Xu Hướng 9/2023 # Tìm Hiểu Về Hành Thổ Trong Ngũ Hành # Top 10 Xem Nhiều | Globalink.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tìm Hiểu Về Hành Thổ Trong Ngũ Hành # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Hành Thổ Trong Ngũ Hành được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hành Thổ chỉ về môi trường ươm trồng, nuôi dưỡng và phát triển, nơi sinh ký tử quy của mọi sinh vật. Thổ nuôi dưỡng, hỗ trợ và tương tác với từng Hành khác

Hành Thổ có 6 nạp âm phân thành: Lộ Bàng Thổ, Thành Đầu Thổ, Ốc Thượng Thổ, Bích Thượng Thổ, Đại Dịch Thổ, Sa Trung Thổ.

Lộ Bàng Thổ (đất ven đường), Đại Dịch Thổ (Đất quán dịch lớn) và Sa Trung Thổ (Đất pha cát – phù sa) không sợ Mộc, vì cây không sống giữa đường cái quan hay trên bãi cát, đầm lầy. Cả ba hành Thổ này nếu gặp Mộc không khắc dù Mộc khắc Thổ, Thổ hao Mộc lợi, trái lại còn có đường công danh, tài lộc thăng tiến không ngừng.

Thành Đầu Thổ (Đất đầu thành), Bích Thượng Thổ (Đất trên vách) và Ốc Thượng Thổ (Đất mái nhà – Ngói) đều sợ Mộc, nhất là Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, như thân tự chôn xuống mộ. Ba hành Thổ này tuy không sợ Bình Địa Mộc, Đại Lâm Mộc, Tùng Bách Mộc nhưng không bền vững vì hình kỵ.

1. Lộ Bàng Thổ (Đất ven đường) Canh Ngọ (1930 – 1990) và Tân Mùi (1931 – 1991)

– Canh Ngọ Tân Mùi, Mộc ở trong Mùi (vì Mùi tàng Can Ất) mà sinh vượng Hỏa của ngôi vị Ngọ. Hỏa vượng tạo hình cho Thổ, Thổ mới sinh chưa đủ sức để nuôi dưỡng vạn vật nên gọi bằng “Lộ Bàng Thổ”.

– Canh Ngọ, Ngọ thuộc Hỏa, Hỏa sinh Thổ làm mất nguyên khí sức đề kháng hung vận không bằng Tân Mùi, vì Mùi ở vào chính vị Thổ nên nhẫn nại kiên trì hơn.

– Hỏa vượng, Thổ thành đất cứng, chính vì điều này người mệnh Lộ Bàng Thổ rất nóng nảy nhưng cũng rất quật cường. Dù tính tình chính trực nhưng lại không chín chắn nhìn nhận sự việc, hiểu rõ thiện ác, thuận hay không thuận.

– Lộ Bàng Thổ đất rộng, trải dài miên viễn cần có Thủy cho đất hết khô để cây cỏ mọc. Người thuộc mệnh Lộ Bàng Thổ tích cực nghiên cứu, tăng cường học vấn sẽ như chất Thủy tưới cho Thổ trở nên hữu dụng.

– Người mang mệnh Lộ Bàng Thổ kém trong việc thúc đấy sự hành động của người khác, chính vì vậy, Lộ Bàng Thổ phù hợp với vị thế của một lý thuyết gia hơn.

2. Thành Đầu Thổ – (Đất đầu thành) Mậu Dần (1938 – 1998) và Kỷ Mão (1939 – 1999)

– Mậu Dần Kỷ Mão là 2 Thiên Can đều là Thổ. Dần thuộc cấn sơn, thổ tích thành núi cho nên gọi là “Thành Đầu Thổ”.

– Mệnh nạp âm Thành Đầu Thổ tính tình trung trực chất phác, thích giúp người, trung thành nếu như mệnh số bình thường.

– Mệnh số hội tụ cách cục tốt thì khí thế khác hẳn, núi chính là nơi của rồng ấp, cọp ở. Người này mang chí lớn với tâm chất sảng trực xem thành bại làm thường tình. Thời loạn cũng như lúc bình đều có thể dùng vào vai trò lãnh đạo gây cơ dựng nghiệp theo chiều hướng thiện.

