Xu Hướng 9/2023 # Chẩn Đoán Và Điều Trị Thủy Đậu Trên Phụ Nữ Mang Thai # Top 11 Xem Nhiều | Globalink.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chẩn Đoán Và Điều Trị Thủy Đậu Trên Phụ Nữ Mang Thai # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chẩn Đoán Và Điều Trị Thủy Đậu Trên Phụ Nữ Mang Thai được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chẩn đoán và điều trị thủy đậu trên phụ nữ mang thai

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết do Varicella  Zoster Virus (VZV), thuộc họ Herpes virus gây nên.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ THỦY ĐẬU

TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI

(Nguồn: Hướng dẫn điều trị 2023 – Bệnh Viện Hùng Vương)

 

GIỚI THIỆU

 Định nghĩa

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết do Varicella  Zoster Virus (VZV), thuộc họ Herpes virus gây nên.

  • Tần suất mắc

    Bệnh thủy đậu là bệnh thường gặp và rất phổ biến ở Việt Nam

    Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan thành dịch, vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

  • Dịch tễ học

    Tác nhân gây bệnh là Virus Varicella Zoster. Trên lâm sàng virus gây nên bệnh thủy đậu (tiên phát) và zona (thứ phát). Người là ổ chứa bệnh duy nhất Lây trực tiếp qua đường hô hấp (các giọt nước bọt), và khi tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da và niêm mạc. Thời gian lây nhiễm khoảng 1 tuần (từ 1-2 ngày trước khi nổi mụn nước đến khi các mụn nước đóng vảy). Khả năng lây nhiễm cao, sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững.

  • Triệu chứng

    Lâm sàng

    Thời gian ủ bệnh: Thay đổi từ 10 – 21 ngày, trung bình 15 ngày không triệu chứng.

    Thời gian khởi phát: Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đôi khi có đau bụng nhẹ. Có thể xuất hiện những nốt hồng ban, kích thước vài mm nổi trên nền da bình thường. Thời kỳ này khoảng 24 giờ. Ở thiếu niên và người lớn triệu chứng thường nặng hơn.Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch thường sốt cao hơn và thời gian khởi phát dài hơn.

    Thời kỳ toàn phát: Trên da mặt, đầu, niêm mạc, cổ, lưng nổi những nốt đậu hình tròn hoặc hình giọt nước trên viền da màu hồng. Nốt đậu thường có đường kính 3-10 mm, lúc đầu chứa một chất dịch trong, sau khoảng 24 giờ thì hóa đục. Chúng mọc nhiều đợt trên một vùng da nên ta có thể thấy chúng ở nhiều lứa tuổi khác nhau: dạng phát ban, dạng nốt đậu trong, nốt đậu lục, dạng đóng mày. Các nốt đậu xuất hiện liên tục trong 5 ngày đầu tiên; chi dưới là nơi cuối cùng có các nút đậu.

    Nốt đậu có thể mọc ở niêm mạc miệng, đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, âm đạo, gây ra các triệu chứng nuốt đau, khó thở, tiểu rát… Bệnh nhân thường bị ngứa nhẹ, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt. Số lượng nốt đậu ngày càng nhiều bệnh càng tăng.

  • Cận lâm sàng

     Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.

     Huyết thanh chẩn đoán: Có thể phát hiện kháng thể kháng virus thủy đậu.

  • Biến chứng

    Ảnh hưởng trên thai phụ:

    Bội nhiễm:

    Thường gặp nhiễm trùng da do liên cầu và tụ cầu vàng. Biến chứng xảy ra do nốt đậu bị vỡ hoặc da bị trầy xước do bệnh nhân gãi gây viêm mủ da, chốc lỡ thậm chí gây viêm cầu thận cấp… Nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng, để lại sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn huyết.

  • Viêm phổi:

       Chiểm 5% – 10% thai phụ nhiễm thủy đậu bị viêm phổi. Yếu tố nguy cơ viêm phổi ở thai phụ là hút thuốc lá và trên 100 nốt thủy đậu. Hầu hết xảy ra khoảng từ ngày thứ 4. Bệnh nhân sốt cao, khó thở, đau ngực, ho ra máu. X-quang có hình ảnh tẩm nhuộm dạng nốt và viêm phổi mô kẽ. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong cho thai phụ bị nhiễm thủy đậu vào tam cá nguyệt thứ 3.

  • Biến chứng thần kinh:

    Hội chứng Guillain-Barré

    Viêm não – màng não: thường gặp ở người lớn, tỉ lệ tử vong ở biến chứng này khoảng 5-25%. Triệu chứng thường gặp là bệnh nhân đột ngột tăng lên, nhức đầu, li bì, nhiều khi co giật và liệt. Khám có hội chứng màng não. Nước não tủy trong, có tăng bạch cầu lympho, albumin tăng nhẹ.

    Đặc biệt, sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt động (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20 hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra sang thương của bệnh Zona.

    Các biến chứng thần kinh khác có thể gặp là áp-xe não hoặc tủy sống.

  • Ảnh hưởng trên thai:

    Mẹ mắc thủy đậu trong tam cá nguyệt đầu không tăng nguy cơ sẩy thai.

    Mẹ mắc thủy đậu khi mang thai dưới 20 tuần sinh con ra có khoảng 2% bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh (FVS Fetal varicella syndrom) như sẹo da, nhẹ cân, teo cơ, chậm tăng trưởng, bất thường ở mắt (mắt nhỏ bất thường, đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc), thiểu sản chi, bất thường hệ thần kinh (co giật, chậm phát triển trí tuệ, đầu nhỏ, não úng thủy, teo vỏ não…)

    Mẹ mắc thủy đậu trước khi sinh trên 1 tuần diễn biến lành tính, khi sinh trẻ có kháng thể nên không nguy hiểm lắm.

    Mẹ mắc thủy đậu từ 5 ngày đến 2 ngày sau khi sinh, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh thủy đậu chu sinh và tỉ lệ tử vong cao khoảng 30%.

  • Chẩn đoán

    Dựa vào các đặc điểm lâm sàng và kết quả CLS. Hoặc có thể thấy các triệu chứng sau:

    Bệnh khởi phát đột ngột.

    Triệu chứng toàn thân nhẹ.

    Ban mọc không theo thứ tự, mọc thành nhiều đợt cách nhau 3-4 ngày, ban ở chân tóc bao giờ cũng có.

    Trên cùng một vùng da có nhiều tuổi ban khác nhau.

    Khi ban lặn không để lại sẹo. Trường hợp nhiễm khuẩn mới để lại sẹo.

