Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Làm Lễ Cúng Nhập Trạch Chuyển Nhà Đúng Phong Thủy Năm 2022 được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
TIN TỨC
→ Lễ cúng nhập trạch chuyển nhà
Cuộc sống vận động thay đổi từng ngày. Vì quá bận rộn nên nhiều gia đình trẻ hiện nay khi chuyển dọn nhà thường chỉ làm lễ nhập trạch đơn giản với một mâm cúng nhỏ và tối giản các bước.
Nhưng bên cạnh đó, nhiều người lại cho rằng lễ nhập trạch chuyển nhà là một nghi thức rất quan trọng để được thần linh tổ tiên chấp thuận, phù hộ, vậy nên không thể sơ sài và cần làm đúng thủ tục về nhà mới.
Trong bài viết này, Saigon Express xin được trình bày các bước tiến hành thủ tục làm lễ cúng chuyển nhà nhập trạch đầy đủ nhất theo chuẩn phong thủy. Dựa vào đây, tùy điều kiện gia đình và niềm tin tâm linh của bạn mà có thể thực hiện đầy đủ hay lược bỏ bớt cho phù hợp.
A. Ý NGHĨA CỦA NGHI LỄ CÚNG CHUYỂN NHÀ NHẬP TRẠCH
Lễ nhập trạch là gì?
Nhập trạch là từ Hán Việt, theo đó “nhập” có nghĩa vào, “trạch” là nhà. Như vậy nói một cách đơn giản nhập trạch là dọn vào nhà mới. Lễ nhập trạch tương đương việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh, thổ địa đang cai quản ngôi nhà. Đây là một nghi lễ cổ truyền khá quan trọng của dân tộc ta được lưu truyền từ ngàn đời qua.
Ý nghĩa của lễ nhập trạch
Vậy ý nghĩa của lễ nhập trạch là gì? “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Quan niệm từ ngàn xưa của ông bà ta cho rằng, mỗi một vùng đất, khu vực đều có thần linh trấn quản. Vậy nên việc chuyển đi hoặc đến đều phải làm lễ trình báo xin phép, có như vậy mới được chấp thuận, cuộc sống gia đình, công việc sau này theo đó mới “thuận buồm xuôi gió”.
Đồng thời, do tổ tiên, thần tài-thổ địa đang được thờ cúng tại nhà cũ nên khi chuyển dọn nhà, cúng nhập trạch xin phép được chuyển họ đến nhà mới là việc cần làm, để gia đạo tiếp tục được phù hộ.
B. HƯỚNG DẪN CÁCH CÚNG NHẬP TRẠCH CHUYỂN NHÀ MỚI
Lễ cúng nhập trạch chuyển về nhà mới cần chuẩn bị những gì?
1. Tìm ngày tốt làm lễ nhập trạch
Một ngày tốt chuyển nhà nên hội tụ đủ các yếu tố: Thuận lợi cho chủ nhà, là ngày hoàng đạo đẹp, nếu là ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng tuyệt vời. Bạn có thể tham khảo danh sách ngày đẹp nhập trạch mà Saigon Express đã tập hợp sẵn.
2. Chuẩn bị mâm đồ cúng (lễ vật) nhập trạch
Ngũ quả: Lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, ít hơn hoặc nhiều hơn 5 cũng được, miễn sao mâm trái cây tươi ngon và đẹp mắt.
Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi cúng nhà mới (hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã cúng nhập trạch, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
Mâm cơm cúng chuyển nhà: Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng mà bạn có thể chọn mâm cơm chay cúng chuyển nhà hoặc mâm cơm mặn. Nếu là mâm cỗ mặn thì gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy ý. Nếu là mâm cơm chay thì có thể làm theo gợi ý sau: rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo,…. Ngoài ra mâm cơm cúng nhập trạch còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.
Mâm cúng nhập trạch mặn hay chay, đơn giản hay cầu kỳ phụ thuộc vào quan niệm và điều kiện của mỗi gia đình
3. Chuẩn bị văn khấn lễ nhập trạch
Văn khấn lễ nhập trạch khi chuyển nhà gồm 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên. Lưu ý cần đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn gia tiên. Bài văn khấn trình bày mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà, chuyển bàn thờ đến nhà mới. Cần đọc rành mạch với thái độ thành tâm. Hai bài văn khấn khá dài. Bạn có thể tham khảo chi tiết nội dung bài văn khấn TẠI ĐÂY!
