Xu Hướng 3/2023 # Phong Thủy Cơ Bản Khi Mua Xe Hơi # Top 9 View | Globalink.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phong Thủy Cơ Bản Khi Mua Xe Hơi # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Phong Thủy Cơ Bản Khi Mua Xe Hơi được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xe hơi cũng như 1 ngôi nhà di động cho con người vì thế để đảm bảo sự an bình và may mắn, gia chủ cần phải sắp đặt phong thủy cân bằng.

Khí xấu trong ôtô có khả năng tạo ra những tổn hại và phá hủy lâu dài cho chính chủ nhân của nó và người khác. Khi nhắc tới xe hơi, người ta thường ngầm quy ước với nhau hình ảnh của chiếc xe là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh của chủ xe, tuy vậy, hiếm có người chú ý tới việc mang lại “khí tốt” cho chiếc xe của chính họ.

Những dòng khí hay năng lượng đó là tổng hòa của nội thất xe lẫn tất cả những gì thuộc về chiếc xe đó, tất nhiên dù chúng có cân bằng hay không thì cũng đều ảnh hưởng trực tiếp lên chủ xe. Khoa học phong thủy chỉ ra một số điểm chú ý nhằm mang lại phong thủy tốt cho xe hơi.

1. Thế Tứ Linh trong xe hơi

Nhìn chung, hơi cũng tuân thủ theo thế đất Tứ Linh kinh điển: phía sau cao hơn phía trước và được “nâng đỡ” ở hai bên xe, thậm chí chỗ ngồi của xe cũng nên theo hình thế Tứ Linh này. Những xe nào thoai thoải về phía sau và trống ở phía sau có thể khiến người ngồi trong xe cảm thấy bất an, như trong trường hợp bạn nhìn thấy ai đó lái xe mà cửa sau hoặc nắp thùng sau xe không được đóng kín.

Đèn sau xe tượng trưng cho khu vực Huyền Vũ, chính vì vậy phải chắc chắn rằng các đèn này không bị mờ tối và luôn hoạt động tốt; khi chúng bị hỏng phải thay thế ngay. Các xe có vị trí ngồi dốc về phía trước, như các loại xe thể thao đắt tiền, cũng phơi bày nhược điểm ở phía sau vì vị trí Huyền Vũ yếu. Phong thủy chỉ ra rằng không nên để những bộ phận quan trọng như thế bị hỏng hóc hoặc mờ đục.

2. Trang trí xe

Những logo cảnh báo dán phía sau xe có tác dụng tăng cường năng lượng cho vị trí Huyền Vũ này, đặc biệt là những câu đại loại như “Làm ơn giữ khoảng cách” hoặc “Baby in car”. Với những giấy dán có tính khôi hài hoặc khó đọc sẽ mang đến tác dụng ngược vì chỉ khuyến khích xe chạy sau tiến đến gần xe của bạn hơn. Vì vậy, bất cứ loại logo hay giấy dán trang trí nào gây mất tập trung của người phía sau thì chủ xe nên tránh dùng.

Có nhiều người thường mang theo những vật có tính linh thiêng trong xe hơi khi di chuyển. Ở phương Tây hình tượng thánh Christopher được tin là vật hộ mạng vì đây là Thánh đỡ đầu cho những người đi xa trong khi ở Việt Nam đó là hình tượng Phật Bà Quan Âm hoặc Đức Mẹ Maria…

Xe hơi và “luồng khí sạch”

Không khí bên trong xe cần phải trong lành vì đây là yếu tố quan trọng liên kết người ngồi trong xe với thế giới bên ngoài. Nếu không khí thiếu trong sạch, tài xế sẽ trở nên dễ mệt mỏi và mất tập trung.

