Bạn đang xem bài viết Cẩm Nang Những Điều Cần Biết Về Cách Sắp Xếp Ban Thờ Nhà Bạn Chuẩn Phong Thủy được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thờ cúng là tục lệ truyền thống của người dân Việt Nam thể hiện đạo lý ” Uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công ơn của ông bà, tổ tiên những người có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng nên bạn.
Người xưa có câu nói: “ẩm thủy đương tư tuyền nguyên đầu, thực mễ đang tư nông canh khổ, hữu tiền đang tư vô tiền thời, kiện khang đang tư phụ mẫu ân”, dịch nghĩa ra là “khi uống nước thì phải nhớ đầu nguồn suối, ăn cơm phải nhớ lúc cày cấy vất vả, giàu có phải nhớ lúc nghèo khổ, khỏe mạnh phải nhớ đến ân của cha mẹ”.
Tục thờ tổ tiên có được từ rất lâu đời rồi thể hiện được ghi nhớ cha ông đã có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Chúng ta thường nghe ông bà, cha mẹ hay nói rằng hãy để tâm vào ban thờ thì sẽ được các cụ phù hộ độ chì cho bạn. Để tâm ở đây không phải để nói là bạn phải mâm sang cỗ đầy cho các cụ mà là cách bạn sắp xếp một ban thờ đúng, luôn giữ gìn sạch sẽ và thành tâm khi thắp hương.
Sơ đồ trên là đầy đủ những đồ mà bạn cần sắm trên bam thờ nhà mình. Một ban thờ theo các chuyên gia phong thủy một ban thờ phải thể hiện được sự hòa hợp âm dương, phải có đầy đủ năm yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Trong đó:
Kim: Tương ứng với bộ đỉnh – nến
Mộc: Tương ứng với bàn thờ, ngai hoặc giá nến, bài vị.
Thủy: Tương ứng với bình, chai nước, chén nước thờ.
Hỏa: Tương ứng với đèn dầu, nến thờ và nén nhang khi thắp lên.
Thổ: Tương ứng với bát hương làm từ đất sét nung.
Những lưu ý đối với với vị trí đặt ban thờ:
Ban thờ bạn đặt nên quay ra cửa chính nhà bạn, tránh ngược với hướng nhà có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận của cả gia đình bị ảnh hưởng. Ban thờ thần phật thì nên đặt ở hướng chính hoặc quay bên trái, bên phải. Ban thờ gia tiên tốt nhất nên đặt ở tầng một, gian chính giữa nhà, quay ra cửa lớn để khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy gia tiên, tiện bề thờ cúng, dọn dẹp.
Ngoài ra hướng ban thờ người ta cũng có thể lựa chọn theo mệnh chủ nhà để mang lại tài lộc tốt nhất ( xem mệnh tượng ứng với năm sinh):
Người mệnh Thủy, mộc, hỏa thuộc quẻ mệnh đông tứ mệnh nên lựa chọn hướng Đông, Đông Nam, Nam, Bắc
Người mệnh Kim, Thổ thuộc que mệnh Tây tứ mệnh nên lựa chọn hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam
Bàn thờ không được đối diện với lò, bếp, nhà vệ sinh, kể cả hướng bị lệch sang bên cũng không tốt. Đối với những ngôi nhà thành phố chật hẹp nếu không thể tìm được vị trí lý tưởng đặt ban thờ thì tốt nhất nên lấy bình phong che lại. Phòng thờ không nên đặt ở nền đất vốn trước đây là nhà bếp, nhà vệ sinh do chất đất không tốt.
Trên ban thờ kị đặt các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài.
Phía sau ban thờ đặc biệt không được có nhà vệ sinh, nhà tắm do có âm khí và uế khí nặng, theo phong thủy dễ khiến “chư thần thoái vị”, chủ nhà dễ bị trúng phong, gặp ác mộng, đau lưng. Sau bàn thờ cũng không được có thang máy, cầu thang, nếu không chủ nhân dễ bị tán tài, thương tật ở lưng.
