Xu Hướng 3/2023 # Phong Thủy Vô Ích Trước Thiện Tâm # Top 4 View | Globalink.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phong Thủy Vô Ích Trước Thiện Tâm # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Phong Thủy Vô Ích Trước Thiện Tâm được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nói về phong thủy, người xưa có câu rằng: “Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích.” Phong thuy thực sự có thể khởi tác dụng đối với sức khỏe và may mắn cho con người. Tuy nhiên, phong thủy không thể là nguyên nhân mang đến thành công hay sức khỏe, bởi nó không vượt khỏi lý phổ quát hơn của vũ trụ và nhân sinh: thiện tâm thực sự mới mang lại phúc báo, cải thiện vận mệnh và hoàn cảnh của bạn.

Phong thủy vô ích trước thiện tâm

Xưa kia, có một vị thầy phong thủy, chuyên giúp người khác lựa chọn mảnh đất tốt để ở. Quan điểm của ông ta là căn nhà nằm trên một mảnh đất tốt có thể thay đổi vận mệnh gia chủ theo hướng tốt hơn. Một ngày nọ, ông ta đã đi bộ một chặng đường dài và cảm thấy rất khát, muốn nghỉ ngơi. Gặp lúc bên đường có một ngôi nhà nhỏ, ông bèn dừng lại nghỉ chân và xin một ít nước mát. Thấy người khách lạ mệt đứt hơi, mồ hôi lăn dài trên mặt, bà chủ nhà bèn bảo: “Xin hãy đợi một lát, tôi sẽ mang cho ông chút nước.” Nói rồi bà chạy vào nhà trong. Vị thầy phong thủy chờ đợi mãi, nhưng đã một lúc lâu rồi mà người phụ nữ vẫn chưa đi ra. Ông băn khoăn không biết chuyện gì xảy ra.

Khi người phụ nữ quay lại, bà đi rất chậm, mang theo một bát nước lớn. Khi ông thầy phong thủy định giơ tay lên để đón lấy bát nước, thì người phụ nữ thụt lùi lại và nói: “Đợi một chút đã.” Nói rồi bà để bát sang một bên và chạy vào một lần nữa. Lần này bà quay lại với một nắm ngũ cốc. Bà bỏ ngũ cốc vào nước và đưa ông cái bát, nói: “Xin uống chậm thôi, chậm thôi.”

Vị thầy phong thuy bực mình nghĩ: “Thật là một người đàn bà xấu tính. Mình đang khát và chỉ muốn uống một bát nước thôi, vậy mà bà ta cứ lần chần mãi. Khi mang cho mình rồi thì bà ta lại còn bỏ ngũ cốc vào nước để làm mình khó uống.”

Uống nước nghỉ ngơi xong xuôi, ông thay phong thuy bực bội đi ra ngoài, và chợt nhìn thấy một mảnh đất xấu. Mảnh đất này hẳn là sẽ đem xui xẻo đến cho người nào sống trên đó. Thế là ông ta chợt nảy ra một ý định. Ông thầy phong thủy vội vã quay vào nhà và bảo với người phụ nữ: “Tôi vừa thấy một mảnh đất rất tốt. Nó sẽ đem lại nhiều may mắn cho bà. Để thể hiện lòng biết ơn của tôi đối với bát nước bà vừa cho, tôi sẽ chỉ nó cho bà.” Rồi ông ta cùng người phụ nữ ra cửa, chỉ vào mảnh đất xấu nói: “Bà nên xây nhà ở trên đó. Nó sẽ đem lại may mắn cho bà.” Người phụ nữ trả lời một cách đầy biết ơn: “Chúng tôi muốn xây một ngôi nhà mới, cảm ơn vì đã chỉ cho tôi; chúng tôi sẽ xây nhà của mình trên đó.”

