Bạn đang xem bài viết Thổ Sinh Kim Và Vận Dụng Vào Phong Thủy Nhà Ở được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngũ hành phong thủy là một quy tắc không còn gì xa lạ đối với mỗi người chúng ta. Quy tắc này nói tới mối tương quan của vật chất dựa trên một đối tượng cụ thể nào đó. Trong thiết kế và xây dựng nhà cửa, người ta cũng vận dụng những quy tắc này nhằm đảm bảo phong thủy cho không gian sống tiện nghi
Trong bài viết hôm nay, mời bạn cùng tìm hiểu Thổ sinh Kim là gì để có cách vận dụng phù hợp nhất trong việc xây dựng ngôi nhà mơ ước của gia đình mình.
Ngũ hành là gì?
Trong ngũ hành bao gồm 5 trạng thái: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong trời đất.
Theo quan niệm của người xưa, vạn vật được sinh ra và chuyển hóa dựa vào quy luật âm dương ngũ hành của tạo hóa. 5 trạng thái này đại diện cho 5 hiện tượng phổ biến trong tự nhiên.
Nếu Kim đại diện cho trời, tiền bạc, tôi luyện, rèn giũa – chủ về nghĩa, cương trực, mãnh liệt. Thì Mộc đại diện cho gỗ, sự phát triển, sự sinh sôi nảy nở, vươn lên – chủ về nhân, ôn hòa, thẳng thắn.
Nói về Thủy tức là đại diện cho nước, thể hiện sự mênh mông, vận động uyển chuyển, – chủ về trí, thông minh, hiền lành.
Tiếp đến là Hỏa đại diện cho lửa, sự bốc đồng, giận dữ, chiến tranh – chủ về lễ, nóng nảy nhưng lễ độ.
Cuối cùng là Thổ đại diện cho đất, sự bao dung, lòng mẹ – chủ về tín, tính tình đôn hậu.
Giữa chúng tồn tại các mối quan hệ tương tác, biện chứng ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau, không thể tách rời.
Các mối quan hệ trong ngũ hành
Theo thuyết ngũ hành, người ta chia thành 4 loại quan hệ. Để giải thích cho quy luật này, chúng ta sẽ dựa vào thế giới tự nhiên để lý giải cho nó.
Ngũ hành tương sinh
Các vật thể muốn tồn tại và phát triển cần có sự bổ trợ; nuôi dưỡng từ những vật thể khác.Vì thế, mối quan hệ quan hệ tương sinh thể hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của mọi sự vật.
bang mau sac phong thuy trong ngu hanh – Thổ sinh Kim
Thủy sinh Mộc là do Thủy là nguồn sống, nơi xuất phát của thực vật, từ đơn bào đến đa bào rồi, sinh trưởng phát triển thành cây.
Còn Mộc là gỗ mang tính ôn, ấm áp, là mầm mống để sinh ra Hỏa, tức là Mộc sinh Hỏa. Hỏa lại thiêu đốt mộc, cháy hết thành tro sinh ra Thổ, do đó được gọi là Hỏa sinh Thổ.
Thổ là đất, nó mang nhiều khoáng chất và kim loại, tức là Thổ sinh Kim. Trong khi kim còn non, chảy ngầm trong núi, và khi khí kim nóng quá cũng hóa thành dòng, nên người ta mới nói Kim sinh Thủy là vì lý do này.
Ngũ hành tương khắc
khi các vật thể bị sát phạt; khắc chế lẫn nhau sẽ đi đến chỗ suy yếu và thoái hóa.Vì vậy, mối quan hệ tương khắc sẽ thể hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.
Do đó, ngũ hành tương khắc trái ngược hẳn với ngũ hành tương sinh: Kim khắc Mộc; được ví như dao chặt được gỗ vậy. Còn Mộc thì khắc Thổ, cũng như cây sinh trưởng lấy hết dinh dưỡng của đất khiến cho đất trở nên cằn cỗi.
Thổ lại khắc Thủy, ví như đê chắn được nước, đất bao bọc vây lấy nước tạo thành hồ vậy. Trong khi đó, Thủy lại khắc Hỏa, nên lửa bị nước dập tắt. Còn Hỏa khắc Kim, kim loại sẽ bị lửa nung đốt và tan chảy ra.
Ngũ hành phản sinh
Theo quy luật phát triển của vạn vật thì chúng ta đã biết vai trò quan trọng của mối quan hệ tương sinh. Nhưng nếu sinh quá nhiều đôi khi lại trở thành tai hại.
Cái gì nhiều quá cũng không phải là tốt. Và trong ngũ hành cũng vậy, nó được thể hiện như sau:
Thổ sinh kim, nếu thổ nhiều thì kim bị vùi – kim nhiều thì thổ yếu.
Hỏa sinh thổ, nếu hỏa nhiều thì thổ tiêu rụi – thổ nhiều thì hỏa tối.
Mộc sinh hỏa, nếu mộc nhiều thì hỏa không cháy – hỏa nhiều thì mộc cháy.
Thủy sinh mộc, nếu thủy nhiều thì mộc trôi – mộc nhiều thì thủy cạn.
Kim sinh thủy, nếu kim nhiều thì thủy tràn – thủy nhiều kim chìm.
Đây được xem là nguồn gốc cho mối quan hệ phản sinh trong Ngũ hành.
Ngũ hành phản khắc
Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc; nhưng do lực ảnh hưởng của nó quá mạnh, khiến cho hành khắc không thể khắc được trái lại còn còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.
Nó hoàn toàn trái ngược với quy luật phản sinh. Trong tự nhiên nó được thể hiện như sau:
Kim khắc mộc, nếu mộc nhiều thì kim hao tổn – kim nhiều thì mộc sẽ gãy.
Mộc khắc thổ, nếu thổ nhiều thì mộc gãy – mộc nhiều thổ nghiêng đổ.
Thổ khắc thủy, nếu thủy nhiều thì thổ trôi – thổ nhiều thì thủy sẽ bị ngưng đọng.
Thủy khắc hỏa, nếu hỏa nhiều thì thủy cạn – thủy nhiều thì hỏa tàn.
Hỏa khắc kim, nếu kim nhiều thì hỏa ngưng – hỏa nhiều thì kim tiêu.
Do đó, khi luận giải quy luật sinh khắc của ngũ hành cần phải xem xét thật kỹ lưỡng.
Liên Hệ : Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Kim Trọng Phát
Địa chỉ : 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Email : [email protected]
Điện thoại : 0274.6512361
Hotline : 0977.44.32.32 – kinh doanh : 0908.005.622
Thổ Sinh Kim Là Gì, Thổ Sinh Kim Có Tốt Không Và Ứng Dụng!
Bất cứ việc nào con người làm đều với mục đích hướng đến một cuộc sống tươi đẹp, ấm áp, đầy may mắn hạnh phúc. Chăm chút cho mái ấm của mình, nơi con người ta trở về sau ngày dài rong ruổi với công việc cùng những dự định riêng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Ngoài việc lo lắng về việc thiết kế căn nhà theo phong cách đẹp, phù hợp với sở thích của bản thân, bạn cũng nên cân nhắc đến vấn đề phong thủy trong thiết kế. Làm sao để có một ngôi nhà phù hợp với mệnh của gia chủ và mang đến được nhiều tài lộc may mắn nhất.