4. Chuẩn bị các đồ vật (vật phẩm) khác
Bếp than dùng để ở giữa cửa chính.
Chiếu (hoặc nệm) đang sử dụng.
Theo thủ tục nhập trạch thì các thành viên khi bước vào nhà sẽ không được đi tay không, ai cũng phải cầm theo các đồ vật may mắn như: Chổi mới, bếp nấu (như bếp gas, bếp dầu, không dùng bếp điện vì dân gian quan niệm bếp điện có tinh mà không có tướng, tức có nhiệt mà không có ngọn lửa nên không tốt), gạo, muối, vàng, tiền bạc, các vật may mắn khác,…
Hướng dẫn cách cúng nhập trạch chuyển nhà mới cụ thể
1. Việc đầu tiên trong lễ nhập trạch cần làm là đốt lò than và đặt ngay cửa ra vào. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể đến nhà mới đốt lò trước khi xe chuyển nhà tới.
2. Khi xe chuyển nhà tới thì bày các đồ cúng lên mâm ngay ngắn, chuẩn bị các đồ đạc sẵn sàng để tiến hành thủ tục cúng nhập trạch chuyển nhà mới.
3. Chủ nhà (nên là người nam trụ cột gia đình) bước qua lò than vào nhà trước tiên (chân trái trước, chân phải sau), tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên.
4. Các thành viên khác cũng lần lượt bước qua lò than, cầm theo các vật thờ cúng còn lại, chiếu (hoặc nệm), bếp nấu và các đồ vật may mắn đã đề cập, lưu ý không ai được đi tay không.
5. Điều đầu tiên nên làm khi bước vào nhà là bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa, cửa sổ tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà
6. Lúc này, một số thành viên sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa cho ngay ngắn. Một số thành viên khác bày mâm cúng ở giữa nhà, nên hướng về phía hợp tuổi của gia chủ
7. Một người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn, các thành viên còn lại cũng đứng trước mâm cúng chấp tay nghiêm trang.
8. Sau khi đọc văn khấn, trong thời gian chờ nhang tàn, gia chủ bật bếp và nấu nước phà trà, nên để nước sôi 5-7 phút trước khi pha. Trà dùng để dâng lên mâm cúng và để người nhà thưởng thức. Việc nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho nhà mới.
9. Tiến hành hóa tiền vàng, khi cháy hết thì lấy rượu rưới lên tàn tro
10. Bạn giữa lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân, biểu trưng cho sự no đủ
11. Lúc này lễ khấn nhập trạch xem như hoàn tất, bạn có thể đem lần lượt các thùng đồ vào nhà và sắp xếp lại như ý muốn
Theo quan niệm dân gian, nam trụ cột trong gia đình nên là người cầm bát hương vào nhà và làm lễ nhập trạch
C. MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM LỄ CÚNG CHUYỂN NHÀ MỚI
Gia chủ muốn chuyển nhà trước nhập trạch sau xin tham khảo các nguyên tắc và lưu ý TẠI ĐÂY!
Nếu bạn chỉ nhập trạch lấy ngày và chưa chuyển đồ về ngay, thì các bước tiến hành tương tự, xem như là chuyển bàn thờ gia tiên và thần linh về trước, đồ đạc sẽ chuyển về nhà sau. Tốt nhất nên ngủ lại 1 đêm. Trong thời gian chờ đợi cũng nên thường xuyên đến thắp nhang và trông nom để tạo sinh khí.
Nếu bạn nhập trạch nhà chung cư cần hỏi kỹ về quy tắc phòng cháy chữa cháy để tuân thủ đúng
Lễ nhập trạch nhà thuê, nhà trọ là không bắt buộc và tùy vào niềm tin của mỗi người. Có người cho rằng mình chuyển tới nơi ở mới, bàn thờ tổ tiên, thần linh cũng chuyển đi nên việc làm lễ khấn nhập trạch nhà trọ, nhà thuê là cần thiết. Lại có người cho rằng nhà thuê là nhà cửa, đất đai của người khác, mình chỉ là người ở tạm nên không cần làm lễ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn vẫn có thể thực hiện bình thường theo các bước trên. Cách làm lễ nhập trạch nhà chính chủ và nhà thuê là như nhau.