Trên bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng ( rất nhiều nhà thường hay đặt hoa nhựa trên ban thờ điều này là không tốt). Chủ nhà thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh vào ngày rằm và mùng 1, nên thắp hương vào sáng và tối. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, nếu cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là có “ngoại linh đang tranh cướp”. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung
2 Ngai thờ (ỷ thờ) hoặc Khám thờ
Đây là hai thứ để đặt bài vị, Khảm thờ phù hợp với gia đình có gia phả lớn, những nhà trưởng,..Còn Ngai thờ sẽ một phần thay thế cho khám thờ. Trong khi khám thờ khá cầu kỳ và chỉ thường có trong những gia đình gia phả lớn. Vì thế hiện nay người ta thường thay thế bằng ngai thờ nhỏ gọn, bên trong chỉ cần đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên (còn gọi là thần chủ) là đẹp thể hiện được tất cả các yếu tố.
1.3 Ảnh thờ
Ảnh thờ ông bà thường được đặt lên trên ban để tưởng nhớ, Nguyên tắc để ảnh thờ của người đã mất phải được đặt theo nguyên tắc Nam tả Nữ hữu. Do vậy hình của người đàn ông sẽ luôn được đặt phía trái, người phụ nữ phía phải, tuy nhiên đó là xét theo hướng chủ tọa của bàn thờ, tức là từ phía trong nhìn ra.
1.4 Đèn Thái cực
Đèn được đặt ngay sau bát hương, đèn thái cực phải luôn luôn được thắp sáng, Ngày nay đèn được làm bằng điện rất nhiều bạn có thể lựa chọn ở bất kỳ đâu thay thế đèn dầu để đảm bảo an toàn khi bạn vắng nhà.
1.5 Bộ Đỉnh đồng
Bộ đồ thờ đồng vàng đầy đủ trên ban thờ
Nhiều người thường thắc mắc rằng đặt Bát Hương đặt trước đỉnh đồng hay đỉnh đổng trước Bát Hương thì đúng . Đáp án là cả hai Cách này đều đúng nếu làm theo những hướng dẫn sau:
TH1: Với cách 1 là bát hương nằm sau đỉnh đồng: Người xưa quan niệm rằng Đỉnh đồng là thể hiện sự vững trắc và vẻ đẹp nổi bật của ban thờ nên ta nên bày ở đằng trước để thể hiện được hết vẻ đẹp của nó đặc biệt là hình tượng con nghê để xua đuổi những năng lượng xấu, tà ma ngoại đạo. Tuy nhiên thì Bát Hương thường bao giờ cũng thấp hơn đỉnh đồng do đó bất tiện trong việc hương khói và gây ảnh hưởng xấu đến phong thủy nhà bạn. Do đó bạn nên kê thêm đôn ở Bát Hương để hơn hoặc cao ngang với đỉnh đồng như vậy sẽ tạo nên tổng thể phong thủy đẹp và hài hòa hơn rất nhiều.
Hiện nay có rất nhiều mẫu Tam sự, ngũ sự đẹp bạn có thể lựa chọn 1 bộ để mang lại cho không gian thờ cúng thêm phần sang trọng. Một bộ Tam sự bao gồm một Đỉnh đồng và hai nến hoặc Đỉnh đồng và 2 hạc.
Theo hướng từ bên ngoài nhìn vào thì bình hoa tươi sẽ cắm bên phải, còn mâm ngũ quả sẽ đặt bên trái của bàn thờ ( cụ thể như trong hình). Hoặc bạn cũng có thể đặt mỗi bên một bình hoa và mâm quả để tạo nên sự cân xứng. Lưu ý bình hoa phải thường xuyên thay nước sạch tránh để nước căm hoa lâu ngày có mùi hôi thối làm ảnh hưởng không tốt.
1.7. Cặp chân nến (hay còn gọi là đèn Lưỡng Nghi)
Dân gian quan niệm, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi nên cần có hai chân nến ở hai bên góc ngoài bàn thờ tạo phong thủy tốt. Từ trong nhìn ra, bên trái tượng trưng cho mặt trời, còn bên phải tượng trưng cho mặt trăng. Nếu như bạn đã lựa chọn bộ đỉnh đồng ở trên có nến rồi thì có thể bỏ qua.