Để làm trong lành bầu không khí trong xe, chủ xe có thể dùng các chất tạo mùi tự nhiên đồng thời cũng tác động lên tâm trạng của những người trong xe. Cây hương thảo, dầu hoa cam và dầu chanh có tác dụng rất tốt trong việc làm nguôi cơn giận và giúp cho tâm trí của người ngồi trong xe được thanh thản, nhẹ nhàng. Chú ý không để cho đồ đạc trong xe bị xáo trộn bừa bãi.

Tầm nhìn lại là một yếu tố quan trọng khác khi tài xế ngồi bên trong xe hơi. Các kính xe và các đèn pha phía trước nên được giữ sạch và trong để chúng ta có thể quan sát rõ bên ngoài khi gặp thời tiết xấu. Trong phong thủy, những chiếc cửa sổ xe được xem là “mắt xe”.

Thêm vào đó, nên chú ý lên lịch bảo dưỡng xe nhằm duy trì nguồn năng lượng mạnh mẽ vốn có của chiếc xe. Đó không đơn giản là bơm xăng hay rửa xe, bởi nếu chủ xe quan tâm đến động cơ xe như quan tâm đến thân thể của mình thì chẳng ai vui khi chúng không hỏng hóc và hoạt động tốt. Vì vậy, cần đảm bảo rằng chủ xe phải thường xuyên đưa xe đến các gara để đảm bảo các bộ phận xe luôn trong tình trạng họat động tốt.

3. Chọn màu xe

Đứng trên quan niệm về Phong Thủy, khi chọn màu cho xe chúng ta phải chắc chắn rằng màu này không xung khắc với màu Ngũ hành tương ứng với tuổi của mình.

Ví dụ, một thanh niên tuổi Ngọ mạng Hỏa, không nên chọn xe màu đỏ vì màu này làm tăng thêm tính Hỏa của người ấy. Một chiếc xe màu xanh đậm hoặc đen sẽ làm dịu bớt Hỏa, và Kim – màu trắng hay xám – thì thích hợp hơn, và an toàn hơn, vì làm Hỏa suy yếu đi.

Mặt khác nếu người lái xe nào dễ bị mất tập trung và là người tuổi Hợi mạng Thủy thì nên chọn màu xe thuộc hành Mộc (màu xanh lá). Màu thuộc hành Kim (trắng hoặc bạc) cũng có tác dụng hỗ trợ những người này.

Tuy vậy, việc chọn màu sắc hợp phong thủy cho xe cũng tùy thuộc vào sở thích của chủ xe. Nếu chọn được màu xe hợp mạng, tuổi, nhưng chủ xe lại không thích màu đó, thì điều đó cũng không tạo nên luồng khí giao hòa tốt đẹp giữa chủ xe và chiếc xe. Nên cân nhắc kĩ về vấn đề này.

4. Bãi đỗ xe

Khi đỗ xe, tốt nhất nên đỗ xe ở vị trí nằm xa với nhà gia chủ hơn là đỗ xe ngay trong một địa điểm nào đấy thuộc ngôi nhà hoặc để xe nằm đối diện với ngôi nhà đó.

Lí do đơn giản cho điều này là do phong thủy vốn quan niệm xe hơi như “một con hổ sống”, nên nếu cứ đỗ xe hướng vào nhà bạn hay nơi làm việc, thì nó sẽ tạo ra sát khí đe dọa tới những người sống ở nơi nó hướng vào.

Cần tư vấn thêm về phong thủy trên ô tô xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi

Kiến Thức Phong Thủy Cơ Bản Khi Xây Nhà

Người phương Đông luôn kỹ lưỡng trong lựa chọn một ngôi nhà mới bởi tin tưởng địa khí mảnh đất sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe…

BizLIVE giới thiệu đến bạn đọc bài tổng hợp những điều cần biết về phong thủy kết hợp khoa học hiện đại trong xây dựng, thiết kế nhà. Một số trường phái trong thiết kế phong thủy trước khi xây nhà

Phong thủy địa khí: đo khí đất, đo năng lượng của đất, từ đó sẽ biết mảnh đất đó là mảnh đất phát về kinh doanh, về quan trường, hay là mảnh đất bình thường, đất gây bệnh…

Phong thủy bát trạch: dựa trên cung mệnh của mệnh chủ và hướng đất để tính toán xem hướng nhà có hợp không, tính toán các hướng: giường ngủ, hướng bếp, hướng bàn thờ, hướng bàn học, bàn làm việc, hướng cửa, hướng cổng sao cho được các khí tốt.

