Bạn đang xem bài viết Phong Thủy Nhà Bếp Và Nhà Vệ Sinh Đem Lại May Mắn được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Không nên đặt nhà bếp và nhà vệ sinh đối diện nhau vì bếp tượng trưng cho tài lộc của gia chủ, là nơi nấu các bữa ăn ngon, đảm bảo vệ sinh cho cả gai đình. Ngược lại nhà vệ sinh lại là nơi thường chứa vi khuẩn gây bệnh.
Bếp là khí hỏa, trong khí đó, nhà vệ sinh là khí thủy. Do đó 2 phòng này là tương khắc, đặt đối diện nhau sẽ gây xung khắc, ảnh hưởng tới may mắn, tài lộc của gia chủ, gây bất hòa trong gia đình.
Nếu vô tình nhà bạn đã sắp xếp sẵn nhà bếp và nhà vệ sinh đối diện nhau thì bạn cũng có phương pháp hóa giải để hợp phong thủy, hóa giải sự xung khắc giữa 2 luông khí tương khắc này bằng cách tại nhà vệ sinh hoặc của bếp lựa chọn treo thêm tấm mành hoặc đặt thêm tấm bình phong.
2. Phòng bếp và phòng vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà
Rất ít gia đình xây nhà bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà cũng bởi điều này là không hợp phong thủy. Nhà bếp khi đặt ở trung tâm ngôi nhà khi nấu ăn mùi dầu mỡ sẽ bay vào các phòng gây khó chịu, còn nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn nên nếu đặt ở trung tâm ngôi nhà sẽ làm ảnh hưởng xấu đến vận khí của gia chủ. Nên đặt phòng bếp, và phòng vệ sinh ở những vị trí góc trong ngôi nhà.
3. Bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh cạnh nhau
Khi thiết kế nhà không nên đặt của bếp hướng ra cửa trước, cửa sau hoặc cửa nhà vệ sinh do trong phong thủy, cửa đối cửa là điều kiêng kỵ cần tránh. Đặt phòng bếp cạnh phòng vệ sinh không chỉ làm mất sự thoải mái khi dùng bữa ăn mà còn không hợp phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh,làm thất thoát tài lộc, may mắn của gia chủ.
4. Một số lưu ý khác trong phong thủy nhà bếp, nhà vệ sinh
Ngoài một số điều cấm kỵ trong phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh như trên, bạn cũng cần phải lưu ý 1 số điểm sau:
– Đóng cửa toilet khi không sử dụng để ngăn chặn các dòng khí độc ảnh hưởng sức khỏe các thành viên trong gia đình.
– Không đặt giường ngủ bên dưới nhà vệ sinh hoặc đầu giường dựa vào nhà vệ sinh vì người ở suy nghĩ không được minh mẫn, sáng suốt, dễ gặp những chuyện thị phi.
– Nên chọn màu sắc những màu sáng, dịu mát mang tính dương cho khu vệ sinh. Có thể sử dụng màu trắng, xanh da trời hay màu vàng nhạt. Tránh dùng những màu đậm và tối mang nhiều âm khí không tốt.
– Nhà vệ sinh có nhiều ánh sáng, thông gió tốt là rất cần thiết. Nên có những thiết bị khử mùi và quạt thông gió.
– Dùng quạt thông gió mỗi khi nấu ăn.
Phong Thủy Nhà Bếp Và Nhà Vệ Sinh
Bạn cũng cần biết rằng phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh là tương khắc với nhau. Bếp là khí hỏa, còn nhà vệ sinh là khí thủy. Đặt 2 phòng đối diện nhau sẽ gây xung khắc, tài lộc gia đình sẽ bị ảnh hưởng.
Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh khi đặt đối diện nhau
Đây được xem là điều cấm kỵ trong phong thủy. Nguyên nhân là vì bếp tượng trưng cho tài lộc của gia chủ, nơi mọi thành viên sum vầy nấu bữa ăn ngon. Ngược lại, nhà vệ sinh lại là nơi không mấy “sạch sẽ”. Chính vì vậy nên khi thiết kế 2 căn phòng này đối diện nhau thì không hợp lý, dễ gây ra các bệnh đường ruột cho gia đình.
Bạn cũng cần biết rằng phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh là tương khắc với nhau. Bếp là khí hỏa, còn nhà vệ sinh là khí thủy. Đặt 2 phòng đối diện nhau sẽ gây xung khắc, tài lộc gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu điều kiện gia đình bắt buộc phải thiết kế như vậy, thì bạn cũng nên áp dụng cách hóa giải sau đây:
Đặt tấm mành nơi cửa bếp/ cửa nhà vệ sinh.
Đặt tấm bình phong nơi cửa bếp/ cửa nhà vệ sinh.