Nghi thức xông nhà mới: Không bắt buộc trong nghi thức nhập trạch, nhưng nếu muốn bạn có thể thực hiện để xua đuổi tà khí và làm không khí trong nhà lưu thông. Chỉ cần mua một ít thảo dược, trầm hương, đốt trong lư hương (hoặc nồi nhỏ) và xông khắp nhà, đặc biệt xông ở các khu vực ẩm thấp, các ngóc ngách.
Trấn nhà: Dùng đá phong thủy hợp mệnh, hoặc tiền xu (Thường là 8 đồng), chia ra chôn 4 góc nhà để cầu may mắn, sung túc. Nhưng hiện tại các nhà đều xây cố định, lót gạch và thậm chí nhà có hình thù phức tạp, không rõ góc nhà. Vậy nên bạn có thể cho vào các hủ nhỏ, bọc vải đỏ và đặt ở các góc nhỏ khuất trong nhà, nhiều hơn 4 cũng được.
Treo chuông gió: chuông gió (phong linh) theo quan niệm dân gian sẽ có tác dụng luân chuyển không khí, xua tà khí, hút tài vận. Đường quên tham khảo Hướng dẫn chi tiết cách chọn và treo chuông gió trong nhà mới!
Trong bài viết, bạn được hướng dẫn làm lễ nhập trạch tại nhà mới. Nhưng trước khi chuyển đến, bạn phải xin phép chuyển bàn thờ gia tiên và thần tài, thổ địa. Nếu chưa rõ thủ tục chuyển bàn thờ và bốc bát hương từ nhà cũ sang nhà mới thì tham khảo TẠI ĐÂY!
Chuyện bà bầu có nên chuyển nhà và người tuổi Dần kiêng kỵ chuyển nhà tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên theo Saigon Express, nếu gia chủ cẩn thận, có lòng thành và tuân thủ những gì cần làm trong lễ nhập trạch thì phụ nữ mang thai hay người tuổi Dần đều có thể tham gia chuyển nhà!
Hãy luôn giữ tinh thần thoải mái vui vẻ, nói những điều tốt đẹp trong thời gian nhập trạch. Làm mọi việc cẩn thận, tránh rơi ngã đồ. Nếu cẩn thận có thể thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói để giảm thiểu các sự cố và tiết kiệm thời gian.
Không ngủ trưa lại nhà mới vì đó là biểu hiện của sự lười biếng, ù lì, đây là điều bạn cần biết để tránh khi nhập trạch.
Lưu ý vấn đề cháy nổ khi đốt vàng mã hoặc đốt lò than.
Trong ngày làm lễ cúng chuyển nhà, luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái
Thực ra cần làm trong nghi lễ chuyển nhà mới khá đơn giản, do đó bạn có thể tự cúng nhập trạch tại nhà. Nếu gia đình nào có điều kiện hoặc chuyển dọn nhà với quy mô lớn và đặc biệt tin vào phong thủy thì có thể mời thầy cúng nhập trạch. Nhưng chung quy lại, việc làm nghi lễ cúng nhập trạch đều thể hiện lòng thành của chủ nhà, vậy nên dù tự cúng hay mời thầy đều phải thành tâm.
Lễ Cúng Nhập Trạch Chuyển Về Nhà Mới Giúp Gia Chủ May Mắn
Lễ cúng nhập trạch chuyển về nhà mới là một nghi lễ quan trọng để được thần linh tổ tiên chứng giám phù hộ giúp gia chủ gặp may mắn trong cuộc sống. Cuộc sống bận rộn, nhiều người thường coi nhẹ lễ cũng nhập trạch chuyển nhà mới nhưng bên cạnh đó có những người rất quan tâm đến vấn đề này. Do đó ở bài viết này chuyển nhà Thành Hưng hướng dẫn cho các bạn các bước tiến hành làm thủ tục lễ cúng nhập trạch chuyển về nhà mới đầy đủ nhất theo chuẩn phong thủy.
CHUYỂN NHÀ TRỌN GÓI THÀNH HƯNG 【SALE 30%】 PHỤC VỤ 24/7 GỌI NGAY: 094.403.35.35 – 0915.388.666
Lễ nhập trạch là gì ? Và ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch.
Lễ nhập trạch là gì ?
Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Nhập trạch là từ Hán Việt, theo đó “nhập” có nghĩa vào, “trạch” là nhà. Đây là một nghi lễ cổ truyền, quan trọng bên cạnh lễ động thổ, cất nóc. Làm lễ nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà đã tọa lạc
Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch
Ông cha ta từng có câu “Đất có thổ công, sông có hà bá” – Theo quan niệm của ông bà ta thì mỗi một vùng đất, khu vực đều có thần linh cai quản . Do đó để việc làm ăn sinh sống được thuận lợi thi việc bạn chuyển đi hay đến đều phải làm lễ trình báo xin phép.
Ngoài ra do bạn thờ cúng tổ tiên, thần tài-thổ địa tại nhà cũ thì khí chuyển đi bạn cần cúng nhập trạch xin phép được chuyển họ đến nhà mới để gia đạo tiếp tục được phù hộ.
Hướng dẫn cách cúng nhập trạch chuyển nhà mới
Chọn ngày tốt để nhập trạch chuyển nhà
Ngày được chọn là ngày phải phù hợp với tuổi được tính theo lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình , thông thường chuyển nhà sẽ được chọn vào buổi sáng và kiêng kỵ vào buổi tối.
Ngoài ra chuyển nhà thường đại kỵ vào tháng 3 và 7, theo quan niệm truyền thống thì tháng 3 và 7 rất kiêng kỵ việc chuyển nhà . Bởi tháng 3 cáo tết thanh minh, tháng 7 có tết vu lan là hai tết có quan hệ với người chết, nếu chuyển nhà vào ngày này dễ kinh động đến người chết nên không tốt.
Trong trường hợp bạn đã chọn được ngày tốt chuyển nhà, tuy nhiên hôm đó bạn có việc bận không thể thực hiện việc chuyển nhà thì bạn có thể làm thủ tục nhập trạch lấy ngày trước rồi chuyển nhà vào 1 ngày khác.
Chuẩn bị lễ vật cúng và sếp mâm cúng về nhà mới
01 đĩa trái cây lớn
01 bó hoa cúc kim cương
05 phần chè
05 phần xôi
05 phần cháo trắng
01 con gà luộc
01 phần trầu cau
01 bộ tam sêm ( bao gồm 1 con cua, 1 trứng luộc, 1 miếng thịt luộc )
Bộ giấy cúng về nhà mới
01 phần bánh kẹo
Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm :
Lưng xông + trầm hộp
Bộ lư nhang
01 cặp đèn cầy
01 bó nhang
01 hũ gạo + 1 hũ muối
Trà + rượu + nước
05 bộ chén đũa
Văn khấn chuyển nhà
Văn khấn nhập trạch sẽ có 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên. Khi đọc văn khấn bạn cần đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn gia tiên. Bài văn khấn trình bày mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà, chuyển bàn thờ đến nhà mới.
Mười điều cần lưu ý khi chuyển nhà mới
1. Việc chuyển đến nhà mới phải được thực hiện chính xác theo giờ đã định sẵn và chỉ duy nhất người trong nhà mới được có mặt vào thời điểm này , tránh mời bạn bè khách khứa
2. Luôn luôn nói lời tốt đẹp trong ngày chuyển nhà , tuyệt đối nói lời không hay và tiêu cực
3. Không nên cãi vã và mắng mỏ trẻ nhỏ hay khóc lóc vào ngày chuyển nhà vì hành động này tượng trưng cho sự bất hạnh và bất hòa trong gia đình
4. Bật sáng tất cả bóng đèn trong nhà, xả vòi nước để thông ống nước nói chung là nên khởi động tất cả các thiết bị trong nhà
5. Không nên ngủ trưa trong ngôi nhà mới vào đúng ngày chuyển nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bận tật
6. Bạn dùng một túi vải nhỏ đổ đầy gạo bên trong, cột lại. Sau đó viết chữ “ĐẦY ĐỦ” trên một tờ giấy màu đỏ dán vào túi gạo sau đó đặt dưới đáy thùng gạo hoặc thùng chứa gạo Hành động này mang hàm ý may mắn, cuộc sống trong gia đình no đủ, sung túc.
