt bỏ lá. Sau khi cây ra được một đợt lá mới, tiếp tục chăm sóc, cây sẽ ra nụ hoa và ra quả, thời gian làm từ tháng 6 tới tháng 8 thì sung sẽ cho trái vào cuối năm.

Kích cây ra quả bằng cách dùng dao, khía vài đường gần gốc cây, cho nhựa chảy ra, như vậy cây sẽ mau cho ra quả hơn. Nếu cây trồng trong chậu, nên thay sang chậu to hơn, bổ sung phân vi sinh, ngưng tưới nước, sau 2, 3 tháng cây sẽ ra lá và quả mới.

3 cách trồng bonsai cây ăn quả phổ biến, cho cây phát triển nhanh và đẹp Kỹ thuật tạo dáng bonsai cho cây đẹp từ rễ đến ngọn

Có Nên Trồng Cây Sung Trước Nhà? Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sung

Có nên trồng cây sung trước nhà?

Theo các chuyên gia phong thủy, cây trồng trước nhà phải sở hữu các đặc điểm như: Cây phải xanh tốt, có sức sống dẻo dai, mãnh liệt, thế đứng khỏe khoắn… Tuy nhiên, cây trồng trước nhà không được có kích thước quá lớn, không nên có quá nhiều cành lá xum xuê rậm rạp để tránh che hết ánh sáng chiếu vào trong nhà, những cây có thế đứng ủ rũ cũng không nên chọn trồng trước cửa nhà.

Không trồng cây ở vị trí giữa cổng và lối đi để tránh ngăn cảnh dòng khí đi vào nhà, cản trở vận may và sự nghiệp của gia chủ.

Nên trồng bên trái hoặc bên phải trước nhà nhưng cũng cần xem xét đến bố cục ngôi nhà và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cao.

Ý nghĩa phong thủy của cây sung

Các cụ nhà ta vốn có câu tục ngữ cửa miệng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” ý chỉ con người nếu có tin tưởng thờ phụng thì có linh thánh, biết kiêng cữ thì bớt bệnh nạn. Mặt khác, trong quan niệm của người xưa, phong thủy vốn là một phạm trù có quan hệ mật thiết đến vận mệnh, tài lộc và các mối quan hệ của gia chủ. Vì vậy, dù là trồng cây gì, nuôi con gì trong nhà cũng cần hết sức cân nhắc và lưu ý.

Khoảng không gian phía trước nhà được gọi là “minh đường”, không những là mặt tiền thể hiện bộ mặt hay tính cách gia chủ, mà nó còn có ý nghĩa là nơi lưu thông sinh khí cho toàn bộ ngôi nhà. Vì thế, trồng cây gì trước cửa nhà để không cản trở vượng khí đi vào cửa chính, vừa tốt cho gia chủ lại có thể làm đẹp cho không gian chính là điều nhiều người quan tâm.

Xét về giá trị phong thủy, cây sung là loại cây được xếp vào bộ “tam đa”, gồm bộ 3 cây sung, lộc vừng và thiên tuế. “Tam đa” tức là những biểu tượng và giá trị tốt đẹp mà con người luôn hướng đến trong cuộc sống: May mắn – Sức khỏe – Tài lộc. Như vậy, cây sung là biểu tượng cho sự sung túc, tròn đầy đúng như tên gọi của nó.

Xét về giá trị thẩm mỹ, sung là loại cây không chỉ giới cây cảnh nói riêng mà rất nhiều người chơi không chuyên yêu thích. Bởi lẽ, bản thân cây sung luôn xanh tốt quanh năm, cây rất dễ trồng, dễ chăm mà lại có thể tạo dáng hay tạo thế theo ý muốn rất dễ dàng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sung

Bứng sung trước hết cần quan sát toàn bộ lá cây, nếu là đang còn non và nhiều lộc thì không nên bứng vì đây là giai đoạn cây đang dồn hết chất dinh dưỡng để phát triển lá, khi bứng vào giai đoạn này cây rất dễ chết. Theo đó, ta nên chờ lá già và cứng cáp hết rồi mới tiến hành bứng cây.