Không nên thiết kế nhà bếp đặt cạnh nhà vệ sinh
Trong phong thủy, cửa đối cửa là điều kiêng kỵ cần phải tránh. Do vậy, khi thiết kế ngôi nhà, không nên đặt cửa bếp hướng ra cửa trước hoặc cửa sau hoặc cửa nhà vệ sinh. Đây được coi là hướng hao tài, sẽ làm thất thoát tài lộc và vận may của gia chủ. Chưa kể đến việc thiết kế như vậy sẽ sẽ làm cho gia đình mất sự thoải mái khi dùng bữa do không kín đáo.
Với những ngôi nhà, căn hộ chung cư khi thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh hãy thật đơn giản, tối giản hết những chi tiết rườm rà. Tránh việc tạo ra những góc khuất hay góc cạnh thừa. Đồng thời, cần chú ý đến màu sắc của phòng bếp và nhà vệ sinh. Gia chủ nên chọn màu trung tính như nâu và xám, tránh lạm dụng những màu nóng hay trắng.
Không đặt phòng bếp và phòng vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà
Thông thường, người Việt Nam không xây nhà bếp và nhà vệ sinh ở chính giữa ngôi nhà. Điều này là hợp phong thủy. Bởi lẽ, nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn nên khi đặt ở trung tâm ngôi nhà sẽ làm cho vận khí gia đình bị ảnh hưởng xấu. Riêng đối với nhà bếp, khi đặt ở trung tâm thì mùi dầu mỡ khi nấu sẽ bay vào các phòng, ảnh hưởng nhiều đến thói quen sinh hoạt.
Chính vì vậy, tốt nhất là không nên thiết kế bếp ở chính giữa ngôi nhà. Ở vị trí trung tâm này, nên thiết kế sao cho đẹp mắt nhất, tạo điểm nhấn và cảm giác thoáng đãng cho căn nhà.
Tiết kiệm không gian bếp và phòng vệ sinh bằng vách ngăn
Với những ngôi nhà cho thuê hay phòng trọ có diện tích nhỏ, không thể xây dựng tường ngăn cách thì nên sử dụng vách ngăn cố định để ngăn chặn sự đối đầu của lửa và nước (nhà bếp và nhà vệ sinh). Điều này ảnh hưởng nhiều đến cân bằng khí cho ngôi nhà. Vách ngăn giúp bạn hài hòa vận khí, đem lại sự tiện lợi mà không làm phá vỡ cấu trúc ngôi nhà.
Bạn cũng có thể dùng vách ngăn kính để làm tăng không gian cho ngôi nhà, thấy ngôi nhà trông rộng rãi và thoải mái hơn. Thiết kế bằng kính cũng đem lại tính thẩm mỹ cao, tạo sự sang trọng cho tổng thể. Một gợi ý khác cho bạn là sử dụng vách ngăn bằng gỗ, có thể dễ dàng lau chùi.
Hóa giải nhà bếp gần nhà vệ sinh
Hiện nay nhiều gia đình trẻ sở hữu những căn nhà có diện tích không được rộng rãi rất băn khoăn không biết phải bố trí các chức năng trong nhà sao cho hợp lý, đặc biệt là bố trí gian bếp ăn và nhà vệ sinh. Với quan điểm “Thủy hỏa xung khắc”, nhiều cặp vợ chồng trẻ lo lắng về việc có nên đặt bếp cạnh nhà vệ sinh (dưới gầm cầu thang) hay không? Câu trả lời là được, nhưng các bạn nên sắp xếp hợp lý. Bởi vì điều tối kị đối với nhà bếp chính là những chất bẩn và độc hại từ nhà vệ sinh, nên điều cần tránh nhất là việc bố trí cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa nhà bếp, hoặc bố trí phòng vệ sinh ngay bên trên bếp.
Còn trong trường hợp khác không thể sửa lại hoặc đã thi công, chúng ta có thể thoải mái mà bố trí như sau để hóa giải bếp gần nhà vệ sinh:
– Đối với phòng vệ sinh có các vòi nước mang tính thủy, không đặt bếp nấu mang tính hỏa ở sát bên, mà đặt chậu rửa bát mang tính thủy, hoặc tủ lạnh ở bên cạnh đều được.
Điều này cũng sẽ giúp cho chu trình nấu nướng ở nhà bếp được hợp lý hơn: lấy đồ ăn ra khỏi tủ lạnh, rửa và sơ chế, sau đó nấu trên bếp và trình bày ra đĩa. Ngoài ra nên đóng cửa phòng vệ sinh khi không sử dụng kết hợp cùng hệ quạt thông gió để giữ cho bầu không khí chung không bị ảnh hưởng.