7. Mua chổi mới và cây lau nhà mới
8. Không được bước vào nhà mới với hai bàn tay trắng , tất cả các thành viên phải mang theo 1 thứ gì đó tượng trưng cho sự may mắn
9. Phụ nữ đang mang thai tránh tham gia vào việc chuyển nhà
10. Ngày đầu tiên vào nhà mới bạn cần nổi lửa để nấu gì đó bạn có thể đun nước pha trà
👉 Nguồn : https://taxitaithanhhung.vn/le-cung-nhap-trach-chuyen-ve-nha-moi/
Thủ Tục Xông Nhà, Tẩy Uế Nhập Trạch Khi Vào Nhà Mới
Từ xa xưa ông cha ta đã quan niệm khi về nhà mới có nhiều nguyên tắc mà nhất thiết phải tuân theo như: chọn giờ tốt, gia chủ tự dọn một số đồ đến nhà mới, gia chủ bắt buộc phải là người mang đồ , lựa chọn cung giờ hoàng đạo để sang nhà mới.
Khi đến nhà mới thì việc đầu tiên cần làm đó chính là xin thần linh cho phép “nhập trạch” sau đó rước ông bà tổ tiên, thần tài đến nơi ở mới để thờ cúng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nhập trạch có nghĩa là gì và cần lưu ý những vấn đề nào khi thực hiện lễ nhập trạch, đặc biệt là những gia đình trẻ.
Vậy Nhập Trạch là gì ?
Với góc nhìn phong thủy, Góc Phong Thủy chia sẻ những vấn đề thường gặp của ngôi nhà mới và cách trừ tà, hóa giải nhà ở.
Những vấn đề thường gặp của ngôi nhà mới
Cách tẩy uế nhà cửa, xông nhà nhập trạch thường được áp dụng trước khi chuyển vào nhà mới. Có tác dụng xua đi uế khí và kéo vượng khí về mang , an lành cho gia chủ.
Gia đình của những người đang làm nhà cho bạn nếu có tang chế thì cũng là điềm gỡ đối với gia chủ. Nhưng rất khó biết được chuyện này vì không phải ai cũng nói ra hoặc cũng không thể đi hỏi từng người một.
Từ đó, nó làm cho gia chủ gặp nhiều sự cố rất xui xẻo mà không thể đoán trước được. Hoặc làm cho công việc, hay việc làm ăn buôn bán của gia chủ gặp khó khăn, không có khách mua hàng, hàng tồn kho chất đống, nợ nần chồng chất, công việc kinh doanh ngày càng sa sút. Có nhiều trường hợp làm cho tán gia bại sản, gia đình ly tán.
Thật là khốn đốn khi gặp phải hoàn cảnh thế này. Các thầy phong thủy đã khuyên các gia chủ thực hiện theo các nghi thức xông tẩy ô uế để xua tàn tà khí và mang vượng khí đến gia chủ. Có như vậy mới hóa giải được các xui xẻo trong cuộc sống.
Thủ tục nhập trạch khi vào nhà mới
1- Phải chọn ngày tốt, giờ tốt để dọn đến nhà mới.
2- Mọi việc chuyển đồ của mình đến nhà mới phải do tay mình hoặc người của gia đình chuyển, các thành viên trong gia đình không thể tay không đến ở nhà mới.
3- Bát hương cúng Tổ tiên và các thần phải được làm trước và phải do gia chủ tự tay mang đến nhà mới. Những người khác trong gia đình đi theo sau vào, mỗi người đều phải cầm trong tay tiền tài của cải.
4- Thời gian tốt để vào nhà phải là buổi sáng sớm, buổi giữa trưa, hoặc trước lúc mặt trời lặn, tránh đến nhà mới vào buổi tối. ( Vào buổi sáng là khoảng thời gian tốt nhất và nên trong khoảng từ mùng 1 đến hôm rằm).
5- Thủ tục nhập trạch nhà mới
Vật đầu tiên khi vào nhà mới là gia chủ nên mang theo chiếc bếp than (than củi) để ở giữa lối đi qua cửa chính, gia chủ tay bê bát hương thờ Thổ công bước qua lò, các thành viên khác trong gia đình vào nhà cũng làm như vậy.
Trong nhà nên được sáng sủa, bật hết các bóng điện lên và các cửa kể cả cửa sổ được mở hết để đón khí lành vào nhà.
Sắm lễ nhập trạch : Mâm lễ dâng Thổ công, Gia tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương hoa, giấy tiền, quả (mùa nào quả ấy), bánh kẹo và mâm lễ mặm: Rượu, thịt, xôi, gà, gạo muối…
Lễ vật được để lên bàn thờ có hướng đẹp với gia chủ, tự tay gia chủ thắp hương và khấn lễ. Văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần :
Văn khấn Thần linh và văn cáo yết Gia tiên
Tiếp ngay sau đấy gia chủ châm bếp đun nước.
