Xu Hướng 3/2023 # Phong Thủy: Ứng Dụng Ngũ Hành Trong Hình Khối # Top 7 View | Globalink.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phong Thủy: Ứng Dụng Ngũ Hành Trong Hình Khối # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Phong Thủy: Ứng Dụng Ngũ Hành Trong Hình Khối được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phong thủy: Ứng dụng ngũ hành trong hình khối

NHAXUAN.VN – Có hay không mỗi hình khối đều đại diện cho mỗi hành khác nhau. Như, hành mộc tượng trưng cho hình chữ nhật, hỏa là hình tam giác, thổ là hình vuông, kim là hình tròn, thủy tượng trưng bằng hình lượn sóng. Từ các hình này chủ nhà sẽ suy luận ra hành tương ứng với tuổi để sắp xếp cho hợp phong thủy?

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, xét về hình khối, đúng là mỗi một hành trong ngũ hành đều đặc trưng bởi một hình dạng nhất định như bạn đọc nêu trên. Tuy nhiên, không phải cứ mệnh nào thì chỉ sử dụng hình dạng của hành đó mà phải kết hợp một cách hài hòa trong tổng thể ngôi nhà cũng như từng không gian cụ thể.

Nguyên tắc chung là cần phải có đầy đủ cả ngũ hành. Có thể sử dụng hành hợp mệnh làm điểm nhấn chứ không nên quá lạm dụng. Thử tượng tượng một người mệnh kim chỉ sử dụng đồ hình tròn, người hành thổ chỉ sử dụng đồ hình vuông thì sẽ khiến ngôi nhà rất đơn điệu và thiếu thẩm mỹ.

Ngoài ra, khi thiết kế cần quan tâm thêm đến tính chất âm dương của hình khối. Chẳng hạn, hình tròn tượng trưng của hành kim là một hình mang tính dương. Vì vậy, chỉ nên thiết kế những họa tiết tròn trên trần phòng khách, bếp… không nên thiết kế trên trần phòng ngủ vợ chồng. Dương khí mạnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ. Những không gian nghỉ ngơi yên tĩnh nên thiết kế nhiều họa tiết vuông vức mang hành Thổ mang tính âm nhẹ nhàng, ổn định.

Nguồn: chúng tôi

Thổ Sinh Kim Và Ứng Dụng Ngũ Hành Trong Đời Sống

Ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn tại độc lập với ý thức của con người; bao gồm 5 hành chính có sự tương sinh và tương khắc với nhau là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Bài viết này chúng tôi giới thiệu hai ngũ hành trước là Thổ sinh Kim. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp, sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức khoa học, tránh được vận hạn, xui xẻo và biết cách tăng cường vận may cho bản thân.

Đặc tính chung của ngũ hành

Thuyết ngũ hành duy vật cổ đại quan niệm có 5 vật chất tạo nên thế giới, tồn tại ở mối quan hệ đối lập tương sinh, tương khắc và phản sinh phản khắc là: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

+ Kim là Kim loại và các chất thuộc nhóm kim loại

+ Mộc là gỗ và các chất do hữu cơ cấu tạo nên giống như gỗ

+ Thủy là nước và tất cả vật chất ở thể nóng chảy thành nước

+ Hỏa là lửa, là nhiệt

+ Thổ là đất

Các đặc tính cơ bản của Ngũ hành là

+ Thủy hướng xuống

+ Hỏa hướng lên

+ Mộc dễ thay đổi và có thể uốn cong, duỗi thẳng

+ Kim có tính đổi hình thuận theo tay người

+ Thổ nuôi dưỡng vạn vật

Ngũ hành có sự lưu hành, luân chuyển và biến đối không ngừng. Ngũ hành không bao giờ mất đi, nó tồn tại mãi theo không gian và thời gian, là nền tảng, động lực để vũ trụ vận động, vạn vật được sinh thành.

+ Lưu hành: nghĩa là 5 vật chất lưu hành một cách tự nhiên đúng như quy luật tồn tại và phá triển. Ví dụ như lửa khi lưu hành sẽ đốt cháy và thiêu dụi tất cả những gì nó đi qua.