Mười năm sau, ông thầy phong thủy quay lại. Tuy nhiên, ông ta đã ngạc nhiên khi thấy người phụ nữ đang sống sung túc với một sân sau đầy các loại gia súc. Ông nhìn xung quanh một cách cẩn thận và đảm bảo chắc chắn rằng đó chính là mảnh đất xấu. Đáng lẽ nó phải đem lại vận rủi cho người chủ chứ? Tại sao mảnh đất lại đem đến may mắn cho người phụ nữ đó vậy?

Khi người phụ nữ nọ nhận ra vị thầy phong thủy ngày nào, bà rất vui mừng. Bà vội vã chạy đến trước mặt ông và nói trong hân hoan: “Cảm ơn ông đã chỉ cho tôi mảnh đất này! Từ khi chúng tôi xây nhà trên đó, vận may đã đến với chúng tôi.” Với một ánh mắt xấu hổ và tâm trí rối bời, vị thầy phong thủy nói: “Không phải. Tôi rất tiếc phải nói điều này… Thật ra tôi nghĩ rằng mảnh đất này sẽ đem xui xẻo đến cho bà. Khi tôi chỉ nó cho bà, điều tôi thật sự muốn làm là trừng phạt bà vì bà đã đối xử tệ với tôi.”

Người phụ nữ rất ngạc nhiên khi nghe ông ta nói. Bà hỏi: “Tôi đối xử tệ với ông như thế nào?.” Thầy phong thủy nói: “Bà lấy nước cho tôi rất lâu và lưỡng lự khi đưa nó cho tôi. Bà lại còn bỏ cả ngũ cốc vào nước.” Người phụ nữ giải thích: “Ồ, tôi xin lỗi. Tôi không có ý đối xử tệ với ông đâu. Khi tôi thấy ông nóng và khát như vậy, tôi nhớ đến một câu nói: ‘Đừng để người đang khát khô họng uống nước lạnh vội vã’. Vì vậy tôi cho một nắm ngũ cốc vào để làm ông uống chậm lại.”

Khi nghe những lời này, vị thầy phong thủy lặng người nhận ra người phụ nữ này có một trái tim nhân hậu. Vì bà có tâm nghĩ tới người khác, nên bà luôn được Trời Phật phù hộ và bảo vệ. Rõ ràng là số phận của một con người với đạo đức cao như vậy sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng bởi ý định xấu của vị thầy phong thủy hay sự xui xẻo của mảnh đất xấu.

Thực ra, người đi xem phong thủy ngày nay cũng chỉ có một mục đích là cải biến số mệnh bản thân mình, không cầu danh lợi thì cũng cầu được bình an. Tuy nhiên, số mệnh đâu phải là điều mà người ta có thể cải biến bằng những phương thức bên ngoài. Không tu thân tích đức thì có thể có được phúc thọ hay không? Cứ mãi làm việc xấu thì có thể nhận lại hai chữ bình an hay không? Nếu làm như vậy thì khác gì là “cướp đoạt” phúc đức của trời đất? Thật sự làm được thì cũng chỉ là mang họa vào thân mà thôi, hậu quả trong tương lai còn khủng khiếp hơn rất nhiều sung sướng nhất thời ở hiện tại. Chính vì thế, trong “Cách ngôn thập vô ích” của mình, Lâm Tắc Từ mới có câu: “Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích.” Thiện niệm mới là phong thủy chân chính cho cuộc đời bạn.

(Sưu tầm)

Tâm Địa Bất Thiện, Phong Thủy Vô Ích; Bất Hiếu Cha Mẹ, Thờ Thần Vô Ích

Dẫu trên bề mặt làm việc tốt mà bản chất sự việc là xấu thì cũng vô ích. Ví như đem tiền tham ô làm công đức, xây chùa, đúc chuông, thì cũng chẳng có công đức gì, khi cái tâm bất thiện còn chưa thay đổi. Thế nên, trong Phật giáo có nói: “Sám hối diệt tội”. Hối lỗi, quy chính cái tâm rồi, thì bố thí, làm việc thiện mới được coi là chân thiện, mới có công đức…

Lâm Tắc Từ là một người từng được thừa hưởng nền tảng giáo dục rất tốt từ phía gia đình. Ngay từ nhỏ ông đã được cha mình dạy dỗ hết sức nghiêm cẩn.