– Mậu Dần Kỷ Mão thì Dần Mão đều thuộc Mộc, Mộc khắc Thổ cho nên ở bình thời dễ nên công hơn loạn thế.

3. Ốc Thượng Thổ – (Đất mái nhà – Ngói) Bính Tuất (1946 – 2006) và Đinh Hợi (1947 – 2007)

– Bính Tuất và Đinh Hợi. Bính Đinh thuộc Hỏa. Tuất Hợi là cửa trời (Thiên môn). Hỏa ở trên cao dĩ nhiên đất không sinh dưới thấp nên gọi bằng “Ốc Thượng Thổ”.

– Ốc Thượng Thổ là ngói lợp mái nhà để che sương, tuyết mưa. Muốn thành ngói, Thổ phải trộn với nước lại đưa vào lò lửa luyện nung.

– Người mang nạp âm Ốc Thượng Thổ dù số hay cũng phải trải thiên ma bách triết để thoát thai hoán cốt mới thành công. Nếu đi con đường dễ thì cái thành công chỉ là thứ thành công chóng tàn dễ vỡ như hòn ngói chưa nung chín gặp mưa nhanh chóng nát ra.

– Bính Tuất, Tuất thuộc Thổ chính vị sức chiến đấu dẻo dai cứng cỏi hơn. Đinh Hợi vì Hợi thuộc Thủy Thổ khắc Thủy sức đề kháng không khỏe bằng Bính Tuất.

4. Bích Thượng Thổ – (Đất trên vách) Canh Tý (1960 – 2023) và Tân Sửu (1961 – 2023)

– Canh Tý Tân Sửu thì Sửu là chính vị của Thổ, mà Tý là đất vượng của Thủy, Thổ gặp Thủy biến thành bùn cho nên gọi bằng “Bích Thượng Thổ”.

– Bùn nhuyễn mềm muốn trát thành vách phải tựa vào kèo cột phên, thiếu chỗ tựa khó thành vánh tường. Bởi thế, người mang nạp âm Bích Thượng Thổ phải tựa vào người mà thành sự, làm quản lý, làm kẻ thừa hành tốt, đứng ngôi chủ dễ thất bại.

Tuy nhiên cũng có những loại đất chất dính mạnh phơi nắng trở thành cứng cáp không phải dựa vào kèo cột cũng đứng vững được. Bởi thế, người mang nạp âm Bích Thượng Thổ cần phải trải nhiều kinh lịch mới hay.

– Vách để che gió, chắn mưa cho nên tư chất thường bao dung. Mệnh nhiều hung sát đa nghi thủ đoạn mà mang nạp âm Bích Thượng Thổ dễ đưa đến sơ hở mà bị hại.

– Canh Tý, Tý Thủy bị Thổ khắc, khí thế nhược. Tân Sửu, Thổ vào chính vị sức đề kháng cương mãnh.

5. Đại Dịch Thổ – (Đất quán dịch lớn) Mậu Thân (1968 – 2028) và Kỷ Dậu (1969 – 2029)

– Mậu Thân và Kỷ Dậu thì Thân thuộc Khôn là đất. Dậu thuộc Đoài là đầm nước (trạch). Chữ Dịch có một nửa chữ Trạch, thật ra phải gọi bằng Trạch Thổ mới đúng.

– Khôn là đất. Trạch là chỗ hồ ao đầm vũng có nước. Sông đem nước đi khắp nơi, đầm ao là chổ cá sinh sống thoải mái mầu mỡ tích súc. Đại Dịch Thổ tự nó tích súc, đất rộng sông sâu.

– Mệnh tốt mà nạp âm Đại Dịch Thổ thường làm được công lớn ích lợi cho thiên hạ. Mệnh thường, phụ giúp các việc thiện luôn luôn có thành tâm.

– Mệnh nhiều hung sát mà cho cáng đáng những công tác nhân đạo chỉ đưa đến hỏng việc. Thân Dậu đều thuộc Kim, Thổ sinh Kim nên Mậu Thân hay Kỷ Dậu đều có khả năng kiên trì ít bối rối.

