Xu Hướng 12/2023 # Những Kiến Thức Phong Thủy Trước Khi Chọn Đất Xây Nhà # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Kiến Thức Phong Thủy Trước Khi Chọn Đất Xây Nhà được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

2. Nhà ở không nên cạnh các đường lớn giao nhau, vì luồn xung sát tạo ra do xe cộ qua lại rất nhiều, và mạnh tạo ảnh hưởng không tốt cho người ở trong nhà. Hơn nữa ở những nơi ngã ba thường dễ sinh ra bụi bặm, xe cộ qua lại nhiều nên nhà ở đây không lúc nào được yên ổn, phong thủy học gọi đây là Cát Cước sát.

3. Nhà ở không nên gần cầu giao nhau, vì ở vị trí này sẽ phát ra những tiếng ồn của xe chạy với tốc độ cao và dòng khí lưu quẫn sẽ hại đến người trong nhà, tạo ảnh hưởng xấu đến sự sản sinh tài khí phong thủy, phong thủy học gọi đây là Lộ Kiều sát.

4. Nhà ở không nên gần tháp điện cao áp hay tháp đài truyền hình, vì ở vị trí này sóng điện từ rất mạnh, nếu tiếp xúc thường xuyên thì hệ thần kinh, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, khả năng mất nhiều bệnh nghiêm trọng, phong thủy học gọi đây là Từ Ba sát.

5. Nhà ở không nên bị trục đường cái chiếu thẳng vào, tạo thành luôn xung sát mạnh đi thẳng trực diện vào nhà, không có lợi cho sức khỏe, phong thủy học gọi đây là Trực Xung sát.

6. Nhà ở không đối diện thẳng với chỗ chuyển góc hoặc góc nhọn của kiến trúc gần đó, vì chỗ chuyển góc hay góc nhọn giống như một cái chêm chọc vào trung tâm nhà. Ở trong ngôi nhà như vậy, người trong nhà luôn cảm thấy khó chịu, tinh thần suy nhược, hại đến sức khỏe và công tác, phong thủy học gọi đây là Tiêm Đao sát.

8. Nhà ở không nên nhìn ra thấy các bãi tha ma, bia mộ, hoặc đối diện với ống khói nhà máy, gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người trong nhà, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, phong thủy học gọi đây là Độc Âm hay Công Trường sát.

9. Nhà ở không được quá gần núi có kết cấu đất đá lỏng lẻo, vì nếu gặp trời mưa to dễ gây sạt lở nghiêm trọng.

10. Nhà ở không nên đối diện vách tường bằng kính. Vì khi nhà ở như vậy, ảo ảnh phản xạ ra từ vách tường kính sẽ tạo ra cảm giác ức chế đối với người ở trong nhà, hơn nữa khi ánh nắng mặt trời chiếu vào gây ô nhiễm ánh sáng, rất bất lợi đối với sức khỏe con người, phong thủy học gọi đây là Quang sát.

Cùng Danh Mục:

Kiến Thức Phong Thủy Nhà Ở Trước Khi Xây Dựng

Đừng bỏ qua những kiến thức phong thủy nhà ở trước khi xây dựng hữu ích dành cho các bạn !

Chọn kích thước cửa nhà, nhà vệ sinh, cầu thang

– Chủ nhà nên kiểm tra số đo cửa chính, cửa sổ, cửa ra vào và cửa ra vào của phòng theo đúng thứ tự tốt lành ở thước lỗ ban.

– Điều quan trọng là phải xác định đúng “Trung Cung” của nhà bạn để tránh đặt nhà vệ sinh hoặc cầu thang.

– Tổng số cầu thang được thực hiện cho ngôi nhà là tốt nhất ở cung Sinh, có nghĩa là đối với cầu thang, tổng số bậc thang từ đầu đến cuối cấp phải nằm trong cung “Sinh”.