Cần cắt hết lá trên cây để tránh tình trạng cây bị mất nước do thoát hơi qua lá. Nhưng lưu ý: Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm cho cây bị mất mủ, không nên cắt những cành to.

Nên tưới ướt ở phần gốc. Hãy dùng dao, kéo sắc để cắt phần rễ sau khi bứng xong để tránh hiện tượng dập rễ. Rễ sau khi cắt thì nên để ở chỗ mát để mủ khô lại thì mới đem cây đi trồng.

Đất trồng cây phải tơi xốp, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Cây sau khi được trồng lại thì không bón phân ngay mà tầm vài ba tháng sau khi thấy cây thật sự hồi phục, bộ rễ đã khỏe thì mới bón. Chú ý tưới nước cho cây 1 tuần 2-3 lần để đảm bảo độ ẩm cần thiết.

Nhân giống cây sung bằng cách nào?

Ta có thể nhân giống sung bằng cách chiết cành, giâm cành hoặc bằng hạt. Thường thì cây sung trồng với mục đích làm cây kiểng thì được trồng bằng hạt bởi cây sẽ có sức sống khỏe hơn và có bộ rễ đẹp.

Để nhân giống cây sung bằng hạt thì ta chọn những quả sung đã chín, thịt quả mềm để lấy hạt. Sau đó ta chà sát lớp vỏ hạt sạch nhớt rồi đem đi gieo ngay. Lưu ý: Trước khi gieo có thể ủ hạt nơi ẩm để hạt dễ nảy mầm hơn.

Đất gieo hạt nên chọn loại đất hạt nhỏ, mịn và đã được làm sạch cỏ. Hạt sau khi gieo nên ủ rơm hoặc xơ dừa trên bề mặt.

Sau khi lên cây con, để giữ ẩm ta chỉ cần tưới nhẹ hàng ngày sau đó tưới ít dần. Cây con đạt chiều cao khoảng 15-20cm thì có thể bứng đi trồng

Kỹ thuật trồng cây sung cảnh

Chọn đất trồng sung: Đất trồng sung phải là loại đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng. Sung không nên trồng ở đất nhiều cát, sỏi hay đất có khả năng giữ nước kém. Tốt nhất nên trồng sung ở những nơi có nước, trên hòn non bộ.

Chọn cây: Nên chọn các cây con đã đạt chiều cao từ 15-20cm để trồng. Trước khi bứng cây con thì xem nếu có lá non thì cắt bỏ lá này để nuôi cây. Tiến hành lấp đất đến cổ rễ cây.

Tưới nước giữ ẩm cho cây khoảng 1-2 lần/tuần, ngày tưới 2 lần là được.

Để cây có nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn quá dài thì cần chú ý cắt tỉa cành. Khi muốn khống chế sinh trưởng của cây thì chỉ cần điều tiết lượng nước tưới và số lần tưới nước.

Muốn thân cây sung mau lớn thì ngoài cắt tỉa cành lá để chất dinh dưỡng của cây đem đi nuôi thân thì vào tháng 9-10 dương lịch hàng năm ta tiến hàng băm bỏ gốc và thân cây.

Về bón phân: Một năm tưới thúc cho cây 1-2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa

Cách tạo dáng cho sung cảnh

Sau khi trồng một thời gian mà đã thấy cây sinh trưởng và phát triển ổn định thì mới tiến hành tạo dáng bonsai cho cây.

Cắt bỏ những cành, nhánh có dáng xấu.

Cắt tỉa bớt lá và những cành quá sát vào nhau để quá trình tạo dáng dễ dàng hơn.

Ưu tiên uốn phần thân cây trước để tạo dáng thế cho cây.

Dựa vào dáng của thân cây sau đó mới uốn tỉa các cành chính cho phù hợp với tổng thể cây.

Thứ tự uốn: Uốn cành quanh thân cây, uốn từ gốc lên đến ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi mới uốn cành nhỏ.