  •   Chẩn đoán phân biệt

    Bệnh thủy đậu cần chẩn đoán phân biệt với các loại bệnh sau:

    Zona:

     Cũng do VZV gây ra. Thường gặp ở người lớn tuổi và những người có tình trạng suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV, bệnh Hodgkin, Lymphoma, đang điều trị bằng các thuốc ức chế MD…. Lâm sàng: zona ngực, zona mắt, sau tai, đầu… Ở ngực: thường gặp nhất các nốt phòng chỉ xuất hiện một bên dọc theo các dây thần kinh liên sườn. Đầu tiên xuất hiện các nốt nhỏ, màu hồng. Sau đó chúng trở nên tròn và to hơn nằm thành từng nhóm. Dịch đục sau 5 ngày và lặn sau 10 ngày, để lại sẹo nhỏ màu hồng nhạt. Zona ngực gây đau đớn cho bệnh nhân. Vùng da tại chỗ thường giảm cảm giác. Tiến triển: 2-3 tuần. Ở mắt: thường gặp ở người già, tổn thương một trong ba nhánh của dây thần kinh thị giác. Có thể viêm giác mạc kèm liệt vận nhãn. Biến chứng: đau kéo dài sau zona.

  • Nốt đậu do HSV (Herper Simplex Virus):

    Nhiễm trùng do HSV thường gặp trên những vùng da có sẵn bệnh như chàm, viêm da dị ứng. Bệnh nhân thường không sốt, số lượng và kích thước nốt đậu nhỏ hơn. Chẩn đoán xác định dựa vào phân lập virus.  

  • ĐIỀU TRỊ

    Khi phơi nhiễm

    Đối với những thai phụ có phơi nhiễm với bệnh mà những thai phụ này chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chủng ngừa, nên dùng Varicella – zoster immune globulin (VZIG) càng sớm càng tốt. VZIG có hiệu quả trong vòng 10 ngày sau tiếp xúc bệnh nhân nhiễm thủy đậu.

    Không dùng VZIG khi đã có triệu chứng: sốt, bóng nước.

    Những thai phụ có tiền sử tiếp xúc thủy đậu nên được khám thai như một trường hợp nhiễm 8-28 ngày nếu chích VZIG hay trong vòng 8-21 ngày nếu không chích VZIG

  • Khi có triệu chứng

    Trước 20 tuần

    Thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.

    Trước khi khám thai nên đặt lịch trước và thông báo với bác sĩ lâm sàng về tình trạng bệnh thủy đậu của bản thân để được khám cách ly.

    Việc sử dụng Acyclovir đường uống nên được xem xét cân nhắc.

    Dùng Acyclovir đường tĩnh mạch đối với tất cả câc thai phụ nếu thủy đậu có biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não.

    Nên siêu âm hình thái cẩn thận ở thai phụ 16-20 tuần hay 5 tuần sau nhiễm.

    Thai phụ nhiễm thủy đậu hay có sự chuyển đổi huyết thanh trong 28 tuần đầu, nguy cơ em bé có Hội chứng thủy đậu bẩm sinh thấp dưới 1-2%.

  • Sau 20 tuần

     Trong vòng 24 giờ đầu sau nổi mụn nước, thai phụ nên dùng Acylovir đường uống càng sớm càng tốt.

  • Bốn tuần cuối thai kỳ và sau sanh

    Trong vòng 4 tuần cuối, nếu bà mẹ nhiễm thủy đậu, nguy cơ em bé sanh ra nhiễm thủy đậu toàn thân rất cao. Cho nên nếu có kể hoạch sanh nên tránh 7 ngày đầu tiên sau sau khi khởi phát bệnh.

    Thai phụ khi sanh sẽ được tuân thủ cách ly theo phát đồ của CDC.

    Sau sanh, em bé nên được bác sĩ sơ sinh đánh giá.

    Bà mẹ có thể cho con bú nếu đủ sức khỏe.

  • Phòng bệnh thủy đậu

    Phòng bệnh không đặc hiệu

    Phát hiện bệnh sớm để cách ly, tránh tiếp xúc với bệnh nhân.

    Tiêm globulin miễn dịch:

      Mục đích: phòng ngừa thủy đậu ở những người bị suy giảm miễn dịch khi tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu.

     Liều lượng : 0,3ml/kg, tiêm bắp một lần.

     Liều lượng có thể dao động từ 2-10ml .

  • Phòng bệnh đặc hiệu

    Vaccine chống thủy đậu (vaccine sống giảm độc lực) có hiệu quả bảo vệ cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu.

    Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm một lần.

    Trẻ em trên 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm một lần.

    Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

    Tất cả các phụ nữ nên được chích ngừa thủy đậu trước khi mang thai.

    Nếu trong thời gian chích ngừa, phát hiện có thai, đây không phải là chỉ định để chấm thai kỳ.

    Các cơ sở y tế lớn nên đảm bảo có phòng cách ly cho các trường hợp nhiễm thủy đậu.

                         

    Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết do Varicella Zoster Virus (VZV), thuộc họ Herpes virus gây nên.Tác nhân gây bệnh là Virus Varicella Zoster.Trên lâm sàng virus gây nên bệnh thủy đậu (tiên phát) và zona (thứ phát).Người là ổ chứa bệnh duy nhấtLây trực tiếp qua đường hô hấp (các giọt nước bọt), và khi tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da và niêm mạc. Thời gian lây nhiễm khoảng 1 tuần (từ 1-2 ngày trước khi nổi mụn nước đến khi các mụn nước đóng vảy). Khả năng lây nhiễm cao, sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững.Nốt đậu có thể mọc ở niêm mạc miệng, đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, âm đạo, gây ra các triệu chứng nuốt đau, khó thở, tiểu rát…Bệnh nhân thường bị ngứa nhẹ, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt. Số lượng nốt đậu ngày càng nhiều bệnh càng tăng.Thường gặp nhiễm trùng da do liên cầu và tụ cầu vàng. Biến chứng xảy ra do nốt đậu bị vỡ hoặc da bị trầy xước do bệnh nhân gãi gây viêm mủ da, chốc lỡ thậm chí gây viêm cầu thận cấp… Nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng, để lại sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn huyết.Chiểm 5% – 10% thai phụ nhiễm thủy đậu bị viêm phổi. Yếu tố nguy cơ viêm phổi ở thai phụ là hút thuốc lá và trên 100 nốt thủy đậu. Hầu hết xảy ra khoảng từ ngày thứ 4. Bệnh nhân sốt cao, khó thở, đau ngực, ho ra máu. X-quang có hình ảnh tẩm nhuộm dạng nốt và viêm phổi mô kẽ. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong cho thai phụ bị nhiễm thủy đậu vào tam cá nguyệt thứ 3.Dựa vào các đặc điểm lâm sàng và kết quả CLS.Hoặc có thể thấy các triệu chứng sau:Bệnh thủy đậu cần chẩn đoán phân biệt với các loại bệnh sau:Cũng do VZV gây ra. Thường gặp ở người lớn tuổi và những người có tình trạng suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV, bệnh Hodgkin, Lymphoma, đang điều trị bằng các thuốc ức chế MD….Lâm sàng: zona ngực, zona mắt, sau tai, đầu…Ở ngực: thường gặp nhất các nốt phòng chỉ xuất hiện một bên dọc theo các dây thần kinh liên sườn. Đầu tiên xuất hiện các nốt nhỏ, màu hồng. Sau đó chúng trở nên tròn và to hơn nằm thành từng nhóm. Dịch đục sau 5 ngày và lặn sau 10 ngày, để lại sẹo nhỏ màu hồng nhạt.Zona ngực gây đau đớn cho bệnh nhân. Vùng da tại chỗ thường giảm cảm giác. Tiến triển: 2-3 tuần.Ở mắt: thường gặp ở người già, tổn thương một trong ba nhánh của dây thần kinh thị giác. Có thể viêm giác mạc kèm liệt vận nhãn.Biến chứng: đau kéo dài sau zona.Nhiễm trùng do HSV thường gặp trên những vùng da có sẵn bệnh như chàm, viêm da dị ứng. Bệnh nhân thường không sốt, số lượng và kích thước nốt đậu nhỏ hơn. Chẩn đoán xác định dựa vào phân lập virus.