Tham khảo : bí quyết nạp phúc chiêu tài thành công

Bố trí bếp nấu và hướng của bếp

Việc bài trí bếp cần phải tuân thủ các quy tắc ” tọa hung hướng cát ” của phong thủy. Đó là, đặt đầu bếp vào nơi xấu và bếp nhìn vào một trong những hướng tốt đối với chủ nhân. Khi thiết lập vị trí bếp, điều quan trọng là không đặt bếp dưới hoặc đối diện nhà vệ sinh, tránh nhà bếp đối diện với cửa phòng ngủ cũng như không để cửa lối đi từ cửa chính vào trực tiếp nhà bếp.

Hướng cửa chính hợp phong thủy

Tiếp theo, chủ nhà cần nhìn vào độ tuổi của chủ sở hữu có phù hợp với hướng cửa chính hay không. Ví dụ, nếu như tuổi của chủ sở hữu là canh thân (1980), bạn có thể chọn cửa chính hướng theo 1 trong những hướng sau: tây (thiên ý), hướng tây nam (giải khát), tây bắc (điện niên), đông bắc (sinh bi).

Xem hướng nhà theo tuổi chủ nhà

Việc đầu tiên phải làm trước lúc xây nhà là tuổi người đứng ra để làm nhà xây nhà và ngày khởi công có liệu có hợp? Nếu như chủ nhà có tuổi không đủ cao nhưng phải xây dựng, người ta có thể nhờ người khác làm lễ có tuổi phù hợp để đẹp hơn.

Tham khảo : phong thủy phòng ngủ bổ sung phúc khí

Nói chung, phong thủy nhà ở là trường phái nhạy cảm và sâu rộng mà trong khuôn khổ một bài viết không thể nòa nói hết nội dung. Chưa tính đến những lưu ý nâng cam khó hiểu, nếu như bố trí sai quy tắc khiến “phạm” thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Để an toàn hơn, hãy đến với Trần Nam tiên sinh của chúng tôi.

Trần Nam chuyên coi tướng số, phong thủy nhà, vận thịnh suy, cải táo trừ họa, vật phẩm phong thủy,… đến với chúng tôi ngay hôm nay để không bỏ lỡ bất kỳ may mắn nào.

Kiến Thức Phong Thủy Khi Xây Nhà

Điều quan trọng khi xây nhà là chọn đúng thời điểm ,việc xây nhà phải trãi qua rất nhiều công đoạn nếu ngôi nhà đó được cho là đúng với Phong Thủy ,những điều quan trọng cần biết là vị trí muốn xây nhà,phương hướng ,thời điểm v.v..Đều góp phần tạo nên sụ thuận lợi cho việc lựa chọn thời điểm xây dựng, tức ngày, giờ, tháng năm tốt sẽ khiến cho Phong Thủy nhà ở đã tốt càng tốt hơn gấp bội, gia chủ sẽ nhanh chóng thịnh vượng, tài vận hanh thông. Ngược lại, việc chọn ngày, giờ, tháng năm xây nhà không tốt, nhất là vi phạm các cấm kỵ Phong Thủy thì làm giảm sự tốt đẹp của Phong Thủy ngôi nhà. Chúng tôi xin chia se những kiến thức phong thủy khi xây nhà như sau:

Tam Tai

Tam tai là ba năm hạn liền nhau. Ví dụ Gia chủ tuổi Tân Mùi năm 1991, theo quan niệm dân gian cần tránh các năm Tam tai: Kỷ Tị, Canh Ngọ, Tân Mùi, Tân Tị, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Quý Tị, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Ất Tị, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Đinh Tị, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi. Năm dự kiến xây nhà là năm 2023, tức năm Ất Mùi, như vậy sẽ bị phạm Tam tai. Nếu xây nhà mà phạm năm Tam Tai thì không tốt, nhưng không đến nỗi quá xấu như Kim Lâu và Hoang Ốc. Dù sao tránh được vẫn hơn.