Tổng quan về người mệnh Thổ
Người mệnh Thổ thường là những người rất biết giữ chữ tín, họ rất trọng lời hứa. Họ thông minh, giỏi lên kế hoạch, họ biết rõ bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu gì và phát huy triệt để. Họ là những con người trầm lặng nhưng lại mang vẻ bề ngoài dễ gần bởi thế họ luôn bình tĩnh và cẩn thận trước mọi hoàn cảnh và dễ dàng tạo được nhiều mối quan hệ.
Người mệnh Thổ là người ngoại giao tốt, sắc sảo nên họ dễ thành công trong công việc và cũng là người lãnh đạo tốt. Họ cũng rất giữ lời hứa và biết quan tâm đến mọi người nên dễ chiếm được sự tin tưởng của người khác. Về mặt tình cảm họ là những con người vô cùng chung thủy.
Tuy nhiên họ cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý. Họ quá tỉ mỉ trong công việc nên nhiều lúc trở nên quá cầu toàn. Óc sáng tạo của họ không tốt lắm nên ít có những ý tưởng mới hay. Nói cách khác họ không có năng khiếu về nghệ thuật. Họ hay cân nhắc bởi vậy đôi khi hơi thiếu quyết đoán.
3. Mệnh Thổ hợp với mệnh nào, khắc với mệnh nào?
Mệnh Thổ hợp với mệnh Hỏa. Theo ngũ hành tương sinh thì “Hỏa sinh Thổ” dịch theo nghĩa đen là lửa sẽ sinh ra đất. Thêm vào đó mệnh Thổ cũng hợp với mệnh Kim vì “Thổ sinh Kim”. Không chỉ hợp với người mệnh Kim và Hỏa, Thổ còn hợp với Thổ. Nhưng xét về việc mang lại nhiều vượng khí cho gia chủ mệnh Thổ thì Hỏa vẫn là lựa chọn lý tưởng hơn.
Mệnh Thổ khắc với mệnh Thủy và mệnh Mộc. Tuy nhiên khắc mệnh Mộc mạnh hơn bởi vì mộc là cây, cây sinh trưởng trên đất sẽ hút hết chất dinh dưỡng của đất làm vận khí của người mệnh Thổ yếu đi rất nhiều.
4. Màu sắc và con số hợp mệnh
Người mệnh Thổ hợp với những màu sắc của đất, hoặc lửa. Nói cách khác những màu như vàng, đỏ, nâu đất sẽ giúp tăng vận khí. Màu vàng sẽ rất hợp cả trong phong cách ăn mặc cũng như trang trí cho nội thất gia đình bởi màu vàng dễ chịu và không quá gắt như màu đỏ.
Theo Ngũ hành, mệnh Thổ màu đỏ là màu ẩn chứa nguồn năng lượng rất lớn, nếu không cẩn thận hoặc quá lạm dụng sẽ gây phản tác dụng. Do đó, khi sử dụng màu sắc này trong việc thiết kế nội thất bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng và hạn chế việc dùng quá nhiều.
Những màu sắc thường được khuyên dùng cho gia chủ mệnh Thổ chính là những màu nhẹ nhàng thiên về lạnh hay trung tính như màu hồng, màu tím, vàng nhạt,…
Nếu bạn lo sợ căn nhà quá nhiều màu nóng hãy xen kẽ thêm những màu mang hơi hướng của mệnh kim như trắng, bạc,… hoặc phối thêm những màu sắc khác để mọi thứ dễ dàng hòa hợp thành thành một thể thống nhất. Bạn nên chú ý Thổ kị Mộc nên mệnh Thổ rất kị màu xanh lá cây. Trong không gian của bạn nên hạn chế màu này càng nhiều càng tốt.
Người mệnh Thổ hợp với các con số chính là 9,8,7,2. Nếu ở chung cư hoặc nhà cao tầng nên lựa chọn những tầng hoặc số nhà có những con số may mắn này. Mệnh Thổ rất kị với 2 con số 3 và 4 nên bạn phải chú ý kĩ điều này.
5. Phong thủy hợp với mệnh thổ trong thiết kế nội thất
– Hướng nhà: Người mệnh Thổ nên chọn nhà hoặc cửa hàng của mình theo hướng Tây nam, Đông Bắc. Theo phong thủy đây chính là 2 hướng hợp với mệnh Thổ nhất. Nếu làm nhà theo hướng này có thể giúp tăng vượng khí trong nhà, giúp gia đình bạn luôn mạnh khỏe, sung túc.
– Về cây cảnh: Bất cứ không gian nội thất nào đều không thể không nhắc tới yếu tố cây cảnh. Tuy nhiên với mệnh Thổ đã kị sẵn màu xanh lá cây thì có thể phù hợp được với những loại cây nào? Đây là một câu hỏi khó.
Người mệnh Thổ nên chọn những cây cảnh thuộc hành tương sinh mới có thể xua ấm khí mang vận khí đến cho gia chủ. Những loại cây cảnh phù hợp là cây thuộc hành Hỏa và hành Thổ như: cây Dứa cảnh, cây Vạn Lộc, cây Anh Thảo, cây Cẩm Nhung, cây Hàm Tiếu, cây Mễ Lan, cây Quế Hoa,… Nếu để chậu cây trong nhà số lượng nên là 5 hoặc 10 chậu cây bởi những số này rất hợp mệnh Thổ.
Tổng quan về người mệnh Kim
Người thuộc mệnh Kim thường là những người rất quyết đoán lạnh lùng trong việc xử lý mọi việc. Họ là những người có trí thông minh cộng thêm bản năng suy nghĩ có tổ chức, giỏi sắp xếp nên có khả năng thích nghi nhanh với thay đổi dễ thành công.
Họ là những người có tầm nhìn xa trông rộng, coi trọng tình nghĩa. Họ quyết đoán và luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu mình muốn. Bởi vậy những người mệnh Kim luôn cố gắng hết sức và không bao giờ bỏ cuộc nếu chưa có được thành công.
Người mệnh Kim rất tin tưởng vào bản thân nên họ thường kiên trì theo đuổi mục tiêu đề ra và thực hiện mọi việc lạnh lùng, lý trí và nghiêm túc nhất. Do đó, họ thường rất ít nhận được sự giúp đỡ từ người khác và đôi khi có thể cảm thấy cô độc.
Đó cũng là điều dễ hiểu bởi người mệnh Kim nghĩ rằng họ làm được không cần giúp đỡ nên họ sẽ không nhờ người khác. Cùng với thái độ lạnh lùng và tài trí của họ nên người ngoài cũng nghĩ rằng họ làm được và giúp đỡ là việc không cần thiết.
Người mệnh Kim nên giữ sự tự tin và cương quyết của họ, đó là phẩm chất đáng quý. Tuy nhiên trong công việc cũng như cuộc sống cái gì quá cũng không tốt, họ nên giữ cái đầu lạnh nhưng trái tim nóng và biết cách linh hoạt trong xử lý công việc.