6. Sa Trung Thổ – (Đất pha cát – phù sa) Bính Thìn (1976 – 2036) và Đinh Tỵ (1977 – 2037)

– Bính Thìn và Đinh Tỵ, vì Thổ cục tràng sinh tại Thân cho nên tại Thìn là Mộ khố, Tỵ là Tuyệt, Thiên can Bính Đinh đều thuộc Hỏa. Hỏa của Bính Đinh đến Thìn là Quan Đới, đến Tỵ là Lâm Quan, Thổ đã Mộ Tuyệt, vượng Hỏa quay lại sinh Thổ, vì vậy đặt là Sa Trung Thổ (đất lẫn trong cát).

– Thổ tới khố không phải cát của sa mạc mà là cát của đất phù sa vì Thìn thuộc Thủy khố. Gặp sông nước đẩy đưa tập trung tài bồi thành bãi thành bờ nhiều mầu mỡ.

– Mệnh Sa trung thổ là đất phá cát, cát của đất phù sa. So với Bính Thìn, thì Mệnh Đinh Tỵ ít chất thủy hơn, do đó chất phù sa cũng ít hơn, khô ráp hơn nên hạn chế Hỏa vì hỏa sẽ làm khô cằn đất phù sa.

– Sa Trung Thổ tùy sóng, tùy gió nên tính chất uyển chuyển, giỏi đầu cơ, lợi dụng thời thế. Khả năng 2 mặt thiện ác – khi là rồng lúc thành rắn, vừa anh hùng và vừa là gian hùng.

– Bính Thìn, Thìn thuộc Thổ chính vị cho nên cứng rắn hơn. Đinh Tỵ, Tỵ thuộc Hỏa tiết thân mà sinh Thổ nên nguyên khí giảm không kiên trì bằng Bính Thìn. Đinh Tỵ, uyển chuyển, khéo léo và mềm mại hơn so với tuổi Bính Thìn.