Kim Lâu

Tính dựa vào Hà đồ, Cửu cung, Hậu thiên bát quái. Cung Càn thuộc mệnh Chủ (Kim Lâu Thân), cung Chấn thuộc về vợ (Kim Lâu Thê), cung Cấn thuộc con cái hoặc người thân (Kim Lâu Tử), cung Tốn thuộc gia súc, nếu phạm vào 4 cung kể trên là phạm Kim lâu không nên xây nhà. Nếu nhà nào không nuôi gia súc thì phạm Kim Lâu Súc cũng không vấn đề lắm.

Hoang Ốc

Theo quan niệm dân gian, nếu vào các năm phạm Hoang ốc, địa sát, thọ tử thì dễ gặp các hạn chủ về chết chóc, bệnh tật, tán gia bại sản nếu mua hoặc xây nhà trong năm đó. Đúc kết theo cách tính dân gian, đời người 75 tuổi sẽ có 29 năm phạm hạn Hoang Ốc , Thọ tử hoặc Địa sát.

Kết luận:

Nếu phạm một trong các yếu tố trên thì gia chủ không nên tiến hành xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mà nên đợi năm khác hoặc tiến hành thủ tục mượn tuổi để nhờ xây dựng nhà cửa. Nên chọn những người đứng tuổi, thọ, phúc lộc dồi dào, con cháu đông là tốt nhất. Mượn tuổi của những người thân trong gia đình, nội tộc, gần nhà bạn dự định xây sẽ thuận tiện cho bạn trong các thủ tục sau này. Ngoài ra, người cho mượn tuổi không được cho người thứ 2 cùng mượn tuổi trong thời gian mà người mượn trước chưa làm xong nhà. Vì vậy, khi mượn tuổi ai đó, bạn nên hỏi kỹ vấn đề này trước khi có ý định nhờ để giúp mình động thổ.

Hướng dẫn làm thủ tục mượn tuổi:

+ Trước khi làm nhà, gia chủ làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi

+ Khi động thổ, người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và động thổ (cuốc 5 hay 7 cái tượng trưng tại hướng đẹp). Trong khi làm lễ, gia chủ phải tránh xa khỏi khu vực hành lễ.

+ Khi đổ mái, người được mượn tuổi cũng làm các thủ tục thay chủ nhà. Gia chủ cũng phải tránh đi nơi khác trong suốt quá trình hành lễ.

+ Khi Nhập trạch, người mượn tuổi làm nốt các thủ tục dâng hương, khấn hoàn thành nhà mới, rồi bài giao lại nhà cho gia chủ.

+ Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà (với giá cao hơn giá bán khi động thổ) và khấn cầu lễ nhập trạch.

Quy trình khấn lễ động thổ

+ Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã…

+ Sau khi làm lễ gia chủ (hoặc người được mượn tuổi nếu có) là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. + Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

Những lưu ý nên nhớ khi tiến hành xem tuổi làm nhà

Trong việc “khai môn lập hướng” tính Phong thủy cho một ngôi nhà người ta ít khi lấy tuổi đàn bà mà coi tuổi người đàn ông như một tiền đề để định cát hung. Thực tế, xét cho cùng cũng bởi thuyết Âm dương Ngũ hành với nguyên lí Âm thuận tòng dương. Đối với một gia đình chỉ có hai vợ chồng thì lý thuyết này coi người chồng là dương vợ tính là âm. Bởi vậy người xưa mới có câu “lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”.

Trong một đại gia đình, các thành viên có quan hệ huyết thống, vai trò người cha, người ông được xem như gốc rễ của cái cây phả hệ, nên nguời đứng đầu trong gia đình đặc biệt quan trọng. Thuyết Âm dương Ngũ hành coi người đứng đầu như ông, cha trong gia đình như một chủ thể đại diện.

Và những ảnh hưởng, tương tác mạnh nhất đối với vai vế đó. Còn các vai vế khác trong gia đình như vợ, con, cháu… nằm trong mối quan hệ phụ thuộc. Có thể hiểu rằng người đứng đầu trong gia đình (ông, cha) mang thuộc tính dương được ví như chiếc đầu tàu kéo theo những toa thành viên còn lại trong gia đình đi theo. Lý thuyết này không thay đổi cho dù ở bất cứ thời đại nào, dù là chế độ chính trị khác nhau.