Những điều phải lưu ý:
– Nước đun trên bếp lần đầu tiên ở nhà mới phải để cho sôi 5 – 10 phút, lâu hơn càng tốt, mới tắt lửa. Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thổ công và Gia Tiên. Nếu có khách có thể lấy nước đó để pha nước mời khách.
– Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm tại nhà mới.
– Sau khấn Thổ công xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia Tiên rồi mới dọn dẹp đồ đạc.
– Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ Tổ Tiên và Thần Phật.
– Nếu nhà có người chửa, đang mang thai thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể không dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người chửa quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển như vậy mới không phạm tội “Thần thai”.
– Những người giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con Hổ, còn lại không phải lo bàn gì nữa.
Cách hóa giải VẬN XUI trong phong thủy
Theo lời khuyên của các thầy phong thủy, trong ngày lễ nhập trạch, bạn nhất định phải tẩy uế, tẩy phong long cho toàn bộ căn nhà của bạn. Nó xua tan tà khí, hóa giải sự xui rủi nhằm mang lại điều tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc bình an và cho gia chủ. Từ đó, giúp gia chủ làm ăn phát tài, giàu có và sung túc.
Cách tẩy uế nhà cửa thường được áp dụng trước khi chuyển vào nhà mới. Có tác dụng xua đi uế khí và kéo vượng khí về mang may mắn, an lành cho gia chủ.
Tư vấn vật phẩm : 0904 33 9189 – 0933 299 189
Các việc nên làm trước khi chuyển vào nhà mới
1. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
Chính vì trong ngôi nhà cũ còn tồn đọng uế khí của những người đi trước để lại do đó việc đầu tiên bạn cần làm đó là dọn dẹp sạch sẽ và loại bỏ một cách triệt để. Hãy bỏ trống ngôi nhà của bạn trong một thời gian ngắn, có thể là vài tiếng hoặc một ngày. Việc làm này sẽ giúp cho nguồn năng lượng mới tràn vào, đẩy ra và thế chỗ nguồn năng lượng xấu lâu ngày vẫn đọng lại.
2. Đốt nến
Hãy đốt một vài ngọn nến trong ngôi nhà bạn. Nó sẽ giúp bạn xác định xem ngôi nhà có bị ẩm mốc hay không đồng thời giúp bạn kiểm soát được khí lưu trong nhà.
3. Xông nhà
Nếu như nhà bạn ở gần nghĩa trang, gần bệnh viện, nhà sát, nhà có âm khí, tà khí quá nặng bạn có thể sử dụng bột trừ tà tẩy uế.
Bột trừ tà và một vài công dụng khác mà bạn chưa biết.
Ngoài Xông đất, xông nhà mới, xông quán ăn, nhà hàng, mắc phong long. Bột trừ tà còn dùng để xông nhà đất bán hoài không được, xả xui xẻo trong kinh doanh và trừ khử cuối năm vào dịp 29 và 30 tết hoặc xả xui vào những ngày cuối tháng.
Tìm hiểu về Bột trừ tà tẩy uế và cách sử dụng:
Thành phần của bột trừ tà tẩy uế của Góc Phong Thủy bao gồm: Gạo vàng thần tài, trầm hương, quế, hồi, đinh hương, xạ hương, bồ đề,…đây là những thảo dược tự nhiên cực kỳ có lợi cho sức khỏe của con người.
Quế : các hợp chất trong quế có chất chống oxy hóa mạnh, chống ung thư, kháng virus và kháng khuẩn. Thêm nữa, húng quế đã được sử dụng trong nhiều năm như là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, căng thẳng và tiểu đường.
Đình hương, Xạ hương: là một mùi thơm dễ chịu có khả năng hỗ trợ làm giảm sự sợ hãi và lo lắng. Nó cũng giúp đỡ cải thiện cảm giác, giảm stress, căng thẳng.
Hồi : Là một loại hương liệu quý, , hồi được dùng để điều chế thuốc trị cảm, rượu khai vị, kẹo bánh hay xà phòng, ngoài ra sử dụng hồi để điều trị các căn bệnh sau: đau nhức xương khớp, đau bụng, đau đầu, cảm lạnh,..
