Xu Hướng 4/2023 # Thiết Kế Và Bài Trí Sân Vườn Hoa Viên Theo Phong Thủy # Top 6 View | Globalink.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Thiết Kế Và Bài Trí Sân Vườn Hoa Viên Theo Phong Thủy # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Thiết Kế Và Bài Trí Sân Vườn Hoa Viên Theo Phong Thủy được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong thiết kế sân vườn theo quan niệm phong thủy cũng vậy, việc bố cục cây cối, lối đi, cổng tường rào, mặt nước, vật liệu, cũng phải canh theo ngũ hành để tạo vận khí tốt, đem lại may mắn cho chủ nhân.

Ngôi nhà làm xong, thảnh thơi nhìn lại thấy thật bình yên khi ta biết chọn mình làm chủ thể để sống an nhiên giữa không gian cư ngụ được sắp xếp cho chính mình, để xung quanh cùng an hòa với mình.

Theo phong thủy, cách bố trí mỗi không gian ở và làm việc đều phải dựa theo ngũ hành để tạo chu kỳ tương sinh ( Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa )đồng thời tránh được chu kỳ tương (Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc).

Chỉ cần nơi cư ngụ yên ổn, thế là đủ, chuyện rộng rãi hoành tráng hay tiện nghi cao cấp nằm ở mức độ đầu tư nhiều hay ít, bao người xây nhà lâu nay vẫn chỉ mong được một tiếng An Cư. Nhưng bàn về chữ An trong nhà ở quả thật vô chừng, chỉ biết chắc rằng cha ông ta trước nay không hề đi tìm kiếm chữ An ở các giá trị vật chất đơn thuần theo kiểu tòa ngang dãy dọc, kín cổng cao tường, mà chủ yếu thể hiện qua các ứng xử với thiên nhiên và con người.

An cư để an hưởng, thiên về Tĩnh. Vì thế, ngôi nhà xưa chỉ được tính là chốn an cư khi nằm trong mối quan hệ tổng thể, thiên nhiên được sử dụng quay vòng và khép kín. Ta ở đâu thì tiểu vũ trụ ở đó, hai bên Long – Hổ, hai mặt Tiền – Hậu đều lấy tâm điểm – Trung Cung là ta, hỗ trợ cho ta trong cái hình thế chung của cả xóm cả làng, thật tĩnh tại mà cũng thật linh động.

An khang cho mình – cho người

Cuộc sống càng hiện đại, công nghệ càng phát triển bao nhiêu thì con người lại càng mong muốn được gần gũi với thiên nhiên bấy nhiêu, đơn giản bởi họ muốn tìm cho mình sự nhẹ nhõm, thư thái sau những áp lực của cuộc sống.

Có lẽ chính vì lý do đó mà những thiết kế sân vườn càng được ưa chuộng trong các ngôi nhà hiện đại. Một góc vườn trước nhà bên cạnh lối đi, dưới cầu thang hay góc nhà… có thể đem đến một chút hơi thở của thiên nhiên, tạo không gian thư giãn tinh tế.

Lời chúc an khang thịnh vượng đầu năm mới cũng là mong cho người yên vui khỏe mạnh, nhà an toàn và phát triển. Nếp nhà xưa chỉ với mấy “hàng giậu mùng tơi xanh rờn” đủ để giảm những bước chân trực diện, nhưng vẫn đủ thấp để ánh mắt láng giềng quyến luyến nhau. Khung cảnh hữu tình, đường nét sắp xếp uốn lượn theo kiểu “đường vô xứ Nghệ” mới chính là cái lý phong thủy của tiền nhân. Bởi thế mà khách nào trước khi vào nhà đều phải qua sân, đến hồ bán nguyệt hay tấm bình phong xây gạch mà có khi đơn giản chỉ là khóm hoa cát tường, bụi cây phát tài, rồi gặp ba bậc thềm nối liền vào hàng hiên. Vùng Dương chói lòa của nắng gió xứ nhiệt đới được làm dịu xuống nhờ khoảng đệm hữu tình ấy, trước khi vào vùng Âm mờ ảo bên trong – một cách xử lý đơn giản mà khéo léo trong nếp nhà xưa.