Phong thủy loan đầu: khảo sát, phân tích các con đường, ngôi nhà, dòng sông, ao hồ, ngọn núi, cao ốc chung quanh mảnh đất để xem tác hại hay tác dụng tốt đến ngôi nhà.

Huyền không phi tinh: dựa vào năm xây dựng và nhập trạch, dựa vào số độ la bàn của sơn – hướng ngôi nhà để xác định các thế trận sao (khí của các vì sao trong chòm sao bắc đẩu) ảnh hưởng như thế nào, từ đó đề ra các phương án mở cửa chính, cửa phụ, làm non bộ, làm tiểu cảnh nước, làm cửa cổng…

An thần sát: đây là trường phái tính toán phải đạt đến độ tuyệt đối và khi đó sắp xếp phân phòng, mở cửa cổng, cửa chính …

Các trường phái trên phải được kết hợp một cách hài hòa, không thể tách rời trong thiết kế phong thủy cũng như xem phong thủy cho cơ quan, doanh nghiệp, ngôi nhà.

Chọn vị trí xây nhà hợp phong thủy

Không nên xây nhà ở giữa hoặc gần đường cái

Theo thuyết phong thủy, không nên xây nhà ở cuối đường vì ở địa phận này, khả năng xảy ra trộm cắp là khá lớn. Xây nhà ở cuối ngõ cũng không nên vì địa điểm này không thuận tiện, khi xảy ra sự cố không có lối thoát, rất phiền phức và nguy hiểm.

Theo cổ nhân, xây nhà ở ngã tư đường sẽ gặp họa sát thương. Hiện nay, nhiều người vẫn tin vào quan niệm này vì nhà ở vị trí này không an toàn, dễ gặp tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sự an toàn của những người trong nhà.

Kiêng xây nhà trên mảnh đất hình tam giác

Theo phong thủy, không nên xây nhà trên mảnh đất hình tam giác (nơi hai con đường gặp nhau) vì vị trí này dễ khiến người trong nhà không yên ổn, xảy ra nhiều tranh chấp và dễ gây hỏa hoạn. Hơn nữa, xây nhà trên mảnh đất hình tam giác không kinh tế vì lãng phí nhiều đất và gây khó khăn trong việc thiết kế các phòng.

Kiêng xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi

Không nên chọn vị trí dưới núi đá, nơi chân núi nối liền với mặt đất, hay giữa hai đầu hẻm núi làm địa điểm xây nhà vì nguy cơ núi lở hoặc nước lũ là rất lớn. Những nơi này phong cảnh khá đẹp, nhưng do hai ngọn núi hình thành hẻm núi hình dẻ quạt, qua nhiều năm mưa gió, đáy sông lắng đọng nhiều cát, khu vực nền móng yếu và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao.

Không xây nhà gần đền chùa

Nên kiêng xây nhà ở những khu vực đền chùa vì linh khí sẽ bị chùa hút hết, không có lợi cho con người. Trong thực tế, gần đền chùa có nhiều người đến cúng bái, thắp hương, bầu không khí bị ô nhiễm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế, khi chọn vị trí xây nhà ở, nên tránh xa khu vực đền chùa, miếu…

Những điều kiêng kỵ trong thiết kế

Kỵ tường trắng ngói xanh

Kiến trúc của ngôi nhà tuyệt đối kỵ dùng tường trắng ngói xanh vì những màu này đa số dung trong những linh đường, nhà mồ mả, nhà tưởng niệm… không thích hợp dùng để trang trí những ngôi nhà để ở.