Họ nên học cách lắng nghe, lắng nghe người thân, lắng nghe đồng nghiệp. Hãy mở lòng ra với những người mình yêu thương tâm sự, san sẻ những buồn vui, khó khăn trong cuộc sống.
Nếu làm được những điều trên người mệnh Kim sẽ cuộc sống nhẹ nhàng ít áp lực hơn và có thể nhìn thấy những thuận lợi bất ngờ trong cuộc sống. Họ sẽ dễ đạt được thành công trong cuộc sống và có được lòng người.
3. Mệnh Kim hợp với mệnh nào, khắc với mệnh nào?
– Theo Ngũ hành tương sinh: “Thổ sinh Kim” nói cách khác mệnh Kim được sinh ra từ Thổ nên mệnh Kim sẽ hợp với mệnh Thổ. Mệnh Kim khắc với mệnh Hỏa bởi vì mệnh Hỏa là lửa mà lửa sẽ làm tan chảy kim loại làm giảm vận khí của Kim. Với mệnh Kim sẽ xuất hiện xung mệnh với mệnh: 2 Kim gặp nhau sẽ khắc nhau dẫn tới việc triệt tiêu lẫn nhau.
– Theo Ngũ hành phản sinh: “Thổ sinh Kim” là bởi tất cả mọi kim loại quý đều được tạo thành trong đất và trải qua quá trình rất lâu. Chắc đó cũng là lý do tại sao có “Thổ sinh Kim”. Thêm một điều nữa “Kim sinh Thủy” bởi vì người xưa cho rằng trời là Càn mà Kim thuộc que Càn, trời sẽ tạo mưa nuôi dưỡng vạn vật cho nên Kim sinh Thủy là bởi vậy.
4. Màu sắc và con số hợp mệnh
– Người mệnh Kim khắc với những màu sắc thuộc mệnh Hỏa vì theo Ngũ hành tương khắc “Hỏa khắc Kim”. Những màu sắc không phù hợp chính là màu đỏ, hồng, tím – màu đại diện cho mệnh Hỏa.
– Theo phong thủy trong ngũ hành thì Mệnh Kim cung Càn hợp với số 7,8,2,5,6 và khắc 9. Mệnh Kim cung Đoài hợp với số 6,8,2,5,7 và khắc 9.
5. Phong thủy hợp với mệnh Kim trong thiết kế nội thất
– Hướng nhà: Người mệnh Kim nên ở những ngôi nhà, hoặc xây nhà theo hướng Tây và Tây Bắc. Đây là 2 hướng có thể giúp vượng vận khí của gia chủ mang mệnh Kim.
Những đồ trang trí nên lưu ý đến chất liệu tốt nhất vẫn là gốm, sứ, đá. Nếu không gian nhỏ có thể dùng đá làm đồ trang trí trong nhà nhưng nếu không gian lớn nên làm bể các cảnh hoặc hòn non bộ.
– Về cây cảnh: Cây hợp mệnh Kim có rất nhiều bao gồm những cây có lá, hoa hay thân màu trắng như: cây Lan Chi (cây Dây Nhện), cây Ngọc Ngân (cây Cung Điện Vàng), cây Hạnh Phúc, cây Kim Tiền, cây Kim Ngân, cây Lan Ý, cây Bạch Mã Hoàng Tử. Ngoài những cây hợp mệnh gia chủ cũng có thể suy nghĩ đến những cây tương sinh thuộc hành Thổ để mang đến nhiều vận may cho gia đình.
Thổ sinh Kim là gì?
Theo thuyết Ngũ hành, Thổ là đại diện cho đất, là nơi nuôi dưỡng vạn vật, nó đại diện cho sự bao dung của lòng mẹ – chủ về tính tình đôn hậu. Theo Ngũ hành tương sinh, “Thổ sinh Kim” có nghĩa là đất sẽ sinh kim loại.
Đúng vậy, đất phải ấp ủ hàng trăm thậm chí hàng triệu năm mới tạo nên được những kim loại quý hiếm. Có thể nói kim loại chính là báu vật từ lòng đất, nếu không có đất sẽ không có được những kim loại tự nhiên đẹp và quý giá đến thế. Đó cũng là lý do vì sao mà người xưa cho rằng “Thổ sinh Kim”.
Thổ sinh Kim có tốt không?
“Thổ sinh Kim” là ngũ hành tương sinh nên đây là một điều tốt. Gia chủ mệnh Thổ nếu biết cách thiết kế nội thất hợp mệnh Kim sẽ dễ đón được vận khí vào nhà. Thậm chí còn có thể góp phần giúp vượng những điều tốt trong gia đình và mang đến nhiều may mắn, thuận lợi hơn cho gia chủ.
Ứng dụng Thổ sinh Kim trong thiết kế nhà ở
Ứng dụng của “Thổ sinh Kim” trong thiết kế nội thất rất rộng từ hướng nhà, hướng cửa sổ cho đến màu sơn, cây phong thủy, đồ trang trí và vật liệu nội thất trong nhà. Dominer sẽ đưa ra cho bạn một số lưu ý chính khi thiết kế theo “Thổ sinh Kim”.
– Về hướng nhà: Cả mệnh Thổ và mệnh Kim đều hợp xây nhà theo hướng Tây hoặc Tây Nam. Bởi vì hướng này sẽ giúp vận khí dễ tràn vào nhà đem lại may mắn và thành công cho gia chủ.
– Về màu sắc: Màu sắc tuy chỉ là một yếu tố nhỏ bé thế nhưng nó cũng có vai trò rất to lớn trong vấn đề phong thủy. Do “Thổ sinh Kim” nên gia chủ mệnh Kim hoặc Thổ đều sẽ hợp với những tông màu như vàng hay trắng. Cũng vì lý do này mà 2 màu sắc này luôn được gợi ý để làm tông màu chủ đạo trong việc thiết kế nội thất cho mọi không gian theo nguyên tắc phong thủy “Thổ sinh Kim” của gia chủ.
Gia chủ cũng có thể sử dụng một số màu tương sinh khác như đỏ, hồng, tím. Tuy nhiên những màu này thuộc hỏa ẩn chứa sức mạnh lớn nếu không cẩn thận sẽ gây phản tác dụng. Còn màu xanh lá cây hoặc màu gỗ là màu của mệnh Mộc mà Thổ vốn khắc Mộc nên tuyệt đối tránh xa hai màu này vì chúng sẽ mang đến xui xẻo cho gia chủ.
Ngoài ra những màu sắc trung hòa mang ý nghĩa tương sinh như xanh lam, xám hay đen – màu sắc tượng trưng của mệnh Thủy cũng có thể là một giải pháp hay trong thiết kế. Nó có thể làm cho Màu sắc của Thổ và Kim hòa hợp hơn. Không những thế nó còn góp phần hỗ trợ tạo nên sự cân bằng và dung hòa 2 thái cực tưởng chừng như khó hòa hợp.