Bài Viết Liên Quan

Kiến Thức Phong Thủy Cơ Bản Khi Xây Nhà

Người phương Đông luôn kỹ lưỡng trong lựa chọn một ngôi nhà mới bởi tin tưởng địa khí mảnh đất sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe…

BizLIVE giới thiệu đến bạn đọc bài tổng hợp những điều cần biết về phong thủy kết hợp khoa học hiện đại trong xây dựng, thiết kế nhà. Một số trường phái trong thiết kế phong thủy trước khi xây nhà

Phong thủy địa khí: đo khí đất, đo năng lượng của đất, từ đó sẽ biết mảnh đất đó là mảnh đất phát về kinh doanh, về quan trường, hay là mảnh đất bình thường, đất gây bệnh…

Phong thủy bát trạch: dựa trên cung mệnh của mệnh chủ và hướng đất để tính toán xem hướng nhà có hợp không, tính toán các hướng: giường ngủ, hướng bếp, hướng bàn thờ, hướng bàn học, bàn làm việc, hướng cửa, hướng cổng sao cho được các khí tốt.

Phong thủy loan đầu: khảo sát, phân tích các con đường, ngôi nhà, dòng sông, ao hồ, ngọn núi, cao ốc chung quanh mảnh đất để xem tác hại hay tác dụng tốt đến ngôi nhà.

Huyền không phi tinh: dựa vào năm xây dựng và nhập trạch, dựa vào số độ la bàn của sơn – hướng ngôi nhà để xác định các thế trận sao (khí của các vì sao trong chòm sao bắc đẩu) ảnh hưởng như thế nào, từ đó đề ra các phương án mở cửa chính, cửa phụ, làm non bộ, làm tiểu cảnh nước, làm cửa cổng…

An thần sát: đây là trường phái tính toán phải đạt đến độ tuyệt đối và khi đó sắp xếp phân phòng, mở cửa cổng, cửa chính …

Các trường phái trên phải được kết hợp một cách hài hòa, không thể tách rời trong thiết kế phong thủy cũng như xem phong thủy cho cơ quan, doanh nghiệp, ngôi nhà.

Chọn vị trí xây nhà hợp phong thủy

Không nên xây nhà ở giữa hoặc gần đường cái

Theo thuyết phong thủy, không nên xây nhà ở cuối đường vì ở địa phận này, khả năng xảy ra trộm cắp là khá lớn. Xây nhà ở cuối ngõ cũng không nên vì địa điểm này không thuận tiện, khi xảy ra sự cố không có lối thoát, rất phiền phức và nguy hiểm.

Theo cổ nhân, xây nhà ở ngã tư đường sẽ gặp họa sát thương. Hiện nay, nhiều người vẫn tin vào quan niệm này vì nhà ở vị trí này không an toàn, dễ gặp tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sự an toàn của những người trong nhà.

Kiêng xây nhà trên mảnh đất hình tam giác

Theo phong thủy, không nên xây nhà trên mảnh đất hình tam giác (nơi hai con đường gặp nhau) vì vị trí này dễ khiến người trong nhà không yên ổn, xảy ra nhiều tranh chấp và dễ gây hỏa hoạn. Hơn nữa, xây nhà trên mảnh đất hình tam giác không kinh tế vì lãng phí nhiều đất và gây khó khăn trong việc thiết kế các phòng.

Kiêng xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi

Không nên chọn vị trí dưới núi đá, nơi chân núi nối liền với mặt đất, hay giữa hai đầu hẻm núi làm địa điểm xây nhà vì nguy cơ núi lở hoặc nước lũ là rất lớn. Những nơi này phong cảnh khá đẹp, nhưng do hai ngọn núi hình thành hẻm núi hình dẻ quạt, qua nhiều năm mưa gió, đáy sông lắng đọng nhiều cát, khu vực nền móng yếu và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao.

