Bạn đang xem bài viết Có Nên Nuôi Chó Trong Nhà Theo Quan Niệm Phong Thủy Hay Không? được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó là động vật được ưu ái nhất trong các gia đình.Vậy nuôi chó trong nhà có hợp phong thủy hay không? Trong bát tự một người sinh vào mùa đông hoặc khi bát tự cực lạnh rất cần bùn đất nóng để tăng thêm sự ấm áp. Trên bát tự có 2 loài động vật đại diện cho bùn nóng đó là dê và chó. Nói cách khác, ăn thịt dê và nuôi chó có thể làm cho một ngươi nhận được sự ấm áp, người sinh vào mùa đông có vận tốt. Phàm những người sinh vào khoảng ngày mùng 8 tháng 11 đến ngày 18 tháng 2 hằng năm, đều là người thích hợp nuôi chó, nuôi chó có thể mang lại sự ấm áp.
Sinh trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, hoặc là sinh từ ngày mồng 8 tháng 10 đến ngày mồng 7 tháng 11, tức là người sinh vào 4 tháng Tỵ, Ngọ, Mùi và Tuất thì bát tự cực nóng. Thông thường, những người có bát tự này không nên nuôi chó, cũng không không thích hợp chạm vào chó hay làm bạn với chó.
Người sinh vào tháng Thìn, tức là sinh vào khoảng ngày mùng 5 tháng 4 tới ngày mùng 5 tháng 5, trong bát tự nếu xuất hiện một trong 5 loại tổ hợp Giáp Kỷ, Ất Canh, Bính Tân, Đinh Nhâm, Quý Mậu, đồng thời tạo ra được kết cấu hợp hóa tốt, thông thường không thể nuôi chó vì chó sẽ phá hoại sự sinh hóa của rồng, khi trong bát tự cần có Thìn để hóa hợp hài hoà, nuôi chó sẽ làm tổn hại kết cấu hợp hóa này.
Trong bát tự một người sinh vào mùa đông hoặc là bát tự cực lạnh dễ gần gũi với loài chó. Chó là Tuất, tức Mậu Thổ, hồn ma là Quý Thủy, Quý Thủy nhìn thấy Mậu Thổ, Mậu Thổ sẽ kiếm chế Quý Thủy, Mậu Quý hợp thành Hỏa, Thủy cũng biến thành Hỏa, sau đó tiêu tan. Do Mậu Quý hợp Hỏa, Quý Thủy là linh giới liền sẽ tiêu tan, vì vậy hồn ma sợ nhất chó và người ăn thịt chó.
Lấy một ví dụ, nhật nguyên của người chồng thuộc Bính Hỏa, vợ là Tân Kim, trong bát tự nếu xuất hiện Bính Tân, đại diện cho việc chồng và vợ hợp hóa thành Thủy, nếu Thủy là dụng thần của người chồng, là Văn xương tinh hoặc Quan tinh, đại diện cho người này có danh tiếng và quan vận tốt, cũng rất yêu thương vợ.
Hợp hóa này được tạo ra bởi những người sinh vào tháng Thìn trong bát tự, nếu người chồng nuôi chó, chó nhằm vào hướng Thìn, làm cho Thìn Thổ sinh hóa bị biến chất, thậm chí là tiêu tan. Vậy sinh hóa hợp này mà không thành thì không những danh tiếng người chồng bị tổn hại mà còn là dấu hiệu cho thấy tình cảm với vợ có vấn đề.
Vì vậy, trong bát tự loài chó có thể giúp bạn cực kỳ may mắn, cũng có thể khiến bạn suy bại. Vì vậy, phải căn cứ vào nhu cầu bát tự của mọi người để quyết định có nên nuôi chó hay không.
Chó trong phong thủy xét về vị trí nằm ngủ của nó cũng là một loại phong thủy.
Hướng nằm của chó, đại diện cho việc phương đó có nhiệt Thổ tồn tại. Giả dụ, nam chủ nhà cần nhiệt Thổ, chó thích hợp ngủ ở hướng Tây Bắc. Con trưởng cần nhiệt Thổ, để chó ngủ ở hướng Đông rất có lợi.
Bẩm sinh chó có một lực cảm ứng vô cùng mạnh mẽ, có thể tạo ra phản ứng đặc biệt cho vận khí của chủ nhân, Người xưa cho rằng, trước khi chủ nhân có tai họa, chó sẽ phát ra những tín hiệu thông báo cho chủ biết.
