Xu Hướng 3/2023 # Những Lưu Ý Khi Xây Dựng Nhà Ống # Top 12 View | Globalink.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Lưu Ý Khi Xây Dựng Nhà Ống # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Những Lưu Ý Khi Xây Dựng Nhà Ống được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhà phố vốn đóng khung theo dạng hình ống, do đó lúc bố trí ban đầu nếu không chú ý bố trí hệ thống cửa (khí khẩu) cho hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến các luồng phân bố khí trong nhà, thiếu ánh sáng và thông gió kém.

Việc hai nhà ống mở cửa đối diện nhau sẽ không tốt về phong thủy. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong, tủ kệ hay chậu cây để che chắn.Cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các lầu giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương, vì càng lên cao, nắng gió ra vào nhà sẽ khác so với các tầng dưới bị che khuất bởi cây xanh hay công trình lân cận. Do đó, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa.

Khi cửa (nhất là cửa chính) mở ra hướng xấu tức là nó sẽ dẫn vào nhà các điều bất lợi. Ví dụ, với hướng nắng chiếu gay gắt hoặc xe cộ bụi bặm thường xuyên, nên hạn chế mở cửa và dùng tấm che nắng tạo khoảng đệm.

Khi phân bố cửa, cần chú ý cả tính chất “cát hung” của không gian nội thất. Ví dụ phòng ngủ nếu có cửa đi ra ban công thì nên bố trí về phía cuối chân giường. Cửa ra vào phòng vệ sinh mở ngay vào đầu giường ngủ hay mở ra bàn ăn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bữa ăn, giấc ngủ. Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại không phù hợp khi sử dụng.

Cửa bếp tránh mở thẳng với miệng lò, hay nói cách khác người bước vào bếp không được nhìn thấy ngay bếp, vì luồng di chuyển trực diện sẽ đưa gió, bụi thổi thẳng vào hoả môn dễ gây cháy nổ, và người nấu bếp dễ bị giật mình vì không quan sát được sau lưng. Khi nhà có từ ba bộ cửa trở lên liên tiếp thẳng hàng nhau, chúng sẽ hình thành một ống hút khí theo chiều dọc, gió lùa bụi bặm và tầm nhìn từ ngoài xuyên suốt vào trong, vừa mất cân bằng âm dương vừa gây đơn điệu cho các không gian trong nhà ở vốn không hề giống nhau.

Nếu nhà có sân rộng thì cổng ngoài và cửa chính tránh đồng trục thẳng hàng với nhau, mà nên bố trí lệch nhau. Nếu không thể thay đổi thì nên đặt chậu cây, tạo lối đi uốn lượn để giảm luồng khí xông thẳng (trực xung). Việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn) cũng là một dạng gây ra hút gió và thiếu sự riêng tư. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu. Nên xem xét lại việc gắn mảng lớn kính thuỷ hay gương bát quái lên đầu cửa, lên tường ngoài nhà như một số người vẫn làm để “phản khí,” vì gương có thể gây chói mắt và mang nhiều tính đối chọi.

Nhà nào cũng luôn có nhiều loại cửa, cửa trước, cửa sau, bên hông… tuỳ theo hình thế đất đai và tính chất ngôi nhà. Tuy nhiên, theo khoa học phong thuỷ, mỗi ngôi nhà chỉ nên có một bộ cửa chính (đại môn hay chính môn), các cửa còn lại là cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay không là ở chính môn. Trường hợp cửa chính mở ra gặp nhiều bất lợi (như hướng nắng gió, điểm nhìn…) thì phải điều chỉnh cửa hoặc bít hẳn cửa chính, mở cửa khác làm cửa chính. Trong đô thị, việc mở cửa chắc chắn sẽ gặp nhiều phức tạp, nên tùy trường hợp cụ thể để giải quyết. Tuy nhiên, luôn cần tuân theo nguyên tắc cơ bản sau: Nhà có nhiều cửa ắt có nhiều miệng hút khí, khí vào nhà từ nhiều hướng cả tốt lẫn xấu, gây rối loạn trường khí. Nếu nhà có nhiều cửa đi nhưng phía ngoài chỉ có một cổng chung thì vẫn tốt, miễn là bố trí cổng và cửa theo nguyên tắc hình phễu (cửa trước rộng, cửa sau hẹp) để thu hút nguồn khí vào nhà.