Sẽ thật tuyệt vời nếu như khu vườn nhà bạn có một dòng suối nhỏ hay một hồ nước xinh xinh, đó là sẽ nguồn cung cấp độ ẩm cho cây xanh phát triển. Ngoài cây cỏ, còn có thể đặt vào hồ những vòi phun nước, những bức tượng, vài tảng đá… và thả vào đó những chú cá cảnh nhỏ.

Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà được coi điểm tụ thủy và tiểu cảnh rất được ưa dùng trong nhà ờ sân vườn. Dạng tiểu cảnh có đủ núi non, cây cối, thác nước… chính là biểu tượng vũ trụ quan thu nhỏ theo quan niệm Á Đông chứ không đơn thuần là trang trí

Thời đô thị hóa, nhà ống phân lô hay chung cư ngất trời, chữ An ở đâu? Vẫn đủ cả, chỉ khác biệt về cung cách thể hiện, mà khởi nguồn không thể bỏ qua quan điểm chung cho mỗi gia chủ và người làm nhà. Thiết kế kiến trúc, nội thất, hay xếp đặt… đều “vẽ” nên phần chưa hiển hiện cho đến lúc gia chủ dọn vào cư ngụ, một chữ An không chỉ cho ngôi nhà mà cho các thành viên trong đó.

Thiết Kế Sân Vườn Theo Phong Thủy

Mỗi công trình kiến trúc cảnh quan sân vườn đều đem đến nguồn năng lượng riêng. Một số nguyên tắc để khu sân vườn tiểu cảnh của bạn thêm hoàn hảo và đúng phong thủy.

Cổng

Nên có kích thước cân xứng với ngôi nhà. Cổng nên mở hướng vào trong, cân đối để tạo sự hiếu khách. Không nên trồng nhiều dây leo vì chúng sẽ che khuất cổng nhà. Bảo quản cổng trong điều kiện tốt vì cửa kêu cót két hoặc gãy sẽ mang đến điều không may mắn ảnh hưởng đến gia chủ. Nên xây cột đá hai bên cổng. Cổng hướng Bắc, Đông và Đông Nam nên sơn màu đen. Cổng ở hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc nên sơn màu đỏ. Cổng màu trắng nên đặt ở hướng Tây, Bắc và Tây Bắc.

Lối đi

Không nên thiết kế theo dạng đường thẳng với những khúc cua nhọn. Trái lại, nên thiết kế lối đi theo dạng uốn lượn, mềm dẻo tạo cho người ngoạn có cảm nhận khu vườn rộng ra,có chiều sâu tạo nên cảm giác thư thái, dễ chịu.

Đừng đặt những tấm đá lót đường đi hướng thẳng tới cửa chính.

Nên trồng hoa hai lối đi. Chúng vừa làm đẹp cho khu vườn, vừa tạo ra dương khí, đem đến vận may cho bạn.

Chọn vật liệu, kiểu dáng: Tránh những vật có bề mặt không bằng phẳng. Chọn chất liệu chắc, vững và dễ đi. Những lối đi bằng gạch nên được lát theo nhiều kiểu khác nhau: thẳng, liên tục hay gợn sóng…

Hàng rào

Không nên quá gần hoặc cao hơn ngôi nhà. Nếu điều này xảy ra sẽ tạo nên sự mất cân đối về năng lượng và là hướng vào nhà của âm khí.

Hàng rào nên có chiều cao đồng đều. Hãy cẩn thận với những hàng rào hoặc bức tường có hình dáng sắc, nhọn hướng vào trong hay ra ngoài nhà. Điều này tạo nên nguồn năng lượng không tốt.