– Nhà vệ sinh có vượng khí xấu, nhiều âm khí, trong khi thạch anh bảo bình có dương khí rất mạnh bởi được làm từ đá thạch anh. Âm khí sẽ bị hút bớt hoặc bị hóa giải phần lớn nếu bạn biết cách sử dụng một cách hợp lý. Cụ thể, để tăng “sức mạnh” cần có chứa nước bên trong bình thạch anh. Bạn có thể bỏ các viên thạch anh bảo bình vào 1 lọ thủy tinh, sau đó để trong nhà vệ sinh. Nguồn năng lượng dương phát ra từ đá sẽ hóa giải các luồng khí bẩn, tạo ra 1 bầu không khí trong lành, tạo cảm giác thoải mái, ăn ngon miệng hơn trong các bữa ăn, từ đó tinh thần được sảng khoái và nâng cao sức khỏe Một thời gian sử dụng, khi đá trong bình chuyển màu vàng hoặc xám thì phải vệ sinh sạch sẽ rồi cho vào bình (vị trí cũ). Với cách thức này, không khí trong căn hộ chung cư sẽ được điều hòa, giảm khí xấu, mang lại bình an và may mắn cho gia chủ.
Theo xu hướng thiết kế chung của các tòa nhà chung cư hiện nay, đặc biệt là các dự án chung cư giá rẻ Hà Nội, các căn hộ đều có 2 phòng ngủ cạnh nhau nên nhà vệ sinh thường đặt chính giữa để thuận tiện cho sinh hoạt, điều này là không tốt theo phong thủy. Dùng bình thủy chứa thạch anh là một cách thức vừa đơn giản, vừa kinh tế nhưng lại có hiệu quả rất lớn trong việc điều hòa vượng khí cũng như khắc phục vị trí nhà vệ sinh không hợp lý. Nhu vậy nhờ bình thủy chứa thạch anh bạn có nên đặt bếp cạnh nhà vệ sinh để tiết kiệm diện tích?
– Ngoài ra, việc giữ vệ sinh khi bếp gần nhà vệ sinh là điều cực kì quan trọng và phải lưu ý đặc biệt. Trong nhà vệ sinh có rất nhiều loại vi khuẩn, thật không thoải mái khi bạn phải nấu ăn kề cạnh khu vực dễ gây bệnh như vậy. Do đó, để giúp ngôi nhà luôn thông thoáng và hợp vệ sinh, bạn nên:
Đóng cửa toilet khi không sử dụng.
Sử dụng quạt thông gió cho nhà vệ sinh.
Luôn rửa sạch chén đĩa sau khi ăn, không nên để lâu quá.
Giữ cho nhà vệ sinh luôn khô ráo, chà rửa thường xuyên.
Giữ cho nhà bếp luôn khô ráo và trong tình trạng … sạch bóng.
Không cho trẻ nhỏ vui chơi trong khu vực nhà bếp.
Với những cách thiết kế và cách làm đơn giản như trên bạn sẽ không còn lo đến sự ảnh hưởng xấu của vị trí nhà bếp, nhà vệ sinh đến gia đình nữa. Theo khoa học vẫn nên ưu tiên công năng khi thiết kế nhà, tuy nhiên để ông cha đã nói có thờ có thiêng có kiêng có lành, để đảm bảo sức khỏe và tài vận của gia đình vẫn nên thận trọng và tránh những điều không tốt lành.
Một số điều cần lưu ý khác trong phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh
Phòng vệ sinh được coi là nơi chứa nhiều cặn bã, chất thải, nói theo cách nói trong phong thủy là nơi ô uế cần phải che đậy hoặc đóng kín. Hơn nữa, khu vực nhà vệ sinh tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, ẩm mốc, mùi… thật không thoải mái khi bạn phải nấu ăn kề cạnh khu vực dễ gây bệnh như vậy. Do đó, để giúp ngôi nhà luôn thông thoáng, sạch sẽ và hợp vệ sinh, bạn nên:
+ Đóng cửa toilet khi không sử dụng: Điều này giúp bạn ngăn chặn mùi hôi từ phía nhà vệ sinh bốc ra, ngăn chặn các dòng khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
+ Nên sử dụng quạt thông gió mỗi khi nấu ăn: Khi nấu ăn để giúp không khí lưu thông và không bị tích tụ, trộn nhiều mùi với nhau trong một khoảng gian hẹp bạn nên chú ý bật quạt thông gió, bật đến khi bạn đã cảm thấy nhẹ bớt mùi hoặc hết mùi. Hoặc sử dụng kết hợp các loại cây nhằm loại trừ các loại khí độc tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, gần gũi, thân thiện với môi trường.