Nếu nhà có hai hoặc nhiều mặt đường và phải mở hết các cửa để kinh doanh thì vẫn cần nhấn mạnh cửa chính. Các cửa phụ có thể giảm kích thước, dùng vật trang trí để phân tán và ngăn bớt cường độ các dòng khí phụ dẫn vào nhà. Nhà phố nào cũng luôn có nhu cầu để xe phía trước, nên cần làm thêm lớp cửa phụ, có thể theo dạng một rào thấp ở ngoài, cửa lớn ở trong.

Nếu có khoảng sân thì làm một tường rào với cửa cổng kín đáo bên ngoài để cửa chính bên trong mở được thường xuyên. Không gian đệm kiểu này giúp gia tăng khí tốt và giảm tác động xấu do giao thông bên ngoài đưa vào.

(Theo Blog Phong Thủy)

Cùng Danh Mục

Những Lưu Ý Cần Phải Biết Trong Phong Thủy Khi Xây Dựng Nhà Ống

Đặc trưng của nhà ống là không gian mỗi nhà (trừ nhà ở góc đường) luôn bị kẹp giữa hai bức tường, nhất là gặp nhà bên cạnh cao hơn, hình thành một loại trường khí mà phong phủy gọi là “vùng sơn xuyên”. Vùng này tạo nên hiện tượng gió hút – gió lùa khá mạnh, kèm theo bụi, tạo vùng xoáy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cư ngụ. Vì vậy, để tránh tình trạng này nên làm giếng trời hoặc sân trong để cân bằng âm dương.

Ngoài tác dụng cân bằng âm dương, giếng trời còn có tác dụng lấy thêm ánh sáng tự nhiên cho các không gian bên trong ngôi nhà. Nhà ống nếu có đuợc sân vườn ở phía trước hoặc phía sau thì thật sự lý tuởng, khu vuờn nhỏ này sẽ như tầng ozon với chức năng thanh lọc không khí cho căn nhà.

Trong phong thủy nhà ống, cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà, là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa dòng khí lan tỏa khắp các tầng trong nhà nên vô cùng quan trọng. Vì vậy, khi đặt vị trí cầu thang cần hết sức lưu ý, tránh đặt cầu thang ở giữa nhà vì năng lượng trung tâm của cả căn nhà sẽ bị rút cạn bởi năng lượng của cầu thang. Tránh đặt cầu thang thẳng hàng với cửa ra vào bởi sẽ tạo ra một luồng năng lượng bất ổn trong chính căn nhà.

Việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn) cũng là một dạng gây ra hút gió cho nhà ống. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu. Nên xem xét lại việc gắn mảng lớn kính thuỷ hay gương bát quái lên đầu cửa, lên tường ngoài nhà như một số người vẫn làm để “phản khí, vì gương có thể gây chói mắt và mang nhiều tính đối chọi.

Một trường hợp khá phổ biến thường bắt gặp ở những căn nhà phố hiện nay là cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các tầng giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương, vì càng lên cao, nắng gió ra vào nhà sẽ khác so với các tầng dưới bị che khuất bởi cây xanh hay công trình lân cận. Do đó, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa.

Thiết kế bếp trong nhà ống cũng tương đối phức tạp. Thông thường, bếp được đặt ở tầng 1, không gian tầng 2 là phòng ngủ của các thành viên trong gia đình. Như vậy, rất dễ xảy ra hiện tượng bếp đốt thẳng lên giường ngủ ở phía trên. Theo phong thuỷ, như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ và tâm lý người ngủ trong phòng đó, vì thế tránh đặt bếp thẳng với giường ngủ phía bên trên.

Mộc Lan

Lưu Ý Phong Thủy Khi Xây Dựng Nhà

Phong thủy coi trọng địa khí lên hàng đầu, vì địa khí sẽ quyết định được mảnh đất đó có tốt cho việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe hay không. Nếu mảnh đất đó mà có “xạ khí” tức là tử khí thì cần phải hóa giải khí đất trước khi xây dựng. Nếu gia chủ không kiểm tra địa khí và thiết kế phong thủy trước khi xây dựng thì khi làm nhà trên đó sẽ rất nguy hiểm và khó hóa giải.