Sau khi trưởng thành, Lâm Tắc Từ cũng rất coi trọng giáo dục gia đình đối với con cái. Đến năm 50 tuổi, ông đã viết tác phẩm “10 điều vô ích” như một bản gia huấn để lại cho con cháu.

Lâm Tắc Từ đem những thứ mà mọi người coi là có ích, phân tích và đưa ra ranh giới. Cũng có nghĩa là, nếu không đáp ứng được điều kiện nào đó thì một số sự tình vốn xem ra là có ích lại có thể trở thành vô ích.

“10 điều vô ích” này chính là tiêu chuẩn tu dưỡng của bản thân Lâm Tắc Từ, cũng là nguyên tắc giáo dục con cái của ông, đồng thời tác phẩm cũng lưu lại nhiều bài học giáo dục bổ ích cho hậu thế:

1. Tâm địa bất thiện, phong thủy vô ích

Nếu tâm địa không thiện lương, thế thì dẫu có coi trọng phong thủy đến mấy cũng không có tác dụng.

2. Bất hiếu cha mẹ, thờ Thần vô ích

Nếu không hiếu thuận với cha mẹ, thì dẫu thờ phụng Thần linh như thế nào đi nữa cũng không có tác dụng.

3. Anh em bất hòa, kết giao vô ích

Nếu quan hệ giữa anh em không tốt, thì kết giao với bạn bè bên ngoài dẫu nhiều thế nào đi nữa cũng vô dụng.

4. Hành vi bất chính, đọc sách vô ích

Lời nói, việc làm của một người mà không đoan chính thì dẫu đọc sách nhiều thế nào chăng nữa cũng không thay đổi được khí chất, cũng là vô dụng.

5. Tâm thái cao ngạo, học rộng vô ích

Nếu một người mà tâm thái cao ngạo, tự cao tự đại, không nghe lọt tai những ý kiến bất đồng, thế thì dẫu có học rộng như thế nào chăng nữa cũng là vô ích.

6. Làm việc ương bướng, thông minh vô ích

Nếu một người làm việc mà cứ khăng khăng cố chấp với ý kiến thiên lệch của mình, không coi trọng đạo lý, dẫu có thông minh thế nào đi nữa cũng vô ích mà thôi, người này sẽ rất khó hợp tác, càng không thể kết giao được với những người hữu duyên, người tốt.

7. Thời vận không đủ, vọng cầu vô ích

Nếu thời cơ còn chưa đến, dẫu có cố sức mong cầu gắng gượng thế nào đi nữa cũng vô dụng. Do đó, vừa phải kiên trì sự việc của mình,vừa phải biết thuận theo tự nhiên, như vậy mới mong mọi việc êm ấm, tốt đẹp.

8. Lấy tiền của người, bố thí vô ích

Nếu một người thông qua các phương thức không chính đáng để có được tiền tài, thế thì dẫu có đem số tiền đó đi làm những việc thiện cũng là vô ích.

Ví như đem tiền tham ô đi công đức, xây chùa, đúc chuông… thì cũng chẳng có công đức gì, khi cái tâm bất thiện còn chưa thay đổi. Thế nên, Phật gia có giảng: Sám hối diệt tội. Hối lỗi, quy chính cái tâm rồi, thì bố thí, làm việc thiện mới là chân thiện, mới có công đức.

9. Không giữ nguyên khí, thuốc thang vô ích

Nếu một người không quý tiếc giữ gìn thân thể mình, thường thức đêm hoặc làm những việc không lợi cho sức khỏe, tổn thương nguyên khí, sau đó có thuốc thang tốt ra sao, nhiều thế nào đi nữa cũng không đổi lại được một cơ thể và tinh thần mạnh khỏe.