Tìm Hiểu Về Phong Thủy Ngũ Hành

Ngày đăng: 16/04/2023, 16:44

1. [Phong Thủy] Tìm hiểu về phong thủy ngũ hành Như chúng ta đã biết trong thiết kế nội thất chung cư, Phong thủy rất rộng lớn và có rất nhiều trường phái khác nhau. Trong Phong thủy nổi bật lên là 2 trường phái chính: Ngũ hành và Bát Trạch. 1 Đối với xây dựng nhà cửa, quá trình chọn hướng nhà hướng bàn thờ, hướng bếp, … người ta thường dùng Phong thủy bát trạch để tính quẻ của gia chủ, từ đó tìm được mệnh (Đông tứ mệnh, Tây tứ mệnh) và trạch (Đông tứ trạch và Tây tứ trạch). Ngoài Phong thủy bát trạch, Phong thủy theo ngũ hành cũng được gia chủ áp dụng để ngôi nhà phù hợp với hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) vì mỗi người, mỗi năm sinh lại có một mệnh khác nhau. Đọc đến đây, có thể các bạn cho rằng Phong thủy bát trạch và Phong thủy ngũ hành là 2 trường phái khác nhau, không tương đồng với nhau? Nhưng hoàn toàn không phải vậy, hai 2 trường phái này hỗ trợ lẫn nhau, tương tác với nhau. Nói một cách khác, trong Phong thủy bát trạch có Phong thủy ngũ hành, trong Phong thủy ngũ hành có Phong thủy bát trạch. Đối với bài viết này, CHome sẽ chia sẻ một số kiến thức về Phong thủy ngũ hành trong việc xây dựng nhà cửa, thiết kế nội thất, trang trí nhà. CHome hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo trước khi bắt tay vào xây dựng, sửa chữa, trang trí ngôi nhà mơ ước của mình. Trước tiên, muốn tìm hiểu về Phong thủy ngũ hành thì các bạn phải hiểu ngũ hành là gì? Ngũ hành bao gồm 5 hành là: Hành Kim, Hành Mộc, Hành 3 Thủy, Hành Hỏa, Hảnh Thổ. Người xưa quan niệm vạn vật trong vũ trụ đều được sinh ra cũng như được khắc chế từ 5 hành trên. Thậm chí trong con người mỗi người cũng có mỗi quan hệ tương sinh và tương khắc. Chính vì vậy mới có Ngũ hành tương sinh và Ngũ hành tương khắc. Ngũ Hành tương sinh Tương sinh là biểu thị quan hệ giữa hai vật có tác dụng thúc đẩy, xúc tiến, hỗ trợ, bảo vệ lẫn nhau. Quy luật tương sinh của ngũ hành như sau: – Mộc sinh Hoả: Mộc có thể dùng để đốt lửa. – Hỏa sinh Thổ: Hỏa có thể thiêu đốt vạn vật thành đất. – Thổ sinh Kim: Kim là vật chất được tôi luyện trong bùn đất. – Kim sinh Thủy: Kim thuộc về 4 chất rắn, sau khi được làm nóng chảy sẽ từ thể rắn chuyển sang thể lỏng, chất lỏng thuộc Thủy. – Thủy sinh Mộc: Thủy là nguồn sinh trưởng của cây cối. Ngũ hành tương khắc Tương khắc biểu thị quan hệ giữa hai sự vật có tác dụng cản trở, phương hại, ức chế, phá hoại và làm suy thoái lẫn nhau. Quy luật tương khắc của Ngũ hành như sau: Mộc khắc Thổ: Cây cối phá đất mà ra, gốc của cây nằm trong bùn đất, có thể làm đất tươi xốp, vì vậy mà khắc Thổ. – Thổ khắc Thủy: Nước đến đất ngăn. – Thủy khắc Hỏa: Nước có thể dập tắt lửa. – Hỏa khắc Kim: Lửa có thể làm tan chảy kim loại. 5 – Kim khắc Mộc: Những công cụ kim loại có thể chặt gãy cây cối. Như vậy, có thể thấy vạn vật trong vũ trụ này đều theo quy luật tương sinh tương khắc của năm hành này. Hiểu rõ được quy luật này, các bạn có thể ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh vực. Nhất là thiết kế và thi công nội thất nhà ở … Ở các căn hộ chung cư, trong trường hợp tủ thờ để ở phòng chức năng nào đó hay không gian chung, thì có thể dùng hình thức tủ thờ kết hợp với tủ trang trí, tủ ngăn phòng, tủ bày đồ lưu niệm… Một số lưu ý khác khi thiết kế phòng thờ Khi thiết kế hay bài trí, sắp đặt 6 cho không gian thờ cúng bạn phải lưu ý tránh đặt bàn thờ gần luồng hút gió mạnh, gây “động” và có thể thổi tàn lửa nhang ra chỗ khác gây cháy. Mặt bàn thờ nên đặt một tấm kính để đảm bảo an toàn tránh lửa bén. Tuyệt đối không được đặt bàn thờ bên dưới phòng vệ sinh, phòng trẻ em chơi đùa… làm giảm tính tôn nghiêm. Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Không nên đặt bàn thờ cao quá gây khó khăn cho việc thờ cúng, cũng không nên đặt thấp quá thiếu trang nghiêm. Trong các trường hợp bàn thờ treo hay tủ thờ cao, phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần. Để khắc phục trường hợp này, bạn có thể 7 gắn một tấm kính phía trên trần. Ngũ hành Tương sinh, tương khắc – Trong thế giới vật chất có muôn màu, vạn vật; con người cũng có nhiều loại người. Nhưng dù đa dạng hay phức tạp thế nào đi nữa đều được quy thành các ngũ hành, “- ,+” cụ thể. Và trên thực tế được chia thành 5 ngũ hành tất cả: thổ, kim, thủy, mộc, hỏa. Trong 5 ngũ hành này lại có mối quan hệ tương sinh, có mỗ quan hệ phản sinh, có mỗi quan hệ tương khắc, và phản khắc. Tất cả chúng đều có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, không thể tách rời, cũng không thể phủ nhận một yếu tố nào cả, chúng tồn tại dựa trên sự tương tác lẫn nhau, trong đó có cái chung cái riêng. 8 – Mối quan hệ ngũ hành tương sinh: Mọi vật thể muốn phát triển cần được sự hổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác. Do đó, quan hệ tương sinh là biểu hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của sự vật. Nguyên lý ngũ hành tương sinh là: KIM sinh THỦY THỦY sinh MỘC MỘC sinh HỎA HỎA sinh THỔ THỔ sinh KIM. Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở dạng thể mền lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng nên sao có 9 thể gọi là “Thủy” được. Thật ra, nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời. Mà quẻ CÀN có hành Kim nên mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là nguồn gốc phát sinh của vạn vật. Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất. Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế. Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì 10 […]… tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình dung hơn Mối quan hệ ngũ hành tương khắc: Mọi vật thể khi bị sát phạt, khắc chế sẽ đi đến chỗ tàn tạ, thoái hóa Do đó, quan hệ tương khắc là để biểu hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật 11 . của mình. Trước tiên, muốn tìm hiểu về Phong thủy ngũ hành thì các bạn phải hiểu ngũ hành là gì? Ngũ hành bao gồm 5 hành là: Hành Kim, Hành Mộc, Hành 3 Thủy, Hành Hỏa, Hảnh Thổ. Người xưa. khác, trong Phong thủy bát trạch có Phong thủy ngũ hành, trong Phong thủy ngũ hành có Phong thủy bát trạch. Đối với bài viết này, CHome sẽ chia sẻ một số kiến thức về Phong thủy ngũ hành trong. 1. [Phong Thủy] Tìm hiểu về phong thủy ngũ hành Như chúng ta đã biết trong thiết kế nội thất chung cư, Phong thủy rất rộng lớn và có rất nhiều trường phái khác nhau. Trong Phong thủy