Ngoài ra, dựa trên cung mệnh của mệnh chủ và hướng đất để tính toán xem hướng nhà có hợp không, không hợp thì hóa giải như thế nào, tính toán các hướng: giường ngủ, hướng bếp, hướng bàn thờ, hướng bàn học, bàn làm việc, hướng cửa, hướng cổng sao cho được các khí tốt.

Xây nhà trên nền đất nghiêng, thấp sẽ không tốt

Quan niệm phong thủy cho rằng, một ngôi nhà đẹp trước tiên phải được xây dựng trên một mảnh đất bằng phẳng thứ nữa là phải nằm ở địa thế cao.

Nếu xây nhà trên mảnh đất nghiêng sẽ khiến gia chủ và các thành viên trong gia đình thường có cảm giác lo lắng, bất an, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Xét về mặt kỹ thuật xây dựng ngôi nhà trên thế đất bằng phẳng sẽ có khả năng chịu lực tốt và công trình sẽ có tuổi thọ lâu hơn. Điều này càng cần thiết hơn trong điều kiện khí hậu Việt Nam thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ.

Không những thế, việc xây nhà trên những khu đất thấp thì ngoài việc bị lụt lội mùa mưa, còn bị ẩm mốc mùa hè ảnh hưởng nhiều đến không gian sống và sức khỏe của những người trong nhà.

Nhà xây quá cao tạo tâm lý bất ổn cho người trong nhà

Nhà quá cao bốn bề không được che chắn, thiếu kín đáo, tạo tâm lý bất ổn cho người trong nhà đồng thời tạo sự cách biệt với xung quanh. Kiểu nhà này cũng không có điều kiện được che nắng, dương thịnh âm yếu, âm dương không điều hòa cũng ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong gia đình.

Tường bao quanh nhà cao quá làm hỏng bố cục của ngôi nhà

Tường bao quanh nhà xây quá cao không những làm hỏng bố cục nhà mà còn khiến cho người trong nhà có cảm giác như bị nhốt, sẽ dẫn đến nghèo túng. Việc xây tường cao để chống trộm cắp nhưng nếu xây cao quá sẽ che tầm nhìn từ bên trong nhà và tạo cơ hội cho kẻ trộm “làm ăn”.

Về thẩm mỹ, tường xây quá cao còn che mất cửa sổ, mái nhà và nóc nhà, tạo cảm giác bức bách, khó khăn trong việc lấy ánh sáng và thông gió. Vì vậy, khi xây nhà, không nên để tường bao quanh nhà cao quá 1,5m và cách nhà khoảng 50cm trở lên.

Kiêng xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi

Không nên chọn vị trí dưới núi đá, nơi chân núi nối liền với mặt đất, hay giữa hai đầu hẻm núi làm địa điểm xây nhà vì nguy cơ núi lở hoặc nước lũ là rất lớn. Những nơi này phong cảnh khá đẹp, nhưng do hai ngọn núi hình thành hẻm núi hình dẻ quạt, qua nhiều năm mưa gió, đáy sông lắng đọng nhiều cát, khu vực nền móng yếu và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao.

Mái che mưa trước nhà tránh làm hình mũi nhọn

Theo phong thủy nhà ở, khi thiết kế mái che mưa – phía trước nhà, thường gặp phổ biến ở kiểu nhà ống ở Việt Nam, thì nên làm thành hình vòng cung, tuyệt đối không làm thành mũi nhọn. Vì mái che mưa hình mũi nhọn đem đến nguồn khí xấu, ảnh hưởng không tốt đến chủ nhà. Họ có thể gặp những bất lợi về mặt sức khỏe.

Cầu thang xoắn ốc khiến gia chủ hao tài, tán khí

Nhiều người ưa thích cầu thang xoắn ốc vì trông nó khá ấn tượng và phù hợp với cấu trúc và thiết kế của căn nhà. Tuy nhiên, bạn cần biết là theo phong thủy, cầu thang xoắn ốc làm thất thoát tiền bạc, hao tài tán khí. Do đó, tốt nhất cầu thang nên được thiết kế có dạng uốn cong, liền mạch. Bạn cũng cần lưu ý không bố trí cầu thang ở vị trí đối diện với cửa chính hoặc cầu thang bắt đầu hay kết thúc ở trước cửa nhà vệ sinh. Gia chủ cũng cần chú ý tránh làm cầu thang đứt đoạn như cầu thang kết thúc ở tầng một xong bắt đầu ở phía sau tầng 2 tùy theo vị trí trống trong nhà, như vậy là không nên. Có thể hóa giải bằng cách trải thảm nối để tạo sự liên tục.