– Về cây cảnh và đồ trang trí: Nên chọn những loại cây hợp với mệnh của gia chủ (Thổ) hoặc những loại cây tương sinh với mệnh Kim. Hầu hết chúng đều là cây cảnh nhỏ xinh có thể treo ở ban công hoặc đặt trên bậu cửa sổ hoặc ngăn tủ. Những màu xanh tưởng chừng nhỏ bé này sẽ mang đến những nét đẹp rất riêng cho không gian thân yêu của bạn.
Đồ trang trí nên chọn đồ gốm sứ hoặc đồ vật làm từ đá. Đây là những đồ vật rất hợp mệnh Thổ cũng như Kim nên không chỉ có tác dụng làm đẹp còn có thể mang đến vận may cho gia chủ.
Thổ Sinh Kim Và Ứng Dụng Ngũ Hành Trong Đời Sống
Ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn tại độc lập với ý thức của con người; bao gồm 5 hành chính có sự tương sinh và tương khắc với nhau là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Bài viết này chúng tôi giới thiệu hai ngũ hành trước là Thổ sinh Kim. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp, sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức khoa học, tránh được vận hạn, xui xẻo và biết cách tăng cường vận may cho bản thân.
Đặc tính chung của ngũ hànhThuyết ngũ hành duy vật cổ đại quan niệm có 5 vật chất tạo nên thế giới, tồn tại ở mối quan hệ đối lập tương sinh, tương khắc và phản sinh phản khắc là: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
+ Kim là Kim loại và các chất thuộc nhóm kim loại
+ Mộc là gỗ và các chất do hữu cơ cấu tạo nên giống như gỗ
+ Thủy là nước và tất cả vật chất ở thể nóng chảy thành nước
+ Hỏa là lửa, là nhiệt
+ Thổ là đất
Các đặc tính cơ bản của Ngũ hành là
+ Thủy hướng xuống
+ Hỏa hướng lên
+ Mộc dễ thay đổi và có thể uốn cong, duỗi thẳng
+ Kim có tính đổi hình thuận theo tay người
+ Thổ nuôi dưỡng vạn vật
Ngũ hành có sự lưu hành, luân chuyển và biến đối không ngừng. Ngũ hành không bao giờ mất đi, nó tồn tại mãi theo không gian và thời gian, là nền tảng, động lực để vũ trụ vận động, vạn vật được sinh thành.
+ Lưu hành: nghĩa là 5 vật chất lưu hành một cách tự nhiên đúng như quy luật tồn tại và phá triển. Ví dụ như lửa khi lưu hành sẽ đốt cháy và thiêu dụi tất cả những gì nó đi qua.
+ Luân chuyển: nghĩa là 5 vật chất luân chuyển và và vận hành tự nhiên. Ví như cây cỏ thuộc hành Mộc, sẽ từ từ hấp thụ khí thời và dưỡng chất, từ từ lớn lên.
+ Biến đổi: nghĩa là 5 vật chất biến đối khi có quá trình tác động hoặc tích tụ đủ lượng. Ví như lửa (Hỏa) đốt cháy cây (Mộc) hóa thành than, Mộc lớn lên có thể lấy gỗ làm nhà…
Với những đặc tính chung của ngũ hành như thế này, cuộc sống và vạn vật cứ thế tồn tại, vận đồng và phát triển không ngừng nghỉ.
Đặc tính sinh khắc của Ngũ hànhĐặc tính sinh khắc của Ngũ hành là mối liên hệ giữa vạn vật, nó thúc đẩy vạn vật tiến hóa, phát triển, đồng thời chế ngự tiêu diệt nhau, làm cho vạn vật vận động và biến hóa không ngừng.
Tương sinh là cái này sinh ra cái kia, trợ giúp nhau phát triển. Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy.
Tướng khắc là cái này diệt cái kia, khống chế lẫn nhau. Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
Mỗi hành đều tồn tại hai mặt tương sinh và tương khắc, đối lập này sinh ra cái kia nhưng lại bị cái khác khắc lại. Tương sinh tương khắc là cái này tạo điều kiện cho cái kia ra đời, phát triển, hoặc cái này khống chế tạo điều kiện cho cái kia bị tiêu diệt.
Tương sinh khác với “đẻ ra”, cha mẹ đẻ ra con cái không phải là tương sinh, vì hành của cha mẹ cũng là tổng hợp cả ngũ hành như hành của con, nên cha mẹ đẻ ra con không phài là hành nọ sinh ra hành kia.
Tương khắc khác với “giết chết”, hay “tiêu diệt”, con người giết chết con lợn để ăn thịt không phải là người khắc con lợn vì hành của con người cũng là tổng hợp cả ngũ hành như hành của con lợn.
Quy luật của ngũ hành Quy luật tương sinh và tương khắc Ngũ hành tương sinhKim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Quy luật tương sinh này xảy ra với điều kiện Ngũ hành được sinh phải vượng ngang hoặc vượng hơn Ngũ hành bị sinh. Nếu Ngũ hành được sinh ít hay yếu hơn Ngũ hành bị sinh thì không xáy ra quá trình tương sinh mà có thể còn tạo ra một quá trình khắc chế ngược lại, hay còn gọi là Ngũ hành đồng hóa. Ví như Mộc sinh Hỏa nhưng Hỏa yếu Mộc vượng thì đa Mộc diệt Hỏa, Hỏa sinh Thổ nhưng Hỏa vượng Thổ nhược thì đa Hỏa Thổ tuyệt.
Ngũ hành tương khắcKim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Quy luật này thể hiện tính sinh khắc tuần hoàn của sự vật, hiện tượng. Như Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hỏa, và Hỏa là con của Mộc đến lượt nó quay lại khắc Kim.
Mặt khác quy luật này cũng giống như quy luật tương sinh, tức là nó chỉ xảy ra khi ngũ hành khắc ngang hòa hay mạnh hơn Ngũ hành bị khắc. Nếu không có thể xảy ra trường hợp phản khắc, như Kim khắc Mộc nhưng Kim suy Mộc vượng thì có thể xảy ra trường hợp phản phục ngược lại là đa Mộc không chế Kim suy.
Quy luật phản sinh và phản khắc Ngũ hành phản sinhTheo quy luật phát triển thì tương sinh là có lợi, tuy nhiên nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thanh tai hại. Cái gì nhiều quá cũng không tốt, trong ngũ hành phản sinh được cụ thể hóa như sau:
Ngũ hành phản khắcNgũ hành phản khắc chỉ xảy ra khi một hành bị khắc, nhưng do lực ảnh hưởng của nó quá mạnh, khiến cho hành khắc không thể khắc được, trái lại còn bị thưởng tổn, gây nên sự phản khắc. Nó hoàn toàn ngược lại quy luật phản sinh và thể hiện cụ thể như sau:
Như vậy mối quan hệ của các Ngũ hành có sự liên hệ mật thiết với nhau theo quy luật nhân quả. Quả của nhân này lại là nhân của quả kia và ngược lại. Chính điều này thúc đẩy sự phát triển của vạn vật và cuộc sống.