    Thủy Đậu Ở Phụ Nữ Có Thai

    Virus Varicella-zoster (VZV) là một trong tám loại herpes virus gây bệnh ở người. Nhiễm thủy đậu ở trẻ em thường nhẹ, bệnh tự giới hạn trong 1 – 2 tuần, trong khi nhiễm trùng ở người lớn thường nặng hơn với các biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong. Thủy đậu ở phụ nữ có thai thường có nhiều biến chứng, viêm phổi do thủy đậu thường nặng nề và có thể dẫn đến những bất thường bẩm sinh cho con.

    Nhiễm VZV gây ra hai dạng bệnh khác nhau trên lâm sàng: varicella (thủy đậu) và herpes zoster (bệnh zona).

    Thủy đậu: Nhiễm VZV nguyên phát dẫn đến phát ban mụn nước lan tỏa. Thủy đậu tiên phát ở phụ nữ có thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi:

    < 2% thủy đậu gặp ở người lớn nhưng tỷ lệ tỷ vong do thủy đậu chiếm ¼ ở độ tuổi này. Vì vậy, phụ nữ mang thai là nhóm bệnh nhân nguy cơ biến chứng và tử vong cao đáng kể.

    Mẹ mắc thủy đậu trong thời kỳ đầu mang thai (8 – 20 tuần), thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh, đặc trưng bởi chứng chi ngắn, tổn thương da, bất thường về thần kinh và cấu trúc mắt.

    Bệnh thủy đậu ở bà mẹ khi mang thai có nguy cơ phát triển bệnh zona ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    Mẹ mắc bệnh thủy đậu ngay trước hoặc ngay sau khi sinh, em bé có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sơ sinh.

    Tỷ lệ mắc thủy đậu không cao hơn ở phụ nữ mang thai so với mặt bằng chung của người lớn, nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn. Viêm phổi do thủy đậu chiếm 10 – 20 % các nhiễm trùng gây biến chứng ở thai kì. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi do thủy đậu khi mang thai bao gồm tiền sử hút thuốc và nhiều hơn 100 tổn thương mụn nước ở da.

    Các nghiên cứu thực hiện từ năm 1986 – 2002 cho thấy hội chứng thủy đậu bẩm sinh là không phổ biến, 2% phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu trong 20 tuần đầu thai kì sinh con mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Trong nghiên cứu tiến cứu lớn nhất về bệnh thủy đậu ở mẹ, đã có 344 trường hợp mắc zona ở mẹ và không có trường hợp nào mắc bệnh thủy đậu bẩm sinh ở con.

    Tiêm phòng thủy đậu đã làm giảm số lượng nhiễm trùng thủy đậu ở mẹ và thai nhi, giảm 85% các trường hợp mắc bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh so với thời kì chưa có vaccine thủy đậu.

    3.ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

    3.1 Thủy đậu không biến chứng: Hình thái lâm sàng giống thủy đậu thông thường.

    – Cơ năng: Thường ngứa, có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau mỏi cơ 1 -4 ngày trước khi phát ban da.

    – Phát ban da: thường khởi đầu ở mặt, sau đó lan đến thân mình và tứ chi, tiến triển từ 1 – 4 ngày. Bắt đầu là sẩn đó , sau đó hình thành mụn nước lõm giữa, nếu bội nhiễm hình thành các mụn mủ. Các tổn thương vỡ sau đó đóng vảy, vảy bong có thể để lại dát tăng giảm sắc tố do viêm.

    3.2 Thủy đậu có biến chứng;

    Viêm phổi do thủy đậu là biến chứng thường gặp nhất do thủy đậu ở phụ nữ có thai. Các dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu là ho, khó thở, sốt và thở nhanh. Viêm phổi thường phát triển trong vòng một tuần sau khi phát ban. Diễn biến lâm sàng không thể dự đoán và có thể nhanh chóng tiến triển đến tình trạng thiếu oxy và suy hô hấp. X-quang ngực có hình ảnh thâm nhiễm lan tỏa hoặc các nốt trong phân bố quanh 2 rốn phổi.

    4.BIẾN CHỨNG

    4.1 Hội chứng thủy đậu bẩm sinh, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1947, được đặc trưng bởi:

    Sẹo da

    Bất thường về thần kinh (ví dụ, chậm phát triển tâm thần, tật đầu nhỏ, não úng thủy, co giật, hội chứng Horner)

    Bất thường ở mắt (ví dụ, teo dây thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể, viêm màng bồ đào, rung giật nhãn cầu)

    Bất thường về chi thể (chi ngắn, teo, nhược chi)

    Bất thường đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày, tắc ruột)

    Cân nặng khi sinh thấp

    Hội chứng thủy đậu bẩm sinh có tỷ lệ tử vong là 30% trong vài tháng đầu đời và 15% nguy cơ phát triển zona trong bốn năm đầu đời.

    4.3 Nhiễm thủy đậu sơ sinh – Nhiễm thủy đậu sơ sinh là kết quả của việc truyền virus từ mẹ sang thai nhi ngay trước khi sinh ( 5 ngày trước sinh đến 2 ngày sau sinh).

    5.CHẨN ĐOÁN

    5.1 Thủy đậu thai kì:

    Chẩn đoán dựa vào lâm sàng.

    Nếu có nghi ngờ về chẩn đoán lâm sàng, có thể làm thêm xét nghiệm PCR dịch mụn nước hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang. VZV cũng có thể được nuôi cấy từ dịch mụn nước, mặc dù virus nhân lên chậm và nuôi cấy kém nhạy hơn các kỹ thuật phát hiện trực tiếp.

    Xét nghiệm huyết thanh thường không cần thiết để chẩn đoán bệnh thủy đậu ở mẹ và có thể gây nhầm lẫn do các xét nghiệm khác nhau về độ nhạy và độ đặc hiệu.