Kỵ tầng một của nhà quá cao

Khi chọn nhà cần quan sát môi trường xung quanh một cách cẩn thận. Nếu ngôi nhà của bạn quá cao, và bốn bên lại không có một chỗ dựa nào thì sẽ không tốt cho phong thủy. Sống lâu trong những ngôi nhà như thế này sẽ khiến bạn có tâm lí cô đơn. Nếu tầng một của nhà bạn quá cao trong khi các tầng khác lại thấp sẽ tạo thành kết cấu không hợp lí.

Kỵ cửa chính quá thấp

Nhà nhỏ mà cửa lớn đương nhiên là bất lợi, song nếu ngày nào cũng đi qua đi lại một cái cửa quá thấp thì cũng không thuận tiện. Độ cao của cửa nhà cũng có độ tiêu chuẩn giống như chiều cao của người trưởng thành. Nếu thấp dưới mức tiêu chuẩn, bạn sẽ phải cúi người để ra vào, không cần nói bạn cũng thấy sự bất lợi ra sao.

Kỵ mái nhà tròn và trong suốt

Trong quan niệm của người xưa thì trời tròn, đất vuông: hình tròn là động, hình vuông là tĩnh. Nhà ở nên tĩnh chứ không nên động. Chính vì thế những ngôi nhà hình tròn chỉ thích hợp để làm văn phòng công ty chứ không thích hợp dùng để ở. Ngoài ra, kiến trúc của những ngôi nhà dùng toàn bằng kính chỉ thích hợp với không gian văn phòng không có sự riêng tư, chứ không thích hợp đối với nhà ở.

Kỵ thiết kế hành lang ở biệt thự

Thiết kế biệt thự thông thường phải mang những đặc sắc riêng, thế nên người ta hay dùng hành lang, tường vây, hòn non bộ…để trang trí. Tuy nhiên trong phong thủy học, trừ những nơi như công viên hay trang viên rộng lớn ra thông thường nên tránh thiết kế hành lang dài và uốn quanh nhà vì hành lang này sẽ làm đứt khí trong nhà. Chính vì thế không nên làm hành lang trong biệt thự.

Kiêng trồng cây to trước cửa nhà

Cổ nhân nói trước cửa có cây to hay cột điện là điềm dữ vì cây cổ thụ gây khó khăn trong việc đi lại, chắn khí dương vào nhà, để âm khí tích tụ khó thoát ra. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng sự che chắn của cành lá, dễ quan sát và trèo vào nhà, gây phiền toái cho gia đình.

Không nên xây nhà quá cao

Nhà quá cao bốn bề không được che chắn, thiếu kín đáo, tạo tâm lý bất ổn cho người trong nhà đồng thời tạo sự cách biệt với xung quanh. Kiểu nhà này cũng không có điều kiện được che nắng, dương thịnh âm yếu, âm dương không điều hòa cũng ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong gia đình.

Tường bao quanh nhà không xây quá cao

Tường bao quanh nhà xây quá cao không những làm hỏng bố cục nhà mà còn khiến cho người trong nhà có cảm giác như bị nhốt, sẽ dẫn đến nghèo túng. Về thẩm mỹ, tường xây quá cao còn che mất cửa sổ, mái nhà và nóc nhà, tạo cảm giác bức bách, khó khăn trong việc lấy ánh sáng và thông gió. Vì vậy, khi xây nhà, không nên để tường bao quanh nhà cao quá 1,5m và cách nhà khoảng 50cm trở lên.