+ Đối với khu vực bếp ăn: Giữ cho nhà bếp luôn khô ráo và trong tình trạng… sạch bóng. Bởi đây là khu vực ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ mọi vị trí trong khu bếp là cách để bạn bảo vệ sức khỏe cho gia đình và môi trường xung quanh.
+ Chén đũa, dụng cụ nấu ăn nên rửa luôn sau khi ăn, không nên để quá lâu, vi khuẩn sẽ nhanh chóng hoạt động và để lâu một số thức ăn thừa còn đọng lại sẽ bị ôi thiu, tạo mùi khó chịu và cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống và phát triển.
+ Không cho trẻ nhỏ vui chơi trong khu vực nhà bếp để tránh chạm phải những thiết bị điện, bếp từ, bình ga, quạt thông gió, vòi nước, hoặc khu vực để đồ dễ vỡ như cốc chén, bát đĩa…
+ Thường xuyên cọ rửa lau chùi nhà vệ sinh, có thể dùng các hóa chất tẩy rửa, giữ cho nhà vệ sinh luôn khô ráo, không nên để nền nhà vệ sinh ẩm ướt quá lâu sẽ sinh ra ẩm mốc, trơn trượt và bám két dẫn đến tình trạng khó tẩy rửa.
Một số kiêng kỵ ở nhà bếp để bạn có một không gian bếp với kiến trúc hài hòa phong thủy
Kiêng bếp nấu đặt ngược hướng nhà Bếp đặt ngược hướng nhà là bếp ngoảnh lưng về hướng cửa nhà, ví dụ nhà tọa nam hướng về bắc mà bếp lại tọa bắc hướng về nam, như vậy không lành.
Kiêng đường từ cửa đâm thẳng vào bếp Theo quan niệm truyền thống ở trung quốc thì bếp nấu là chỗ nấu nướng nuôi sống cả nhà vì vậy không nên đặt quá lộ liễu, đặc biệt là không nên để cửa nhìn thẳng vào bếp nấu vì như vậy nó sẽ dẫn khí từ ngoài xông thẳng vào không lợi, sẽ mất mát, như cổ nhân dạy: “Cửa nhà thẳng vào bếp, gia súc sẽ dễ mất”.
Kiêng cửa chính nhìn thẳng vào bếp Bếp nấu không nên để lộ, ở ngoài cửa chính nhà ở nhìn thấy bếp, đương nhiên là không lành, còn đứng ngoài cửa bếp có thể nhìn thấy bếp cũng không lành.
Kiêng nhà bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh Bếp nấu là nơi nấu đồ ăn thức uống cho cả nhà, vì vậy cần phải giữ vệ sinh, nếu không thì bệnh tật sẽ vào người qua đường ăn uống, làm hại đến sức khỏe. Nhà vệ sinh có rất nhiều thứ bẩn và vi trùng vì vậy bếp nấu không nên đặt gần nhà vệ sinh. Đặc biệt cửa bếp không đặt đối diện với nhà vệ sinh.
Kiêng nhà bếp đối diện với cửa phòng ngủ Bếp là nơi nấu nướng, thậm trí còn nóng bức, không nên đặt đối diện với phòng ngủ, Như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe người ở trong phòng, dễ sinh bệnh.
Kiêng bếp sát giường ngủ Bếp lửa nóng, khi đun nấu khói dầu mỡ cũng không có lợi cho sức khỏe, vì vậy bếp nấu thẳng hướng với cửa phòng không tốt vàbếp đặt sát phòng ngủ đặc biệt là với giường ngủ cũng không tốt.
Kiêng để sau bếp là khoảng không Bếp nên tựa vào tường, sau bếp không nên là khoảng không (không có tường kín). Nếu như phía sau bếp là cửa chính cho ánh sáng chiếu qua cũng không tốt, vì rằng như vậy sẽ giống như sách cổ đã nói: “Cửa bếp nấu kiêng cho ánh sáng chiếu vào”.
Đặt bếp trên rãnh mương nước Bếp thuộc hỏa, hỏa vốn kỵ nước, nước và lửa không dung hòa, vì vậy lửa không nên để gần nước quá. Nếu như bếp đặt trên đường nước là không thích hợp.
Kiêng có xà ngang đè lên trên Phong thủy học có câu: “Xà ngang đè lên trên” bất lợi. Giường ngủ hoặc ghế ngồi phía trên có xà ngang là không tốt, xà ngang đè lên trên bếp cũng không tốt. không tránh được người nhà bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt có hại cho sức khỏe vợ chồng, “dưới xà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao”.
Kiêng mặt trời chiếu xiên khoai Theo phong thủy học thì nhà bếp hướng tây, đặc biệt tủ bếp là nơi đun nấu nếu bị mặt trời chiếu xiên từ hướng chính tây vào là rất không tốt, cho rằng như thế rất ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong nhà, cho nên cần phải tránh.