Quy luật tương sinh tương khắc được sử dụng nhiều trong đời sống, từ việc tĩnh ngũ hành tương sinh và tương khắc theo mệnh, chúng ta có thể lựa chọn được những gam màu, con số, hướng tốt cho mẫu biệt thự đẹp, nhà phố, nhà vườn cho mệnh của mình. Từ đó có thể chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống gặp nhiều tài lộc và may mắn, hạn chế bớt những điều xui xẻo có thể xảy ra.
Thổ sinh Kim – Ngũ hành tương sinhĐây là mối quan hệ tương sinh trong Ngũ hành, một trong 5 mối quan hệ tương sinh, tương khắc, thúc đẩy sự phát triển của sự sống.
Đặc điểm chungThổ là đại diện cho đất, nơi nuôi dưỡng cây cối phát triển, tượng trưng cho sự hiền lành và bình an. Tính cách người mệnh Thổ thường ôn hòa, bao dung và đáng tin cậy. Họ thường lên kế hoạch để thực hiện lời hứa, biết rõ lợi thế cũng như sức mạnh của mình và cố gắng phát huy đầy đủ khả năng đó. Tính cách bình tĩnh, cẩn thận, có khả năng tổ chức nên hay thu hút được người xung quanh.
Nhược điểm lớn của người mệnh Thổ là thiếu trỉ tưởng tượng, hay do dự trong những quyết định táo bạo, thường phản ứng chậm và hay thong thả cho nên rất không thuận tiện cho việc lựa chọn quyết đoán hoặc cần hành động.
Người mệnh Thổ sinh năm nàoCác năm sinh mang mệnh Thổ bao gồm:
1976, 1977: Sa Trung Thổ – đất lẫn trong cát
1968, 1969: Đại Trạch Thổ – đất nền nhà
1960, 1961: Bích Thượng Thổ – đất trên vách
1946, 1947: Ốc Thượng Thổ – đất trên nóc nhà
1938, 1939, 1998, 1999: Thành Đầu Thổ – đất trên thành
1930, 1931, 1990, 1991: Lộ Bàng Thổ – đất đường đi
Màu sắc của người mệnh ThổMàu tương sinh, hòa hợp
Màu tương sinh là màu của hành sinh ra hành Thổ, do đó nếu lựa chọn đúng màu tương sinh (hành Hỏa) và màu tương hợp (hành Thổ) thì người mệnh Thổ sẽ gặp được nhiều may mắn.
Màu tương sinh: Màu Đỏ, hồng, cam, tím: đây là những màu thuộc mệnh Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ cho nên những màu này rất tốt cho những người mệnh Thổ
Màu hòa hợp:
Màu vàng nhạt: màu vàng tượng trưng cho nguồn năng lượng dồi dào của mặt trời, sức sống mãnh liệt và kiên trì. Sử dụng màu này sẽ giúp người mệnh Thổ có sức sống mới hơn, mạnh mẽ hơn
Màu vàng nâu: màu tạo cho người mệnh Thổ cảm giác gần gũi và thân thuộc như màu của đất
Con số may mắn của ngưởi mệnh Thổ
Số 2: số 2 khi đọc chệch âm sẽ là mãi mang theo ý nghĩa kéo dài mãi mãi, bền lâu
Số 5: mang ý nghĩa về phúc, lộc, thọ, phú, quý cho người mệnh Thổ
Số 8: mang ý nghĩa phát đạt, phát lộc và phát tài
Số 9: Số của quyền lực, trường tồn với thời gian
Hướng may mắn của người mệnh Thổ khi xây nhàHướng Nam: Hướng Nam thuộc ngũ hành Hỏa, mà Hỏa lại sinh Thổ, nhờ thế mà sông trong căn nhà hướng Nam sẽ giúp cho người mệnh Thổ có vận trình thăng tiến, chẳng những công danh thành đạt mà đường tài lộc cũng cực kỳ tốt đẹp, sung túc.
Hướng Bắc: Hướng Bắc thuộc ngũ hành Thủy, mà Thổ lại khắc Thủy nhờ thế mà người mệnh Thổ chiếm được ưu thế trong nhiều lĩnh vực, càng ngày càng thành công, tiền đồ sáng lạn.
Đặc điểm chungMệnh Kim đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Người mệnh Kim có tính cách độc đoán và cương quyết, luôn dốc lòng theo đuổi tham vọng, là những người độc lập, mạnh mẽ đầy lôi cuốn. Nhược điểm lớn của người mệnh Kim chính là quá cứng nhắc, kiêu kỳ, hay sầu muộn và tính cách có phần hơi nghiêm nghị.
Người mệnh Kim sinh năm nào
2000, 2001: Bạch Lạp Kim – vàng sáp ong
1992, 1993: Kiềm Phong Kim – vàng mũi kiếm
1984, 1985, 1925, 1926: Hải Trung Kim – vàng trong biển
1970, 1971: Thoa Xuyến Kim – vàng trang sức
1962, 1963, 2023, 2023: Kim Bạch Kim – vàng pha bạc
1954, 1955, 2014, 2023: Sa Trung Kim – vàng trong cát
Màu sắc của người mệnh KimMàu tương sinh, hòa hợp:
Màu tương sinh là màu của hành sinh ra mệnh Kim, hoặc màu của chính ngũ hành Kim. Thổ sinh Kim, đất bao bọc, sinh và nuôi dưỡng tất cả các kim loại, do đó người mệnh Kim nên sử dụng những màu tương sinh như màu nâu đất, màu vàng hoàng thổ để gặp nhiều may mắn.
Màu hòa hợp:
Màu trắng: tượng trưng của sự thuần khiết, giản dị và trong sáng, màu trắng giúp người mệnh Kim có cuộc sống giàu sáng, nhiều tài lộc
Màu ghi, màu xám bạc, màu này giúp người thuộc mệnh Kim phát huy những ưu điển nối bật như sự tinh tế, sâu sắc và sáng tạo, từ đó giúp người mệnh Kim gặp nhiều thuận lợi.
Màu tương khắc:
Hỏa khắc Kim, do đó những người mệnh Kim nên tránh xa và hạn chế sử dụng những gam màu như màu hồng, màu đỏ, nếu không sẽ gặp nhiều xui xẻo.
Việc sử dụng màu sắc phù hợp với bản mệnh vô cùng quan trọng , theo như quan niệm trong phong thủy thì việc dùng màu sắc tương sinh với bản mệnh sẽ đem lại may mắn và thuận lợi, có quý nhân phù trợ. Hạn chế màu tương khắc sẽ giúp giảm thiểu rủi ro.
Con số may mắn của người mệnh Kim Hướng may mắn của người mệnh Kim khi xây nhàHướng chính Tây: hướng Chính Tây thuộc Kim, cùng với mệnh Kim của gia chủ nên có thể giúp gia tăng vận khí,làm ăn phát đạt, tình duyên như ý. Hướng Tây được xem là hướng nóng, ít người lựa chọn khi xây dựng nhà ở tại Việt Nam, nhưng hướng này lại rất thích hợp với người mệnh Kim.
Hướng Tây Bắc: Theo phải Bát trạch thì người mệnh Kim thuộc Tây tứ mệnh cùng với hướng nhà là Tây tứ trạch, hợp nhất khi ở về hướng Tây và Tây Bắc.