10. Dâm ác phóng túng, âm đức vô ích

Nếu một người sống phóng túng xa xỉ, hoang dâm vô độ, thì dẫu làm rất nhiều việc thiện, tích nhiều âm đức cũng vô ích.

Ví như kiếm tiền bất chính từ tham nhũng, cho vay nặng lãi, bảo kê, đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn; hoặc vung tiền vào những món hàng hiệu, những chốn ăn chơi sa đọa, thì dẫu có dùng bao nhiêu tiền của để hành thiện tích âm đức cũng vô ích, vì đó chỉ là chiếc mặt nạ che đậy cái tâm xấu ác buông thả phóng túng mà thôi, về căn bản chưa khởi lên thiện niệm, chưa có thay đổi về bản chất.

Bài 3 “Tâm Còn Chưa Thiện, Phong Thuỷ Vô Ích” Là Điều Đầu Tiên Trong 10 Điều Vô Ích.

1. Tâm còn chưa thiện, phong thuỷ vô ích

2. Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích

3. Anh em không hòa, bạn bè vô ích.

4. Làm trái lòng người, thông minh vô ích

5. Việc làm bất chánh, đọc sách vô ích

6. Kiêu căng ngã mạn, học rộng vô ích

7. Thời vận không thông, vọng cầu vô ích

8. Trộm cắp của người, bố thí vô ích

9. Chẳng giữ nguyên khí, uống thuốc vô ích

10.Dâm tà loạn phép, âm đức vô ích,

Việc xuất xứ của 10 câu này thì đa số mọi người nói là của Đức Khổng Tử, có người lại nói là do Lâm Tắc Từ (1785 -1850) là người Hầu Quan, Phúc Kiến tổng hợp. Điều đó cũng không quan trọng, quan trọng là chúng ta có học được Đạo Lý và hành động theo hay không.

Có người dựa vào câu “Tâm còn chưa thiện, phong thuỷ vô ích” và nói rằng chẳng cần Phong thủy và môn Địa lý phong thủy không giúp ích được gì cho đời người? Nếu nhìn nhận như thế thì không hiểu rộng về Đạo, pháp nào cũng có hữu dụng, chẳng qua người sử dụng với mục đích và cái Tâm như thế nào.

Làm người phải lấy chữ Hiếu làm đầu, trước hết là báo hiếu bố mẹ là lo ăn uống và nhà ở của bố mẹ cho trọn Đạo làm con. Kế tiếp là báo hiếu Gia Tiên là thờ cúng chu toàn và lo phần mồ mả êm ấm. Ngay cả Nhà ở – Nơi thờ tự – Phần mộ khi xây sửa mà không xắp đặt phong thủy, mà để bị phạm làm xấu cho cả họ và cả nhà là có lỗi lớn rồi. Không biết về phong thủy thì phải mời thầy, làm người nếu sống không có Tâm Đức thì sẽ mời được thầy có Tâm và có Đạo. Còn tâm không thiện thì sẽ mời phải thầy phong thủy dỏm, có làm phong thủy cho cũng vô ích. Thế nên mới có câu “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” hay “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”

Những điều răn dạy ở trên đều là Đạo làm người, chính là tu thân và tề gia, trong Đạo Giáo: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và Đạo Phật dạy “Thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”

Tại gia mà Bất hiếu với cha mẹ, ban thờ thì hương tàn khói lạnh, mồ mả thì quên lãng; người này có đến của Chùa và Đền lễ lạt thì các quan Thần Linh và Gia tiên báo cáo là nó có tròn Đạo Hiếu đâu, thì chẳng có Ngài nào ban lộc. Thế nên tại gia mà còn bất hiếu thì dù có Ban thờ Các Quan và Gia tiên hoành tráng mấy đi nữa, thì cũng chẳng ai ban lộc cho.