+ Luân chuyển: nghĩa là 5 vật chất luân chuyển và và vận hành tự nhiên. Ví như cây cỏ thuộc hành Mộc, sẽ từ từ hấp thụ khí thời và dưỡng chất, từ từ lớn lên.

+ Biến đổi: nghĩa là 5 vật chất biến đối khi có quá trình tác động hoặc tích tụ đủ lượng. Ví như lửa (Hỏa) đốt cháy cây (Mộc) hóa thành than, Mộc lớn lên có thể lấy gỗ làm nhà…

Với những đặc tính chung của ngũ hành như thế này, cuộc sống và vạn vật cứ thế tồn tại, vận đồng và phát triển không ngừng nghỉ.

Đặc tính sinh khắc của Ngũ hành

Đặc tính sinh khắc của Ngũ hành là mối liên hệ giữa vạn vật, nó thúc đẩy vạn vật tiến hóa, phát triển, đồng thời chế ngự tiêu diệt nhau, làm cho vạn vật vận động và biến hóa không ngừng.

Tương sinh là cái này sinh ra cái kia, trợ giúp nhau phát triển. Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy.

Tướng khắc là cái này diệt cái kia, khống chế lẫn nhau. Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.

Mỗi hành đều tồn tại hai mặt tương sinh và tương khắc, đối lập này sinh ra cái kia nhưng lại bị cái khác khắc lại. Tương sinh tương khắc là cái này tạo điều kiện cho cái kia ra đời, phát triển, hoặc cái này khống chế tạo điều kiện cho cái kia bị tiêu diệt.

Tương sinh khác với “đẻ ra”, cha mẹ đẻ ra con cái không phải là tương sinh, vì hành của cha mẹ cũng là tổng hợp cả ngũ hành như hành của con, nên cha mẹ đẻ ra con không phài là hành nọ sinh ra hành kia.

Tương khắc khác với “giết chết”, hay “tiêu diệt”, con người giết chết con lợn để ăn thịt không phải là người khắc con lợn vì hành của con người cũng là tổng hợp cả ngũ hành như hành của con lợn.

Quy luật của ngũ hành

Quy luật tương sinh và tương khắc

Ngũ hành tương sinh

Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Quy luật tương sinh này xảy ra với điều kiện Ngũ hành được sinh phải vượng ngang hoặc vượng hơn Ngũ hành bị sinh. Nếu Ngũ hành được sinh ít hay yếu hơn Ngũ hành bị sinh thì không xáy ra quá trình tương sinh mà có thể còn tạo ra một quá trình khắc chế ngược lại, hay còn gọi là Ngũ hành đồng hóa. Ví như Mộc sinh Hỏa nhưng Hỏa yếu Mộc vượng thì đa Mộc diệt Hỏa, Hỏa sinh Thổ nhưng Hỏa vượng Thổ nhược thì đa Hỏa Thổ tuyệt.

Ngũ hành tương khắc

Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Quy luật này thể hiện tính sinh khắc tuần hoàn của sự vật, hiện tượng. Như Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hỏa, và Hỏa là con của Mộc đến lượt nó quay lại khắc Kim.

Mặt khác quy luật này cũng giống như quy luật tương sinh, tức là nó chỉ xảy ra khi ngũ hành khắc ngang hòa hay mạnh hơn Ngũ hành bị khắc. Nếu không có thể xảy ra trường hợp phản khắc, như Kim khắc Mộc nhưng Kim suy Mộc vượng thì có thể xảy ra trường hợp phản phục ngược lại là đa Mộc không chế Kim suy.

Quy luật phản sinh và phản khắc

Ngũ hành phản sinh

Theo quy luật phát triển thì tương sinh là có lợi, tuy nhiên nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thanh tai hại. Cái gì nhiều quá cũng không tốt, trong ngũ hành phản sinh được cụ thể hóa như sau:

Ngũ hành phản khắc

Ngũ hành phản khắc chỉ xảy ra khi một hành bị khắc, nhưng do lực ảnh hưởng của nó quá mạnh, khiến cho hành khắc không thể khắc được, trái lại còn bị thưởng tổn, gây nên sự phản khắc. Nó hoàn toàn ngược lại quy luật phản sinh và thể hiện cụ thể như sau:

Như vậy mối quan hệ của các Ngũ hành có sự liên hệ mật thiết với nhau theo quy luật nhân quả. Quả của nhân này lại là nhân của quả kia và ngược lại. Chính điều này thúc đẩy sự phát triển của vạn vật và cuộc sống.