Kiêng để góc nhọn chiếu thẳng vào bếp Phong thủy học cho rằng góc nhọn sắc, dễ gây thương tổn, vì vậy rất kiêng có góc nhọn chiếu thẳng vào bếp! Bếp nấu là nơi nấu ăn nuôi sống cả nhà, nếu như bị góc nhọn chiếu thẳng vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong nhà.
Kiêng nước lửa đụng nhau Bếp thuộc hỏa, còn chậu rửa bát thì chứa nước (thủy), vì vậy hỏa và thủy không nên để quá gần nhau; đặc biệt là bếp kẹt giữa 2 bên là nước, ví dụ đặt bếp giữa 1 bên là máy giặt, 1 bên là chậu rửa.
Phong Thủy Nhà Bếp: 5 Nguyên Tắc Giúp Đem Lại Tài Lộc, May Mắn
Nhà bếp được ví như “bao tử con người”- là nguồn năng lượng sống của gia đình. Vì thế yếu tố phong thủy đặc biệt được chú trọng. Cách bố trí phong thủy nhà bếp đúng cách sẽ góp phần giúp cho gia chủ “tiền vào như nước”. Ngược lại, đặt bếp phạm vào kiêng kỵ dễ khiến gia đình bất hòa, nảy sinh mâu thuẫn!
1. Vị Trí Đặt Bếp Phong Thủy
Vị trí đặt bếp trong nhà cũng rất cần yếu tố phong thủy. Cách đặt bếp trong nhà nên ưu tiên vị trí góc nhà nhưng lưu ý không nên đặt ở góc nhọn (chéo góc. đặt bếp, nơi những góc nhỏ hơn 90 độ). Vì như vậy tầm nhìn của người nội trợ sẽ bị hạn chế. Không gian bếp trở nên ngột ngạt, khó chịu ảnh hưởng đến tính khí con người. Bếp đặt chéo góc cũng làm ngăn cản những nguồn năng lượng tốt, biểu hiện của phong thủy xấu cần tránh.
Người xưa nói rằng: “tọa hung, hướng cát” được hiểu là việc sắp xếp bếp phải đặt nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về hướng tốt để mang những điều may mắn cho gia chủ. Vị trí đặt nền nhà bếp theo phong thủy cũng giúp cho gia chủ có được sức sống và cảm giác dễ chịu khi nấu ăn.
Trong phong thủy bếp có quan niệm rằng “tàng phong tụ khí”. Vậy cần tránh đặt bếp nhìn thẳng ra cửa chính hoặc phía trên bếp có cửa sổ. Gió nhiều vừa khó giữa lửa, vừa không tốt về phong thủy vì sẽ thổi bay tiền bạc, tài lộc của chủ nhà. Vì vậy nhà bếp nên đặt tại nơi tránh gió để được tụ khí, tốt cho việc nấu nướng.
Ngoài ra, bếp lửa là đặc trưng của hành Hỏa, do đó bạn không nên để quá gần với các yếu tố Thủy như chậu rửa, vòi nước, ống nước ngầm,…
2. Cách Đặt Hướng Bếp Theo Phong Thủy
Nhà bếp là một phần của tam giác phong thủy quan trọng (phòng ngủ – nhà bếp – phòng tắm). Là nơi sum vầy cả gia đình bên những món ăn yêu thích sau một ngày làm việc. Để có được một căn bếp đem lại nhiều điều tốt và không gian nhà bếp đẹp cho gia chủ thì cách đặt hướng bếp phong thủy là yêu cầu thiết yếu đầu tiên.
Cách xác định hướng bếp: Hướng bếp là hướng ngược với người đứng đun nấu của bếp. Ví dụ: Người nấu đứng quay mặt về hướng Đông, quay lưng về hướng Tây khi nấu ăn thì hướng bếp chính là hướng Tây – hướng quay lưng với người nấu.
Gian bếp là nơi có lửa để tạo nhiệt cho việc nấu nướng nên thuộc về hành Hỏa. Tuy nhiên trong bếp cũng tồn tại song song yếu tố Thủy (vòi nước,tủ lạnh, nước nấu, …). Vì thế cách đặt hướng bếp phong thủy tốt nhất theo dân gian là hướng Đông Nam và hướng Đông. Vì đây là hai hướng hành Mộc: Mộc sinh Hỏa, Thủy sinh Mộc, . Đặt bếp ở hai hướng này giúp cân bằng Hỏa – Thủy trong nhà bếp để đem lại điều tốt cho gia chủ.
3. Nội Thất Trong Nhà Bếp
Với sự đa dạng và phong phú của đồ nội thất hiện nay, không khó để bạn có thể chọn cho mình những sản phẩm nội thất đúng phong thủy nhà bếp:
Tủ lạnh và bồn nước là hai đồ nội thất không thể thiếu trong nhà bếp. Tủ lạnh tượng trưng cho Kim trong khi đó bồn nước là Thủy.