    Chẩn đoán viêm phổi do varicella nên được xem xét khi một phụ nữ mang thai có tổn thương da điển hình, tiếp xúc với nguồn lây và có các triệu chứng hô hấp.

    5.2 Hội chứng varicella bẩm sinh

    Chẩn đoán trước sinh – Sau khi nhiễm trùng mẹ, nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh có thể được ước tính bằng cách sử dụng xét nghiệm PCR máu hoặc nước ối thai nhi tìm DNA VZV kết hợp với siêu âm để phát hiện các bất thường của thai nhi.

    Xét nghiệm PCR có độ nhạy cao, thực hiện từ tuần 17 -21 thai kì. Siêu âm hình thái thai nên thực hiện năm tuần sau khi nhiễm trùng mẹ để đánh giá các bất thường của thai nhi phù hợp với hội chứng thủy đậu bẩm sinh, siêu âm lặp lại từ 22 đến 24 tuần được chỉ định. Nếu siêu âm lặp lại là bình thường, nguy cơ hội chứng varicella bẩm sinh là rất thấp. Nếu siêu âm cho thấy bằng chứng của hội chứng thủy đậu bẩm sinh, mẹ nên được tư vấn về khả năng mắc bệnh thai nhi.

    Chẩn đoán sau sinh – Chẩn đoán hội chứng thủy đậu bẩm sinh dựa vào.

    Tiền sử nhiễm thủy đậu của mẹ trong ba tháng đầu hoặc 3 tháng giữa của thai kỳ

    Bất thường thai nhi phù hợp với hội chứng thủy đậu bẩm sinh

    Bằng chứng nhiễm trùng VZV trong tử cung, dựa vào: xét nghiệm PCR tìm DNA virus ở trẻ sơ sinh; sự hiện diện của kháng thể IgM đặc hiệu VZV trong máu cuống rốn; sự tồn tại của VZV IgG sau bảy tháng tuổi; mắc bệnh zona trong giai đoạn sớm.

    6.ĐIỀU TRỊ THỦY ĐẬU TRONG THAI KÌ

    6.1 Thủy đậu không biến chứng.

    – Khuyến cáo điều trị bằng acyclovir đường uống cho tất cả phụ nữ mang thai: 800 mg x 5 lần/ngày x 7 ngày, điều trị bằng acyclovir có hiệu quả nhất trong vòng 24 giờ đầu.

    Chưa có nghiên cứu về sử dụng acyclovir đường uống trong điều trị thủy đậu không biến chứng ở phụ nữ mang thai. Mặc dù dữ liệu động vật và dữ liệu quan sát từ phụ nữ có thai lớn không cho thấy khả năng gây quái thai của acyclovir. Một nghiên cứu tiến cứu trên thai kỳ phơi nhiễm acyclovir cho thấy tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh hoặc thay đổi mô hình dị tật bẩm sinh ở 596 trẻ được theo dõi.

    Một thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng giả dược ở người trưởng thành nam và nữ đánh giá hiệu quả của acyclovir trong vòng 72 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng cho thấy vết thương ngoài da lành nhanh hơn và thời gian sốt rút ngắn hơn.

    6.2 Viêm phổi do thủy đậu

    – Viêm phổi do thủy đậu ở thai kì là một cấp cứu y tế, tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai khi chưa có thuốc kháng virus là 36- 40%. Mặc dù không có thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát acyclovir trong điều trị viêm phổi thủy đậu, dữ liệu quan sát cho thấy tác động có lợi của liệu pháp kháng vi-rút đối với tỷ lệ tử vong của mẹ.

    Một nghiên cứu hồi cứu 21 trường hợp viêm phổi do varicella ở phụ nữ mang thai được điều trị bằng acyclovir, tỷ lệ tử vong là 14%, thấp hơn so với nhóm phụ nữ không được điều trị.

    Một nghiên cứu quan sát trên 18 bệnh nhân bị viêm phổi thủy đậu, 12 bệnh nhân trong đó cần đặt nội khí quản và thở máy được điều trị bằng acyclovir, tỷ lệ tử vong là 0%.

    Mặc dù acyclovir đi qua nhau thai, chưa có dữ liệu chứng minh thuốc kháng vi rút này có làm giảm nguy cơ mắc hội chứng vthủy đậu bẩm sinh hay không.

    7.TÓM TẮT VÀ KIẾN NGHỊ

    Nhiễm virut Varicella-zoster (VZV) gây ra hai dạng bệnh khác nhau trên lâm sàng: varicella (thủy đậu) và herpes zoster (bệnh zona). Thủy đậu thường nhẹ, tự giới hạn ở trẻ em khỏe mạnh, nhưng đôi khi có thể dẫn đến bệnh tật nghiêm trọng khi mang thai.

    Tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu thấp ở người lớn vì hầu hết đều có kháng thể với virus. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu không tăng ở nhóm phụ nữ mang thai, nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh cao hơn trong thai kỳ.

    Tỷ lệ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh ở phụ nữ có thai mắc thủy đậu thường thấp (0,4-2%).

    Varicella rất dễ lây lan, thời gian dễ lây lan nhất từ một đến hai ngày trước khi phát ban cho đến khi các tổn thương bị vỡ. Lây truyền VZV từ mẹ sang con có thể xảy ra ở tử cung, chu sinh hoặc sau sinh.

    Một trong những biến chứng thường gặp nhất cho mẹ nhiễm thủy đậu thai kỳ là viêm phổi, diễn biến lâm sàng là không thể dự đoán và có thể nhanh chóng tiến triển đến tình trạng thiếu oxy và suy hô hấp, với tỷ lệ tử vong cao.

    Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi sẹo ở da, chậm phát triển và các bất thường về thần kinh, mắt và chi.

    Chẩn đoán nhiễm trùng thủy đậu ở mẹ dựa vào lâm sàng với các phát ban mụn nước đặc trưng.

    Sử dụng xét nghiệm PCR của máu thai nhi hoặc nước ối để tìm VZV DNA có thể dự đoán khả năng mắc thủy đậu ở con, kết hợp với siêu âm để phát hiện các bất thường cấu trúc của thai nhi.

    Acyclovir không gây quái thai, khuyến cáo sử dụng acyclovir đường uống cho phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu không biến chứng (Độ 2C), cho phụ nữ mang thai bị viêm phổi thủy đậu (Độ 1B). Acyclovir nên được tiêm tĩnh mạch với liều 10 mg / kg cứ sau 8 giờ ở những bệnh nhân bị nhiễm thủy đậu biến chứng.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO:

    Laura E Riley, MD, Varicella-zoster virus infection in pregnancy, uptodate, 8/2023.

    Lamont RF, Sobel JD, Carrington D, et al. Varicella-zoster virus (chickenpox) infection in pregnancy. BJOG 2011; 118:1155.