Quy luật tương sinh tương khắc được sử dụng nhiều trong đời sống, từ việc tĩnh ngũ hành tương sinh và tương khắc theo mệnh, chúng ta có thể lựa chọn được những gam màu, con số, hướng tốt cho mẫu biệt thự đẹp, nhà phố, nhà vườn cho mệnh của mình. Từ đó có thể chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống gặp nhiều tài lộc và may mắn, hạn chế bớt những điều xui xẻo có thể xảy ra.

Thổ sinh Kim – Ngũ hành tương sinh

Đây là mối quan hệ tương sinh trong Ngũ hành, một trong 5 mối quan hệ tương sinh, tương khắc, thúc đẩy sự phát triển của sự sống.

Đặc điểm chung

Thổ là đại diện cho đất, nơi nuôi dưỡng cây cối phát triển, tượng trưng cho sự hiền lành và bình an. Tính cách người mệnh Thổ thường ôn hòa, bao dung và đáng tin cậy. Họ thường lên kế hoạch để thực hiện lời hứa, biết rõ lợi thế cũng như sức mạnh của mình và cố gắng phát huy đầy đủ khả năng đó. Tính cách bình tĩnh, cẩn thận, có khả năng tổ chức nên hay thu hút được người xung quanh.

Nhược điểm lớn của người mệnh Thổ là thiếu trỉ tưởng tượng, hay do dự trong những quyết định táo bạo, thường phản ứng chậm và hay thong thả cho nên rất không thuận tiện cho việc lựa chọn quyết đoán hoặc cần hành động.

Người mệnh Thổ sinh năm nào

Các năm sinh mang mệnh Thổ bao gồm:

1976, 1977: Sa Trung Thổ – đất lẫn trong cát

1968, 1969: Đại Trạch Thổ – đất nền nhà

1960, 1961: Bích Thượng Thổ – đất trên vách

1946, 1947: Ốc Thượng Thổ – đất trên nóc nhà

1938, 1939, 1998, 1999: Thành Đầu Thổ – đất trên thành

1930, 1931, 1990, 1991: Lộ Bàng Thổ – đất đường đi

Màu sắc của người mệnh Thổ

Màu tương sinh, hòa hợp

Màu tương sinh là màu của hành sinh ra hành Thổ, do đó nếu lựa chọn đúng màu tương sinh (hành Hỏa) và màu tương hợp (hành Thổ) thì người mệnh Thổ sẽ gặp được nhiều may mắn.

Màu tương sinh: Màu Đỏ, hồng, cam, tím: đây là những màu thuộc mệnh Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ cho nên những màu này rất tốt cho những người mệnh Thổ

Màu hòa hợp:

Màu vàng nhạt: màu vàng tượng trưng cho nguồn năng lượng dồi dào của mặt trời, sức sống mãnh liệt và kiên trì. Sử dụng màu này sẽ giúp người mệnh Thổ có sức sống mới hơn, mạnh mẽ hơn

Màu vàng nâu: màu tạo cho người mệnh Thổ cảm giác gần gũi và thân thuộc như màu của đất

Con số may mắn của ngưởi mệnh Thổ

Số 2: số 2 khi đọc chệch âm sẽ là mãi mang theo ý nghĩa kéo dài mãi mãi, bền lâu

Số 5: mang ý nghĩa về phúc, lộc, thọ, phú, quý cho người mệnh Thổ

Số 8: mang ý nghĩa phát đạt, phát lộc và phát tài

Số 9: Số của quyền lực, trường tồn với thời gian

Hướng may mắn của người mệnh Thổ khi xây nhà

Hướng Nam: Hướng Nam thuộc ngũ hành Hỏa, mà Hỏa lại sinh Thổ, nhờ thế mà sông trong căn nhà hướng Nam sẽ giúp cho người mệnh Thổ có vận trình thăng tiến, chẳng những công danh thành đạt mà đường tài lộc cũng cực kỳ tốt đẹp, sung túc.