Cột nhà hình vuông mang lại điềm xấu cho gia chủ

Cột nhà hình vuông không phải là điều hiếm gặp trong thiết kế nhà ở. Cột nhà dạng này sẽ cản trở khí ở cửa chính và luôn luôn mang lại điều xấu. Để hóa giải bạn có thể trồng dây leo quanh cột để che chắn những cạnh sắc. Tuy nhiên, với cột tròn không ảnh hưởng xấu như cột vuông, nhưng khi chúng đối diện trực tiếp với cửa chính thì lại mang ý nghĩa chết chóc. Với trường hợp này, bạn có thể dùng bình phong để che chắn giữa cột nhà và cửa chính.

Ngoài ra, nều nhìn từ bên ngoài nhà thấy được cột cái thì trong nhà có phá gia chi tử.

Gỗ sử dụng trong nhà không nên dùng loại có tính âm như lật, nam, hòe mà chỉ nên dùng gỗ có tính dương, như tùng, san, mai.

Phòng bên không bao giờ được cao, rộng hơn phòng chính dù cùng một sân bằng không tớ sẽ khinh chủ.

Trước nhà không nên có ngôi miếu, hoặc nhà bỏ hoang vì âm khí nặng.

10 kiêng kỵ trong xây nhà theo phong thủy học

1. Kiêng kỵ trong xây nhà trên mảnh đất lồi lõm Một ngôi nhà đẹp phải tọa lạc trên mảnh đất bằng phẳng có địa thế cao, tránh xây nhà trên mảnh đất nghiêng gây khó khăn việc sắp đặt nội thất, tâm lí bất an khi sống trong nhà. Nhà không nên xây trên mảnh đất ẩm thấp sẽ bị ngập lụt mùa mưa, nóng ẩm mùa hè. Cho nên, một ngôi nhà xây dựng trên mảnh đất vững chắc, bằng phẳng có khả năng chịu lực cao, độ bền tuổi thọ cao.

2. Kiêng kỵ trong xây nhà nơi cuối đường hay ngã ba, ngã tư Theo phong thủy học, ngôi nhà nằm ở ngõ kẹt hay cuối đường thường dễ gặp trộm cướp hay tình huống khẩn cấp không có lối thoát gây nguy hiểm và không an toàn cho mọi người sống trong nhà. Hoặc ngôi nhà tọa lạc nơi ngã tư, ngã ba sẽ gặp họa sát thương, tai nạn giao thông.

3. Kiêng kỵ trong xây nhà khi trồng cây to trước nhà Trước cửa nhà có cây to cản lối hay trụ điện là những vật cản luồng dương khí vào đại môn (cửa chính), ngăn luồng khí âm thoát ra ngoài. Cho nên, kiêng trồng cây to như liễu trong sân hay trước nhà, nên trồng cây mảnh, dáng cao, lá sáng như cây cau, dừa cảnh, bàng…để che chắn luồng gió lạnh phương Bắc, Đông bắc.

4. Kiêng kỵ trong xây nhà khi chọn lựa cửa chính, cửa sổ Nếu nhà ở xây dựng trong phạm vi dưới 100m2 không nên sử dụng cửa vòm tròn, nên cân đối cửa chính, cổng chính với diện tích ngôi nhà, khi diện tích nhà quá nhỏ so với kích thước cổng chính, cửa chính làm mất vẻ thăng bằng, tính thẩm mỹ của ngôi nhà đồng thời gây hao tài tốn của cho gia chủ về mặt phong thủy nhà ở.

5. Kiêng kỵ trong xây nhà quá cao so với toàn cảnh xung quanh Về mặt tổng quan bên ngoài nhìn vào ngôi nhà cao quá tạo tâm lí bất ổn cho mọi người sống trong ngôi nhà vì thiếu kín đáo, không được che chắn đồng thời tạo vẻ cách biệt vói những gia đình xung quanh. Khi đơn độc một mình, ngôi nhà không được che chắn mưa nắng sẽ nhanh chóng xuống cấp, âm dương không hài hòa làm ảnh hưởng sức khỏe cả nhà.