Đến với đạo có hàng vạn con đường, mọi con đường đi từ chân núi đều sẽ lên cùng một đỉnh. Hiện nay các Đệ tử còn phân biệt Tu Tịnh và Tu Mật hay Tu Thiền, Nhà Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn cơ mà. Nhưng tại sao anh chọn một pháp tu, anh lại bảo chỉ pháp tu anh mới đúng còn pháp kia là sai, là xấu, là lệch. Cái đó là do nhận thức của chúng ta quá chật hẹp.

Muốn chuyển nghiệp có ngàn vạn cách, phong thủy cũng là một pháp, thậm trí Bùa Ngải cũng hữu ích khi dùng đúng cách. Bùa ngải không có tội, chỉ có người thực hành phương pháp này sinh công hay sinh tội mà thôi. Bản thân nó rất vô ngã. Và nếu như cái nghiệp nhà anh mà nó hợp với cái pháp này thì cái duyên pháp ấy nó hợp nhau để tạo nên một sự lợi lạc. Và chính cái bùa ngải này là hóa giải, là chuyển nghiệp.

Cho nên khi thực hành tâm linh, điều quan trọng nhất là Tâm pháp. Và cái cao nhất cũng là tâm pháp. Người làm việc Tâm Linh thì Tâm phải sáng, đức phải rộng. Mọi người khi có nhân duyên để làm công việc tâm linh thì phải xích lại gần nhau. Hội được cái tâm, chụm đầu vào nhau mà phát huy hết sức mạnh.

Khả năng về Tâm linh đó là những quà tặng mà hồn thiêng của trời đất, của sông núi, của liệt tổ liệt tông trao tặng. Và ai đó có duyên lành từ kiếp trước và ngàn vạn những mối nhân duyên nữa được tiếp nhận cái này thì phải làm cho cái duyên đó toả sáng, làm lợi lạc cho chúng sinh.

Cái lẽ hiển nhiên ấy, không phải ai làm Tâm linh cũng hiểu được đâu. Nhiều người cho rằng khả năng ấy là của họ, cho nên cái tôi của họ đã lấn lướt, rồi một ngày khả năng ấy lại bị thu lại mà thôi. Trong giới làm thầy chả có Thầy nào tự nhận mình kém đâu, Thầy nào cũng là số một. Bản thân các Thầy bây giờ được ban cho Pháp, nhưng đa số mải mê với Pháp được ban mà không Học Đạo.

Hoàng Trà, ngày 19-01-2017, không sao chép dưới mọi hình thức

Phong Thủy Nằm Ở Tâm Người, Muốn Dưỡng Phong Thủy Trước Hết Phải Dưỡng Tâm

Có câu chuyện kể về một gia chủ nọ mời thầy phong thủy đến để xem long mạch. Trên đường dẫn thầy phong thủy tới khu phần mộ nhà mình, anh ta bỗng nói:

“Hay là chúng ta quay về đi, tôi thấy chim chóc bay tán loạn thế kia, chắc hẳn là lũ trẻ trong làng đang trèo lên cây hạnh nhân hái trộm quả rồi. Nếu thấy có người đi qua, thể nào chúng cũng hoảng hốt mà bỏ chạy, chẳng may đứa trẻ nào ngã xuống có mệnh hệ gì thì thật là nguy hiểm”.

Anh ta vừa dứt lời, thầy phong thủy đã gật gù tâm đắc: “Nghe anh nói vậy, tôi biết là không cần phải xem phong thủy nhà anh nữa. Anh biết lo nghĩ cho người khác như vậy thì dẫu có làm gì cũng đều sẽ thuận buồm xuôi gió”.

Câu chuyện trên cho chúng ta biết rằng, phong thủy quan trọng nhất của đời người không nằm ở gia trạch, thế đất, hay phần mộ tổ tiên, mà lại nằm ở tâm tính của mỗi người. Một người luôn hành thiện tích đức thì dẫu sống ở nơi phong thủy không thuận lợi cũng có thể biến chuyển thành tốt, còn người lòng dạ hẹp hòi xấu xa thì dẫu có địa thế tốt cũng sẽ tự mình phá hỏng.