Nếu như có băn khoăn hoặc muốn được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn, hãy liên hệ để nhận được những tư vấn cụ thể hơn của kiến trúc sư.
SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCHCải Vận Kim Cho Người Sinh Vào Mùa Xuân
– Những người sinh từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 4 tháng 5 dương lịch (tức là sinh vào mùa Xuân) là ngũ hành thiếu Kim, bát tự của bạn là Mộc thịnh Kim suy.
Những người sinh vào tháng Dần, Mão, Thìn, trong Bát tự có nhiều Mộc cũng tức là người sinh vào mùa xuân, muốn may mắn hơn thì phải có một chút Kim, tiếp theo là một ít Thổ và Hỏa. Mà tháng Dần có 15 ngày còn chút khí lạnh, vì vậy sau Lập xuân 15 ngày mới có thể dùng Kim.
Phương pháp cải vận cho người khuyết KIM như sau:
1. MÀU TRẮNG ĐẢM BẢO CHO SỰ LÂU DÀINgười mệnh thiếu Kim rất kỳ lạ, chỉ cần mặc trên người những quần áo có màu trắng sẽ rất dễ gặp vận tốt, tiếp đến là quần áo màu xám bạc, màu đen, màu vàng. Hiện nay đang thịnh hành kiểu trang phục có đính hạt cườm hoặc lá kim loại, cúc áo kim loại, thậm chí còn thêm những trang sức mỹ ký, đây đều là những vật có thể tăng thêm Kim. Lại ví dụ như các loại quần bò hiện nay thưởng khảm thêm các loại hạt cườm hoặc vật trang trí bằng kim loại, cũng là cách tăng thêm ngũ hành Kim trên cơ thể. Tất cả các loại vàng bạc đồng sắt thiếc đều là Kim. Tất cả những thứ màu trắng đều là Kim.
Người mệnh thiếu Kim tốt nhất nên dùng ga trải giường màu trắng, giường bằng kim loại là thích hợp nhất.
2. CHƠI VỚI TUYẾTTreo tranh ảnh núi Phú Sĩ hay núi tuyết trong nhà cũng được coi là thuộc tiểu Kim.
3. ĐẾN TIỆM VÀNGỞ những thành phố lớn, nơi có nhiều Kim nhất tất nhiên là tiệm vàng, con số của Kim là 6,7. Đến tiệm vàng vào giờ Thân và giờ Dậu (từ 3h-7h chiều) vẫn sẽ hấp thu được Kim cho dù không mua đi nữa, đương nhiên nếu mua được là tốt nhất.
Đeo trang sức bằng vàng đương nhiên là một thói quen tốt, tay đeo lắc vàng, ngón tay đeo nhẫn sẽ khống chế được Mộc, người muốn nhanh chóng thay đổi vận thì nên đeo thêm lắc chân ở chân trái. Các trang sức bằng vàng nhiều Kim hơn bạc, bạc lại nhiều Kim hơn đồng, vì vậy nếu vàng quá đắt bạn không nên mua nhiều, thì bạc sẽ là lựa chọn kế tiếp.
4. BẠCH NGỌC QUAN ÂM Ở HƯỚNG TÂYBạch Ngọc Quan Âm,… tất cả các loại tượng Quan Âm màu trắng đều là Kim, không chỉ màu trắng là Kim, mà Quan Âm là Bồ Tát Tây phương của bộ A Di Đà (Amitabha) tại hướng Tây, cũng gọi là Quan Âm Tây Bắc, vì vậy bái Phật cũng là nạp Kim vận ở phía Tây. Mệnh thiếu Kim rất hợp với Quan Âm.
5. THỰC PHẨM CẢI VẬN.Kim là đại diện cho tất cả những đồ đông lạnh như thịt đông, bánh kem, kem que, kem ly, thạch đông…
Thịt gà 100% là Kim.
“Kê” là Dậu Kim, không chỉ thịt gà là Kim mà nước cốt gà cũng là Kim.
Nhưng vịt, ngỗng lại là Mộc, không phải Kim.
Uống trà bỏ thêm đá cũng là Kim. Năm 2013 có một bệnh nhân bệnh nặng nguy kịch thuộc mệnh thiếu Kim, mỗi ngày ăn vài viên đá, quả nhiên ba ngày sau thì xuất viện, các bạn đều thấy rất kì lạ phải không? Đó chính là vũ khí thần bí của người mệnh thiếu Kim.
6. NÊN DU LỊCH CHÂU ÂUNếu không có điều kiện để ra nước ngoài, người mệnh thiếu Kim có thể lên vùng Tây Bắc để tìm cơ hội kinh doanh.
Nhà ở nếu có các chữ “Kim”, “Tây”, “Ngân”, “Duyệt” đều là Kim, hướng Tây của thành phố là hướng Kim, đi về phía Tây là Kim. Đối với những người mệnh thiếu Kim nên đi về hướng tây để làm việc sinh sống, đó cũng là hành động nạp Kim. Từ phía Đông của thành phố đi về hướng Tây cũng có thể coi là nạp Kim; đi trên con đường ở mé Tây cũng là Kim. Đối với người châu Á thì các quốc gia phương Tây đều là địa điểm Kim.
8. HƯỚNG TÂY BẮCMệnh thiếu Kim muốn gặp vận lớn, cần phải nhờ đến hướng Tây Bắc thuộc Kim. cũng là hướng Càn, hướng Hoàng đế, trong công ty cũng phải ngồi tại góc Tây Bắc thì mới thăng quan phát tài. Mệnh thiếu Kim nếu ở hướng Tây Bắc sẽ rất may mắn, mang theo vàng bạc đồng làm việc tại góc đó chắc chắn tài vận sẽ thuận lợi.
9. MANG VÀNG TRANG SỨCMệnh thiếu Kim rất hợp với việc đeo đá quý hay vàng bạc châu báu mang linh khí, tốt nhất là đeo lắc chân hiệu Alexandra ở chân trái, màu vàng cát tường có thể xâu vào dây đeo để mang theo bên mình. Mệnh thiếu Kim nhìn chung nên đeo hoa tai.
Chọn các loại đá màu, trong bảy màu thì màu vàng là sự lựa chọn tốt nhất, tiếp đến là đá thạch ốc phát đạt, tiền tài tụ hội, nhưng mệnh thiếu Kim cần thêm một miếng đồng đệm bên dưới thạch ốc, miếng đồng có tác dụng phóng đại, có thể vượng thêm mệnh thiếu Kim.
10. DÙNG NHIỀU DAO KÉOPhần đông mệnh thiếu Kim đều có thói quen sưu tầm và cất giữ dao kéo, đao kiếm những thứ có công dụng nhất là chiếc kìm bấm móng tay rất thuận tiện để mang theo bên người chúng ta, đây là vật may mắn mà người thiếu Kim nên mang theo người. Trong nhà, cạnh người nên đặt nhiều dao, vì lưỡi dao, lưỡi rìu có thể trợ giúp tăng Kim vận.