    Marin M, Güris D, Chaves SS, et al. Prevention of varicella: recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep 2007; 56:1.

    Enders G, Miller E, Cradock-Watson J, et al. Consequences of varicella and herpes zoster in pregnancy: prospective study of 1739 cases. Lancet 1994; 343:1548.

    Cohen A, Moschopoulos P, Stiehm RE, Koren G. Congenital varicella syndrome: the evidence for secondary prevention with varicella-zoster immune globulin. CMAJ 2011; 183:204.

    Stagno S, Whitley RJ. Herpesvirus infections of pregnancy. Part II: Herpes simplex virus and varicella-zoster virus infections. N Engl J Med 1985; 313:1327.

    Bài viết: BSNT Nguyễn Thị Thảo Nhi

    Đăng bài: Phòng CTXH

    #1 Mang Thai Bị Thủy Đậu: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

    Bệnh thủy đậu là gì?

    Theo dân gian, bệnh thủy đậu được biết đến với tên gọi là trái rạ. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus varicella zoster gây nên và lây qua 2 con đường chính là: hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với da.

    Bệnh thủy đậu thường xảy ra ở trẻ em, thời gian ủ bệnh khoảng 14 ngày. Nếu được phát hiện sớm, điều trị và kiêng cữ đúng cách thì bệnh thủy đậu không nguy hiểm cho trẻ em, nhưng với phụ nữ mang thai thì lại khác. Theo các nghiên cứu khoa học, khoảng 10 – 20% phụ nữ mang thai bị thủy đậu có nguy cơ bị biến chứng thành bệnh viêm phổi vô cùng nguy hiểm.

    Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của những người mắc bệnh thủy đậu thường là: sốt, mệt mỏi, nổi bóng nước ở khắp nơi trên cơ thể.

    Bệnh thủy đậu ảnh hưởng trên thai kỳ như thế nào?

    Những chị em đã từng tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu, hoặc từng mắc căn bệnh này trước khi mang thai thì có thể miễn dịch với thủy đậu. Tuy nhiên, những chị em mang thai, nhưng chưa từng viêm vacxin phòng bệnh thủy đậu, hoặc chưa từng mắc thủy đậu, mà bị nhiễm thủy đậu trong thời gian mang thai, thì sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của thai nhi. Bởi lẽ trẻ khi được sinh ra sẽ có nguy cơ mắc hội chứng varicella với các dị tật bẩm sinh như:

    Trên cơ thể có sẹo

    Có vấn đề với xương, cơ bắp

    Tay hoặc chân không được hình thành chính xác, hoặc bị tê liệt

    Bị động kinh

    Bị hội chứng microcephaly (đầu của trẻ nhỏ hơn so với những bé cùng tuổi và cùng giới tính)

    Theo thống kê, khoảng 1 – 2% em bé mắc hội chứng varicella bẩm sinh là do có mẹ nhiễm thủy đậu trong 20 tuần đầu mang thai. Do đó, để tránh việc trẻ bị mắc khuyết tật bẩm sinh do thủy đậu gây ra, mẹ bầu cần báo với bác sĩ và siêu âm kiểm tra định kỳ.

    Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?

    Sau khi nhiễm thủy đậu, cơ thể của chúng ta sẽ sinh ra kháng thể chống lại căn bệnh này. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng yếu vẫn có thể mắc thủy đậu trở lại. Thông thường, căn bệnh này sẽ phát triển qua 4 giai đoạn như sau:

    Giai đoạn ủ bệnh

    Thời gian ủ bệnh của thủy đậu thường kéo dài từ 7 – 14 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh còn có thể rút ngắn hơn với những phụ nữ đang mang thai, những người có hệ miễn dịch yếu, hay những người cao tuổi.

    Giai đoạn khởi phát

    Giai đoạn khởi phát thường kéo dài từ 1 – 2 ngày. Vào khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ thấy có thể xuất hiện những triệu chứng lâm sàng như:

    Giai đoạn toàn phát

    Giai đoạn toàn phát là khi trên cơ thể của bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu như:

    Giai đoạn bình phục

    Bệnh thủy đậu thường khỏi sau 7 ngày dựa vào việc chăm sóc sức khỏe và kiêng kem của người bệnh. Lúc này, các nốt mụn nước mẩn đỏ sẽ đóng vảy và bong ra. Vì vậy, nếu không muốn để lại sẹo, mọi người cần phải chăm sóc đúng cách.

    Nhìn chung, bệnh thủy đậu sẽ mất từ 1 – 3 tuần để xuất hiện tất cả các dấu hiệu cụ thể. Từ giai đoạn toàn phát cho tới giai đoạn bình phục, người bệnh sẽ mất thêm khoảng 7 – 10 ngày nữa. Với những phụ nữ mang thai, người già yếu, hay có hệ miễn dịch yếu, người bệnh sẽ mất khoảng 14 – 21 ngày mới khỏi hoàn toàn.

    Khi bị thủy đậu có tắm được không?

    Theo dân gian khi bị nhiễm thủy đậu thì phải tránh ra ngoài gió và không được tắm. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, để nhanh khỏi bệnh, mọi người nên tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm và sạch. Thêm vào đó, khi tắm, người bệnh không được dùng tay hay khăn chà mạnh lên da, tránh để các nốt mụn nước vỡ ra, bị lở loét và lây lan rộng hơn.

    Bệnh thủy đậu có cần kiêng gió không?

    Sự thật là gió không hề tác động gì đến bệnh thủy đậu. Thế nhưng, các bạn chỉ nên bật quạt số nhỏ để làm khô ráo mồ hôi và làm căn phòng trở nên thoáng mát hơn. Để cơ thể không bị nhiễm lạnh, khiến căn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh không nên bật quạt quá lớn, hoặc ra ngoài chơi khi gió thổi quá mạnh.

    Tần suất mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ

    Theo các nghiên cứu khoa học, số lượng mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu trong quá trình mang thai không quá nhiều. Trong số 10.000 phụ nữ mang thai, chỉ có 5 – 7 người mắc bệnh thủy đậu. Bởi lẽ hầu hết mẹ bầu đều đã từng mắc căn bệnh này, hoặc đã được tiêm vắc xin phòng bệnh trước đó rồi.

    Cách xử trí khi thai phụ bệnh thủy đậu

    Với những phụ nữ mang thai bị thủy đậu cần phải thực hiện những biện pháp sau:

    Nghỉ ngơi nhiều hơn

    Uống nhiều nước

    Ăn thức ăn mềm, dạng lỏng, để dễ tiêu hóa

    Dùng thuốc paracetamol để hạ sốt

    Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ

    Tránh làm vỡ mụn nước

    Đến ngay Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng, như mắc bệnh viêm phổi.

    Những hệ lụy nguy hiểm có thể gặp nếu mắc thủy đậu khi mang thai

    Có khoảng 10 – 20% phụ nữ mang thai bị thủy đậu có nguy cơ mắc viêm phổi do virus varicella gây ra. Trong số đó, có khoảng 40% người bệnh có nguy cơ bị tử vong.