Không xây nhà gần đền chùa

Nên kiêng xây nhà ở những khu vực đền chùa vì linh khí sẽ bị chùa hút hết, không có lợi cho con người. Trong thực tế, gần đền chùa có nhiều người đến cúng bái, thắp hương, bầu không khí bị ô nhiễm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế, khi chọn vị trí xây nhà ở, nên tránh xa khu vực đền chùa, miếu…

Những điều kiêng kỵ trong thiết kế

Kỵ tường trắng ngói xanh

Kiến trúc của ngôi nhà tuyệt đối kỵ dùng tường trắng ngói xanh vì những màu này đa số dung trong những linh đường, nhà mồ mả, nhà tưởng niệm… không thích hợp dùng để trang trí những ngôi nhà để ở.

Kỵ tầng một của nhà quá cao

Khi chọn nhà cần quan sát môi trường xung quanh một cách cẩn thận. Nếu ngôi nhà của bạn quá cao, và bốn bên lại không có một chỗ dựa nào thì sẽ không tốt cho phong thủy. Sống lâu trong những ngôi nhà như thế này sẽ khiến bạn có tâm lí cô đơn. Nếu tầng một của nhà bạn quá cao trong khi các tầng khác lại thấp sẽ tạo thành kết cấu không hợp lí.

Kỵ cửa chính quá thấp

Nhà nhỏ mà cửa lớn đương nhiên là bất lợi, song nếu ngày nào cũng đi qua đi lại một cái cửa quá thấp thì cũng không thuận tiện. Độ cao của cửa nhà cũng có độ tiêu chuẩn giống như chiều cao của người trưởng thành. Nếu thấp dưới mức tiêu chuẩn, bạn sẽ phải cúi người để ra vào, không cần nói bạn cũng thấy sự bất lợi ra sao.

Kỵ mái nhà tròn và trong suốt

Trong quan niệm của người xưa thì trời tròn, đất vuông: hình tròn là động, hình vuông là tĩnh. Nhà ở nên tĩnh chứ không nên động. Chính vì thế những ngôi nhà hình tròn chỉ thích hợp để làm văn phòng công ty chứ không thích hợp dùng để ở. Ngoài ra, kiến trúc của những ngôi nhà dùng toàn bằng kính chỉ thích hợp với không gian văn phòng không có sự riêng tư, chứ không thích hợp đối với nhà ở.

Kỵ thiết kế hành lang ở biệt thự

Thiết kế biệt thự thông thường phải mang những đặc sắc riêng, thế nên người ta hay dùng hành lang, tường vây, hòn non bộ…để trang trí. Tuy nhiên trong phong thủy học, trừ những nơi như công viên hay trang viên rộng lớn ra thông thường nên tránh thiết kế hành lang dài và uốn quanh nhà vì hành lang này sẽ làm đứt khí trong nhà. Chính vì thế không nên làm hành lang trong biệt thự.

Kiêng trồng cây to trước cửa nhà

Cổ nhân nói trước cửa có cây to hay cột điện là điềm dữ vì cây cổ thụ gây khó khăn trong việc đi lại, chắn khí dương vào nhà, để âm khí tích tụ khó thoát ra. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng sự che chắn của cành lá, dễ quan sát và trèo vào nhà, gây phiền toái cho gia đình.

Không nên xây nhà quá cao

Nhà quá cao bốn bề không được che chắn, thiếu kín đáo, tạo tâm lý bất ổn cho người trong nhà đồng thời tạo sự cách biệt với xung quanh. Kiểu nhà này cũng không có điều kiện được che nắng, dương thịnh âm yếu, âm dương không điều hòa cũng ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong gia đình.

Tường bao quanh nhà không xây quá cao

Tường bao quanh nhà xây quá cao không những làm hỏng bố cục nhà mà còn khiến cho người trong nhà có cảm giác như bị nhốt, sẽ dẫn đến nghèo túng. Về thẩm mỹ, tường xây quá cao còn che mất cửa sổ, mái nhà và nóc nhà, tạo cảm giác bức bách, khó khăn trong việc lấy ánh sáng và thông gió. Vì vậy, khi xây nhà, không nên để tường bao quanh nhà cao quá 1,5m và cách nhà khoảng 50cm trở lên.