6. Kiêng kỵ trong xây nhà với tường bọc cao xung quanh Việc xây tường bao bọc ngôi nhà nhằm chống trộm cướp nhưng tường xây bít kín, cao quá đầu người tạo điều kiện cho kẻ trộm nhòm ngó nhà bạn do khuất tầm nhìn từ trong nhà ra ngoài. Cho nên, tường xây quanh nhà nên cao tầm 1,5m, cách nhà 0,5m và có bọc kẽm thưa tạo điều kiện đón ánh sáng, nắng gió và nét thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

7. Kiêng kỵ trong xây nhà với phòng vệ sinh Trong phong thủy học vì Trung Cung là khí tổng quản chín cung trong nhà nên việc đặt phòng vệ sinh giữa nhà gây ô nhiễm tất dẫn đến tài vận và sức khỏe trong nhà không tốt. Phòng vệ sinh tốt nhất nên xay cuối nhà, không được liền gian bếp hay đối diện gian bếp. Hơn nữa, phòng vệ sinh trong phòng ngủ có nền thấp hơn nền phòng ngủ tránh nước tràn vào phòng và cửa phòng vệ sinh không nên đối diện cửa phòng ngủ tạo sự kín đáo cho gia chủ.

8. Kiêng kỵ trong xây nhà với gian bếp Bếp nấu thường đặt cùng phía với đường ống nước, tối kỵ hai bên bếp đều có vòi nước làm ‘mất lửa’ khiến trong nhà hay lục đục, xào xáo. Vị trí bếp tốt nhất là tránh bên cạnh phòng ngủ, phòng vệ sinh hay phòng thờ hay bên dưới phòng ngủ nếu nhà bạn có các tầng lầu vì trong bếp có thờ ông Táo nên kiêng kỵ theo tập tục dân gian.

9. Kiêng kỵ trong xây nhà với phòng khách Phòng khách là căn phòng trung tâm trong nhà nên khi xây dựng nhà ở nên đầu tư chút công sức chăm chút cho ‘bộ mặt’ của ngôi nhà. Phòng khách phải thông thoáng, tầm nhìn không bị che chắn, không dùng các vật cản quang. Lí tưởng nhất là bố trí phòng khách ở căn phòng đầu tiên liền kề phòng ăn, phòng bếp và chỉ bày trí một bộ salon làm nơi tiếp khách.

10. Kiêng kỵ trong xây nhà với phòng ngủ Phòng ngủ không nên đặt bàn thờ, cửa sổ hình tròn, kỵ có cột hình trụ và gương tránh đối diện giường ngủ. Nên chọn phòng ngủ có hình vuông hay hình chữ nhật làm chủ dù phòng ngủ có diện tích lớn hay nhỏ, không bày trí các tủ sắt, giá treo đồ bằng sắt làm cho căn phòng lạnh lẽo không tốt.

Kiêng kỵ trong xây nhà được tìm hiểu và tư vấn các kĩ sư của công ty chúng tôi hay người lớn tuổi trong nhà để bạn không mất thời gian hay tiền bạc khi thay đổi thiết kế ngôi nhà trong quá trình sử dụng. Việc nghiên cứu kĩ càng những điều tốt đẹp, hợp phong thủy trong xây dựng nhà ở giúp tăng vượng khí, tài lộc cho gia chủ khi dọn về nhà mới.

Theo Xây dựng nhà đẹp

Những Lưu Ý Khi Xây Dựng Nhà Thờ Gỗ Phong Thủy Việt Nam

1. Hiểu rõ kết cấu nhà cổ

Nhà gỗ cổ phong thủy Việt Nam được kết cấu gồm nhiều bộ phần khác nhau. Những điểm chung của các bộ phận này đó là sự xuất hiện với tần suất cao của nguyên liệu gỗ. Các bộ phận của nhà cổ bao gồm:

– Cột nhà: Đây là bộ phận chịu toàn bộ trọng lực của ngôi nhà. Có các loại cột khác nhau ở các vị trí khác nhau như cột cái, cột hiên, cột con.

– Xà nhà: Là bộ phận giằng ngang chịu lực kéo giữa các cột. Các loại xà gồm: xà lòng (xà chếnh), xà nách ( xà thuận)

– Kẻ: Đây là loại dầm đơn được đặt theo hướng chéo. Kẻ được gác lên cột bằng các mộng. Có hai loại kẻ là kẻ ngồi và kẻ hiên.

– Bảy: Đây là loại dầm nằm bên trong khung tiếp giáp với các cột quân phía sau để đỡ phần mái phía sau của ngôi nhà.