Mệnh thiếu Kim nên sưu tập nhiều dụng cụ cắt tóc, cắt móng chân móng tay, mà trong bếp cũng nên đặt nhiều dụng cụ kim loại như bộ dao bếp, nĩa, thìa…
11. ĐẶT TỦ ĐÁ Ở PHÒNG KHÁCHVốn dĩ tủ đá là một món đồ gia dụng rất giàu Kim
Người mệnh thiếu Kim ngoài việc đặt một cái tủ lạnh ở bếp, tốt nhất nên đặt thêm một cái tủ đá ở phòng khách, đó chính là “Kim”. Nhiệt độ trong tủ đá rất thấp, thường bị đóng tuyết, đó chính là Kim trong phong thủy.
Gương cũng là Kim, người mệnh thiếu Kim nên mang theo gương bên người, trong nhà có thể đặt nhiều gương hơn. Mệnh thiếu Kim muốn có cải thiện vận số nên thường xuyên soi gương.
Thời cổ đại khi xuất hành, đánh cồng không phải để mở đường mà để lấy Càn Kim dương cương để ức chế khí âm, cũng có thể gõ chiêng hay gõ chuông khánh để nạp Kim trong nhà.
Nếu như bạn là mệnh thiếu Kim mà đang thất vận, hãy đi mua ngay một cái chuông đồng lớn về nhà, mở cửa sổ hướng Tây và hướng Bắc, đánh một cái thật mạnh, bạn sẽ phát hiện ra tiếng chuông sẽ biến thành một thứ âm thanh mạnh mẽ có từ trường, giống như tẩy sạch âm tà trong không gian vậy. Điều này có thể khiến cho nhiều người cảm thấy thần bí. Có thể coi đánh cồng gõ chiêng đơn giản là một cách trợ vận, mỗi ngày đánh sáu hồi có thể giúp mệnh thiếu Kim cải vận.
Trong Phật đường, lúc thắp hương đánh một tiếng khánh, đó chính là âm thanh của Kim, bề ngoài chuông khánh chính là tượng trưng của thần minh xuất định và nhập định, kì thực rung chuông có thể hóa giải Ngũ Hoàng sát và Nhị Hắc Bệnh Phù, bái thần mà gặp vận đều là công lao của việc đánh chuông.
Âm thanh của đàn tranh, đàn piano cũng là âm thanh thuộc Kim.
13. TREO TRANH CHỮ CẢI VẬNChữ Kim dĩ nhiên là Kim, tên cửa hàng có chữ Kim cũng là Kim.
Chữ Tây cũng là Kim.
Những chữ như Gonlden, Kim Cương tất nhiên cũng đều là Kim
14. Ở GẦN NGƯỜI MỆNH NHIỀU KIMMệnh thiếu kim đương nhiên phải ở gần những người nhiều Kim mới may mắn.
Tìm bạn bè cần tìm người có Kim vượng
Tìm bạn đời cũng nên chọn người có nhiều Kim
Làm thế nào để tìm được những người nhiều Kim bên cạnh mình?
Rất đơn giản, chỉ cần dựa vào ngày sinh của họ là được.
(1) Sinh từ ngày mồng 8 tháng 8 đến đến ngày 7 tháng 9 dương lịch.
(2) Sinh từ ngày 8 tháng 9 dương đến ngày 8 tháng 10 dương lịch
(3) Sinh từ 3h chiều đến 7h chiều
(4) Bát tự có Sửu, Dậu, Tỵ tam hợp Kim cục
(5) Bát tự có Thân Dậu Mậu tam hội Kim cục
(6) Thìn và Dậu hợp sinh kim
(7) Sửu là kim khố chưa được mở ra nên rất nhiều kim.
15. DƯỠNG TRẮNG DA, VỪA ĐẸP VỪA TĂNG KIM VẬNTăng kim trước hết cần một gương mặt trắng đẹp.
Da của người mênh thiếu kim nhất định phải trắng mới nhập vận, bởi vì người có làn da trắng trẻo, Kim cũng sẽ rất vượng.
16. TƯỢNG ĐỒNG ĐEM LẠI MAY MẮNMệnh thiếu kim không chì cần đeo trang sức vàng bạc, trong nhà nên bày nhiều đồ nội thất, vật trang trí bằng đồng nhiều hơn bình thường.
Đồng hồ bằng đồng là vũ khí bắt buộc phải có của người mệnh thiếu kim.
Vì vậy đồng hồ bằng đồng có chức năng báo thức lại càng giàu Kim.
Tượng phật bằng đồng là vật bài trí bắt buộc phải có trong nhà người mệnh thiếu Kim. Trâu đồng, gả đồng, khỉ đồng, quả cầu bằng đồng đều là vật trang trí đem lại may mắn cho người thiếu Kim.
17. VẬN MAY CẢI MỆNHMệnh thiếu Kim cần có nhiều đồng, cửa khung nhôm, dụng cụ trong nhà cũng nên có đồng hoặc sắt.
Trong mười hai con giáp, Dậu và Thân là đồng.
Có thể bày búp bê, con giống hình khỉ, Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không là Kim, mệnh thiếu Kim nên bái Đại Thánh là thần, lí do chính là đây.
Mọi loại gương đều là Kim.
Mọi loại dụng cụ ăn như dao, nĩa đều là Kim.
Bánh kem, bánh ướp lạnh đều là Kim.
Băng khô là Kim.
18. TRẺ MỆNH THIẾU KIM ĐI THITrẻ nhỏ mệnh thiếu Kim muốn học giỏi, đầu tiên phải ăn nhiều cháo lòng lợn. Canh phổi lợn và bánh củ cải mỗi tuần nên ăn từ một đến hai lần.
Trước khi vào phòng thi, phải đeo vòng cổ và lắc chân bằng vàng, có thể uống một cốc nước đá trước rồi mới vào phòng thi. Mặc áo trắng, quần trắng đi tất trắng, trong túi để một chiếc bấm móng tay hay một con dao nhíp nhỏ, móng tay móng chân phải cắt ngắn nhất có thể, chắc chắn kết quả thi cử sẽ tốt hơn. Cửa hàng dụng cụ y tế có bán rất nhiều loại túi chườm lạnh, cũng có thể nên mua mang theo bên người.
Gọi NGAY đến số Hotline: 0933.299.189 hoặc 0941.81.9189 để được tư vấn hỗ trợ.
Tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc Phong Thủy: 1900.2294
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC3M4tbtYPgJv5IzCbWWl2KA?view_as=subscriber
Văn phòng PHONG THỦY TAM NGUYÊN đại diện HCM: 778/5 Nguyễn Kiệm, phường 4, Quận Phú Nhuận – Hồ Chí Minh.
Trụ sở Hà Nội: Tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy – Trung Hòa Nhân Chính – Cầu Giấy – Hà Nội
Phong Thủy Và Vận Khí Nhà Ở
Vận khí là một trong những vấn đề rất quan trọng của phong thủy ngôi nhà. Vận khí có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của các thành viên cũng như các mối quan hệ trong gia đình.