Tìm Hiểu Về Tranh Phong Thủy Ngũ Hành

Những hình ảnh chi tiết xuất hiện trong các bức tranh phong thủy đóng vai trò rất quan trọng trong phong thủy của nhà bạn. Trong trường hợp bạn không thể thay đổi màu sắc của tường, bạn có thể treo một bức tranh phong thủy với màu sắc đặc biệt và các họa tiết để cân bằng căn phòng của bạn. Có 5 loại (có 5 yếu tố) phong thủy trong các bức tranh phong thủy ngũ hành đó là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Hãy xem một vài đặc điểm riêng, ý nghĩ riêng của tranh phong thủy ngũ hành

1. Kim

Năng lượng từ yếu tố “kim” được tăng cường bởi các hình ảnh hoặc năng lượng như hình ảnh đồng tiền xu, hoặc một vật gì đó bằng kim loại. Nó cũng có thể là hình ảnh của một cái gì đó hình tròn hoặc vòng bạc, vàng.

Các bức tranh có thể được đặt ở hướng Tây hoặc Tây Bắc để tăng cường tiền tài vào nhà bạn, cũng có thể được sử dụng để tăng cường và duy trì các nguồn năng lượng kết hợp với sự thăng tiến trong công việc của bạn.

Các bức tranh có thể được đặt ở hướng Nam để đem lại danh tiếng, thành công cho chúng ta.

Các bức tranh phong thủy mang yếu tố Thủy thường có màu xanh. Nó có thể là hình ảnh của đài phun nước, sông, biển và đại dương.

Các bức tranh có thể được đặt ở phía Bắc để đem lại sự thăng tiến, may mắn trong nghề nghiệp, công việc.

Năng lượng của yếu tố thổ mang đến là sự là ổn định và tài giỏi. Biểu tượng tốt nhất của năng lượng thổ là một ngọn núi. Nó cũng có thể là hình ảnh của một cái gì đó hình vuông màu vàng, nâu hoặc kem.

Tham khảo : Những bức tranh phong thủy bát mã với ý nghĩa may mắn cho gia đình bạn…….

Các loại tranh xem nhiều: Tranh trang tri, tranh treo tuong, tranh sơn dầu, tranh phong thuy, tranh phong cảnh, tranh nghe thuat, tranh truu tuong, tranh 3d.

Tìm Hiểu Về 5 Yếu Tố Ngũ Hành Trong Phong Thủy Sân Vườn

Yếu tố phong thủy khi thiết kế sân vườn được nhiều người quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tiền tài và phú quý của gia chủ. Trong bài viết ngày hôm nay, Ngũ Sắc sẽ tổng hợp các lưu ý cần thiết nhất về phong thủy trong sân vườn. Dù bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu hay đã có kinh nghiệm thì các thông tin này đều vô cùng cần thiết.

Tầm quan trọng của phong thủy đối với sân vườn

Khi thiết kế – thi công sân vườn, ngoài việc tạo ra một tổng thể hòa hợp, bắt mắt thì còn phải chú ý đến nhiều yếu tố khác như độ ẩm, ánh sáng. Và điều đặc biệt hơn là yếu tố phong thủy được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ, theo quan niệm của người Việt Nam ta, phong thủy ảnh hưởng đến nhiều đến sự an lành, tài lộc của gia đình. Vì con người ứng xử với thiên nhiên thế nào thì thiên nhiên sẽ trả lại như vậy.