Hướng Bắc: Hướng Bắc thuộc ngũ hành Thủy, mà Thổ lại khắc Thủy nhờ thế mà người mệnh Thổ chiếm được ưu thế trong nhiều lĩnh vực, càng ngày càng thành công, tiền đồ sáng lạn.

Đặc điểm chung

Mệnh Kim đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Người mệnh Kim có tính cách độc đoán và cương quyết, luôn dốc lòng theo đuổi tham vọng, là những người độc lập, mạnh mẽ đầy lôi cuốn. Nhược điểm lớn của người mệnh Kim chính là quá cứng nhắc, kiêu kỳ, hay sầu muộn và tính cách có phần hơi nghiêm nghị.

Người mệnh Kim sinh năm nào

2000, 2001: Bạch Lạp Kim – vàng sáp ong

1992, 1993: Kiềm Phong Kim – vàng mũi kiếm

1984, 1985, 1925, 1926: Hải Trung Kim – vàng trong biển

1970, 1971: Thoa Xuyến Kim – vàng trang sức

1962, 1963, 2022, 2023: Kim Bạch Kim – vàng pha bạc

1954, 1955, 2014, 2015: Sa Trung Kim – vàng trong cát

Màu sắc của người mệnh Kim

Màu tương sinh, hòa hợp:

Màu tương sinh là màu của hành sinh ra mệnh Kim, hoặc màu của chính ngũ hành Kim. Thổ sinh Kim, đất bao bọc, sinh và nuôi dưỡng tất cả các kim loại, do đó người mệnh Kim nên sử dụng những màu tương sinh như màu nâu đất, màu vàng hoàng thổ để gặp nhiều may mắn.

Màu hòa hợp:

Màu trắng: tượng trưng của sự thuần khiết, giản dị và trong sáng, màu trắng giúp người mệnh Kim có cuộc sống giàu sáng, nhiều tài lộc

Màu ghi, màu xám bạc, màu này giúp người thuộc mệnh Kim phát huy những ưu điển nối bật như sự tinh tế, sâu sắc và sáng tạo, từ đó giúp người mệnh Kim gặp nhiều thuận lợi.

Màu tương khắc:

Hỏa khắc Kim, do đó những người mệnh Kim nên tránh xa và hạn chế sử dụng những gam màu như màu hồng, màu đỏ, nếu không sẽ gặp nhiều xui xẻo.

Việc sử dụng màu sắc phù hợp với bản mệnh vô cùng quan trọng , theo như quan niệm trong phong thủy thì việc dùng màu sắc tương sinh với bản mệnh sẽ đem lại may mắn và thuận lợi, có quý nhân phù trợ. Hạn chế màu tương khắc sẽ giúp giảm thiểu rủi ro.

Con số may mắn của người mệnh Kim

Hướng may mắn của người mệnh Kim khi xây nhà

Hướng chính Tây: hướng Chính Tây thuộc Kim, cùng với mệnh Kim của gia chủ nên có thể giúp gia tăng vận khí,làm ăn phát đạt, tình duyên như ý. Hướng Tây được xem là hướng nóng, ít người lựa chọn khi xây dựng nhà ở tại Việt Nam, nhưng hướng này lại rất thích hợp với người mệnh Kim.

Hướng Tây Bắc: Theo phải Bát trạch thì người mệnh Kim thuộc Tây tứ mệnh cùng với hướng nhà là Tây tứ trạch, hợp nhất khi ở về hướng Tây và Tây Bắc.

Nếu như có băn khoăn hoặc muốn được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn, hãy liên hệ để nhận được những tư vấn cụ thể hơn của kiến trúc sư.

SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

Ứng Dụng Thực Tế Từ Ngũ Hành Mộc Sinh Hỏa

Ngũ hành KIM – MỘC – THỦY – HỎA – THỔ, tồn tại với 4 mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc. Bài viết này chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về một trong năm mối quan hệ cơ bản của ngũ hành đó là Mộc sinh Hỏa.

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bàn và luôn trải qua 5 trạng thái là Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ. Năm trạng thái này gọi là ngũ hành. Các mối quan hệ được xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa và thống nhất.