Nếu bạn nuôi chó, đừng ngại làm một cuộc thử nghiệm, để chú chó nhỏ tự tìm vị trí ngủ cho mình, từ đó bạn có thể biết được hiện mình đang hành vận gì.
Ví dụ, người chồng cần nhiệt Thổ, chú chó nhỏ không hiểu vì sao quen nằm ngủ ở hướng Tây Bắc, đại diện cho việc người chồng đang có vận may.
Ngược lại, người vợ kỵ nhất Thổ, chó lại cứ nằm ngủ ở hướng Tây Nam, người vợ chắc chắn sẽ gặp vận xui.
Vì vậy, từ một con vật cưng, để nó nằm ngủ tự do ở bất kể vị trí nào trong nhà có thể xác định được người nào đang gặp vận may, người nào đang gặp vận xui. Bạn hãy thử nghiệm!
Một số người không thích nuôi chó nhưng bản thân người đó lại rất cần Tuất Thổ, phương pháp giải quyết là, có thể bày một con chó bằng sứ trong nhà. Nó có tác dụng thay thế chó thật. Đặt nhiệt Thổ trong nhà, là vật phong thủy tốt lành cho những người khuyết Hỏa.
Nhưng một con chó thật và một con chó hàng thủ công mỹ nghệ, loại nào có công dụng tốt hơn? Đương nhiên là con chó thật.
Trong văn hóa nhân loại, do chó được xem là bạn của con người, rất nhiều người cho rằng không nên ăn thịt chó. Nhưng từ xưa chó đã già hoặc là khi cần thiết, chó vẫn được dùng làm thức ăn, về cơ bản không cấm kỵ ăn thịt chó.
Cũng có một quan niệm cho rằng, thường những người ăn thịt chó sẽ có độ nhanh nhạy đặc biệt cao, khiến cho người khác nể sợ.
Cùng Danh Mục:
Có Nên Nuôi Chó Trong Nhà Không Theo Quan Điểm Phong Thủy?
Nuôi chó trong nhà hợp phong thủy với gia chủ Dần và Ngọ, Mão vị trí ngôi nhà hướng ra các hướng Tây Bắc giáp Tây, Đông Bắc giáp Đông, hướng đông..
Có nên nuôi chó trong nhà không?
Bất kể là chó có sức khỏe tốt, cũng bỗng nhiên là biến thành yếu ớt, nguyên nhân vì sao ? Chủ nhân thường lo lắng và để ý đến mặt ăn uống, thuốc men, song cuối cùng cũng không có chút khởi sắc.
Kỳ thực có thể nói chó cũng có cấu trúc thân thể tương tự con người, cũng có sự cảm ứng Khí Trường, như vậy ắt có ảnh hưởng của môi trường xung quanh, nhìn từ góc độ của phong thủy, sức khỏe của các chú cẩu cũng không thể tách rời hoàn cảnh phong thủycủa ngôi nhà
1/ Nuôi chó trong nhà hợp phong thủy với tuổi nào?
Chó trong địa chi thuộc về chữ “Tuất” địa chi hợp nó là Dần và Ngọ, nhị hợp là Mão.
Tuất ở phương vị Càn tức là phương vị Tây Bắc giáp Tây.
Dần ở vào phương vị Cấn, tức là phương Đông Bắc giáp Đông.
Ngọ ở vào phương vị Chính Nam là Ly.
Mão ở vào chính giữa quẻ Chấn tức chính Đông.
Đây là bốn phương vị thích hợp với chó, nhà ở mà cửa mở vào bốn phương vị này mà nuôi chó ắt là thích hợp để chó có sức khỏe tốt.
2/ Tuổi nào kỵ nuôi chó trong nhà
Vậy còn các phương vị nào thì khó nuôi ? Trong 12 địa chi thì chữ Thìn là tương xung chữ Tuất, Thìn là thuộc quẻ Tốn, ở tại Đông Nam giáp Đông. Nếu mở cửa hoặc sắp đặt chó nằm ở đây ắt chó dễ bị bệnh hơn.
Phương vị Sửu là Hình với Tuất. Sửu là chỗ Đông Bắc giáp Bắc. Không thích hợp để mở cửa nhà có nuôi chó hoặc đặt chuồng nuôi chó.