Ý nghĩa của ngũ hành trong sân vườn

Sân vườn là nơi hội tụ đủ các yếu tố trong ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khái niệm này xuất phát từ Trung Hoa cổ đại và ngay nay được Việt Nam áp dụng rất nhiều trong phong thủy. Theo quan niệm của họ thì tất cả mọi vật trong vũ trụ đều phát sinh từ 5 yếu tố cơ bản này.

Theo đó Kim tượng trưng cho kim loại, Mộc tượng trưng cho cây cối, Thủy tượng trưng cho nước. Hỏa tượng trung cho lửa và Thổ tượng trưng cho đất. Mỗi cung mệnh đều có những đặc điểm riêng, ngoài ra cũng tồn tại các tương sinh, tương khắc mà mọi người nên nắm bắt để thiết kế và bố trí mọi vật cho phù hợp.

Tổng hợp 5 yếu tố ngũ hành cần có trong thiết kế sân vườn

Để giúp bạn đọc dễ hình dung hơn về ngũ hành trong sân vườn. Ngũ Sắc sẽ liệt kê ra các yếu tố ứng theo từng mệnh phù hợp để bạn có thêm gợi ý cho khu vườn của mình.

Yếu tố thổ trong sân vườn

Các yếu tố ngũ hành có xuất xứ từ Trung Hoa, và theo họ Thổ tương ứng với năng lượng có từ thời gian từ Hè sang Thu. Ngoài ra, Thổ được xuất hiện ở vùng không gian chính giữa khu vườn. Hướng Tây-Nam và Tây-Bắc là tốt nhất. Những vật dụng trong sân vườn tượng trưng cho Thổ như :

Gạch, đá được dùng để làm cầu, non bộ, mái ngói chổ ngồi nghỉ ngơi

Các lối đi dẫn vào nhà hay sân vườn được lát gạch

Cây xanh trong sân vườn như : cỏ có vị ngọt ( Hương Thảo, Xô Thơm), các loại hoa màu vàng ( Cúc vàng, Cúc Vạn Thọ, Sen Cạn, Anh Thảo). Đây đều là những vật mang đến sự vui vẻ, hạnh phúc cho khu vườn nhà bạn.

Yếu tố Kim trong sân vườn

Yếu tố Kim trong ngũ hành tương ứng với năng lượng mùa Thu, theo hướng Tây. Những vật thể trong sân vườn bạn có thể tham khảo trang trí để thể hiện Kim như:

Những bức tượng bằng đồng hay kim loại trang trí

Bể cá, bồn chứa bằng kim loại loại

Bàn ghế, vật dụng như khối cầu, cột được làm bằng kim loại

Nơi dừng chân có kiến trúc dạng vòm

Cánh cổng sắt và hoa văn trang trí trên hàng rào hay cổng.

Một số loại cây như cỏ thi, ngải tây, bạc hà mèo. Hay những loài hoa như cúc, hồng, dành dành hoa loa kèn, thủy tiên

Yếu tố Thủy trong sân vườn

Hồ cá, đài phun nước, thác nước với các dòng chảy.

Khu vực hồ bơi, spa hay nhà tắm ngoài trời.

Các loại cây tượng trưng cho yếu tố Thủy mang màu sắc xanh ngả đen ( Violet, anh thảo và hoa tím, các loại bạc hà, húng lủi, hẹ) hay những cây khác trong sân vườn như : mộc lan, bạch dương bạc, sơn thù du, kim ngân .

Yếu tố Mộc trong sân vườn

Yếu tố Mộc trong Ngũ hành tượng trưng cho mùa xuân và hướng Đông. Những vật dụng thường thấy trong sân vườn mang năng lượng Mộc như:

Bàn ghế, sàn, hàng rào, các cây cột được làm từ gỗ

Những loại cây tượng trưng cho Mộc thường là những cây xanh tốt quanh năm như: Tùng, Bách, Dương… Hay những loại hoa có dạng chữ nhật (trà, hoa cẩm tú cầu, hải đồng..), cây có lá dày, xanh ( hồng gai, cây cỏ lá kim, lá nhọn).