Nếu bạn muốn có tài lộc chọn những cây có lá rộng để ở hướng Đông bếp.
Nếu bạn muốn không khí trong lành nên để cây xanh ở phía Nam của bếp.
Nhưng bếp lửa là đại diện cho Hỏa nên vừa khắc Kim, vừa không hợp Thủy. Vậy nên bạn cần tránh để các thiết bị này gần nhau. Tốt nhất bạn nên áp dụng nguyên lý: bếp – tủ lạnh – bồn rửa chén tạo nên thành một hình tam giác
Nếu muốn giúp sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn nên trang trí một số chậu hoa màu đỏ gần tủ lạnh.
Tủ bếp, kệ bếp, đồ dùng nhà bếp,…nên ưu tiên chất liệu gỗ sẽ là tốt nhất cho phong thủy căn bếp của bạn. Bởi Mộc sinh Hỏa giúp bếp luôn ấm cúng và sung túc.
Khi chuyển đến một ngôi nhà mới với nhiều thiết bị nội thất nhà bếp thì bạn nên chọn công ty có dịch vụ vận chuyển uy tín chuyên nghiệp để tiết kiệm được thời gian và công sức của bạn.
4. Màu Sắc Nhà Bếp
Màu sắc không chỉ tạo nên vẻ thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc của các thành viên trong gia đình. Bước vào một không gian nhà bếp màu sắc là dấu ấn cho khách đến chơi, là điều tạo nên điểm khác biệt cho ngôi nhà của bạn.
Nhà bếp theo phong thủy là hành Hỏa nên màu sơn thuộc yếu tố Mộc như xanh rêu, màu xanh lá, … sẽ phù hợp nhất. Gam màu này không chỉ thể hiện sự mềm mại, nhẹ nhàng còn mang lại không gian đầy sức sống. Ngoài màu trắng, màu xanh cũng là lựa chọn tốt cho bạn. Vừa dễ dàng trong việc chọn thiết bị nội thất phù hợp với gam màu này. Vừa mang lại sự sạch sẽ gọn gàng. Bạn có thể kết hợp xanh – trắng với nhau sẽ mang đến là bạn một không gian nhà bếp hoàn hảo.
Ngoài hai màu trên bạn có thể chọn màu nâu là gam màu trung tính thể hiện cho sự ổn định, bền vững mang đến cho không gian nhà bếp sự sung túc và ấm áp.
Tuy nhiên bạn nên hạn chế kết hợp màu xanh và màu đỏ nước biển với nhau. Vì màu đỏ là Hỏa thể hiện sự nóng giận, màu xanh biển là Thủy thể hiện sự nhẹ nhàng. Nếu sử dụng hai màu này quá nhiều sẽ dẫn đến không gian không hài hòa và dễ bực bội cho gia chủ.
5. Phong Thủy Nhà Bếp Theo Bản Mệnh Ngũ Hành
Nếu phòng khách là ‘trái tim’ thì nhà bếp ‘linh hồn’ của ngôi nhà . Để tạo nên một không gian nhà bếp đáp ứng với các tiêu chí sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát và đem lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ thì những thông tin về cách bố trí phòng bếp đẹp theo bản mệnh sẽ giúp ích cho bạn.
Phong thủy nhà bếp gia chủ mệnh Mộc
Căn bếp của người mệnh Mộc nên chọn gam màu xanh lá, xanh nước biển, vàng nhạt, đen,…tạo nên nét tươi tắn cũng như luồng sinh khí thịnh vượng.
Cách sắp xếp phòng bếp với các thiết bị và vận dụng phù hợp với Mệnh Mộc rất quan trọng. Chất liệu đồ dùng nhà bếp tốt cho mệnh Mộc nên có nguồn gốc tự nhiên như đồ gỗ, tre, giấy và các vật dụng có hoa văn cây lá. Tạo nên cảm giác ấm cúng và thân thiện cho không gian nhà bếp.
Không nên để nhiều đồ vật kim loại trong nhà bếp của gia chủ mệnh Mộc vì Kim khắc với Mộc, không tốt cho gia đình.
Phong thủy nhà bếp gia chủ mệnh Kim
Theo nguyên lý tương sinh trong ngũ hành, màu phù hợp với người mệnh Kim là màu vàng, nâu, bạc, trắng. Tạo nên một không gian có những màu sắc này sẽ mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Chất liệu trang trí hợp mệnh Kim là chất liệu kim loại bạc, thép, đồng, sắt và thủy tinh, nhằm thúc đẩy sự lưu thông không khí trong bếp .