Nguyên lý cơ bản của ngũ hành

Học thuyết ngũ hành diễn giải sinh học của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bàn là tương sinh và tương khắc. Từ mối quan hệ cơ bản này, các sự vật tồn tại liên kết với nhau theo dạng tác động tiêu diệt và phát triển, từ đó mối quan hệ phản sinh và phản khắc được ra đời.

Tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc, kết hợp thành hệ chế hóa, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.

Luật tương sinh

Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng phát triển. 5 ngũ hành có mối quan hệ xúc tiến, nương tựa lẫn nhau. Mối quan hệ này được tồn tại theo nghĩa đơn giản cái sinh ra nó và cái nó sinh ra.

Luật tương sinh ngũ hành đó là:

Mộc sinh Hỏa: cây khô là nguyên liệu đốt để sinh ra lửa

Hỏa sinh Thổ: lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất

Thổ sinh Kim: kim loại có nguồn gốc sâu trong lòng đất, được đất sinh ra và bao bọc

Kim sinh Thủy: kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng

Thủy sinh Mộc: nước duy trì sự sống của cây, giúp cây phát triển lớn mạnh

Luật tương khắc

Tương khắc là sự áp chế, cản trở sinh trưởng và phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vòn, hủy diệt. Mối quan hệ tương khắc tồn tại theo hai mối quan hệ, cái khắc nó và cái nó khắc:

Thủy khắc Hỏa: bởi nước sẽ dập tắt được lửa cháy

Hỏa khắc Kim: bởi lửa mạnh sẽ nung chảy được kim loại

Kim khắc Mộc: kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây

Mộc khắc Thổ: cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn

Thổ khắc Thủy: đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước

Tương sinh và tương khắc là hai quy luật cơ bản, tồn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong thế giới vụ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cao độ lại thành ra gây hại. Nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Từ đó quy luật phản sinh và phản khắc hình thành bên lề mối quan hệ tương sinh và tương khắc.

Ngũ hành phản sinh

Sinh nhiều quá chưa hẳn đã tốt, có thể gây hại ngược lại. Quy luật phản sinh thể hiện rõ điều này:

Thổ sinh ra Kim nhưng nếu Thổ quá nhiều thì Kim sẽ bị vùi lấp trong Thổ

Hỏa sinh ra Thổ nhưng nếu Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than đen

Mộc sinh ra Hỏa nhưng nếu Mộc nhiều thì Hỏa sẽ gây hại và cần phải bị triệt tiêu

Thủy sinh ra Mộc, cung cấp sự sống cho cây, tuy nhiên nếu Thủy quá nhiều thì Mộc sẽ bị chết hoặc cuốn trôi

Kim sinh ra Thủy tuy nhiên Kim nếu chảy thành dòng quá nhiều thì Thủy sẽ bị đục

Ngũ hành phản khắc

Cái khắc nó và cái nó khắc nếu một trong hai có nội lực quá mạnh thì sẽ khiên cho cái kia bị tổn thương, không còn khả năng khắc hoặc khống chế. Quy luật phản khắc phản ánh rõ điều này:

Kim khắc được Mộc những nếu Mộc quá cứng sẽ khiến Kim bị gãy

Mộc khắc được Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu

Thổ khắc được Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt lở và xói mòn

Thủy khắc được Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn

Hỏa khắc Kim nhưng kim có quá nhiều Hỏa sẽ bị Hỏa dập tắt

Các mối quan hệ trong ngũ hành tồn tại theo lối biện chứng, nắm bắt được quy luật này sẽ giúp ích điều chỉnh các yếu tố của cuộc sống, để đảm bảo sự cân bằng và đón nhận nhiều vận may.

Ngũ hành Mộc sinh Hỏa và ứng dụng trong đời sống

Khái quát về người mệnh Mộc

Mệnh Mộc là một trong năm yếu tố cơ bản tạo nên vạn vật trong tự nhiên. Mộc là tên gọi của loài cây, loài cỏ sống trên mặt đất. Biểu thị cho sức sống mạnh mẽ,kèm theo đó là sự che chở cho kẻ yếu, chống lại sức mạnh phá hoại khác. Đồng thời mệnh Mộc còn mang lại sự sống cho muôn loài trên trái đất.