1.8. Bát hương
Một bộ phận quan trọng nhất trong ban thờ gần như đây chính là ngôi nhà của người đã khuất, khi bạn di chuyển bàn thờ gia tiên đó chính là bát hương vì đó là nơi chủ nhà thắp nhang tưởng nhớ người đi trước. Số lượng bát hương ngày xưa thường là số lẻ, phục vụ cho việc thờ cúng các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên hiện nay nhiều gia đình tối giản chỉ còn 1 hoặc 3 bát hương chính để ở giữa bàn thờ.
Vật liệu tốt nhất để làm bát Hương là từ sứ tiếp đến là đồng bạn nên cân nhắc hai vật liệu này làm Bát Hương.
1.9. Ba chén nước
Ba chén nước sẽ được đặt trước Bát Hương, cân xứng với hai bên có tác dụng là đựng nước, rượu khi cúng kiếng, thắp hương.
Ngoài ra bạn có thể sắm thêm Đại tự, Hoành Phi câu đối để làm nổi bật không gian thờ cúng của nhà bạn, tăng thêm phần sang trọng cho ngôi nhà.
Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình để có không gian thờ cúng khác nhau tuy nhiên để tạo nên một tổng thể không gian thờ cúng linh thiêng, sang trọng cần đảm bảo các yếu tố: Sự hài hòa, cân xứng + không gian thoáng, sạch sẽ + Thành tâm hương khói thường xuyên.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ mang lại cho bạn những kiến thức về việc thờ cúng tổ tiên để tránh làm ảnh hưởng đến phần âm khí trong nhà, mang lại may mắn, những điều tốt lành, phúc đức cho con cháu của bạn.
XEM NGAY:
Cách Sắp Xếp Ban Thờ Sao Cho Đúng
Người xưa có câu “ẩm thủy đương tư tuyền nguyên đầu, thực mễ đang tư nông canh khổ, hữu tiền đang tư vô tiền thời, kiện khang đang tư phụ mẫu ân”, dịch nghĩa “khi uống nước thì phải nhớ đầu nguồn suối, ăn cơm phải nhớ lúc cày cấy vất vả, giàu có phải nhớ lúc nghèo khổ, khỏe mạnh phải nhớ đến ân của cha mẹ”.
Người ta sinh ra có được sinh mệnh, được sống đến ngày nay là nhờ vào tổ tiên. Tổ tiên giống như gốc cây đại thụ nuôi dưỡng để cành lá khỏe mạnh xanh tươi, tượng trưng cho con cháu phát triển. Vì vậy, nếu không có tổ tiên duy trì nòi giống truyền từ đời này sang đời khác thì cũng không có con cháu ngày nay. Tục thờ cúng tổ tiên chính là sự ghi nhớ công ơn và là cách để chăm chút cho cái gốc của mình, gốc có tốt thì cây mới phát triển ra hoa kết trái. Người ta thường nói, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu là như vậy. Người xưa cho rằng chỉ cần nhìn vào nơi thờ cúng của gia đình cũng có thể biết gia chủ có tâm hay không. Cái tâm ở đây không được đo bằng mâm cao cỗ đầy, vàng mã bao nhiêu mà là ở vị trí đặt bàn thờ, cách sắp xếp bàn thờ ra sao cho phù hợp, trang nghiêm và sạch sẽ.
Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng. Ban thờ thần phật thì nên đặt ở hướng chính hoặc quay bên trái, bên phải. Ban thờ gia tiên tốt nhất nên đặt ở tầng một, gian chính giữa nhà, quay ra cửa lớn để khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy gia tiên, tiện bề chăm sóc.
Số lượng thần phật phải là số dương, do thần phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.
Ban thờ có thờ chung thần phật và bài vị tổ tiên thì thần phật đặt ở bên trái, tổ tiên đặt ở bên phải, nếu đặt ngược lại sẽ gây âm thịnh dương suy không tốt cho phong thủy, trong nhà dễ gặp thị phi kiện tụng, bệnh tật không dứt. Thông thường người ta đặt nơi thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần phật.
Tổ tiên được coi là chủ, thần phật được coi là khách quý, nếu mời thần phật trước rồi mới mời tổ tiên sau, thì người xưa cho rằng như vậy khiến tổ tiên nhà mình không dám vào cửa. Bài vị tổ tiên cũng không được đặt cao hơn của thần phật. Ban thờ phải có chỗ dựa lưng, tức kê sát vách tường để linh khí được hội tụ không bị tản mát.
Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là dùng bằng sứ, sau đó đến đồng, không nên dùng đá hoa cương.
Số lượng thờ thần phật nhiều nhất là 3, không nên quá nhiều dễ gây bất an. Bát hương nên dùng hình tròn không có chân đế, chất liệu bằng sứ là tốt nhất. Bát hương thông thường không nên quá đầy tro, ngày 15 âm hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.
Bát hương thờ thần phật nên cao hơn bát hương thờ tổ tiên, khi cắm hương thì nén hương nên cao hơn mắt người. Khi đốt hương chỉ nên đốt một que, nếu có điều cần khấn nguyện thì đốt ba que, không nên đốt nhiều hơn dễ khiến tà linh theo vào nhà. Vật phẩm thờ cúng cũng cần chú ý một số điểm sau: Thờ phật và quan âm chỉ được dùng đồ chay do nhà phật không ăn đồ tanh; thờ thần chủ yếu dùng hoa quả và phải là số lẻ 1, 3, 5, nếu cúng tổ tiên thì số lượng là hai chữ số.
3. Những điều cấm kị khi sắp xếp ban thờ.
Người xưa quan niệm có rất nhiều cấm kị tại vị trí đặt ban thờ: Không được dựa vào trụ nhà, không được có cửa sổ bên cạnh (do không thể tụ được khí). Ban thờ cũng không được áp lưng vào nhà bếp vì có thể khiến chủ nhân dễ bị kích động, tính tình thất thường, nóng nảy, có bệnh về cột sống.
Bàn thờ không được đối diện với lò, bếp, nhà vệ sinh, kể cả hướng lệch sang bên cũng không tốt. Nếu không còn vị trí nào khác để đặt ban thờ thì nên lấy bình phong che lại. Phòng thờ không nên đặt ở nền đất vốn trước đây là nhà bếp, nhà vệ sinh do chất đất không tốt. Trên ban thờ kị đặt các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài.
Phía sau ban thờ đặc biệt không được có nhà vệ sinh, nhà tắm do có âm khí và uế khí nặng, theo phong thủy dễ khiến “chư thần thoái vị”, chủ nhà dễ bị trúng phong, gặp ác mộng, đau lưng. Sau bàn thờ cũng không được có thang máy, cầu thang, nếu không chủ nhân dễ bị tán tài, thương tật ở lưng.
Vật liệu làm bàn thờ nên sử dụng gỗ long não, đàn hương và nên điêu khắc thủ công là tốt nhất do các loại gỗ này tránh mối mọt, có thể sử dụng từ đời này sang đời khác.
Trên bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa. Chủ nhà thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh, nên thắp hương vào sáng và tối. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, nếu cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là có “ngoại linh đang tranh cướp”. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung.
Ban thờ ngược với hướng nhà dễ khiến người trong nhà bất hòa, dễ gặp bất trắc bệnh tật. Nếu đặt ở vị trí quay sang trái hoặc sang phải nhà thì chủ nhân dễ có tâm sự phiền muộn khó nói ra. Nếu ban thờ đối diện với nhà vệ sinh thì người trong nhà gặp nhiều bệnh tật đau đớn.
Nếu ban thờ đối diện với nhà bếp dễ khiến nguời trong nhà hay tranh cãi những việc nhỏ, tính tình nóng nảy. Nếu phía trên ban thờ có xà nhà có thể khiến chủ nhân dễ bị đau đầu, cuộc sống vất vả. Nếu đặt đối diện với cầu thang, chủ nhân dễ bị động dao kéo, tai nạn đổ máu. Nếu đặt dưới cầu thang thì người trong nhà khó có cơ hội phát triển. Nếu đặt trên nền đất lồi lõm không bằng phẳng có thể khiến chủ nhân gặp khó khăn trong mọi việc. Nếu phía trên, dưới, trái, phải ban thờ có cửa sổ thì chủ nhân dễ bị tán tài.
Ban thờ không được xung với đường đi: Ban thờ bị đường đi đâm thẳng vào dễ gây bất an tổn hại đến cung tài lộc, nhân đinh của gia đình, dễ gây tai nạn ngoài ý muốn hoặc bệnh tật tấn công.