Bởi vậy nếu các bạn nuôi chó trong nhà cần tránh mở cửa tại các phương vị bất lợi cho chúng, nếu như là không thể tránh được thì cố gắng sắp xếp chỗ chúng ở vào bốn phương vị tốt.
Ngoài ra chuồng nuôi tránh làm bằng kim loại, bởi vì trong mười hai địa chi thì Tuất thuộc Thổ, dùng nhà (Chuồng nuôi) bằng kim loại sẽ tiết thoát Thổ Khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của chó.
Ngoài ra cũng cần phân định bằng lý Khí của Phi Tinh Bàn, cần được tọa các chỗ có Sơn Tinh là Bát Bạch hoặc Cửu Tử là tốt, tránh các chỗ có Bệnh Khí Nhị Hắc – Ngũ Hoàng, hoặc Bích Lục Phong Ma, hoặc Thất Xích Kim Khí …
Tổng kết các điều trên, có thể nói nuôi chó không thể không để ý đến các yếu tố Phong Thủy, nó cũng là một nhận thức đúng đắn chính xác chứ không hề mê tín như nhiều người nghĩ.
Thú cưng được xem là phong thủy tuyệt vời nhất. Chúng tạo ra năng lượng và điều hòa dòng chảy, mang niềm vui đến ngôi nhà của bạn, giúp bạn vượt ra nỗi buồn, bệnh tật và mở cửa trái tim mình cho một tình yêu vô điều kiện. Chó và chim sẽ mang đến nguồn năng lượng dương; trong khi rùa, thỏ và mèo sẽ mang đến nguồn năng lượng âm. Thỏ mang đến may mắn, chim mang đến tin tốt lành, cá mang đến thịnh vượng và rùa mang đến sự trường thọ.
Lưu ý nuôi chó theo phong thủy:
1. Giữ ngôi nhà sạch sẽ, xinh đẹp. Bạn nên rửa khay đựng thức năng và đồ chơi của chúng cẩn thận để phòng tránh trường hợp nhiễm độc. 2. Nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phong thủy nên hãy cố gắng cho thú cưng được sử dụng nguồn nước sạch.
3. Đừng quên để thú cưng hít thở không khí trong lành, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cây cối thường xuyên. 4. Nếu xa nhà, hãy mở một bản nhạc không lời thật hay từ bất kỳ nền văn hóa nào và tưởng tượng thú cưng của bạn đang được yêu thương và bảo vệ.
5. Đừng bao giờ phớt lờ chúng bởi hành động này không chỉ mang đến nhiều nguồn năng lượng xấu trong nhà mà còn khiến bạn gặp xui xẻo.
6. Trong tương tác với động vật, con người nên nắm giữ vị trí chủ đạo để tạo ra cân bằng. Điều này có nghĩa thú cưng không được dùng chung đồ và không nên ngủ cùng giường với bạn (để chúng không chiếm chỗ người bạn đời tương lai của bạn). Bằng cách này, bạn sẽ ngủ ngon giấc hơn và điều hòa được các nguồn năng lượng trong gia đình.
7. Nếu không muốn nuôi thú cưng trong nhà, bạn vẫn có thể có được nguồn năng lượng tốt từ động vật thông qua tương tác với các loài chim, bướm.
8. Đừng giữ tro của thú cưng trong nhà hoặc để ở ngoài sân mà thay vào đó, hãy rải ở những nơi mà lúc còn sống chúng rất yêu thích.
Cách chọn chó khôn để nuôi
Nếu như khoa tâm lý học cho rằng loài người chúng ta có 4 kiểu loại hình thần kinh cơ bản: Nóng nảy, linh hoạt, trầm tĩnh và ưu tư với những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Do đó, nếu các nhà quản lý nhân sự có thể nắm vững và vận dụng tốt những đặc điểm riêng của mỗi loại hình thần kinh sẽ phát huy ưu điểm và giảm thiểu những hạn chế từ tính cách cá nhân của đội ngũ nhân sự của mình.
Tương tự thế, các nhà khoa học Hoa Kỳ cũng cho rằng các giống chó cũng có những tính cách cơ bản riêng và nếu chúng ta nắm bắt được, chúng ta sẽ dễ dàng chọn được giống chó phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
Trong một nghiên cứu khoa học được thực hiện từ năm 1985, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã tiến hành khảo sát 56 giống chó phổ biến nhất theo khác tiêu chí:
-Khả năng phản ứng: tính dễ bị kích động, các hành vi cơ bản, tật ưa cắn trẻ con, sủa quá mức cho phép, khả năng gây cảm tình.