Dùng dây kẽm để uốn cành theo những hình dáng mong muốn. Chú ý: Cắm một đầu dây kẽm vào mâm để tạo điểm cố định.

Mẹo để cây sung cảnh ra sai quả vào dịp tết

Từ tháng 6,7,8 thì tiến hành điều chỉnh sinh trưởng của cây bằng cách ngừng tưới nước cho cây từ 15-20 ngày, đồng thời cắt bỏ hết lá trên cây.

Cây sau đó ra chồi và lá mới thì tiến hành chăm sóc cẩn thận để cây ra nụ hoa và quả.

Để kích cây ra quả nhanh thì ta dùng dao rạch vài đường ở gốc cây cho nhựa chảy ra.

Cách Cắt Tỉa Cây Trúc Đào Để Kiểm Soát Sự Phát Triển Của Cây

– Bước 1: Cắt tỉa vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu.

Mục tiêu thực hiện việc cắt tỉa cây trúc đào ít nhất một lần một năm ngay sau khi chúng nở hoa vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu (giữa tháng 9). Việc cắt tỉa này sẽ giúp bạn định hình cây và kích thích tăng trưởng khỏe mạnh.

Cắt tỉa vào thời điểm này sẽ không can thiệp vào sự nở hoa của cây, bởi vì đó là sau khi cây đã nở hoa cho mùa.

Đừng tỉa vào tháng mười. Cắt tỉa quá muộn có thể làm cho các phần bị cắt gần đây của cây dễ bị tổn thương trong mùa đông.

Việc đeo găng tay khi bạn tỉa cây trúc là điều cần thiết. Cây trúc đào là cây có chứa chất độc, và trong khi phần lớn nó chỉ nguy hiểm khi ăn vào, nó có thể gây kích ứng da và viêm khi xử lý. Đó là lý do tại sao tốt nhất nên đeo găng tay khi cắt tỉa hoặc xử lý cây.

Bạn cũng có thể cân nhắc việc đeo kính bảo hộ nếu bạn có làn da hoặc mắt nhạy cảm.

Hãy lưu ý rằng độc tố trong cây trúc đào chủ yếu có trong nhựa cây.

Những chồi này có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể của cây. Vì cây sẽ bắt đầu dành năng lượng của mình để duy trì chồi, thay vì đầu tư tất cả năng lượng vào cây trúc đào để nở hoa.

– Bước 4: Cắt một nửa chiều cao cây trúc đào.

Cắt cây trúc đào đến một nửa chiều cao bạn muốn cho toàn bộ cây. Điều này sẽ thực sự khuyến khích sự phát triển và phân nhánh. Ví dụ, nếu bạn muốn cây trúc đào của bạn cao 1m, hãy cắt thân cây tại 0.5 m. Cây trúc đào của bạn sẽ tiếp tục phát triển và sẽ đạt tới 1m khi các nhánh mọc vào.

Sau khi cắt thân cây đến độ cao mong muốn; quyết định xem bạn có muốn thay đổi hình dạng tổng thể của cây không. Khi cắt cành, hãy cắt ngay phía trên các nút lá. Các nút là các phần mà ba lá đi ra từ nhánh. Cắt ngay phía trên các nút khuyến khích ra hoa.

Cây của bạn có thể có một số nhánh nhô ra làm mất hình dạng tự nhiên của cây. Cắt những nhánh này để tạo dáng, định hình lại cấu trúc cho cây.

Bạn cũng có thể định hình lại cây trúc đào thành nhiều hình dạng cây hơn bằng cách cắt những nhánh gần dưới cùng của cây, để lại khu vực xung quanh gốc.

Ngoài việc cắt tỉa hàng năm của bạn, bạn cũng nên cắt tỉa khi bạn nhìn thấy những cành hoặc hoa bị chết và bị hỏng. Đặc biệt nếu đó là một cây trồng cũ, hoặc nếu nó tiếp xúc với sâu bệnh, nó sẽ cần được cắt tỉa để loại bỏ các phần không lành mạnh.

– Bước 1: Kiểm tra cây thường xuyên để loại bỏ toàn bộ các nhánh hỏng, chết.