Vật trang trí

Đặt những biểu tượng mang tính thọ cao như sếu, hươu hay rùa trong vườn để đem đến sự trường thọ và sức khỏe cho gia đình. Đặt những vật trang trí hay những bức tượng mang điềm tốt quanh vườn để tạo vận may.

Đối với những hành lang lộ thiên và sân thượng: Trang trí thêm giàn dây leo và treo những giỏ hoa để đem lại nguyên khí. Chúng phải cân xứng với khu vườn. Nếu hành lang nằm phía sau nhà, hãy thiết kế một hòn non bộ nhỏ mô phỏng ngọn núi được thần rùa che chở.

Đặt những bình gốm lớn với các biểu tượng của sự may mắn để thu hút khí. Đối với khu vườn trang trí bằng đá: Hãy loại các tảng đá nhọn và chỉ chọn những hòn đá tròn, không gây nguy hiểm. Không nên đặt những tảng đá thật to quá gần ngôi nhà. Điều này sẽ không đem lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.

Để có được những thiết kế sân vườn theo phong thủy như thế này đòi hỏi kinh nghiệm và tư duy sáng tạo của kiến trúc sư và kỹ sư chúng công ty Phú Đạt chúng tôi rất nhiều.

Hãy liên hệ đến chúng tôi Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Đạt để được tư vấn miễn phí và chọn mua sản phẩm ưng ý nhất:

Trụ sở chính: Số 672 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội CN TPHCM: Số 40 Nguyễn Thị Căn – Khu phố 2- Phường Tân Thới Hiệp- Q 12- TP HCM CN TPHCM: Số 77 Thống Nhất – Q Thủ Đức – TP HCMCN Vũng Tàu: Số 861 Đường 30/4, TP Vũng Tàu Phone:038 398 1111 – 083 844 3333 . Ms Quỳnh: 0973 804 566 Email: caycanhphudat@gmail.com Website: chúng tôi – chúng tôi – chúng tôi – chúng tôi chúng tôi nhuaphudat.com. www.hoalan-hodiep.com

Bài Trí Sân Vườn Theo Thuật Phong Thủy

Mặt tiền vườn cần phải quang đãng, thoáng, có thể thiết kế hòn non bộ, hồ nước hay dòng nước chảy nhẹ để tạo sinh khí cho gia viên. Phía sau vườn cần đặt vật kiên cố, có nét vững mạnh như đá tảng, cây cao to, cụm tre…

Ông Đinh Quang Diệp, Trưởng Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm TP HCM, cho biết, việc bố trí gia viên theo thuyết phong thủy hiện đại giúp con người xây dựng một cuộc sống hài hòa với thiên nhiên dù ở đô thị hay vùng quê.

Lý luận trong lĩnh vực này chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. “Phong” tức là gió và các tác động của gió, trạng thái thời tiết. “Thủy” là nước, ao, hồ, sông, rạch và tác động của nó đến môi trường. Phong thủy là cách sắp xếp mọi thứ chung quanh để tạo nên môi trường sống hài hòa “âm – dương, ngũ hành”. Phong thủy sân vườn giúp điều khiển sự lưu thông của khí để sinh khí trong vườn luôn hài hòa và hiện diện trong mọi ngóc ngách của vườn.

Xuất phát từ nguyên lý “sơn thủy họa”, sân vườn cần có sự tương phản giữa các hình sắc, thể chất. Ví dụ: vẻ cứng mạnh, cường tráng của núi đá, non bộ tương phản với ao nước sâu lắng; giữa sự tĩnh mịch và tiếng chim ríu rít, nước róc rách; giữa ánh sáng và bóng tối; giữa sắc đỏ, cam rực rỡ và lục, xanh sẫm.

Nhìn chung một khu vườn lý tưởng cần kết hợp được các vật liệu, màu sắc, hình dạng theo phương hướng ngũ hành. Ví dụ các vật dụng trang trí tượng trưng cho 5 yếu tố như: ao hồ (Thủy), tượng đồng (Kim), cây (Mộc), vật có màu đỏ và cam (Lửa), đất vườn (Thổ). Căn cứ vào bảng tóm tắt các biểu tượng của âm dương sau đây, gia chủ có thể lựa chọn màu sắc, hình dáng của vật trang trí hài hòa:

Bài trí tiểu cảnh sân vườn theo phong thủy – Bảng tóm tắt màu sắc, biểu tượng của từng “hành”.