-Bản tính gây hấn: bảo vệ lãnh thổ, sủa cảnh báo, ưa gây hấn với những chó khác và khuynh hướng muốn lấn lướt chủ.
-Khả năng huấn luyện:huấn luyện vâng lời, chống đột nhập …
tu khoa
co nen nuoi cho trong nha khong
cach chon cho de nuoi trong nha
nuoi cho trong nha co tot khong
Có thế bạn quan tâm :
Nuôi Cá Cảnh Phong Thủy Trong Nhà Có Nên Hay Không?
Ngày nay, đối với nhiều người thú chơi cá cảnh không chỉ đơn giản là làm đẹp. Các nhà phong thủy Trung Hoa quan niệm, việc đặt bể nuôi cá cảnh phong thủy trong nhà sẽ giúp gia chủ xua đuổi những điều xấu và có thể nhận được những điều may mắn, tài lộc trong cuộc sống.
Đối với những không gian rộng như phòng khách của căn nhà, nên chọn nuôi cá có kích thước khá lớn như tai tượng, la hán, cá rồng,… Những loại cá này có hình dáng hùng dũng, uy nghiêm thể hiện sự sang trọng, quyền uy của gia chủ. Đối với những không gian hẹp như phòng đọc sách, phòng ăn nên nuôi những loài cá nhỏ như cá đuôi én. Bên cạnh đó, ở những nơi này cần sự yên tĩnh, gia chủ có thể nuôi thêm loại cá bơi chậm, thong dong như cá ông tiên, cá vàng.
Tùy theo mục đích, không gian khác nhau mà gia chủ có thể lựa chọn hướng bể, loài cá cho thích hợp. Bởi đằng sau thú chơi tao nhã này là cả một thế giới tâm linh huyền bí về phong thủy, về Phúc – Lộc – Tài, và có thể mang lại bao nhiêu điều may mắn cho gia chủ của mình.
Trên thị trường hiện nay, các loại cá kiểng chủ yếu là những loại cá có màu sắc tươi tắn, sáng sủa, khỏe mạnh và luôn tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, nhiều người cũng thích nuôi những con cá vàng mắt lồi đen bởi theo “ngũ hành” màu đen biểu tượng cho “nước”, nước lại sinh tiền tài, phú quý . Do đó những loại cá này có tác dụng phát tài. Các chuyên gia phong thủy cho rằng nếu gia chủ muốn tăng thêm hiệu quả về năng lực thị giác thì nên nuôi cá cảnh phong thủy có màu sáng tươi tắn, khỏe mạnh trong nhà.
Cá cảnh có góp phần cải tạo phong thủy căn nhà hay không?
Đối với những người mệnh thủy có thể chọn nuôi cá cảnh phong thủy một cách bình thường. Bởi trong một chiếc bể cá theo phong thủy đã có có sự cân bằng năng lượng theo ngũ hành, việc có đầy đủ các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong bể, các hành này tác động và tương trợ cho nhau, điều đó giúp cho ngôi nhà thu hút được ngày càng nhiều vượng khí cho gia chủ.
Nuôi cá cảnh phong thủy trong nhà như thế nào là đúng cách?
Tại Việt Nam, thú vui nuôi cá cảnh trong nhà mà trở nên thịnh hành trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây. Việc này sẽ góp phần trang trí, tạo thêm vẻ đẹp sống động, hấp dẫn cho căn nhà của mình. Bên cạnh đó, việc nuôi cá cảnh cũng rất cần thiết trong việc cải thiện phong thủy của căn nhà của mình.
Cần phải hiểu rằng, việc nuôi cá cảnh trong phong thủy không thể thay đổi hoàn toàn đến phong thủy của mỗi nhà. Tuy nhiên, hiện nay cũng có những điều kiêng kỵ bắt buộc chúng ta phải biết đến để phòng trường hợp việc nuôi cá ảnh hưởng xấu đến phong thủy của căn nhà. Theo quan niệm của các nhà phong thủy Trung Hoa, người có mệnh bát trạch nên thi thủy, nếu có nếu mệnh hợp với thủy thì nên nuôi cá cảnh trong nhà. Ngược lại, đối với những người có mệnh bát tự kỵ thủy thì không nên nuôi cá cảnh, có như vậy mới tốt cho gia chủ.