Vậy phong thủy rốt cuộc là gì?

“Phong” chính là bầu không khí và từ trường, là sự di động liên tục từ nơi này đến nơi khác. “Thủy” chính là nước, là dòng chảy lưu động và biến hóa. “Phong” và “Thủy” ấy không phải hoàn toàn là ngoại cảnh mà lại có quan hệ mật thiết với tâm tính của con người.

Cổ nhân giảng rằng: “Tâm sinh vạn Pháp”, câu nói ấy vô cùng đơn giản nhưng lại đúng đắn phi thường. Trong các yếu tố của phong thủy, thì:

Đứng đầu phong thủy là gì? Chính là Người. Yếu tố đầu tiên của phong thủy con người là Tâm (ý); yếu tố thứ hai của phong thủy con người là Miệng (khẩu); yếu tố thứ ba của phong thủy con người là Hành vi (thân). Quá khứ vẫn luôn giảng rằng, làm người phải tu dưỡng cả thân, khẩu, ý. Nếu xét ở một khía cạnh nào đó, thì đó cũng chính là để bồi dưỡng phong thủy cho đời người vậy.

Một người có thể nhớ đến ân đức của người, nghĩ đến cái tốt của người, cái này gọi là tụ quang. Ánh sáng phản chiếu trên gương mặt, chính là nụ cười. Gương mặt cười tươi tựa châu báu, miệng tựa hoa sen, nhất định sẽ tích tụ tài lộc.

Căn nguyên của phong thủy là ở cái tâm, gốc rễ vững chắc, cành lá tự nhiên sẽ tốt tươi…

Sự nghiệp phát triển, gia đình thịnh vượng, gặp được quý nhân, quyết định ở vợ chồng hòa thuận, âm dương hòa hợp, mọi sự sẽ hưng thịnh.

Gặp được quý nhân, tiểu nhân tránh xa, vợ chồng hòa thuận vạn sự hưng; gặp phải tiểu nhân, quý nhân rời xa, vợ chồng bất hòa, vạn sự suy.

Người nào không bỏ được thói quen cãi vã với cha mẹ, căn bản không có khả năng thay đổi vận mệnh. Người không hiếu thuận, cũng khó mà biết suy nghĩ cho người khác, vận may cũng không thể đến được.

Một người từ nhỏ chưa hề cãi lời cha mẹ, sau này nhất định có triển vọng. Bởi vì từ nhỏ đã hiếu thuận với cha mẹ chính là tích phúc đức mỗi ngày.

Một người hằng ngày chống đối cha mẹ, không biết kiềm chế cảm xúc, xích mích với cấp trên, đồng nghiệp, thì cuộc sống và công việc người đó cũng sẽ không thuận lợi, cả đời sẽ liên tục gặp trắc trở, vào thời điểm quan trọng thường sẽ thất bại.

Phong thủy tốt là do mình nuôi dưỡng thành

Phong thủy tốt chính là do mình tu dưỡng mà có, biết nghiêm khắc với bản thân, tạo phúc vì người khác. Khi giúp đỡ mọi người, phúc của mình càng sâu dày, phong thủy tất nhiên sẽ tốt.

Phong thủy là mảnh đất lành của người có phúc. Nếu bạn là một người có phúc, thì chỗ ở của bạn chính là phúc địa. Dù cho nơi đó không phải phúc địa, bạn cũng có thể thay đổi nó. Con người khi ở một nơi nào đó, năng lượng quanh thân sẽ dần dần tràn ngập nơi đó, dưỡng nơi đó thành phúc địa vẹn toàn, giống như phúc của chính mình.

Phong thủy quan trọng nhất là do chính mình thay đổi, bản thân thay đổi, tâm thay đổi, tất cả những vấn đề do phong thủy như vận rủi và bệnh tật cũng sẽ tự nhiên biến mất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Thủy Vô Ích Trước Thiện Tâm trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!