Các yếu tố nội ngoại thất của ngôi nhà đều có ảnh hưởng đến vận khí. Trước khi bước vào một ngôi nhà nào, người ta thường quan sát quảng cảnh bên ngoài qua cửa sổ, rồi mới quan sát tình hình hung cát bên trong, bước tiếp theo kết hợp hung cát của hướng cửa để đưa ra phán đoán cuối cùng.
1. Xem xét bên ngoài cửa sổ
Việc đầu tiên xem xét ngôi nhà là xem phía bên ngoài cửa sổ. Nếu phía sau là núi, núi đó ở hướng nào. Nếu ở phía Tây có lợi cho nhân sinh, hướng Đông tổn hại nhân khẩu. Nếu Tây là “sơn”, Đông là “mộc” sẽ phát huy được tác dụng thuc đẩy tài vận.
Nhà ở trong phố xá, hướng mặt trời không được có góc tường hay nóc nhà khác chiều vào, cũng không được ở lọt giữa hai nhà cao tầng khác. Cách khắc phục để hoá giải chỉ có biện pháp trồng cây trước cửa nhà.
Phía ngoài cửa sổ nhà không được để dàn phơi quần áo, tránh những đầu giá treo chiếu vào trong nhà. Không được có dàn anten, tránh làm tổn hại sức khoẻ người trong nhà cũng như làm ảnh hưởng đến độ tập trung vào tình cảm.
Không để kính bát quái nhà khác chiếu vào cửa sổ, dễ gây đau đầu, nôn oẹ và ảnh hưởng đến tinh thần. Việc sử dụng gương lớn tạo cảm giác thoáng rộng cũng cần lưu ý, hết sức tránh thu quang cảnh giá phơi quần áo (đặc biệt là quần áo lót) và nhà, tránh gây tổn hại sức khoẻ và nhân khẩu, dễ hay mắc các bệnh lạ.
2. Bị nóc nhà khác chiếu vào
Phía ngoài cửa sổ bị nóc nhà khác chiếu tướng thì rất xấu. Nếu là hướng song song thì như dao chém, nếu chiếu thẳng như bị đâm. Cả hai tình huống này đều gây thương tích cho người trong nhà.
Hoá giải cho trường hợp này có thể dụng thấu kính lồi, kính phản quang hoặc đặt quả phật thủ vào vị trí góc nhọn.
Nhà ở tránh mở cửa rộng cho ngôi nhà bé và ngược lại nhà lớn thì tránh làm cửa bé. Nhà lớn mà cửa bé thì nạp khí không đủ, nhà nhỏ mà cửa lớn không thể chứa xuể tàng phong nạp khí, tuy của cải có nhiều nhưng không giữ được.
Nhà ở không nên có chỗ lõm, chỗ lõm có những điềm hung nhất định. Trong cách nhà hiện đại, có thể có những chỗ lõm vào, chỗ này là phương vị của tài của. Nhà có vị trí này thì tài của ở chỗ khác sẽ kém.
Nhà ở không nên có hình tam giác (hình phễu), loại hình này có hai dạng, đỉnh nhọn phía ngoài và đỉnh nhọn vào trong, đều bất lợi về tài của. Nhà ở thì hiếm có tình huống này, nhưng ở các ki ốt bạn hàng thường thấy nhiều hơn.
Khối nhà bát giác gặp phải tình huống này hãy biến phần góc nhọn phía trong thành nơi chứa hàng có thể cải thiện được.
Cửa chính ra vào không được chiếu thẳng vào cửa sổ chẳng khác gì hình tượng tài của vào nhà rồi lại ra đi (tài của vào nhà từ cửa chính rồi ra từ cửa sổ). Nhà nào có tình huống này hãy dựng một tấm bình phong, hoặc đặt chậu cây có nhiều lá để hoá giải.
Trong trường hợp cửa chính không được thông với cửa phòng ngủ rồi lại nhìn thấy cửa sổ (ba cửa thông nhau) khí xung càng mạnh, gây ra thất thoát tài của, gây hại cho người trong nhà. Trong trường hợp này cũng nên đặt tấm bình phong hoặc chậu cây.
Phong Thủy Nhà Ở Và Hành Kim
Hình dáng của hành Kim trong ngũ hành là tròn, phương vị là phía Tây và biểu trưng thời tiết là mùa thu.
Xưa kia, nhà ở thường mang nhiều tính Mộc từ vật liệu làm nhà chủ yếu là gỗ cho tới các vật dụng sinh hoạt được đa phần được cấu thành từ các loại chất liệu thiên nhiên như bàn ghế, giường, tủ….nhưng cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều trang thiết bị tiện nghi dẫn tới Kim nhiều hơn Mộc do đó phải biết cân bằng sao cho hợp lý.
Bắt đầu từ hình dáng và đặc tính:
Hình dáng của hành Kim trong ngũ hành là tròn, phương vị là phía Tây và biểu trưng thời tiết là mùa thu. Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ. Ngược lại, Kim khắc chế Mộc và bị Hỏa khắc. Với những đặc trưng gần như tương phản với hành Mộc, hành Kim cần vận dụng trong nhà ở sao cho hài hòa, phát huy hiệu quả.
Do đó, trong từng không gian cụ thể, cần xem xét, cân đối liều lượng của mỗi hành. Hành nào cần nhấn mạnh để nổi bật, các hành kia bổ trợ hoặc kiềm hãm bớt để tạo sự cân bằng chung.
Ví dụ, phòng ngủ nên kết hợp hài hoà giữa Mộc và Kim, cụ thể là không nên dùng vật dụng bằng kim loại sẽ gây cảm giác lạnh lẽo, khó ngủ. Nhiều gỗ quá lại gây cảm giác nặng và bí nên vẫn cần một chút hành Kim như dùng mảng sơn màu trắng khung tranh bằng đồng….
Cho đến vận dụng trong nhà ở
Những vật dụng mang tính Kim rất phổ biến trong nhà ở hiện đại không chỉ dừng lại ở những đồ vật sinh hoạt thiết yếu như ti vi, tủ lạnh, máy tính….mà còn thể hiện ở chất liệu xây dựng như kính, sắt, thép, inox…
Trong không gian nhà ở, nhà xe và chỗ làm việc có tính chất trường khí nghiêng về hành Kim nhiều nhất (máy móc, tính phân tích…). Do đó, không nên bố trí chỗ làm việc ngay phòng ngủ mà nên ngăn cách, tạo không gian riêng biệt.
Một xu hướng ưa dùng là “ruột kim vỏ mộc”, tức là dùng kết cấu kim loại nhưng được sơn phủ bên ngoài bề mặt mang tính chất gỗ, tạo vân gỗ để đáp ứng tâm lý người sử dụng. Điều này cũng thể hiện sự phối hợp các loại vật liệu một cách hài hoà trong làm nhà, không ưu ái quá mức một loại vật liệu nào (không thiên lệch trong ngũ hành) và phù hợp theo tâm lý người sử dụng.
KTS. Nguyễn Đắc ThạnhCông ty CP Tư vấn Xây dựng và Kiến trúc Trang Kim
Cùng Danh Mục:
Cập nhật thông tin chi tiết về Thổ Sinh Kim Và Vận Dụng Vào Phong Thủy Nhà Ở trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!