Để có cách sắp xếp nhà bếp gọn gàng, người mệnh Kim nên chọn bàn ghế ngồi ăn có kiểu dáng hình tròn, hình bầu dục. Không chỉ giúp gian bếp tinh tế hơn, mà còn có ý nghĩa giúp các thành viên được tụ họp lại, luôn hòa thuận với nhau.
Không gian nhà bếp thường có mùi khó chịu, chính vì điều này người Mệnh Kim có thể đặt một số loại cây xanh hợp mệnh như ngọc lan, kim ngân, kim bách hợp… để điều hòa không khí và rất tốt phong thủy cho nhà bếp.
Phong thủy nhà bếp gia chủ mệnh Hỏa
Người mệnh Hỏa màu sắc phù hợp là những gam màu ấm nóng như đỏ, cam, hồng, tím hay xanh lá. Vì vậy khi trang trí bạn có thể chọn những gam màu này tuy nhiên chỉ nên chọn những chi tiết trang trí nhỏ vì những gam màu này sặc sỡ sẽ gây rối mắt.
Đồ nội thất và vật dụng trang trí nhà bếp hợp người mệnh Thủy nên bằng chất liệu gỗ. Ngoài ra để tạo ra sự cân bằng trong cách bố trí nhà bếp bạn có thể kết hợp với chất liệu kính, gương để mang lại sự may mắn.
Phong thủy nhà bếp gia chủ mệnh Thủy
Người mệnh Thủy tượng trưng cho nước trong phòng bếp, đây là yếu tố không thể thiếu. Gam màu phù hợp với mệnh Thủy màu xanh, màu đen. Màu đen đại diện cho nguồn năng lượng kỳ ảo mang sự phân định rõ ràng cho không gian ngôi nhà bạn. Màu xanh biển mang đến sự thư giãn, thoải mái cho việc phát triển và mở rộng của cải và cân bằng cách sắp xếp nhà bếp giúp hài hòa không gian ngôi nhà.
Khi trang trí vật dụng trong nhà nên dùng chất liệu gỗ, thủy tinh, kim loại để tăng tính thẩm mỹ và đẹp mắt cho ngôi nhà bạn. Đặc biệt các gia chủ mệnh Thủy không nên sử dụng màu nâu, vàng, đỏ vì những màu này kiêng kị với người mệnh Thủy.
Phong thủy nhà bếp gia chủ mệnh Thổ
Theo các lý thuyết vềphong thủy nhà bếp, người mệnh Thổ rất hợp với màu vàng đất, màu nâu, vàng nhạt,… không nên sử dụng các gam màu như xanh lam, xanh lá. Màu sắc phải có sự kết hợp hài hòa với các hình khối tủ bếp, vật dụng để tạo nên không gian xinh đẹp và ấm cúng cho ngôi nhà.
Chất liệu nội thất phù hợp với người mệnh Thổ là chất kim loại và chất cẩm thạch sẽ mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Không nên sử dụng nhiều vật liệu gỗ trang trí nhà bếp người mệnh Thổ vì Mộc khắc Thổ, có thể mang đến những điều không may cho gia chủ.
Lưu Ý Của Cách Sắp Xếp Theo Hương Bếp Và Vị Trí Nhà Bếp
Để thiết kế không gian nhà bếp đẹp và đúng phong thủy thì có những lưu ý khi thiết kế phòng bếp sau đây bạn cần lưu ý:
Bếp hướng Tây Bắc được ví là “lửa tại cửa thiên đàng”. Hướng này không tốt cho hành Hỏa vì sẽ đốt cháy hết vận may và tiền tài, đồng thời ảnh hưởng tới hạnh phúc của gia chủ.
Không đặt bếp dưới sàn nhà vì sẽ không hợp vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ.
Không đặt bếp đối diện cửa nhà vệ sinh để đảm bảo an toàn vệ sinh cho nhà bếp. Đồng thời dân gian quan niệm nhà vệ sinh là nơi riêng tư và có những luồng khí xấu. Kiêng kỵ khi đặt bếp đối diện nhà vệ sinh là để tránh những cảm xúc tiêu cực, những sự xui rủi cho các thành viên gia đình.
Không nên đặt bếp ngay cửa phòng ngủ vì nhà bếp có nhiều luồng khí không tốt cho sức khỏe gia đình bạn.
Nhà bếp không nên ở trong trung tâm của nhà vì sẽ đè nén luồng sinh khí vào nhà bếp, ảnh hưởng đến tiền bạc cho gia chủ.
Không nên đặt bếp ở vị trí mà bên ngoài nhà có thể nhìn xuyên qua, điều này ảnh hưởng tài lộc chủ nhà.
Cửa nhà bếp không nên đối diện với cửa chính của ngôi nhà bởi sẽ làm tiền tài bị cuốn đi.