– Bước 2: Đeo găng tay khi cắt tỉa cây trúc đào để đảm bảo nhựa cây độc hại không dính vào da của bạn.

– Bước 3: Nhìn vào cây trúc đào ở gần và từ mọi phía. Lưu ý bất kỳ chồi hoặc thân cây trông sắp chết. Cây càng già và càng to, bạn sẽ càng thấy nhiều phần đã qua.

– Bước 5: Cắt toàn bộ thân cây bị hư hại sát gốc. Nếu cây trúc đào không chỉ bị hư hại trên các nhánh của nó, mà trên toàn bộ thân cây, hãy cắt bỏ toàn bộ thân cây. Cây trúc đào là một loại cây cực kỳ đàn hồi; do đó, thậm chí cắt toàn bộ thân cây sẽ không làm hại cây. Thân cây này cuối cùng sẽ mọc lại, và sẽ phát triển khỏe mạnh hơn bao giờ hết.

– Bước 1: Bón phân cho cây sau khi cắt tỉa bằng phân đạm khoảng một đến ba lần một năm; sau khi bạn cắt tỉa cây hàng năm. Cây trúc đào của bạn sẽ cần các chất dinh dưỡng mà phân bón cung cấp để tái sinh và nở hoa.

– Bước 2: Tưới nước cho cây sau khi cắt tỉa có thể giúp cây mọc lại.

– Bước 3: Vứt bỏ toàn bộ các phần đã cắt để tránh chất độc từ nhựa gây hại cho người khác.

– Bước 4: Rửa sạch dụng cụ và vệ sinh tay của bạn.

cách cắt tỉa cây hoa Cắt tỉa hoa trúc đào Hoa họ trúc đào Hoa trúc đào

Các Loại Cây Cau Cảnh, Đặc Điểm Cách Trồng Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Cau

Giới thiệu về cây cau cảnh

Cành cau kiểng dài, nhỏ hướng lên trên có các lá cau mọc đối xứng hai bên. Lá cây cau cảnh khá mỏng, dài, khá mềm và có cuống tròn. Dáng cây đẹp và xanh tốt nên phù hợp để trồng làm cảnh.

Hoa cau có màu trắng, mùi thơm ngát và nở thành từng chùm. Quả cau mọc thành buồng, có hình trứng và được dùng để ăn kèm với trầu ở nước ta.

Cây cau ta có tên khoa học là Areca catechu. Ở một số nơi cây cũng được gọi là cau ăn trầu hay cây cau ăn quả. Có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, cây cau ta đã được trồng tại Việt Nam từ rất lâu.

Người Việt thường trồng cây cau ta như một loại cây bóng mát và lấy quả. Cây có dáng thẳng, đẹp nên được trồng nhiều tại sân vườn để trang trí và lấy bóng mát.

Cây cau đỏ là loại thực vật ưa sáng và có tốc độ phát triển nhanh. Vì vậy cây thích hợp được trồng ngoài trời để làm đẹp cảnh quan. Nếu muốn trồng cây trong nhà, nên chọn những vị trí có nhiều ánh sáng như cạnh cửa sổ và ban công.

Với vẻ đẹp đặc biệt, cây cau đuôi chồn thường được trồng làm cảnh, trang trí trong các gia đình, công viên và đường phố.

Ý nghĩa của cây cau cảnh và tục ăn trầu cau

Theo quan niệm dân gian, cây cau cảnh trong phong thủy là loài cây đại diện cho sự bình yên và những điều tốt đẹp. Thân cây thẳng đứng với các tán lá rộng tập chung ở phần đỉnh nhìn từ xa như một chiếc ô tự nhiên. Vì thế nhiều người quan niệm trồng cây trong nhà có thể bảo vệ và che chắn cho các thành viên trong gia đình khỏi những điều xấu xa và vận rủi. Thân cau mọc thẳng tắp mang ý nghĩa như cây cột chống đỡ khí vận cho gia chủ.

Cây cau là một trong hai đại diện cho phong tục cưới hỏi không thể thiếu cùng với cây trầu, lá trầu.