    Đặc biệt, với những mẹ bầu bị thủy đậu lần đầu tiên trong đời, thì căn bệnh này sẽ ảnh hưởng tới thai nhi tùy vào giai đoạn khác nhau:

    Với những phụ nữ mang thai bị thủy đậu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhất là từ tuần 8 – 12, thì khoảng 0,4% thai nhi sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Dấu hiệu phổ biến nhất của căn bệnh này là:

    Trong số những em bé bị thủy đậu bẩm sinh thì:

    30% trẻ sơ sinh có nguy cơ bị tử vong trong những tháng đầu đời.

    15% trẻ có khả năng mắc bệnh zona trong 4 năm đầu đời.

    Với những phụ nữ mang thai bị thủy đậu trong 3 tháng giữa của thai kỳ, nhất là từ tuần 13 – 20, thì tỷ lệ thai nhi mắc phải hội chứng thủy đậu bẩm sinh sẽ tăng lên tới 2%.

    Với những mẹ bầu bị thủy đậu từ sau tuần thai thứ 20 trở đi, thì căn bệnh này không tác động nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trẻ sẽ dễ bị thủy đậu khi mẹ bị nhiễm bệnh này vào 5 ngày trước khi sinh, và 2 ngày sau khi sinh. Bởi lẽ lúc này, cơ thể của mẹ chưa sản sinh ra hệ miễn dịch để truyền cho em bé trước khi sinh. Do đó, với những trẻ sơ sinh bị thủy đậu, thì nguy cơ mắc bệnh tử vong lên tới 25 – 30%.

    Điều trị thai phụ bị thủy đậu như thế nào?

    Thai phụ bị thủy đậu nên áp dụng những phương pháp điều trị sau:

    Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe

    Uống thật nhiều nước

    Ăn các món ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa

    Uống thuốc hạ sốt nếu bị sốt

    Giữ vệ sinh sạch sẽ

    Tránh làm vỡ bóng nước

    Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nếu bị thủy đậu nặng

    Thai phụ phơi nhiễm bệnh thủy đậu tiêm vắc-xin gì?

    Thai phụ phơi nhiễm bệnh thủy đậu nguyên phát nên tiêm vắc xin varicella – zoster immune globulin. Tuy nhiên, trước khi tiến hành tiêm vắc xin này, mẹ bầu nên tới Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn có nên tiêm hay không.

    Vắc xin varicella – zoster immune globulin có tác dụng ngăn ngừa biến chứng nặng ở phụ nữ mang thai bị thủy đậu, chứ không có hiệu quả với thai nhi hay trẻ sơ sinh. Do đó, ngay sau khi em bé chào đời, chị em nên đưa bé tới gặp bác sĩ để tư vấn và điều trị theo phác đồ tiêm chủng dành cho trẻ sơ sinh.

    Nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai

    Vắc xin varicella – zoster immune globulin sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi tiêm cho bé từ 1 tuổi trở lên, và những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu trong đời. Cụ thể là:

    Với bé từ 1 – dưới 4 tuổi: nên tiêm 2 mũi vắc xin varicella – zoster immune globulin. Mũi 1 lúc bé 1 tuổi, và mũi 2 lúc bé từ 4 – 6 tuổi.

    Với bé từ 4 – 12 tuổi: nên tiêm 2 mũi vắc xin varicella – zoster immune globulin. Mỗi một mũi cách nhau tối thiểu là 3 tháng.

    Với bé từ 13 tuổi trở lên: nên tiêm 2 mũi vắc xin ngừa thủy đậu. Mỗi một mũi cách nhau từ 1 – 2 tháng.

    Chị em chuẩn bị mang thai: nên tiêm 2 mũi vắc xin ngừa thủy đậu theo chỉ định của bác sĩ trước khi mang thai khoảng 3 tháng.

    Cách dự phòng bệnh thủy đậu

    Nếu chị em đã từng tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu, hoặc đã từng mắc rồi, thì cơ thể đã có đủ miễn dịch để bảo vệ bạn và em bé khỏi bệnh thủy đậu.

    Nếu chị em chưa từng tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu, cũng chưa từng mắc bệnh, nên tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu trước khi thụ thai khoảng 3 tháng.

    Nếu chị em chưa từng tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu, cũng chưa từng mắc bệnh mà lại đang mang thai, nên tiêm vắc xin varicella – zoster immune globulin ngay khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh này.

    Phụ Nữ Mang Thai Mà Bị Thủy Đậu Là Một Thảm Họa!

    Bị thủy đậu khi mang thai là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người mẹ và cả thai nhi vì có thể gây biến chứng nặng, đặc biệt là Viêm phổi. Nếu bị thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầu, virus thủy đậu có thể gây sẩy thai, hay có thể trẻ sẽ bị một số dị tật bẩm sinh khi sinh ra như: bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân,… Nếu trong những ngày sắp sinh hay sau sinh, trẻ bị lây bệnh thủy đậu sẽ bị bệnh rất nặng và dễ dẫn đến nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm.

    Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Cố vấn chuyên môn, Nguyên Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC.

    Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn. Nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sẽ tăng lên khi có kèm Viêm phổi.

    Theo nghiên cứu về dịch tễ học tại Anh và Mỹ, tỷ lệ bị thủy đậu khi mang thai chiếm khoảng 3/1.000. Nếu chiếu theo tỷ lệ này, mỗi năm tại Mỹ có ít nhất 3 triệu phụ nữ mang thai, thì có đến 9.000 trường hợp bị thủy đậu khi mang thai mỗi năm.

    Bà bầu bị thủy đậu có nguy hiểm không?

    Bà bầu bị thủy đậu thường có diễn biến bệnh nặng hơn so với người không mang thai. Bị thủy đậu khi mang thai phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, Viêm màng não, Viêm não, Viêm cầu thận, Viêm cơ tim, Nhiễm khuẩn thứ phát, và trong nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Trong số những biến chứng kể trên, Viêm phổi do thủy đậu là biến chứng thường gặp nhất. Viêm phổi do thủy đậu thường phát triển trong vòng một tuần sau khi phát ban.

    Nếu trong thời gian mang thai, bà bầu có tiếp xúc với người bị thủy đậu thì:

    Trường hợp thứ nhất, nếu trước khi mang thai bà bầu đã từng tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu hay đã từng bị thủy đậu thì trong cơ thể đã có kháng thể chống lại căn bệnh này. Do đó, bà bầu không cần quá lo lắng về nguy cơ mắc bệnh thủy đậu, .Phụ nữ mang thai tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và thăm khám thai định kỳ.

    Trường hợp thứ hai, nếu trước đây bà bầu chưa tiêm vắc xin hoặc chưa từng bị thủy đậu thì sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Do đó, cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm thủy đậu, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và theo dõi tình trạng bệnh.