Nếu trong một gia đình sẽ có nhiều người, thông thường phong thủy sẽ hợp người trụ cột của gia đình để lấy mệnh phong thủy cho cả gia đình. Việc đúng phong thủy sẽ đem đến nhiều điều may mắn cho gia chủ, đồng thời cũng giúp cả gia đình cùng hưởng.
Lời kết
Trồng Hoa Nhài Trong Nhà Có Nên Hay Không Theo Phong Thủy
Hoa nhài hay còn gọi là hoa lài với màu lá xanh mướt, cùng những nhành hoa trắng tinh khôi thơm dịu vốn rất quen thuộc với đại đa phần người dân Việt Nam đặc biệt là dân xứ Bắc Kỳ xưa nay. Nhưng trồng hoa nhài trong nhà theo phong thủy có nên hay không? Trồng hoa nhài trong nhà hợp với gia chủ mệnh nào là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay.
1. Ý nghĩa của hoa nhài theo phong thủy
Theo quan niệm phong thủy thì vạn vật đều chia thành âm dương, cây cối cũng vậy. Cây hoa nhài có lá tròn, to, cây ,mọc hướng lên trên thuộc tính dương trong kinh dịch được cho là loài cây đem tới vượng tài. Cây hoa lài giúp gia chủ thu hút năng lượng tích cực, trừ xú uế, đem lại tài lộc, cải thiện các mối quan hệ trong gia đình, cũng với hương thơm tinh khiết giúp cho gia chủ giảm căng thẳng, lo âu, giúp tinh thần thư giãn, phấn chấn hơn.
Nhài là cây bụi nhỏ, có hình dáng đẹp, cành phân nhiều nhánh với chiều cao khoảng từ 30 – 100cm, lá màu xanh đậm, hoa trắng nhỏ xinh, cùng hương thơm dịu dàng nên rất thích hợp trồng làm cảnh trong nhà, phòng làm việc, công viên….
Từ xa xưa thì hoa nhài đã được người dân Việt rất ưa thích và trồng phổ biến trang trí trong nhà, vừa làm cảnh vừa thu hoa ướp trà, làm trà hoa lài rất tinh tế.
Hoa nhài vốn là biểu tượng của tình yêu, sự tinh khiết, lòng thủy chung. Tại Trung Quốc loài hoa này thường có mặt trong các lễ cưới để đại diện cho tình yêu, sự chung thủy, vĩnh cửu của các cặp vợ chồng.
Người Hindu thì gán cho chúng một tên gọi mỹ miều: Ánh trăng của khu rừng nhỏ.
Hoa nhài cũng là quốc hoa nhiều quốc gia trên thế giới như Pakistan, Philippines, Pakistan, Indonesia, Tunisia.
Hoa nhài nên được trồng trong các tiểu cảnh nhỏ, trồng ở ban công, gần cửa sổ hướng về phía nam của căn nhà. Trong sân vườn cây nên được trồng ở phía bắc, phía đông hoặc đông bắc. Ngoài ra nhài cũng được rất nhiều người ưa thích trồng tại phòng ngủ, hoặc ban công phòng ngủ, bởi hương nhài có tác dụng kích thích sự hưng phấn, lấy lại sức mạnh, tăng cường sự dẻo dai. Tuy trà hoa nhài không phải là dược liệu đầu bảng về tăng cường sinh lý nhưng nó góp phần giúp tình cảm vợ trồng thêm nồng thắm nên đặc biệt được yêu thích.
2. Cách trồng hoa nhài làm cảnh tại nhà
Theo phong thủy thì nhài rất thích hợp trồng làm cảnh trong nhà vậy cách trồng những chậu nhài xanh mướt ngát hương quanh năm có khó không?
Hoa nhài thuộc cây ưa bóng, không chịu được úng nước, thích hợp sinh trưởng và phát triển trên nền đất pha cát, nhiều mùn tơi xốp, không chịu được lạnh nên bạn nên lựa chọn trồng nhài vào mùa xuân là tốt nhất để tới mùa đông cây phát triển khỏe mạnh, chịu được khắc nghiệt.
Lựa cây giống: Khi chọn trồng nhài trong nhà bạn nên lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, cành lá mập mạp xanh mướt, chiều cao từ 15 – 20 cm. Chọn giống nhài ta cho nhiều hoa, hoa nhỏ nhưng thơm hơn. Giống nhài lai hoa to, ít hoa và hương thơm không bằng nhài ta.