Hình ảnh “hoa cau vườn trầu” đã trở thành một phần trong văn hóa người Việt. Những bông hoa cau trắng muốt với hương thơm ngát mang đến điềm may và sự thanh khiết cho không gian quanh nhà. Trồng cây cau cảnh giúp gia tăng vượng khí và nâng cao phong thủy cho ngôi nhà.

Trong văn hóa Việt Nam, cây cau đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu, đặc biệt với các tỉnh miền bắc. Tục lệ ăn trầu cau có từ rất lâu đời và là một phần quan trọng trong nền văn hóa Việt.

Tác dụng của cây cau cảnh

Tùy từng loại cau cảnh mà cây có kích thước khác nhau. Vì vậy cây cau cảnh có thể được trồng trong nhà hay ngoài trời đều được. Thông thường người ta hay chọn những cây cau cảnh nhỏ và phát triển chậm để trồng trong nhà. Những cây cau lớn và phát triển nhanh được trồng cạnh nhà lấy bóng mát lại vừa để làm đẹp.

Ngoài tác dụng làm cảnh, cây cau còn được ứng dụng.trong đông y. Hạt của cây cau được dùng để trừ giun sán, sát trùng và thông khí khá hiệu quả. Vỏ quả cau có thể điều chế thuốc lợi tiểu và chữa tiêu chảy, chướng bụng.

Một bài thuốc nổi tiếng về cây cau đó là hạt cau ngâm rượu. Người dân Việt từ sớm đã biết ngâm hạt cau với rượu như một loại thuốc ngậm chữa sâu và viêm răng rất hiệu quả.

Có thể nhân giống cây cau cảnh bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành. Cây cau có sức sống tốt nên kỹ thuật trồng cây cau không quá phức tạp và tỉ lệ thành công cao. Cây phù hợp trồng trên đất giàu dinh dưỡng nên tốt nhất hãy sử dụng đất thịt cho cây.

Khi trồng cây cau cảnh bằng phương pháp gieo hạt, bạn nên chọn các hạt cau già và không bị bệnh hay sứt mẻ. Đem gieo hạt cau đã chọn vào đất ẩm, giàu dinh dưỡng. Tiến hành tưới nước một thời gian cho đến khi cây con nhú khỏi mặt đất.

Cách trồng cây bằng hạt giống tuy đơn giản nhưng lại mất khá nhiều thời gian. Vì vậy người ta cũng thường dùng phương pháp chiết bẹ lá từ gốc. Với phương pháp này, nên chọn các cành lá đã phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Đem cành chiết giâm vào đất ẩm giàu dinh dưỡng. Có thể sử dụng một số loại thuốc kích thích mọc rễ để cây con phát triển nhanh.

Cách chăm sóc cây cau cảnh

Cây cau cảnh trồng trong nhà nên được đặt tại vị trí có nhiều ánh sáng. Những vị trí cạnh cửa sổ, ban công có ánh sáng hắt khá phù hợp để cây quang hợp và phát triển.

Đất trồng cây cau cảnh tốt nhất là loại đất thịt màu mỡ. Có thể trộn thêm các loại vỏ trấu, mùn cưa,… để đảm bảo độ tơi xốp cho đất. Nhu cầu dinh dưỡng của cây khá cao nên chú ý bón phân cho cây định kỳ nửa năm một lần.

Cây cau là loại thực vật ưa ẩm và hút nước tốt. Nên tưới cây thường xuyên mỗi ngày một lần với lượng vừa đủ. Để lá cây cọ cảnh đẹp và xanh tốt, bạn nên tiến hành tưới phun sương cho lá nhằm rửa trôi bụi bẩn.

Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng là từ 18-28 độ C. Vì vậy cây khá thích hợp để trồng trong nhà. Cây sống tốt trong môi trường điều hòa nhưng cũng không nên đặt cây trực tiếp tại bộ phận thông khí có nhiệt độ không ổn định.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Sứ Trong Chậu

Cây Sứ trồng bằng hạt có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm. Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xoè 5 cánh to như loa kèn bên ngoài. Tuy nhiên khi đột biến có thể nở ra đến 6-7 cánh rất lạ, đẹp… Chùm hoa từ 3-10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh. Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau.