    Những dấu hiệu khi bị thủy đậu ở bà bầu là phát ban ở dạng nốt phỏng đường kính 1 – 3 mm, xuất hiện ở các vùng như mặt, tay, chân, kèm theo đó là triệu chứng sốt. Nếu không được chăm sóc tốt, những nốt mụn nước có thể vỡ, gây nhiễm trùng để lại sẹo. Trong một số trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn, các nốt mụn nước hóa mủ, ăn sâu xuống lớp da và tạo sẹo. Bị thủy đậu khi mang thai cần phải được theo dõi đồng thời cùng sản khoa thật chặt chẽ để có thể tư vấn thai phụ kịp thời.

    Hệ lụy khi bà bầu bị thủy đậu

    Theo ThS. BS Bùi Ngọc An Pha – Cố vấn chuyên môn, Nguyên Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC, cho biết: “Nếu không may nhiễm vi rút thủy đậu sẽ gây Hội chứng thủy đậu bẩm sinh cho thai nhi. Đây là hội chứng rất nguy hiểm gây dị tật cho thai nhi ví dụ dị tật ở sọ, dị tật gây bại não và đục thủy tinh thể…”.

    Nghiên cứu của Enders G, Miller E và cộng sự (năm 1994) trên 1.739 bệnh nhân cho thấy: 0,4% phụ nữ có thai bị thủy đậu trước tuần thứ 12 sinh con mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh, nguy cơ thuỷ đậu bẩm sinh ở con tăng lên khoảng 2% nếu thai phụ mắc thuỷ đậu xảy ra trong tuần 13 đến tuần thứ 20 của thai kỳ.

    Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là những bóng nước vỡ và để sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là:

    Bất thường về thần kinh như: chậm phát triển trí tuệ, tật đầu nhỏ, não úng thủy, co giật, hội chứng Horner

    Bất thường về mắt như: teo dây thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể, viêm màng võng mạc, tật nhãn cầu nhỏ, rung giật nhãn cầu

    Bất thường các chi: teo/ liệt tứ chi

    Bất thường về tiêu hóa: trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp/ tắc ruột…

    Nếu người mẹ mang thai bị bệnh thủy đậu trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa hoặc thủy đậu sơ sinh do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong bé sơ sinh lúc này lên đến 25 – 30% số trường hợp bị nhiễm.

    Video đề xuất:

    Nếu người mẹ mang thai bị thủy đậu trong 3 tháng giữa, đặc biệt tuần 13 – 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Trong số những trẻ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh, có đến 30% trẻ tử vong trong những tháng đầu đời, và 15% có nguy cơ mắc bệnh Zona trong 4 năm đầu đời.

    Nếu người mẹ mang thai bị thủy đậu trong giai đoạn sớm của thai kỳ (tuần thứ 8 – 12) thì nguy cơ thai nhi bị Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4%

    Cách xử lý khi bị bệnh thủy đậu trong thai kỳ

    Bị thủy đậu khi mang thai, thai phụ cần đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị. Trong thời gian này, thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, thai phụ nên chú ý giữ vệ sinh thân thế, tránh làm vỡ các nốt phỏng nước dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm. Nếu sốt, các bác sĩ có thể dùng thêm thuốc hạ sốt paracetamol.

    Khi thai phụ phơi nhiễm với vi rút thuỷ đậu:

    Đối với những thai phụ chưa được tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh thủy đậu hoặc chưa từng bị thủy đậu trước đó, có thể dùng varicella – zoster immune globulin (VZIG) trong vòng 72 giờ đầu sau phơi nhiễm bệnh. Việc dùng VZIG cho thai phụ chỉ có tác dụng phòng ngừa những biến chứng nặng ở người mẹ, chứ không phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai, hội chứng thủy đậu bẩm sinh, cũng như bệnh thủy đậu sơ sinh. Để dự phòng những biến chứng thủy đậu cho trẻ, các bác sĩ có thể xem xét sử dụng VZIG cho trẻ sơ sinh.

    Khi thai phụ có triệu chứng bệnh thuỷ đậu:

    Tuỳ vào biểu hiện triệu chứng của bệnh và thời gian phơi nhiễm bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng Acyclovir đường uống hoặc đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho cả mẹ và con vì Acyclovir có vai trò ức chế sự phát triển của virus từ đó ức chế sự phát triển bệnh.

    Hướng dẫn phòng ngừa thủy đậu cho bà bầu

    Để chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu trong thời gian thai kỳ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện một số biện pháp như:

    Hạn chế tiếp xúc với người bệnh thủy đậu để phòng tránh lây lan.

    Thường xuyên giữ vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà phòng vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý và sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng.

    Thường xuyên vệ sinh nhà ở, các vật dụng sinh hoạt bằng các chất tẩy rửa thông thường.

    Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai là cách bảo vệ con hiệu quả nhất

    Tiêm vắc xin chính là biện pháp phòng ngừa thủy đậu đơn giản và hiệu quả nhất. Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng vắc xin tốt nhất là trước khi mang thai 3 tháng. Không chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu khi đang mang thai. Nếu chưa thể chích ngừa mà đã có thai, nhất là trong 12 tuần đầu của thai kỳ, thai phụ nên chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, không nên đến chỗ đông người, những nơi có dịch hoặc có người bệnh thủy đậu để tránh lây nhiễm và nhớ mang khẩu trang khi ra đường.

    Để tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh thủy đậu, bạn và gia đình có thể lựa chọn những bệnh viện hoặc Trung tâm tiêm chủng trên cả nước. Như Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC – địa chỉ tiêm chủng vắc xin phòng bệnh thủy đậu uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. VNVC tự hào là trung tâm tiêm chủng hiện đại và có quy mô lớn nhất cả nước hiện nay. Đến với Trung tâm tiêm chủng VNVC, khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm với nguồn gốc và chất lượng của các loại vắc xin khi được nhập khẩu chính hãng từ các hãng sản xuất trong và ngoài nước và được bảo quản trong kho lạnh đạt chuẩn GSP ở nhiệt độ tiêu chuẩn 2 – 8 độ C. Bên cạnh đó, khách hàng còn được trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng 5 sao với những tiện ích đẳng cấp và sang trọng tại VNVC. Phòng tiêm sang trọng, phòng khám, phòng pha sữa, khu vui chơi trong nhà, phòng cho con bú, phòng thay tã bỉm với các loại bỉm tã miễn phí.

    Đối tượng

    Trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.

    Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.

    Lịch tiêm

    Lịch tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:

    Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.

    Khuyến cáo mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.

    Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn:

    Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.

    Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

    Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi:

    Lịch tiêm 2 mũi:

    Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu tiên.

    Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 3 tháng.

    Trẻ từ 13 tuổi và người lớn:

    Lịch tiêm 2 mũi:

    Mũi 1: là mũi tiêm lần đầu tiên.