Người mệnh Mộc có tính cách vị tha, năng nổ và là người thông minh, sáng tạo với nhiều ý tưởng. Họ là những con người hướng ngoại, được nhiều người yêu quý. Tuy nhiên nhược điểm trong tính cánh của họ chính là sự thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận và thường bỏ ngang công việc đang làm.

Người mệnh Mộc sinh năm nào

Năm sinh

Tính chất ngũ hành

Mậu Thìn (1928, 1988), Kỷ Tỵ (1929, 1989)

Đại Lâm Mộc

Mậu Ngọ (1942, 2002), Quý Mùi (1943, 2003)

Dương Liễu Mộc

Canh Dần (1950. 2010), Tân Mão (1951, 2011)

Tùng Bách Mộc

Mậu Tuất (1958, 2018), Kỷ Hợi (1959, 2019)

Bình Địa Mộc

Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973)

Tang Đố Mộc

Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981)

Thạch Lưu Mộc

Theo cách tính lục thập hoa giáp thì cứ cách nhau 60 năm sẽ có hai con giáp cùng mệnh với nhau

Màu sắc cho người mệnh Mộc

Màu tương trợ cho người mệnh Mộc: xanh lá cây, màu bản mệnh sẽ giúp đem lại nhiều may mắn và khỏe mạnh hơn

Màu tương sinh cho người mệnh Mộc: màu đen và xanh nước biển, giúp người mệnh Mộc thoải mái, màu đại diện cho quyền lực

Màu kiêng kỵ cho người mệnh Mộc: màu vàng ánh kim, đỏ, hồng, tím do đây là những mạng bị khắc bởi mệnh Kim và sinh ra mệnh Hỏa

Người mệnh Mộc nên chọn hướng nhà như thế nào

Người mệnh Mộc nên chọn hướng nhà theo hướng Đông, Nam, và Đông Nam là 3 hướng nhà thích hợp.

Người mệnh Mộc nên trang trí nhà sử dụng nội thất từ đồ gỗ, tre, giấy, các loại hoa cảnh, vật dụng có hoa văn, cây lá cành sẽ mang đến sự thịnh vượng.

Nghề nghiệp phù hợp với người mệnh Mộc

Người mệnh Mộc nên là những nghề như kinh doanh gỗ, giấy, nhựa, vải, trang trí hay thiết kế nội thất, hành chính văn phòng.

Khái quát về người mệnh Hỏa

Trong ngũ hành, Hỏa đại diện cho sức sống mãnh liệt, cho đam mê, nhiệt huyết và thành công. Tính cách của người mệnh Hỏa thường bốc đồng, thẳng thắng, quả quyết hiếu thắng.

Người mệnh Hỏa sinh năm nào

Màu sắc cho người mệnh Hỏa

Màu tương sinh với người mệnh Hỏa: màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh, màu xanh lá cây tượng trưng vận khí hài hòa, màu cam tượng trưng cho khả năng tư duy và sáng tạo cao, màu tím tượng trưng cho sự chung thủy

Màu tương khắc với người mệnh Hỏa: màu xám, màu đen, màu xanh sẫm là màu của mệnh Thủy khắc Hỏa. Màu vàng, màu nâu màu của Thổ, mà Hỏa dễ bị suy yếu bởi Thổ, do Thổ được sinh ra từ Hỏa

Người mệnh Hỏa nên chọn hướng nhà như thế nào

Người mệnh Hỏa nên chọn nhà hướng chính Nam, sẽ mang đên sự thịnh vượng. Bên cạnh đó hướng hành Mộc như hướng Đông, Đông Nam cũng là những hướng nhà có thể chọn, bởi vì hành Mộc sinh Hỏa, nên sẽ mang lại nhiều may mắn và chuẩn phong thủy cho chủ nhà.

Trong phong thủy trang trí nội thất nhà cửa, nên dùng đồ gỗ là chính, không nên dùng đồ kim loại, bởi Hỏa khắc Kim. Nên trang trí thêm cây phong thủy hợp mệnh như xương rồng, lan hồ điệp, hoa phượng tiên vừa có ý nghĩa thẩm mĩ, vừa tăng sinh khí cho người mệnh Hỏa.