Để được hỗ trợ chi tiết anh chị vui lòng liên hệ đến: Văn Phòng Phong Thủy Tam NguyênP501 – Tòa 34T Hoàng Đạo Thúy – Cầu Giấy – Hà Nội
Gọi NGAY đến số Hotline: 0975.635.101 để được tư vấn hỗ trợ.
Tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc Phong Thủy: 1900.2292
Những Điều Bạn Cần Biết Về Đá Phong Thủy Theo Tuổi
Nếu như bạn lựa chọn cho mình một loại đá phong thủy không hợp tuổi, không hợp với bản mệnh thì sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến tài vận cũng như vượng khí của bạn. Cụ thể đó là, nó sẽ tác động và gây ra cho bạn những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống, thậm chí là gặp phải bất trắc. Chính vì lý do đó mà việc sử dụng những loại đá hợp phong thủy sao cho phù hợp với tuổi của bạn là một điều cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống.
Cách lựa chọn đá phong thủy theo tuổi của mỗi người
Trong văn hóa Á Đông, mỗi một con người khi sinh ra sẽ có tuổi ứng với 12 con giáp và sẽ ứng với những bản mệnh khác nhau. Và mỗi tuổi sẽ phù hợp với một loại đá phong thủy khác nhau.
1.Ngọc Hồng Lựu và người tuổi tý
Ngọc Hồng Lựu có các gam màu như đỏ sậm, đỏ rực hoặc đỏ tím. Loại ngọc này tượng trưng cho niềm tin, tình bạn chân thành và thể hiện nét đẹp tâm hồn của chủ nhân. Người tuổi Tý sử dụng loại đá này không những tài vận tăng lên mà nó còn mang lại điều may mắn và che chở bảo vệ cho chủ nhân
2.Đá Aquamarine và người tuổi sửu
Người sử dụng loại đá này sẽ giúp tinh thần được sảng khoái, thoải mái bởi nó chứa trong mình nguồn năng lượng biển cả. Đá tượng trưng cho hạnh phúc, sự che chở, bảo vệ. Người tuổi sửu đeo đá phong thủy theo tuổi này sẽ mang lại may mắn, bình an.
3.Tuổi dần và đá Sapphire
Đá Sapphire tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt và sự sang trọng. Người tuổi dần sử dụng loại đá này sẽ giúp giải trừ vận xấu, mang lại bình yên, may mắn cho họ.
4.Tuổi mão và Ngọc Trai
Ngọc Trai là một loại đá vừa có tác dụng tăng tính thẩm mĩ vừa thể hiện sự thánh thiện của chủ nhân. Đặc biệt, người tuổi mão khi sử dụng loại đá này sẽ hóa giải vận xui mang lại những điều tốt lành.
5.Tuổi thìn và Thạch Anh Tím
Đá thạch anh tím tượng trưng cho sự quý phái, thông minh của người sở hữu. Tuổi thìn khi sử dụng loại đá phong thủy theo tuổi này sẽ gặp được những điều may mắn, an lành và trí tuệ minh mẫn.
6.Tuổi tỵ và Đá Opal
Với muôn vàn màu sắc khác nhau, loại đá này rất được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là người tuổi tỵ. Loại đá tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc và hy vọng này đối với người tuổi tỵ sẽ mang lại thêm vận may, sự bao bọc, che chở cho họ.
7.Tuổi ngọ và Đá Topaz
Đá Topaz tượng trưng cho sự thành công, lòng thiện và sự thấu hiểu, chia sẻ cảm thông. Đối với người tuổi ngọ loại đá này sẽ giúp họ có tinh thần minh mẫn, thoải mái nhất.
8.Tuổi mùi và Ngọc Lục Bảo
Ngọc lục bảo là loại đá có màu xanh lục, biểu tượng của sự sống và sự tái sinh. Người tuổi mùi khi sử dụng loại đá này sẽ có tác dụng tăng sức đề kháng, mau chóng hồi phục sức khỏe, bên cạnh đó trí tuệ cũng được minh mẫn và thoải mái.