Hướng sân vườn:

Sau khi xác định hướng vườn, đặt bát quái đồ (ảnh phía dưới) lên trên sơ đồ vườn sao cho hướng “cung danh vọng” của bát quái đồ trùng với hướng vườn. Từ đó sẽ xác định được các cung vị còn lại tương ứng với từng lĩnh vực sinh hoạt của gia đình.

Trong trường hợp nhà có 2 khu vườn phía trước và phía sau:

Nếu 2 vườn có mối liên hệ với nhau và cùng với nhà là một chỉnh thể thống nhất, đặt bát quái đồ với tâm là tâm khu đất, hướng cung danh vọng trùng với hướng cổng; ngược lại, hai vườn tách biệt nhau thì mỗi vườn được xét riêng biệt.

Bát quát đồ giản lược (trái). Xoay bát quái đồ sao cho hướng vườn trùng hướng với “cung danh vọng” (ảnh bên phải) để xác định hướng bố trí các khu vực sinh hoạt của gia đình.

Bát quái đồ xoay cung danh vọng theo hướng sân vườn, ta sẽ biết cách sắp xếp bố cục trang trí sân vườn như sau:

– Khu vực cung danh vọng: Đây là nơi lý tưởng để tiếp đãi khách hoặc trồng hoa để tạo ấn tượng. Đừng sử dụng khu vực này vào bất kỳ việc gì riêng tư cần sự yên tĩnh.

– Cung sức khỏe: Là nơi lý tưởng để thư giãn, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, nên đặt suối hay vòi nước phun. Tiếng nước róc rách và những loại thảo dược trồng ở đây có tác dụng thư giãn, trị bệnh.

– Cung hoan hỷ: Khu vực vườn này dành cho vui chơi, có thể đặt bàn tiếp đãi bạn bè, hay hồ bơi hồ tắm lộ thiên.

– Cung sự nghiệp: Có thể đặt ở đây nhà kính hay nơi ươm cây tượng trưng cho việc nghiên cứu, hay sự phát triển liên tục các mầm sống mới.

– Cung Quan hệ: Thích hợp trồng các cây lưu niên, hoặc cây ăn quả hoặc là nơi diễn ra các hoạt động chia sẻ, tâm tình với người thân. Điều này tượng trưng cho việc muốn luôn lưu giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhau.

– Cung Gia đạo: Với các gia đình có trẻ em, đây là góc thích hợp dành cho bé chơi đùa, có thể là một bãi cỏ rộng với các trò chơi, các tiểu kiến trúc trẻ trung.

– Cung Tri thức: Phần vườn này thích hợp là nơi đọc sách, học hành và các hoạt động phát triển trí tuệ lẫn tâm hồn.

– Cung Tài lộc: Đây là cung mang ý nghĩa thịnh vượng về tiền tài, vật chất, của cải. Có thể đặt nhà kho cất giữ các đồ có giá trị như máy cắt cỏ, đồ gỗ ngoài trời. Có thể là nơi ươm trồng hoa, cây cảnh để bán.

Lối đi và cổng vào vườn:

Nhằm cân bằng không gian trong và ngoài nhà, một khu vườn được xây dựng phía trước như khoảng trung gian quy tụ và cải thiện sinh khí trước khi vào nhà. Lối vào cổng vừa là lối đi chính của khí. Do đó cần tạo sự cuốn hút khí và tạo lối đi cho khí hài hòa, uyển chuyển trong vườn. Tránh lối vào quá thẳng, vì như vậy khí vào vườn quá mạnh, không quân bình luồng khí ở mọi điểm. Hướng lối vào và loại khí nhận được ở mỗi phương có một tính chất khác nhau.