    Mũi 2: sau mũi 1 ít nhất là 1 tháng (không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào).

    Để đăng ký tiêm vắc xin thủy đậu hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, Bố Mẹ có thể liên hệ tổng đài 028.7300.6595, qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn hệ thống.

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Phụ Nữ Mang Thai Bị Thủy Đậu Con Sinh Ra Có Thể Bị Dị Tật

    Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến dị dạng bào thai ở sọ, da hoặc các bất thường khác về mắt, thần kinh, tay chân ngắn…

    Bệnh thủy đậu (dân gian thường gọi là trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoter gây ra với biến chứng viêm màng não, viêm tủy, giảm tiểu cầu, viêm phổi… Bệnh lây nhiễm và các biến chứng có thể gây ảnh hưởng bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào có thể diễn biến nặng, tử vong.

    Theo bác sĩ Lê Xuân Hòa, Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM, đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến dị dạng bào thai ở sọ, da hoặc các bất thường khác về mắt, thần kinh, tay chân ngắn…

    Bệnh thủy đậu bắt đầu xuất hiện trong 1-2 ngày đầu với các triệu chứng như: sốt cao, người mệt mỏi, đau đầu, ăn không ngon…

    Virus thủy đậu có tính lây nhiễm cao từ người bệnh sang người lành. Virus lây lan trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, khi chạm vào hoặc hít thở phải virus từ mụn nước thủy đậu.

    Tỷ lệ lây nhiễm bệnh thủy đậu cao thường gặp anh chị em trong cùng một gia đình, giữa các bệnh nhân nằm chung phòng, gây thành dịch đối với học sinh cùng lớp học…

    Tại bệnh viện Từ Dũ, hàng năm với hơn 70.000 trường hợp đến khám thai, trong đó có một số không nhỏ thai phụ bệnh thủy đậu. Nhiều nghiên cứu khác nhau xác định tần suất mắc bệnh thủy đậu lần đầu tiên trong thai kỳ khoảng 5/10.000 – 7/10000, bởi vì hầu hết các thai phụ đã từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được chủng ngừa trước đó.

    Theo bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Khoa khám bệnh, bệnh viện Từ Dũ, đối với những thai phụ mắc bệnh thủy đậu lần đầu tiên khi mang thai, sự ảnh hưởng của bệnh trên thai nhi tùy vào từng giai đoạn tuổi thai.

    Trong 3 tháng đầu, đặc biệt tuần lễ thứ 8 đến 12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần.

    Trong 3 tháng giữa, đặc biệt tuần 13 – 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ, hầu như không ảnh hưởng trên thai.

    Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong bé sơ sinh lúc này lên đến 25 – 30% số trường hợp bị nhiễm.

    Đối với phụ nữ đã từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được chủng ngừa bệnh thủy đậu thì được miễn dịch với bệnh này, trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh. Do đó, khi mang thai, những thai phụ đã có kháng thể chống lại bệnh thủy đậu không cần phải lo lắng về biến chứng của bệnh đối với bản thân cũng như thai nhi.

    Để phòng bệnh thủy đậu, phụ nữ nên tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu khi còn bé hoặc ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Khi mang thai nên tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu. Giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh thân thể tốt.

    Theo Eva

    Cùng Chuyên Mục Bình Luận Facebook

    Thủy Đậu Khi Mang Thai

    BỊ THỦY ĐẬU KHI ĐANG CÓ THAI – BẠN PHẢI LÀM GÌ? BS. TRẦN THỊ MINH CHÂU.

    1. Nếu bạn đang mang thai mà tiếp xúc với người bị thủy đậu thì cần làm gì?

    Nếu bạn đã từng bị thủy đậu lúc nhỏ thì bạn đã được miễn dịch với nó (nghĩa là được bảo vệ rồi) và không có gì phải lo lắng. Nếu bạn chưa bao giờ bị thủy đậu, hoặc không chắc chắn, hãy gặp bác sĩ của bạn ngay khi có thể.

    2. Nếu bạn đang mang thai mà tiếp xúc với người bị thủy đậu và trước đây bạn chưa từng bị thủy đậu thì bạn phải làm gì?

    3. Em bé của bạn bị ảnh hưởng như thế nào khi bạn bị thủy đậu trong lúc mang thai?

    Nếu bạn bị thủy đậu:● Khi thai nhỏ hơn 28 tuần: Bạn không tăng khả năng sẩy thai hay sinh non. Chỉ khoảng 1% đến 2% em bé bị ảnh hưởng bởi thủy đậu. Bạn sẽ được tư vấn bởi bác sĩ chuyên về tiền sản.● Từ 28 đến 36 tuần của thai kỳ: Vi-rút tồn tại trong cơ thể em bé nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Có thể em bé của bạn sẽ bị bệnh zona (hay dân gian còn gọi là bệnh dời leo) trong vài năm đầu đời.● Sau 36 tuần cho đến khi sinh: Em bé có thể bị nhiễm bệnh và có thể sinh ra bị thủy đậu.● Trong khoảng thời gian sinh: Nếu em bé được sinh ra trong vòng 7 ngày sau khi bạn bị nổi mụn nước hay nổi ban đỏ thủy đậu thì em bé có thể bị thủy đậu nặng. Em bé phải được điều trị.● Trong vòng 7 ngày sau khi sinh: Em bé có thể bị thủy đậu nặng và sẽ được điều trị. Em bé sẽ được theo dõi trong vòng 28 ngày sau khi bạn bị nhiễm bệnh.

    4. Người mẹ bị ảnh hưởng như thế nào khi bị thủy đậu trong lúc mang thai?

    Bị thủy đậu trong lúc mang thai có thể làm người mẹ tăng khả năng bị bệnh nặng như viêm phổi, viêm gan hay thậm chí là viêm não.

    5. Bị thủy đậu khi mang thai thì điều trị như thế nào?

    Bạn có thể được bác sĩ cho dùng thuốc kháng vi-rút gọi là Acyclovir trong vòng 24 giờ sau khi phát ban thủy đậu xuất hiện. Lưu ý là Acyclovir chỉ được dùng khi bạn mang thai hơn 20 tuần. Bởi vì dùng thuốc gì trong thai kỳ thì bác sĩ cũng cần cân nhắc kỹ giữa lợi và hại. Và khi bạn đã bị thủy đậu rồi thì hiện nay chưa có thuốc nào có thể ngăn ngừa em bé của bạn bị nhiễm thủy đậu trong tử cung.

    Bài viết được dịch từ nguồn tài liệu của Hiệp hội sản phụ khoa Hoàng gia Anh (RCOG). Phòng khám Ngọc Châu chúc các chị bầu luôn vui khỏe và xinh đẹp!

    Cập nhật thông tin chi tiết về Chẩn Đoán Và Điều Trị Thủy Đậu Trên Phụ Nữ Mang Thai trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!