V.X

Kiến Thức Cơ Bản Nhất Về Phong Thủy Bạn Nên Biết Trước Khi Chuẩn Bị Xây Nhà

1. Vị trí xây nhà

Các bạn không nên chọn mua hoặc xây nhà ở những nơi sườn dốc nghiêng hơn 45 độ.

Không nên xây hoặc mua nhà gần các nhà máy điện, các trạm biến áp. Bởi những nguồn năng lượng ở đó có thể tạo ra sự hỗn loạn năng lượng trong nhà bạn. Trường hợp không thể thay đổi tình thế, bạn nên đặt gương bát quái ở ngoài cửa nhà để phản xạ lại các năng lượng xấu đang cố gắng xâm nhập.

Tránh những nơi cạnh hoặc đối diện nghĩa trang vì ở đó tích tụ nhiều âm khí. Trong trường hợp này, gương bát quái cũng có thể giúp giảm bớt lượng “tử khí” nhưng tốt nhất không nên sống gần một nghĩa địa.

Tránh sống trong những ngôi nhà gần các bãi rác lớn. Vì năng lượng nơi đây rất dễ ảnh hưởng xấu đến phong thủy nhà bạn, cách khống chế không nguồn năng lượng này phải dễ dàng.  

2. Hướng nhà:

      – Cách chọn hướng nhà quan trọng và phổ biến nhất hiện nay chính là theo tuổi của chủ đầu tư. Có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu. Khi làm nhà quan trọng nhất là chọn hướng nhà vào được 1 trong 4 hướng tốt tương ứng với 4 cung.

3. Phòng khách

Cách bố trí: Phòng khách là chỗ tụ khí của ngôi nhà nên phải duy trì sự ổn định vì thế phòng khách phải là một phòng vuông vức không có góc nhọn, không bố trí đường nội bộ hay hành lang đi xuyên qua phòng khách. Nếu căn phòng không được vuông vắn bạn hãy đặt chậu cây ở góc nhọn để khí không bị ứu đọng dồn nén vào một chỗ.

Ánh sáng: là một phần không thể thiếu được của một ngôi nhà, so với các phòng khác phòng khách là nơi tiếp nhận nhiều ánh sáng nhất vì thế không được để phòng khách u tối thiếu ánh sáng mặt trời .

Thiết kế trần: Hiện nay khi thiết kế trần các kiến trúc sư thường chọn loại trần ốp thạch cao, nhưng để lại mảng giữa cao hơn phần khung viền xung quanh, cách bố trí này cũng rất thuận lợi cho việc bố trí các loại đèn âm trần rất đẹp, ngoài ra việc tạo mảng cao thấp như vậy cũng tạo ra hình ảnh ẩn dụ như một cái ao trên trần nhà.

Màu sắc của phòng khách: mang ý nghĩa chủ đạo có tác dụng điều hòa tất cả các màu sắc trong ngôi nhà, khi chọn màu sàn và màu sơn tường cần lưu ý sàn nhà nên có màu đậm nhất kế đến là tường và cuối cùng là trần nhà có màu dịu nhẹ với ý nghĩa trời nhẹ đất nặng.

4. Phòng ngủ:

Việc bài trí phòng ngủ hợp khoa học phong thủy không chỉ đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ cho  không gian mà còn góp phần tăng thêm khỏe mạnh, sự hòa thuận may mắn, phát tài cho gia đình bạn.

Giường ngủ nên mang lại cảm giác thật thoải mái khi ngủ và dòng chảy năng lượng mềm mại, thông suốt khắp phòng, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Trong phòng ngủ, không bao giờ được treo gương tại các vị trí đối diện với giường ngủ, bởi vì nó sẽ gây cản trở cho giấc ngủ của bạn.

Các thanh dầm, xà nhà trong phòng ngủ là điều cực kỳ không tốt theo phong thủy, chúng làm xáo trộn dòng chảy của khí và gây ra nhiều vấn đề rắc rối về tài chính.