1. Giới thiệu:

Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Chọn đất trồng:

Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 – 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 – 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.

3. Cách trồng:

Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn.

Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.

Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp.

Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.

4. Cách sửa bộ rễ và tạo hình:

Cây trồng được 1 – 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tuỳ theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người… Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.

Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.

5. Bón phân:

Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau:

+ Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành giâm) – dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ.

+ Cây sứ từ 6 tháng – 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.

+ Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.

6.Tưới nước:

Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.

7. Điều khiển ra hoa:

Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa. Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.

8. Phòng trừ sâu bệnh:

Cây sứ xanh tốt thường có nhiều sâu bệnh chính như:

– Sâu xanh: Nếu thấy trên đọt lá có những đốm đen, đó là do sâu cắn phá, ăn đọt lá non tạo thành. Nhất là sâu xanh, lúc còn nhỏ màu trắng, lớn lên màu xanh, loại sâu này ăn rất nhanh, 2-3 ngày hết cả đọt lá, có thể ăn đứt cả ngọn cây. Dùng một trong các loại thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa.

– Rầy bông và bọ sứ: Rầy bông thân nhỏ dẹp, có nhiều lông tơ khắp chung quanh, bọ sứ thì lớn hơn gấp đôi gấp ba rầy bông, thân hình bầu dục, cũng mang rất nhiều lông tơ và lông đuôi khá dài, thường cắn hút nhựa trên đọt lá và tiết ra một chất nhựa ngọt cho kiến ăn, đồng thời cũng làm rơi rụng rất nhiều phấn màu trắng trên ngọn cây; lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng. Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND…

– Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ có thân màu đỏ, cũng có nhiều lông tơ, mắt thường khó thấy được, chích hút nhựa lá non, làm cho lá non trở lên đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Hàng tháng nên phun thuốc một lần để phòng ngừa. Thuốc trừ có thể là: Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa 50ND, D-C Ttron Plus….

– Bệnh thối nhũn: Bệnh thối nhũn là phổ biến nhất ở cây sứ Thái, rất khó trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh, nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm cho chết cả cây chỉ sau vài ngày. Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn gây ra, khi độ ẩm quá cao hoặc do các vết thương từ sâu rầy gây ra. Phòng trị: Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có đốm đen, nếu không sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN…

– Bệnh đốm vàng trên lá: Lá sứ sau khi gặp mưa hoặc gió lớn thường sinh ra nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan nhanh ra cả lá, sau này sẽ khô quéo lại hoặc rơi rụng. Có khi ăn vào thân cây làm cây mềm thối nhũn từ trên cành xuống qua thân, khi lan đến gốc là cây chết. Có thể do nấm gây ra và lây lan rất nhanh ra cả cây. Phòng trị: Bệnh thường phát triển vào mùa mưa nên khi thấy lá vừa bị đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm như Topsin, Appenearb, Dithane, zineb, oxyclorua đồng… Cây sứ bị bệnh rất khó trị nên phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời.

Cây Sung Phong Thủy – Cách Trồng Cây Sung Trong Nhà

THÔNG TIN CHI TIẾT

Sung được coi là một loại cây hết sức quen thuộc ở làng quê Việt Nam, loại cây này vô cùng ưa chuộng được dùng làm cảnh và trưng bày vào dịp tết đến xuân về. Cây sung không chỉ được được gắn với những câu chuyện mang ý nghĩa tâm linh mà chúng còn là biểu tượng của sự sung mãn và tròn đầy. Loại quả này đang rất được ưa chuộng để trưng bày trên bàn thờ ngũ quả trong dịp tết. Chính vì vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn biết ý nghĩa cây sung phong thủy – cách trồng cây sung trong nhà. Cụ thể ra sao, mời các bạn cùng tìm hiểu nào.