– Hướng Nam (căn cứ vào la bàn): Hướng cát khí, dương khí, tuy nhiên có thể cần tiết chế vì sẽ thừa dương khí. Vì vậy, lối vào vườn cần thông thoáng nhưng không quá rộng tránh khí ùa vào quá nhanh.

– Hướng Bắc: Lối vào vườn từ hướng này cần rộng với lối đi thẳng hoặc hơi cong vì khí đến từ phương này vốn chậm chạp và nặng nề.

– Hướng Tây: Khí đến là khí dữ nên hạn chế sinh khí vào vườn bằng hướng này.

– Hướng Đông: Đây là khí lành nên cần được khuyến khích, lối vào vườn từ hướng này thông thoáng và rộng rãi, cũng cần tiết chế một ít.

Một mẫu vườn được thiết kế hài hòa theo nguyên tắc Phong thủy. Ảnh: xaydungkientruc.

Hình dạng của cổng vườn: Nếu quá rộng khí sẽ bị thổi vụt đi mất, nếu quá hẹp khí sẽ trở nên quẩn. Thông thường nên dùng loại cổng song thưa, chỉ nên dùng cổng kiên cố nếu bên ngoài là khí độc hại cần cản trở. Với nhà ở hướng Đông, ứng với hành Mộc, nên dùng cổng gỗ. Nhà ở hướng Tây, ứng với hành Kim, nên dùng cổng kim loại.

Vật liệu lối đi trong vườn có thể thay đổi và sử dụng nhiều loại với màu sắc sáng hay tối tùy thuộc vào tương quan với các thành phần tạo cảnh lân cận.

Ngoài ra có thể sắp xếp sân vườn theo nguyên tắc Tứ Linh

Là lấy ngôi nhà làm tâm để xác định 4 hướng còn lại. Bố cục này thực chất dựa vào mô hình cảnh quan lý tưởng nhằm tạo ra môi trường mà trong đó nhà được che chở bốn bề, khí vào nhà luôn được điều tiết và thanh lọc thông qua mô hình: Tiền án (Chu tước) – Hậu chẫm (Hắc quy), Tả Thanh long – Hữu Bạch hổ.

Cách bố trí sân vườn theo phong thủy nguyên tắc tứ linh

Cụ thể áp dụng nguyên tắc này như sau: người đứng trước cửa nhà, trước mặt là hướng “tiền”, sau lưng là “hậu”, bên tay trái là “tả”, tay phải là “hữu”. Việc bố trí vật ở 4 hướng phải đạt yêu cầu sau:

– Tiền: ở khu này cảnh quan phải quang đãng, thoáng, có thể thiết kế hòn non bộ, hồ nước hay dòng nước chảy nhẹ để tạo sinh khí cho gia viên.

– Tả: Cần thêm đá và cây cỏ um tùm hay đồi thấp Bố trí vật ở bên tả làm sao để cao hơn “Thanh long” trấn được “Bạch hổ”.

– Hữu (Bạch hổ) nên bố trí bằng phẳng để hàng phục tiềm năng bất kham của mãnh hổ.

– Hậu: Cần vật liệu kiên cố, có nét vững mạnh như đá tảng, cây cao to, cụm tre.

Ngoài ra có thể dùng la bàn để xác định hướng: Bắc bố trí vật tương ứng với “hậu”. Hướng Đông tương ứng “tả”. Hướng Tây là “hữu”. Hướng Nam là “tiền”.

Theo: Thi Trân (giadinh.vnexpress.net)

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng hệ

TIỂU CẢNH CẢNH QUAN SÂN VƯỜN SƠN HÀ

Địa chỉ: A32 – TT 4A – Khu Đô Thị Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Email: tieucanhsonha@gmail.com

Chúng tôi chuyên tư vấn, thiết kế thi công các công trình về: Tiểu cảnh sân vườn, hòn non bộ, tiểu cảnh, tranh đá, tường cây giả,…dành cho các khu resort, khu du ịch, trụ sơ làm việc, nhà hàng, khách sạn, nhà phố, biệt thự

TIỂU CẢNH SƠN HÀ chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách hàng!