Chọn một màu sắc dịu nhẹ, phù hợp với năng lượng của bạn để có thể nghỉ ngơi tốt nhất.

Cửa phòng tắm, nắp bồn cầu phải luôn đóng nếu bạn không muốn năng lượng tốt đẹp và sự thịnh vượng thoát ra ngoài theo đường ống nước thải.

5. Phòng bếp: 

Trong ngôi nhà của chúng ta thì khu vực bếp hay còn gọi nhà bếp là nơi quan trọng nhất về mặt phong thủy, nơi đây cung cấp những bữa cơm ngon hàng ngày cho gia đình, đây cũng là nơi trú ngụ của ông táo, vị thần cai quản mọi vấn đề về gia đạo của chúng ta.

Nhà bếp phải tránh được gió, theo phong thủy là “tàng phong tụ khí”, nghĩa là nên tránh gió để được tụ khí. Nhà bếp mà nhìn thẳng ra cửa chính hoặc phía sau bếp có cửa sổ là không tốt.

Bếp rất kỵ đặt ngay cửa chính. Đặt tựa vào tường chứ không nên đặt ngay cửa sổ, bởi vì luồng khí từ ngoài sẽ lùa thẳng vào bếp làm mất ngọn lửa.

Không nên đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh.

Tốt nhất nên tránh đặt bể phốt ở dưới phòng bếp hoặc xây bể nước ngay dưới phòng bếp. Nếu nhà diện tích hẹp, khó tránh thì cần chú ý không xây bể phốt hay bể nước có miệng bể hướng thẳng lên khu vực nấu nướng.

Không nên đặt đối diện với cửa phòng ngủ, dù là cách một bức tường.

Tránh để vòi nước có hướng chĩa thẳng vào bếp vì thủy khắc hỏa

​6. ​Cầu thang.

Bậc đầu tiên của cầu thang trong nhà phải được đặt ở chỗ thông thoáng, hướng tốt so với tuổi gia chủ.

Hướng cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính, dễ khiến hao tổn tiền tài, tránh hướng thẳng vào bếp hay cửa nhà vệ sinh, làm nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình.

Các nhịp cầu thang cần liền mạch, điều này sẽ đảm bảo sự suôn sẻ trong đường công danh của gia chủ.

Tổng số bậc cầu thang nên là số lẻ, theo quan niệm phong thủy là mang lại dương khí cho không gian.

7. Màu sơn trong nhà

Theo vận mệnh:

Mệnh Kim: hợp với màu sơn trắng, màu sữa, màu ánh bạc, màu vàng kim

Mệnh Mộc: nên chọn màu xanh lá, màu đen.

Mệnh Thủy: người mệnh này nên chọn sơn có màu đen, xanh lam, tím.

Mệnh Hỏa: mệnh này rất thích hợp với màu đỏ, hồng, cam, vàng.

Mệnh Thổ: nên chọn sơn nhà có màu vàng đất, nâu đất, vàng xám.

Liên hệ tư vấn thiết kế và thi công:

– Công ty CP tư vấn và thiết kế AHome

– Hotline: 0986 378 222/ 0868 218 123.

Những Kiến Thức Phong Thủy Cơ Bản Khi Làm Nhà

Trong quá trình “tam sao thất bản” và biến đổi theo các yếu tố kinh tế – xã hội khiến có lúc phong thủy có vẻ rất phức tạp và bị một số yếu tố mê tín làm thiên lệch.

Thực ra Phong Thủy cũng như các ngành khoa học khác, đều xuất phát từ những yếu tố rất cơ bản, đơn giản và thiết thực. Nếu không thiết thực cho đời sống người dân và vu vơ mê tín thì khoa phong thủy đã không tồn tại được cho đến ngày nay vì người ta chỉ tin và thực hành theo những gì có lợi cho mình, gia đình mình và cộng đồng.