Yếu tố Hỏa trong sân vườn

Hỏa trong phong thủy tương ứng với mùa hè và hướng Nam. Những vật thể trong sân vườn tượng trưng cho yếu tổ Hỏa là:

Lò nướng hay vật dụng nấu ăn ngoài trời

Các cây cối hay hoa mang màu sắc đỏ hay lá nhọn sắc cạnh. Những cây có dạng tam giác ( Thông, linh san, bách, kim phượng, mận lá đỏ) hay các cây gia vị thường dùng ( ớt, tỏi tây, tỏi ta, thì là, măng tây…). Bạn cũng có thể lựa chọn những hoa như : dạ yến thảo, hồng đỏ, đậu thược dược, dứa gai, tulip, thủy tiên vàng, diên vĩ, mã đề, lay ơn để trang trí trong khu vườn nhầm bổ sung yếu tố Hỏa.

Những lưu ý khi bố trí các yếu tố Ngũ Hành trong sân vườn

Một khu vườn được bày trí đầy đủ các yếu tố ngũ hành theo phong thủy sẽ mang lại năng lượng tốt cho gia chủ. Giúp mang lại nhiều may mắn, tài lộc cũng như giúp ích rất nhiều đối với sức khỏe của các thành viên.

5 yếu tố trong ngũ hành có những yếu tố tương sinh nhau, nhưng cũng có những yếu tố khắc nhau. Vậy nên thiết kế sân vườn hay bày trí các vật thể trang trí, bạn cần lưu ý để tránh đặt các vật mang năng lượng khắc nhau kế bên.

Các yếu tố nên và không nên đặt gần nhau

Một vài nguyên tắc mà bạn cần nắm khi trang trí, sắp xếp vật dụng trong sân vườn như:

Những vật tương ứng với Thổ nên được đặt gần Kim và tránh xa các vật ứng với yếu tố Thủy. Ngoài ra, cũng đừng đặt Thổ gần Mộc vì sẽ làm giảm năng lượng tốt từ Thổ.

Các vật thể mang tính Thủy nên giữ hoạt động liên tục tránh để ứ đọng. Ngoài ra, nên đặt Thủy gần Mộc hay Kim vì nó sẽ bổ trợ cho nhau. Tránh các vật thể tương ứng với Thổ gần Thủy.

Những yếu tố Mộc đặt gần Hỏa sẽ có lợi cho yếu tố này. Nhưng tuyệt đối tránh giữ các yếu tố Kim tránh xa Mộc.

Các cây trồng mang yếu tố Hỏa nên được trồng thưa ra và sẽ đẹp hơn khi kết hợp với cây lá xanh đậm.

Tìm Hiểu Về Ngũ Hành Phong Thủy Tương Sinh Tương Khắc

Ngũ hành phong thủy là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong phong thủy. Sau một thời gian dài nghiên cứu, Phong thủy Tam Nguyên giúp bạn tìm hiểu về ngũ hành cũng như quy luật tương sinh tương khắc và cách nó ảnh hưởng đến vận mệnh của một người.

1. Học thuyết tương sinh tương khắc của ngũ hành phong thủy

Giữa các ngũ hành tồn tại quy luật tương sinh, tương khắc. Giống như âm dương, tương sinh, tương khắc là hai mặt gắn liền với nhau của sự vật. Không có sinh thì sự vật không thể phát sinh và phát triển: không có khắc thì không thể duy trì sự cân bằng và điều hoà của sự vật trong quá trình phát triển và biến hóa. Trong ngũ hành sinh, khắc có mối quan hệ tương sinh hai mặt: cái sinh ra tôi và cái tôi sinh ra; mối quan hệ tương khắc cũng có hai mặt : cái khắc tôi và cái tôi khắc.

Ngũ hành tương sinh có nghĩa là:

– Mộc sinh hỏa: vì mộc tính ôn, ấm áp tức hỏa ẩn phục bên trong , xuyên thủng mộc sẽ sinh ra hỏa. Vì vậy mà nói mộc sinh hỏa.

– Hỏa sinh thổ: vì hỏa nóng cho nên đốt cháy mộc. Cháy hết biến thành tro tức là thổ. Cho nên nói hỏa sinh thổ.