Nghề nghiệp phù hợp với người mệnh Hỏa

Mậu Thìn (1928, 1988), Kỷ Tỵ (1929, 1989)

Đại Lâm Mộc

Mậu Ngọ (1942, 2002), Quý Mùi (1943, 2003)

Dương Liễu Mộc

Canh Dần (1950. 2010), Tân Mão (1951, 2011)

Tùng Bách Mộc

Mậu Tuất (1958, 2018), Kỷ Hợi (1959, 2019)

Bình Địa Mộc

Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973)

Tang Đố Mộc

Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981)

Thạch Lưu Mộc

SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành: Nguồn Gốc, Nội Dung &Amp; Ứng Dụng Phong Thủy

Âm Dương Ngũ Hành được coi là học thuyết ưu tú và quan trọng nhất của phương Đông cổ đại trong việc lý giải nhiều vấn đề phức tạp về tự nhiên và con người. Thuyết Âm Dương Ngũ Hành ngày nay đã có nhiều cải biến nhưng giá trị mà nó mang lại là không thể phủ nhận, đặc biệt là trong vấn đề phong thủy tâm linh.

Thuyết âm dương trong âm dương ngũ hành

Thuyết âm dương là quan niệm triết học khởi nguồn từ Trung Quốc cổ xưa, bắt đầu từ thời Hoàng Đế (2879 – 253 trước công nguyên), tương đương thời 18 đời vua Hùng tại Việt Nam. Quan niệm này được phát triển và duy trì trong thời gian vài nghìn năm trước đây.

Cho tới ngày nay, triết học duy vật biện chứng thịnh hành cùng với nhiều trường phái triết học khác. Nhưng thuyết âm dương vẫn được nhiều học giả ứng dụng trong việc nghiên cứu về dự đoán học.

Để biểu thị cụ thể về vấn đề này, người xưa đặt ra “thuyết âm dương”. Âm dương vốn là thuộc tính của mọi hiện tượng, sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Dịch lý biểu hiện tượng của âm dương bằng lưỡng nghi – trắng và đen. Nhất nguyên vũ trụ sinh ra lưỡng nghi, rồi phân chia thành cấp tiếp theo là tứ tượng: nước, lửa, đất, khí. Thuyết âm dương cho thấy mọi sự biển thể sinh diệt, sống chết đều do sự vận động của hai khí âm và dương.

Nội dung của thuyết âm dương được đúc kết lại qua năm quy luật chính bao gồm:

Tiêu chuẩn để phân biệt hai thuộc tính âm và dương là

Dương bao gồm những thuộc tính mạnh: sự biểu lộ của trời, nam, cha, vua chúa, bề trên, sang trọng, ban ngày, ánh sáng, sức nóng, năng lượng, sức mạnh mang tính dương,màu trắng, sự chuyển động mạnh mẽ, bằng phẳng, náo nhiệt, hưng phấn,…

Âm bao gồm những thuộc tính yếu mềm: biểu lộ của đất, nữ, mẹ, yếu, bóng tối, đêm,mặt trăng, mềm mại, thụ động, lạnh, tính trầm, màu đen,…

Trong bát quái, âm dương được thể hiện qua hai màu đối lập là trắng và đen để thể hiện âm dương “nhị nguyên”. Cũng như quấn vào nhau để nói lên sự hòa hợp. Quy luật âm và dương đối lập và thống nhất xuyên suốt trong mọi sự vật, hiện tượng.

Âm và dương dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Theo đó, không có âm thì không có dương tồn tại và ngược lại.

Thực chất, âm và dương không thuần chất mà trong dương tiềm ẩn âm và trong âm tiềm ẩn dương. Và hai thuộc tính này có thể chuyển hóa lẫn nhau. Khi mất đi trạng thái cân bằng trong thực thể thì thực thể mới bộc lộ đơn tính rõ ràng và sự chuyển hóa không còn nữa. Sự chuyển hóa giữa âm và dương là quy luật tất yếu để tạo ra sự phát triển hài hòa và lâu bền.