7 Những kiến thức phong thủy cơ bản khi làm nhà

Các gia chủ cần phân biệt đâu là giải pháp Phong Thủy, đâu là tín ngưỡng dân gian. Việc sắp xếp một ngôi nhà sao cho thoáng mát, thuận tiện sinh hoạt, hợp lý đối với các thành viên cư trú luôn là điều cần làm; nhưng việc cúng bái, dán bùa… lại thuộc về tín ngưỡng dân gian, tùy theo tập tục và đức tin của mỗi vùng, mỗi người. Chúng ta tôn trọng nhưng không lẫn lộn với các giải pháp Phong Thủy đích thực.

Thứ nhất là sự xét đoán hình thế – một thái độ tự nhiên của con người trong quá trình vận động, giao tiếp với môi trường thiên nhiên và xã hội. Gặp một ai, sự vật gì người ta cũng thường xem xét để chọn lựa cái tốt nhất trong khả năng có thể.

Thứ nhì là đạo hiếu của người sống muốn tưởng niệm người chết, muốn cân bằng tâm lý và phần nào răn dạy người khác, cũng là một ước muốn cho bản thân mình mai sau.

Do đó trong Phong Thủy cổ xưa có rất nhiều cách xem Thủy Khẩu, Long Mạch… cho mồ mả (âm phần) mà việc áp dụng cho thực tế hiện nay còn nhiều mơ hồ, nặng về cảm tính. Rồi những yếu tố này bị một số sách vở trộn lẫn với Phong Thủy Dương Trạch (nhà cửa cho người sống) làm tăng thêm tính kỳ bí, phức tạp.

Thứ ba là các truyền tụng và thuật số tính toán mang tính tập tục, được đúc kết qua nhiều thời kỳ, mong muốn gặp lành tránh dữ, mang tính dân tộc học và văn hóa địa phương. Vì vậy các nước Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản đều có các nguyên tắc phong thủy riêng.

Để làm nhà theo một tiến trình Phong Thủy bài bản, đòi hỏi gia chủ phải có những kiến thức nhất định và sự chọn lựa các giải pháp sao cho phù hợp hoàn cảnh mỗi gia đình, mỗi ngôi nhà. Các giải pháp Phong Thủy luôn phải được tiến hành trên nền tảng 5 tiêu chí, cũng là 5 tính chất cơ bản của Phong Thủy:

Xem xét rất nhiều phương diện để tạo lập môi trường sống tốt nhất. Xét về chữ nghĩa: Phong là gió, tính Động, thuộc dương. Thủy là nước mang tính Tĩnh, thuộc âm. Gió – nước, âm – dương phải tương giao thì Thổ Trạch mới hài hòa.

Không có ngôi nhà hay cuộc đất nào là tốt hoặc xấu hoàn toàn mà phải tùy thuộc vào truờng hợp cụ thể, thậm chí có thể xấu với người này nhưng người khác lại thấy tốt, thấy phù hợp với mình. Khi gặp tình huống bất lợi, luôn có các giải pháp khắc phục sao cho ít tàn phá môi trường, dựa vào thiên nhiên, giảm thiểu công sức, chi phí.

Luôn giữ tỷ lệ hợp lý của các thành phần không gian, không quá thiên lệch, đảm bảo cân bằng âm dương, động tĩnh trong môi trường ở. Cần xác định cân bằng chứ không phải cào bằng, phải có chính phụ.

Phong Thủy vốn xuất phát từ đời sống định cư của dân làm nông nghiệp, do đó chọn đất cất nhà cha ông ta luôn nhắm đến tương lai xa, mong con cháu được phát triển vững bền. Sự ổn định trong Phong Thủy hiện đại cần hiểu là: giảm thiểu biến cố, phát triển lâu dài.

Xem trọng yếu tố tín ngưỡng và đời sống tinh thần. Hướng nội và luôn tưởng nhớ tiền nhân (thờ cúng, giáo dục truyền thống). Phong Thủy cũng là một “liệu pháp” tâm lý hiệu quả nên vẫn có một số thủ pháp mang tính “an thần” nhằm tạo tâm lý thoải mái cho người cư ngụ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Kiến Thức Phong Thủy Trước Khi Chọn Đất Xây Nhà trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!