Trấn Trạch Là Gì? Thủ Tục Trấn Trạch Đúng Phong Thủy
Trấn trạch là nghi thức giúp căn nhà, nơi ở, nơi làm việc luôn được ổn định, vững vàng. Đây được cho là cách làm để cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia chủ cũng như những thành viên trong gia đình.
Trấn trạch là gì?
Vậy khi nào cần thực hiện việc trấn trạch? Thông thường, người ta thường tiến hành nghi thức này khi mảnh đất, ngôi nhà có âm phần quấy nhiễu khiến gia chủ gặp phải nhiều điều không may mắn, ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình. Hiểu trấn trạch là gì và trấn trạch đúng cách được cho là sẽ giúp trừ tà và tăng nguồn vượng khí cho căn nhà. Bên cạnh đó, khi chuyển về nhà mới xây người ta cũng tiến hành trấn trạch.
Hiện nay, có 3 biện pháp trấn trạch phổ biến, thường được áp dụng nhất như sau:
Dùng linh vật, vật phẩm phong thủy
Dùng linh vật, vật phẩm phong thủy trấn trạch
Sử dụng vật phẩm phong thủy không chỉ mang đến nhiều bình an, may mắn, đẩy lùi tà khí mà còn giúp trang trí cho ngôi nhà, tạo điểm nhấn mang phong cách riêng của gia chủ. Đặc biệt, nhiều món linh vật còn có tác dụng trấn trạch hiệu quả.
Rùa đầu rồng: Đây được xem là loài linh thú chuyên bảo vệ con người. Đồng thời giúp xua đuổi điều xui rủi, giảm bớt những điều không thuận lợi. Rùa đồng rồng sẽ mang đến sức khỏe cho gia chủ và những thành viên trong gia đình bởi nó nổi tiếng biểu trưng cho sự trường thọ và trí tuệ.
Sư tử đá, chó đá: Linh vật này khi trưng bày phải đi theo cặp. Nó tượng trưng cho sự bảo hộ, trừ tà, xua đuổi điều xấu.
Rồng: Là linh vật đứng đầu tứ linh. Đây là một loại thần thú mạnh mẽ với thân mình dài, chân móng vuốt, nhiều vảy và sừng to vừa có thể bay trên trời lại vừa có thể bơi dưới nước. Rồng với nguồn sức mạnh sẽ bảo vệ cho sự an lành của gia chủ.
Hồ lô: Bên trong hồ lô có chứa tiên đan, tượng trưng cho việc bảo vệ cho con người khỏi bệnh tật, trừ tà, mang lại sức khỏe. Bên cạnh đó, hồ lô còn giúp điều hòa khí tức trong căn nhà, mang lại cát khí trong lành và sự thông suốt cho các thành viên trong gia đình.
Tám loại vật phú quý cát tường: Bảo tản, pháp la, pháp luân, bạch cái, liên hoa, bảo bình, như ý kết, song ngư.
Trấn trạch bằng bùa chú, bùa trừ tà, bùa may mắn,… phức tạp hơn so với sử dụng vật phẩm phong thủy. Xét về bản chất, bùa là vật tùy thân của các pháp sư. Để có thể sử dụng đúng cách, giúp phát huy tối đa công dụng mà không gây hại, ảnh hưởng xấu đến gia chủ cần có kiến thức sâu rộng về phong thủy.
Dùng bùa trấn trạch
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả trấn trạch tốt nhất, bạn nên mời thầy phong thủy tư vấn và hướng dẫn thực hiện. Một số điều cơ bản cần lưu ý khi sử dụng bùa trấn trạch:
Thao tác vẽ bùa chú cần thực hiện vào ban đêm dưới ánh sáng sao trời
Trước khi vẽ bùa, phải tịnh khẩu, tịnh thân và tịnh đàn. Sau đó niệm chú cho bút và giấy. Căn cứ vào chủng loại của bùa để lập đàn (hoặc lập một tổng đàn)
Thầy pháp sư bái lạy tâu bày, trình bày rõ cầu xin vị thần nào, vẽ bùa nhằm mục đích gì.
Trong dân gian, người ta còn sử dụng cháo loãng, trà vang,… để trấn trạch. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà bạn có thể sử dụng các phương pháp trấn trạch khác nhau cho phù hợp.
Quỳnh Thư
Theo Homedy Blog Phong thuỷ
Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Làm Lễ Cúng Nhập Trạch Chuyển Nhà Đúng Phong Thủy Năm 2022 trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!