Tránh những thiết bị nội thất nhà bếp có góc nhọn để hạn chế việc va chạm gây thương tích cho bạn.Không nên đặt bếp nấu ở gần cửa sổ vì sẽ mang đến bất lợi về tài lộc và thăng tiến cho gia chủ.
Vì bếp là tượng trưng cho hạnh phúc gia đình, cũng là nơi trú ngụ của Táo Quân nên nhà bếp không được đặt bên ngoài nhà. Nếu nhà quá chật có thể thiết kế bồn rửa bên ngoài để tiết kiệm không gian.
Dù xem phong thủy nhà bếp rất đẹp nhưng nếu chủ nhà không biết cách sắp xếp nhà bếp gọn gàng, lúc nào cũng bừa bộn, đầy dầu mỡ thì cũng không tốt. Vậy nên cần thường xuyên lau dọn bếp, không nên lạm dụng quá nhiều thiết bị nội thất làm không gian nhà bếp chật hẹp.
Phong Thủy Phòng Bếp Và Nhà Vệ Sinh
Do đó, khi xây dựng hay mua nhà, cần lưu ý đến những vấn đề phong thủy phòng bếp và nhà vệ sinh sao cho vừa thuận tiện sử dụng vừa mang lại tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ và các thành viên khác trong gia đình.
Những lưu ý trong cách bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh
Không bố trí nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh
Ngày nay khi thiết kế nhà để tận dụng tối đa diện tích sử dụng, nhiều gia đình đã vô tình thiết kế nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh. Không những gây ra mất thẩm mỹ mà đây còn là điều rất kiêng kỵ trong phong thủy.
Không những vậy, xét về yếu tố phong thủy, nhà bếp tượng trưng cho hành hỏa, nhà vệ sinh tượng trưng cho hành thủy, là 2 hành tương khắc trong ngũ hành. Nếu đặt cửa phòng đối diện nhau sẽ dẫn đến xung khắc, làm ảnh hưởng đến vận may và tiền tài của gia chủ, làm việc gì cũng không thuận lợi, dễ đổ vỡ.
– Xây lại 1 trong 2 cửa phòng bếp hoặc nhà vệ sinh lệch nhau hoặc sang hướng khác.
– Dựng một bức bình phong hoặc rèm chắn ngang, chia đôi 2 không gian phòng bếp và nhà vệ sinh thành 2 khu vực riêng biệt. Điều này vừa làm tăng độ thẩm mỹ, nhà bếp không phải nhìn thẳng vào nhà vệ sinh, vừa giúp cho năng lượng xấu trong nhà vệ sinh không lan rộng sang phòng bếp hoặc các không gian khác trong nhà.
– Sơn tường bếp và nhà vệ sinh bằng 2 màu khác nhau vừa tạo điểm nhấn vừa có ý nghĩa phân tách riêng biệt 2 khu vực.
– Bạn có thể khắc phục bằng cách tạo một điểm nhấn giữa 2 khu vực này bằng các mảng màu sắc, đồ vật trang trí một cách hài hòa để tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ, đồng thời hóa giải những kiêng kỵ trong phong thủy phòng bếp và nhà vệ sinh.
– Luôn giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, thơm tho, giảm thiểu khí uế và vi khuẩn.
Không bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm nhà
Việc bố trí phòng bếp và nhà vệ sinh tại nơi trung tâm này là điều cực kỳ kiêng kị trong phong thủy. Trung tâm ngôi nhà là vị trí đặc biệt quan trọng, vừa là bộ mặt, là nơi người khác nhìn vào đầu tiên vừa là vượng khí của cả căn nhà. Việc bố trí khu vực trung tâm này sẽ quyết định đến thẩm mỹ chung và ảnh hưởng đến mọi đường sức khỏe, vận may, tiền tài, công danh… của mọi thành viên trong gia đình. Vì thế vị trí này cần thiết kế thoáng đãng, yên tĩnh sạch sẽ.
Trong khi đó, khu vực nhà bếp lại thường xuyên gây ra tiếng ồ ào khi chế biến bữa ăn lẫn mùi dầu mỡ, mùi thức ăn dễ lan tỏa ra các khu vực xung quanh, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của những thành viên khác trong nhà, đặc biệt là khi có khách. Nhà vệ sinh lại là nơi thường xuyên ẩm ướt, chứa nhiều uế khí. Nếu bố trí phòng bếp và nhà vệ sinh ở vị trí trọng yếu này sẽ mang lại nhiều bất tiện, những điều xấu thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền tài, sự nghiệp của gia chủ và những thành viên khác trong gia đình.
0
Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Thủy Nhà Bếp Và Nhà Vệ Sinh Đem Lại May Mắn trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!