– Câu đầu: Đây là dầm ngang chính được đặt phía trên cùng. Tác dụng của câu đầu là khóa các cột cái của ngôi nhà.

– Con rường hay còn gọi là chồng rường: Đây là các đoạn gối có tác dụng đỡ hoành mái. Có hai loại rường là rường bụng lợn và rường cột.

– Các loại xà ngoài khung gồm có: xà thượng, xà hạ, xà tử thượng, xà tử hạ, xà ngưỡng, xà hiên.

– Phần mái: Kết cấu mái bao gồm rất nhiều chi tiết như: Rui, mè, hoành, gạch màn, ngói mũi hài.

2. Bố trí gian thờ và công trình phụ

Trong thiết kế nhà gỗ cổ phong thủy Việt Nam thì việc bố trí không gian thờ cũng là rất quan trọng. Đây là không gian tâm linh thiêng liêng nên cần phải được bố trí ở nơi trung tâm nhất, trang trọng nhất của ngôi nhà.

Cần lưu ý rằng nhà gỗ cổ của Việt Nam là ngôi nhà được làm theo chiều ngang. Thông thường gian thờ bao giờ cũng được đặt trang trọng ở ngay gian giữa của ngôi nhà. Đây là gian có cửa chính, vừa bước vào cửa chính là có thể thấy ngay gian thờ.

Cũng theo quan niệm của người Việt xưa thì gian giữa là gian trung tâm, gian chính của ngôi nhà. Do vậy, đặt gian thờ ở giữa ngôi nhà thể hiện lòng thành của người sống đối với tổ tiên. Bàn thờ thần phật thường được đặt ở chính giữa, thể hiện được quyền lực tâm linh tối cao. Còn bàn thờ gia tiên thì lại được đặt ở phía bên phải.

Không gian trước bàn thờ cần được trang nghiêm thông thoáng. Vì vậy mà khu vực trước bàn thờ thường không đặt bàn ghế. Bàn ghế sẽ được đặt phía bên trái hoặc bên phải bàn thờ. Ở những gia đình khá giả thường kê một tấm phản để thuận tiện cho việc thờ cúng, lễ bái.

Theo phong thủy Việt Nam thì các công trình phụ không bao giờ được đặt chung không gian với nhà. Bởi vì trong nhà có gian thờ cần sự trang nghiêm sạch sẽ nên phải bố trí các công trình phụ ở thật xa không gian thờ cúng.

3. Những chú ý khi xây dựng nhà gỗ hợp phong thủy

Xây nhà cần chú ý đến yếu tố phong thủy, đặc biệt là đối với nhà gỗ cổ phong thủy Việt Nam thì yếu tố phong thủy càng cần được lưu ý.

Điều đầu tiên cần chú ý khi xây dựng nhà gỗ hợp phong thủy đó là hướng nhà. Theo quan niệm của dân gian thì “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam”. Như vậy thì hướng làm nhà tốt nhất là hướng Nam hoặc hướng Đông Nam. Đây là hướng giúp nhà “Đông ấm, hè mát”, đồng thời mang lại hòa thuận, sức khỏe và tài lộc.

Ngoài ra cần lựa chọn nội thất phù hợp với phong thủy và cân bằng yếu tố âm dương. Việc lựa chọn màu sắc đối với nhà gỗ cổ cần chú ý chọn các tông màu phù hợp với sự cổ kính của ngôi nhà.

4.Một số mẫu nhà gỗ cổ phong thủy Việt Nam

Cùng chiêm ngưỡng những mẫu nhà gỗ cổ phong thủy Việt Nam đẹp với chúng tôi.

Mẫu nhà gỗ cổ năm gian theo phong cách truyền thông Việt Nam

Nhà gỗ cổ hiện đại có diện tích khá rộng và giá trị sử dụng cao.

Nhà gỗ cổ Việt Nam là công trình văn hóa tâm linh cần được bảo tồn và phát huy. Thế hệ sau này cần lưu giữ những tinh túy trong nền văn hóa dân gian để phát huy hơn nữa những giá trị mà ông cha ta đã để lại.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

– Địa chỉ: Ngõ 114 Miếu Đầm, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

– Website https://xaydungnhaco.com

– Hotline: 0969 55 66 11

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Lưu Ý Khi Xây Dựng Nhà Ống trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!