V.X

Kiến Thức Cơ Bản Khi Chọn Trang Sức Phong Thủy

Trang sức phong thủy phổ biến ở các nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Người ta tin tưởng rằng, khi đeo những món trang sức phù hợp với tuổi, cung mệnh, ngày tháng năm sinh sẽ đem lại những điều may mắn, tốt lành về tiền bạc, công danh và sức khỏe. Trái lại nó sẽ đem lại những điều không may mắn cho chủ nhân. Bài viết xin chia sẻ những kiến thức cơ bản nhất về trang sức phong thủy.

Trang sức phong thủy là gì?

Trang sức phong thủy ngoài tác dụng làm đẹp, chúng còn là một loại trang sức đem lại may mắn, hóa hung thành cát mang đến tiền tài, sức khỏe cho chủ nhân. Trang sức phong thủy thường là gắn các loại đá quý có màu sắc khác nhau như:

Trang sức phong thủy cho người mệnh Kim

Theo quan điểm ngũ hành, màu sắc đem lại điều tốt lành cho người mệnh kim là màu bản mệnh, màu tương sinh và màu chúng chế ngự được.

Màu bản mệnh: trắng. Kim có nghĩa là kim loại, màu bản mệnh là màu trắng kim loại. Những người mệnh Kim đeo trang sức có màu trắng sẽ mang đến sự hòa hợp và tạo ra nguồn sinh khí dồi dào trong cuộc sống. Trang sức bạc, vàng trắng bạch kim gắn đá trắng là sự lựa chọn tốt cho những người mệnh Kim.

Màu tương sinh: vàng sậm hoặc nâu đất. Mhững người thuộc mệnh Kim còn mang đến cho mình sự ấm áp và huyền bí với các sắc màu thuộc hành Thổ như vàng sậm, nâu đất vì theo thuyết ngũ hành thì Thổ sinh Kim. Do đó, những gam màu của Thổ sẽ bổ sung năng lượng và tiếp thêm sức mạnh.

Màu tương khắc: Hỏa khắc Kim vì thế người mệnh mộc không nên sử dụng các loại trang sức có màu đỏ, đỏ sậm, hồng.

Màu bản mệnh: Xanh lá cây. Ngọc lục bảo – Emerald sẽ là món trang sức tuyệt vời cho những người mệnh Mộc. Đây là loại đá bản mệnh có tác dụng điều hòa các nguồn năng lượng trong cơ thể, át chế nguồn năng lượng mạnh.

Màu sắc tương sinh: xanh nước biển, xanh thẫm, màu đen. Thủy sinh Mộc vì thế màu của nước là màu tương sinh đối với những người mệnh Mộc. Đeo trang sức có các màu sắc này sẽ bổ sung khí lực, năng lượng dồi dào.

Trang sức phong thủy cho người mệnh Thủy

Màu tương sinh: trắng, xám bạc. Kim sinh Thủy vì thế, nếu quá nhàm chán với các màu sắc bản mệnh, người mệnh Thủy có thể sử dụng trang sức màu trắng, xám bạc. Màu trắng là màu của sự trung tính, thuần khiết.

Màu tương khắc: vàng sậm, nâu đất là những màu mà mệnh này nên tránh.

Trang sức phong thủy cho người mệnh Hỏa

Màu bản mệnh: đỏ là màu sắc tượng trưng cho những người mệnh Hỏa ví dụ như đá Ruby. Đeo trang sức màu bản mệnh sẽ giúp họ có được những thành công trong cuộc sống, hơn nữa màu đỏ lại là màu biểu tượng cho sự may mắn.

Trang sức phong thủy cho người mệnh Thổ

Màu tương sinh: đỏ, hồng, đỏ cam. Màu đỏ sẽ mang đến nhiều điều may mắn trong tình yêu, công việc và cuộc sống cho người mệnh Thổ.

Màu chế ngự:xanh lam, xanh thẫm, đen. Yêu thích trang sức màu xanh coban lôi cuốn thì bạn cứ thoải mái đeo chúng, vì đây là màu sắc bản mệnh của Thủy, mà Mộc lại khắc chế được Thủy.