Làm đất trồng nhài:
+ Trồng nhài trong chậu: Nếu bạn trồng nhài trong chậu nên lựa những chậu thoát nước tốt, có kích thước vừa phải bởi nhài không chịu được úng nước, và nhài nhài sinh trưởng khá nhanh nên nếu chậu nhỏ không đủ dưỡng chất cho cây phát triển.
+ Trồng hoa nhài trong tiểu cảnh, sân vườn: tiến hành làm đất, tạo rãnh thoát nước, tránh tình trạng mưa có thể úng chết cây hoa lài.
Tiến hành trồng cây: Nhài sau khi mua về bóc bỏ bao ươm sau đó trồng, lấp đất kín phần hom đã cắm vào bầu.
Chăm sóc cây nhài: trong thời gian đầu bạn nên thường xuyên tưới nước đủ ẩm để cho nhài sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với nhài trồng trong chậu nên để vào nơi nửa râm nửa nắng. Đối với nhài trồng ngoài vườn nếu trời nắng to mà nhài chưa bén rễ thì cần làm giàn tre tránh cho nhài bị cháy nắng.
+ Khi cây hoa nhài đã bén rễ hồi xanh bạn có thể pha nước ure bón cho gốc nhài.
+ Vào mua khô bạn nên chú ý giữ ẩm đất cho nhài phát triển, mùa đông thì hạn chế nước hơn.
Ngoài cách trồng nhài bằng cây đã ươm sẵn thì bạn có thể trồng bằng cách giâm cành. Cắt các đoạn cành bánh tẻ đem giâm vào đất ẩm, sau khoảng 20 – 25 ngày cây bắt đầu bén rễ, khoảng 2 – 3 tháng có thể tách ra trồng riêng khi cây đã được khoảng 15 – 20 cm.
3. Tác dụng của cây hoa nhài là gì?
Trồng hoa nhài trong nhà ngoài mang ý nghĩa phong thủy thì hoa nhài còn đem tới những tác dụng của hoa nhài cho đời sống và sức khỏe.
Còn gì tuyệt vời hơn khi mỗi sáng bạn thức được ngắm nhìn những bông hòa lài nhỏ xinh, trắng muốt, tinh khiết còn đọng hơi sương và dậy hít hà mùi hương dịu ngọt của hoa nhài giúp tinh thần phấn chấn hơn bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả.
Cây hoa nhài ngoài việc sử dụng trồng làm cảnh cho không gian nhà vườn thêm xanh mát, căn nhà thoang thoảng hương nhài thì nhài còn được biết tới là một vị thảo dược.
Hầu hết các bộ phân của nhài đều được sử dụng làm thuốc từ thân, rễ, lá, hoa.
Hoa nhài thường được biết tới và sử dụng rộng rãi trong ướp trà xanh hương nhài hoặc sấy khô làm trà hoa nhài dùng riêng.
Theo đông y hoa nhài có vị ngọt, tính mát, có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt, giải độc, giải biểu, tăng cường sức mạnh sinh lýa, giúp cơ thể thư giãn, trị đau đầu, ho, chữa mất ngủ, tốt cho bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư. Rễ hoa nhài có vị cay ngọt, tính mát, có tác dụng trấn thống, gây tê, an thần. Các bộ phận từ hoa nhài có thể được dùng riêng lẻ, hoặc kết hợp cùng các vị dược liệu khác tạo thành bài thuốc giúp chữa trị bệnh.
Ngoài tác dụng làm thuốc thì các loại mỹ phẩm từ hoa nhài hẳn không còn xa lạ với các chị em như xà bông hoa nhài, nước hoa, tinh dầu hoa nhài.
Hiện nay các sản phẩm từ cây hoa lài khá phổ biến trên thị trường như trà nụ hoa nhài, trà xanh hương nhài, trà túi lọc… Trong đó thì trà nụ hoa nhài được đánh giá cao nhất vì trà còn nguyên nụ giữ nguyên được hương vị, dược tính cũng như tránh được trường hợp sử dụng hương liệu, tạp chất pha độn thêm.
Ở đâu bán trà hoa Nhài đảm bảo chất lượng nhất?
Hi vọng qua bài viết giúp cho các bạn có thêm một sự chọn mới cho sân vườn nhà mình không những xanh mát mà còn ngát hương thơm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Nuôi Chó Trong Nhà Theo Quan Niệm Phong Thủy Hay Không? trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!