9.Tuổi thân và Đá Peridot
Peridot là loại đá có màu xanh lá rất đẹp. Nó là biểu tượng của sự hy vọng và một ý chí mạnh mẽ. Người tuổi thân sử dụng loại đá phong thủy theo tuổi này sẽ có tác dụng khích lệ tinh thần, làm cho trí tuệ minh mẫn và có một cái nhìn khách quan về thế giới xung quanh.
10.Tuổi dậu và Thạch Anh Vàng
Đá Thạch anh Vàng là biểu tượng của sự tài lộc và phú quý. Người tuổi dậu sử dụng loại đá này sẽ có tác dụng kích thích sự minh mẫn của trí tuệ, mang lại sự bình an và may mắn trên con đường công danh sự nghiệp.
11.Tuổi tuất và Đá Kim Cương
Từ xưa đến nay, kim cương luôn là biểu tượng của sự vĩnh cửu, trường tồn của tình yêu. Người tuổi tuất khi sử dụng kim cương thì sẽ thay đổi được vận mệnh, hóa giải vận hạn mang lại may mắn về mọi mặt.
12.Tuổi hợi và Đá Ruby
Đá Ruby vừa mang tính thẩm mỹ cao vừa mang ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt. Đối với người tuổi Tuất sử dụng đá ruby không chỉ mang lại vẻ đẹp kiêu sa mà còn thể hiện trí tuệ thông minh và quyền lực tối cao của họ
Công dụng của đá phong thủy theo tuổi
Chúng ta đã biết rằng các loại đá quý trong tự nhiên trong quá trình bồi tụ, hình thành đã tích tụ trong nó những nguồn năng lượng vô cùng lớn từ thiên nhiên. Chính vì vậy, khi con người sử dụng những loại đá phong thủy này đều sẽ mang những giá trị lợi ích tinh thần, vật chất và có ý nghĩa phong thủy riêng. Cụ thể đó là khi lựa chọn các loại đá phong thủy này với mục đích đeo tay, đeo cổ… thì bạn phải lựa chọn sao cho hợp tuổi, hợp mệnh và tuân theo các quy tắc tương khắc, tương sinh trong ngũ hành.
Điều này sẽ tạo ra tác dụng phong thủy như cầu lộc tài, tăng vượng khí, giúp chủ nhân vượt qua được mọi tật bệnh, giúp mọi chuyện trong cuộc sống được thuận buồm xuôi gió.
Cây Trúc Nhật? Những Điều Bạn Cần Biết Về Phong Thủy
1. Đặc điểm cây trúc nhật
Là cây mọc bụi, thích hợp khi được trồng trong chậu. Có nhiều nhánh nhỏ mọc ra từ thân cây chính, lá mọc vòng hình thuôn dài và có màu xanh bóng. Hoa thường nở thành cụm dài và khi kết trái sẽ có quả màu đỏ hoặc màu vàng khá bắt mắt. Cây có chiều cao trung bình khoảng 50-100cm.
Hoa nhỏ, màu trắng tinh khiết, tạo cho người nhìn cảm giác an yên, nhẹ nhàng. Những cánh hoa chụm lại ở đỉnh tạo thành cụm hoa dạng chùm dài, cuống chung vươn ra.
Cây Trúc Nhật là loại cây chịu bóng, thích nghi trong những môi trường có độ ẩm tương đối. Tốc độ sinh trưởng của cây ở mức trung bình và rất dễ sống. Tuy nhiên, người trồng cây cần nắm vững phương pháp trồng cũng như chăm sóc để cây được phát triển tốt hơn.
2. Ý nghĩa phong thủy cây trúc nhật
Loài cây này có sức sống vô cùng mãnh liệt, khả năng chịu khô hạn tốt, đặc biệt là trong mùa hè hay bất kỳ điều kiện như thế nào, trúc vẫn xanh tốt quanh năm như tượng trưng cho sức sống kiên cường của con người, dám đương đầu với khó khăn, thử thách hay thất bại.
Cây Trúc Nhật là loại thân tre có mắc gai, là đại diện cho mùa hè nằm trong bộ tứ Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Thân cây mảnh mai, thanh nhã nhưng là biểu tượng cho người quân tử bản lĩnh, ngay thẳng nhưng khi cần vẫn mềm mại, linh hoạt. Thường thì người ta sẽ trồng cây trong các chậu sứ tráng men màu trắng, đen hoặc xanh nhạt nhằm tôn vẻ đẹp của cây; hay cũng là cách để khẳng định rằng người quân tử là những kẻ có cuộc sống rất thanh cao, quý giá.
3. Cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật
3.1 Nhân giống cây trúc nhật
Đối với cây trúc Nhật, việc nhân giống thường được sử dụng theo phương pháp nhân giống vô tính và thường có 2 cách cơ bản:
Nhân giống bằng cách tách bụi từ cây mẹ.
Nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
3.2 Cách trồng cây trúc nhật
Tách bụi
Chuẩn bị đất trồng thoát nước tốt giàu chất dinh dưỡng, chuẩn bị sẵn hỗn hợp trong chậu, đất có thể trộn thêm trấu, phân hữu cơ, mùn, xơ dừa tỷ lệ 1:1:1 :
Chọn cây mẹ tốt khỏe mạnh, xác định bụi cần tách. Đào tách cây con bằng cách đào cây mẹ, loại bỏ hết đất, sau đấy tiến hành cắt rời cây con rồi đem trồng vào chậu đã chuẩn bị trên. Cod 2 cách trồng, 1 là trồng vào đất, 2 là trồng vào nước dạng thủy canh.
Khi đặt vào chậu chúng ta lấp đất nhẹ lên bề mặt và nén chặt, tưới lượng nước vừa đủ.
Giâm cành
Đầu tiên chúng ta cũng chọn cành khỏe mạnh, cành bánh tẻ, không non quá và cũng không già quá. Cắt khu vực cành có khoảng 2 cặp lá, loại bỏ các tàn dư gần gốc cắt, sau đó để nơi thoáng mát. Chuẩn bị hỗn hợp để giâm cành, hỗn hợp gồm ít đất, tro trấu, xơ dừa tỷ lệ 1: 1 trộn lẫn với nhau và cho vào bầu hoặc khay bầu. Cắm cành giâm vào hỗn hợp vừa chuẩn bị ở trên. Sau đó đặt nơi thoáng mát và tưới nước vừa đủ. Trước khi giâm cành xuống chúng ta có thể ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ.
Khoảng 1 tháng rễ sẽ bắt đầu mọc nhiều, để cây cứng cáp chugs ta có thể để 45 ngày sau đấy mới bứng ra khỏi bầu để đem trồng ra chậu riêng. Khi trồng chúng ta nên bỏ vỏ nilong của bầu rồi đặt cây vào chậu đã có đất sẵn. Vun đất và tưới thêm tước lượng vừa đủ.
3.3 Cách chăm sóc cây trúc nhật
Nước: Cây không yêu cầu quá nhiều nước, tuy nhiên chúng ta phải tưới thường xuyên và điều độ, tránh để tình trạng cây quá khô, hoặc tưới cây quá đẫm nước . Có thể tưới 3 đến 4 ngày 1 lần, thời điểm tưới tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều tối .
Ánh sáng: Cây ưa sáng, chịu được bóng nhưng không ở thời gian dài, vì thế nếu đê cây ở các vị trí thiếu ánh sáng như trong nhà, thì chúng ta nên thực hiện công tác phơi nắng cho cây, tốt nhất là nên phơi nắng 3 lần, hoặc 2 lần /1 tuần, thời điểm phơi nắng tốt nhất là vào buổi sáng, tránh tình trạng phơi cây ở giữa trưa nhiệt độ 35 đến 40 độ C. Cây dễ bị mất nước và héo nhanh.
Nhiệt độ: Nhiệt độc thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt là từ 23 đến 28 độ C.
Đất : Cây trúc nhật thích hợp trồng ở đất có độ thoát nước tốt, tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm vừa phải.
Phân bón: Cây trúc nhật không yêu cầu khắt khe về phân bón tuy nhiên để cây sinh trưởng xanh tốt, lá và thân mượt thì chúng ta có thể sử dụng bón thêm phân hữu cơ, phân bón lá liều lượng 2 đến 3 tuần 1 lần, luân phiên nhau.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cẩm Nang Những Điều Cần Biết Về Cách Sắp Xếp Ban Thờ Nhà Bạn Chuẩn Phong Thủy trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!