Bài viết trên là một số kiến thức cơ bản nhất về trang sức phong thủy. Đây là lĩnh vực rất rộng, bài viết chỉ đề cập đến một phần nhỏ trong đó. Eropi Jewelry sẽ cung cấp tới bạn đọc những bài viết chuyên sâu cho từng mệnh, cung, càn. Mong các bạn đón đọc. Chân thành cảm ơn!

Phong Thủy Học Cơ Bản

Chu Hy (1130-1200) là nhà triết học, nhà giáo dục thời kỳ Nam Tống, ông tinh thông Dịch học và là tác giả của “Chu Dịch bản nghĩa”. Ông từng nói: ” Dịch học có nguồn gốc từ Hà Đồ, Lạc Thư và Đồ hình Bát quái”; đây chính là Bản nguyên của Dịch học và học thuật phong thủy. Âm Dương gia và rất nhiều nhà thuật số đời sau đều lấy đó làm căn bản.

Tương truyền, thời Phục Hy (thời thượng cổ), ở phía Đông Bắc của sông Hoàng Hà có một con Long Mã nổi lên, trên lưng có những xoáy tròn như những chấm xanh, tạo thành đồ hình. Phục Hy dựa vào hình vẽ đó để vạch ra Bát Quái, đó là nguồn gốc của Chu Dịch sau này.

Hà Đồ trên hình thức chỉ là một tổ hợp chữ số được sắp xếp đơn giản, nhưng lại vô cùng vi diệu. Ngoài số 5 và 10 ở giữa, thì những số chẵn và số lẻ còn lại đều có tổng là 20. Những con số này được sắp xếp để thể hiện hình vuông của đất, phản ảnh quan hệ tương sinh của ngũ hành.

Hình 26. Hình vẽ Lạc Thư, Hậu Thiên Bát Quái

các con số thể hiện phương vị Tiên Thiên Bát Quái.

Trên Hà Đồ, Phía Bắc có 1 chấm trắng và 6 chấm đen, là phương vị của Thủy Tiên thiên (1-6 là thủy, ở hướng Bắc). 2-7 là Hỏa, hướng Nam; 3-8 là Mộc, hướng Đông; 4-9 là Kim, hướng Tây; 5-10 là Thổ ở chính Giữa. Thổ ở chính giữa sinh Kim ở hướng Tây, Kim ở hướng Tây sinh Thủy ở hướng Bắc. Đó là thứ tự tương sinh của Ngũ Hành. Tiếp theo, ta suy ra tương tự.

Nhìn chung, Hà Đồ chính là nguồn gốc để cho ra đời học thuyết Tương Sinh của Ngũ Hành.

2. Lạc Thư: Thứ tự tương Khắc của Ngũ Hành

Lạc thư chính là Thư trên mai của Rùa Thần.

Tương truyền, thời Đại Vũ, trên sông Lạc có một con Rùa Thần nổi lên, những đường vân trên mai rùa tạo thành một đồ hình. Đại Vũ dựa vào đồ hình đó để trị thủy thành công, rồi chia thiên hạ thành 9 Châu và còn căn cứ vào đó để viết nên “Thượng Thư – Hồng Phạm Cửu trù”.

Số Lạc Thư được biểu diễn như sau:

Đầu đội 9 (9 chấm trắng bên trên – hướng Nam); Chân đạp 1 (1 chấm trắng – hướng Bắc); Bên trái 3; Bên phải 7; 2 và 4 làm hai vai; 6 và 8 làm hai chân; 5 đứng ở giữa.

1-6 là Thủy khắc Hỏa 2-7; 2-7 khắc Kim 4-9; 4-9 khắc Mộc 3-8; 3-8 khắc Thổ 5 và 10; 5-10 khắc 1 và 6. Đây là thứ tự tương khắc của Ngũ Hành.

Nguồn: Nam Việt

Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Thủy Cơ Bản Khi Mua Xe Hơi trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!