Âm dương luôn vận hành tức là luôn ở thế động. Theo đó, sự cân bằng cũ bị phá vỡ theo quy luật vận hành và sự cần bằng mới sẽ được thiết lập. Nhờ vậy mà mọi sự vật, hiện tượng luôn thay đổi, luôn vận động: hết ngày tới đêm, hết sáng tới tối, nóng đi lạnh đến,…

Thuyết ngũ hành trong âm dương ngũ hành

Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về thời điểm khởi nguồn của thuyết ngũ hành. Song, có thể khẳng định thuyết ngũ hành ra đời sau thuyết âm dương vào thời Trung Quốc cổ đại. Thuyết ngũ hành ra đời giải thích thêm về sự vật, hiện tượng một cách rõ ràng và hợp lý hơn với quy luật sinh khắc vô thường.

Theo đó, mỗi hành lại mang đặc điểm, hình thái khác nhau:

+ Hành Thủy mang đặc tính hàn lạnh, hướng xuống, thâm trầm, thể hiện màu đen, sự uyển chuyển,..

+ Hành Hỏa mang đặc tính nóng, bốc lên, sung lực, sắc đỏ, không hòa hoãn,…

+ Hành Kim mang đặc tính sắc bén, thụ sát, thanh tĩnh, biểu hiện màu sắc trắng, nhu động

+ Hành Mộc mang đặc tính sinh sôi nảy nở, thẳng ngay, cong dài với sắc khí xanh, dịu êm,…

+ Hành Thổ – đất có tính nuôi dưỡng, che chở, hóa dục với sắc vàng nâu,…

Sự hoạt động của ngũ hành được miêu tả bằng các quy luật ngũ hành.

Mỗi một Hành đều có quan hệ với 2 hành khác, xoay vòng lặp lại tạo thành một vòng tròn khép kín. Mối quan hệ hai chiều được diễn tả: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh. Sự hỗ trợ lẫn nhau rất dễ suy đoán. Chẳng hạn Thủy sinh Mộc vì nước tưới giúp cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa vì gỗ là nguyên liệu giúp bén lửa. Cứ thế mà vòng tròn tương sinh được suy ra từ đó.

Mối quan hệ tương khắc trong thuyết ngũ hành ra đời giống như âm và dương trong thuyết âm dương, tạo thành thế cân bằng ngũ hành tương sinh tương khắc. Trong đó, tương khắc chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau giữa hai Hành. Cụ thể: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim…

Tương tự mối quan hệ tương sinh, mỗi một hành đều liên hệ với 2 hành khác thông qua quan hệ khắc chế: Cái-Nó-Khắc và Cái-Khắc-Nó. Sự khắc chế được suy ra theo lẽ tự nhiên. Ví dụ Thủy khắc Hỏa vì nước sẽ dập tắt lửa. Hỏa khắc Kim vì lửa có thể nung chảy kim loại.

Trong ngũ hành, bất kì hành nào cũng bị quy luật này chi phối. Theo đó, sự phát triển cực thịnh sẽ dẫn đến thừa và thừa sẽ dẫn đến suy. Để diễn giải quy luật ngũ hành phản sinh, chúng ta có thể hình hóa bằng hình ảnh chăm sóc một em bé. Muốn em bé lớn phải cho ăn uống đầy đủ. Nhưng nếu cho ăn uống quá độ sẽ gây ra bệnh tật, thậm chí tử vong. Giả sử em bé được ví là Hành Kim, đồ ăn thức uống là Hành Thổ. Thổ thì sinh Kim, nhưng nhiều Thổ quá sẽ phản tác dụng, chôn vùi Kim.

Ngũ hành phản khắc được diễn giải rằng khi Hành A khắc Hành B, nhưng năng lượng của Hành B quá lớn khiến Hành A khắc chế không được, lại còn bị thương tổn gây nên sự phản khắc.

Phong thủy trong thuyết âm dương ngũ hành

Cùng với đó, thuật phong thủy vận dụng rất nhiều về kiến thức tương sinh tương khắc ngũ hành để chỉ ra tính chất của một khu đất/ thửa đất. Từ đó đề xướng, sửa đổi để thu được những cái lợi mà tính chất môi trường đem lại.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Thủy: Ứng Dụng Ngũ Hành Trong Hình Khối trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!