Phong Thủy Trong Thiết Kế Sân Vườn

Một số lưu ý phong thủy khi thiết kế sân vườn Một sân vườn đẹp theo phong thủy là một nơi thanh bình, yên tĩnh và sinh thái trong lành. Có như vậy mới thu hút được tiền và cải thiện sức khỏe. Người Trung Quốc cho rằng vị trí khu vườn, nội thất sân vườn, cây xanh, vật liệu và đồ trang trí sân vườn, nên được thiết kế dựa trên mô hình của âm và dương và dòng chảy của năng lượng, để tạo ra hiệu ứng tích cực. 1. Theo phong thủy, sân sau và vườn cần được bảo vệ khỏi tác động tiêu cực từ môi trường. Tốt nhất, nên có một hàng rào bao quanh, làm giảm tiếng ồn, ngăn gió mạnh và ô nhiễm không khí. 2. Thiết kế cảnh quan sân vườn cần đảm bảo tạo ra một cảm giác an toàn và thoải mái. Bạn có thể làm tường đá, hoăc hàng rào được tạo nên từ những bụi cây. Cây xanh và hoa được trang trí làm cho khu vườn thêm hấp dẫn. 3. Thiết kế sân vườn tạo không gian mở mở cho phép năng lương lưu chuyển dễ dàng, đặc biệt là khu vực phía trước của cửa ra vào.

4. Bạn nên trồng những cây nhỏ và cây bụi, chúng mang lại vẻ đep tự nhiên và nhẹ nhàng cho khu vườn. Sân vườn trang trí đơn giản, thoáng mở sẽ tốt về mặt phong thủy. 5. Một nguyên tắc thiết kế sân vườn nữa là “núi phía sau và nước ở phía trước”. Theo phong thủy, nước thu hút năng lượng, mang tiền vào nhà của bạn, do vậy nước là một biểu tượng của sự giàu có. Một hồ bơi hay ao cá, một đài phun nước, thác nước với đá và cây là rất phù hợp cho sân vườn phía trước.

6. Ba yếu tố quan trong nhất khi thiết kế cảnh quan là: nước, đá và cây xanh. Sân vườn được làm và trang trí từ vật liệu đá như tường rào, đá lát, tiểu cảnh, …là cách đơn giản để có một khu vườn đẹp theo phong cách phương Đông. Tường rào bằng đá giúp ngăn những năng lượng tiêu cực và giúp bảo vệ ngôi nhà. 7. Phong thủy cây xanh đòi hỏi cần có sự chú ý đặc biệt. Các loại cây và hoa không những sẽ bổ sung thêm màu sắc và hương thơm cho sân vườn nhà bạn mà còn cân bằng dòng chảy năng lượng. Vì vậy, mỗi khu vực của vườn hay sân nên có nhiều màu sắc, được tạo ra từ các loai cây và hoa yêu thích của bạn. Ví dụ, có thể xen kẽ các loại hoa trắng làm điểm nhấn cho khu vườn đơn sắc màu xanh. 8. Tỷ lệ rất quan trọng trong thiết kế vườn. Cây rất cao có thể phá hủy sự cân bằng và hài hòa trong khu vườn của bạn. Trồng cây và cây bụi với một khác biệt nhỏ về chiều cao có thể tạo ra sự thú vị và dễ chịu khi thưởng ngoạn. 9. Những âm thanh của nước róc rách và tiếng chuông gió nhẹ nhàng giúp thư giãn và dễ chịu. Vì vậy, đừng quên trang trí cho sân vườn bằng những chiếc chuông gió bằng tre, và tiểu cảnh nước trong sân vườn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thiết Kế Và Bài Trí Sân Vườn Hoa Viên Theo Phong Thủy trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!