Ý nghĩa của cây sung trong phong thủy

Sung là một loại cây có dáng đẹp dễ tạo hình, vì thế loại cây này được nhiều người ưa chuộng. Hơn nữa, đây là loại cây dễ chăm sóc và sinh trưởng tốt. Trong dân gian truyền lại ‘Sung’ có nghĩa là sung túc, viên mãn. Vì thế, nhiều người không chỉ trồng cây sung để trang trí vườn nhà, mà còn được dùng đặt trên bàn thờ ngày Tết cổ truyền.

Cách trồng và chăm sóc cây sung phong thủy trong nhà

Hướng dẫn chuẩn bị trồng cây sung phong thủy

Dụng cụ trồng

Bạn có thể trồng cây sung trong thùng xốp, bao xi măng, chậu cây trồng, khay hoặc vùng đất trống trong vườn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ khi trồng cây sung thì bạn cần nên đặt vào chậu (chậu phải có lỗ để giúp thoát nước).

Đất trồng cây sung phong thủy

Không nên trồng cây sung ở  những nơi đất cát, đất sỏi hoặc những khu đất giữ nước kém. Đất trồng cây Sung phải là đất có cơ giới từ trung bình đến nặng. Tốt nhất nên trồng ở những nơi đất có nước, chậu ít đất và có nước.

Giống cây

Sung có thể giâm cành, trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Để có thể tiết kiệm được công sức, thời gian và chi phí trồng thì bạn hãy ra những địa chỉ bán cây cảnh để mua giống cây sung có sẵn. Nên chọn những cây sung có chiều cao khoảng tư 15cm – 20cm.

Trồng cây

Sau khi bạn mua được cây sung tại cửa hàng cây cảnh rồi thì trước khi trồng cần bỏ lá non, sau đó đặt vào chậu rồi lấp đất đến phần rễ cây. Cuối cùng, bạn tưới nước đều đặn 1 lần/ngày và liên tục trong 2 tuần đầu. Sau đó, bạn có thể giảm liều lượng tưới ẩm xuống 2 ngày/ lần cũng được.

Sung cảnh hay các loại cây sung khác không cần phải chăm sóc kỹ lưỡng, đặc biệt. Song để cây này không phân nhiều lá, nhiều cành và vươn dài thì bạn cần chăm sóc, tưới nước và cắt tỉa cho cây. Bởi nước chính là yếu tố quan trọng đến sự phát triển của cây. Vì thế cần phải điều chỉnh lượng tưới nước cho phù hợp để khống chế sinh trưởng của cây.

Bạn có thể bón phân cho cây sung thành nhiều đợt và có thể bón phân NPK và phân ủ chuồng. Nếu vào mùa mưa bạn bón phân và tưới nước thì hãy hòa phân cho thật tan rồi tưới, điều này sẽ tránh tình trạng lá sung bị cháy. Bạn có thể dành thời gian tạo thế, dáng cây theo sở thích.

Để kích thích cây sung nhanh ra quả thì bạn hãy ngừng tưới nước khoảng 15 hoặc 25 ngày và vặt gần hết lá.  Sau khi cây ra lá mới thì bạn mới tiếp tục tưới nước và bón phân để giúp cây đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây nhanh ra hoa và quả. Thường cây ra quả vào tháng 6 đến tháng 8 hoặc vào những tháng cuối năm.

Một vài lưu ý chăm sóc cây sung cảnh trong phong thủy

Các bạn cần biết rằng, sung sau mỗi lần ra quả sẽ rụng hết chỉ còn lại đài quả bám chặt vào thân cây mẹ. Đài quả bám chặt này, sang năm sẽ tiếp tục cho ra quả mới. Do đó, cần chú ý là không được cắt bỏ đài này, bởi việc cắt bỏ sẽ làm cho cây không phát quả đúng vị trí mà sẽ mọc ra vị trí mới.

Cây sung phong thủy – Cách trồng cây sung trong nhà

5

(100%)

1

vote[s]

(100%)vote[s]

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Cây Sung Cảnh Và Kỹ Thuật Kiểm Soát Lá, Quả Của Cây trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!