– Thổ sinh kim: vì kim ẩn tàng, vùi lấp trong đá, trong núi. Có núi tất có đá, vì vậy nói thổ sinh kim

– Kim sinh thủy: vì khí của thiếu âm ( khí của kim) chảy ngầm trong núi tức kim sinh ra thuỷ. Vì vậy làm nóng chảy kim sẽ biến thành thuỷ, nên nói kim sinh thuỷ.

– Thuỷ sinh mộc: nhờ thuỷ ôn nhuận làm cho cây cối sinh trưởng, nên nói thủy sinh mộc.

Ngũ hành tương khắc : Mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hỏa, hoả khắc kim, kim khắc mộc.

Ý nghĩa của ngũ hành tương khắc là:

Ngũ hành tương khắc lẫn nhau đó là bản tính của trời đất : thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim ; kim khắc mộc ; mộc khắc thổ ; thổ khắc thuỷ. Mối quan hệ sinh, khắc của ngũ hành. Ngũ hành tương sinh theo quan hệ tuần hoàn ; tương khắc theo quan hệ khắc cách ngôi.

Ngũ hành không những có sinh, có khắc, bổ trợ cho nhau mà còn khống chế lẫn nhau. Ngoài ra còn có mặt thái quá và mặt bất cập. Điều đó làm cho việc dự đoán trở nên phức tạp. Trong quá trình học tập muốn nắm vững mối quan hệ đối lập thống nhất này thì cần phải nắm vững những điều nên và những điều kỵ để linh hoạt vận dụng.

1. KIM

– Kim : Kim vượng gặp hỏa sẽ trở thành vũ khí có ích.

– Kim có thể sinh thuỷ, nhưng thuỷ nhiều thì kim chìm; kim tuy cứng nhưng cũng có thể bị thuỷ dũa cùn.

– Kim có thể khắc mộc. Nhưng mộc cứng thì kim bị mẻ; mộc yếu gặp kim tất sẽ bị chặt đứt.

– Kim nhờ thổ sinh, nhưng thổ nhiều thì kim bị vùi lấp ; thổ có thể sinh kim nhưng kim nhiều thì thổ biến thành ít.

2. HỎA

– Hỏa vượng gặp Thủy thì trở thành ứng cứu cho nhau

– Hỏa có thể sinh thổ, nhưng thổ nhiều thì hỏa ám; hỏa mạnh gặp thổ sẽ bị dập tắt

– Hỏa có thể khắc kim, nhưng kim nhiều thì hoả tắt; kim yếu gặp hỏa tất sẽ nóng chảy.

– Hỏa nhờ mộc sinh, mộc nhiều thì ngọn lửa mạnh ; tuy mộc có thể sinh hỏa nhưng hỏa nhiều thì mộc bị đốt cháy.

3. THỦY

– Thuỷ : Thuỷ vượng gặp thổ sẽ thành ao hồ.

– Thuỷ có thể sinh mộc, nhưng mộc nhiều thì thủy co lại; thuỷ mạnh khi gặp mộc thì khí thế của thuỷ yếu đi.

– Thuỷ có thể khắc hỏa, nhưng hỏa nhiều thuỷ khô; hỏa nhược gặp thuỷ rất bị dập tắt.

– Thủy nhờ kim sinh, nhưng kim nhiều thì thủy đục ; kim có thể sinh thuỷ nhưng khi thuỷ nhiều thì kim lại bị chùn xuống.

4. THỔ

– Thổ: thổ vượng gặp mộc thì việc hanh thông.

– Thổ có thể sinh kim nhưng kim nhiều thì thổ trở thành ít; thổ mạnh gặp kim thì sẽ khống chế được thổ ùn thành đống.

– Thổ có thể khắc thuỷ nhưng thủy nhiều thì thổ bị trôi ; thuỷ nhược mà gặp thổ tất sẽ bị chắn lại.

– Thổ nhờ hỏa sinh, nhưng hỏa nhiều thì thổ bị đốt cháy; hỏa có thể sinh thổ, nhưng nếu thổ nhiều thì hỏa bị tàn lụi.

5. MỘC

– Mộc: Mộc vượng gặp kim sẽ trở thành rường cột.

– Mộc sinh hỏa, nhưng hỏa nhiều thì mộc bị đốt ; mộc mạnh gặp hỏa thì mộc trở thành yếu.

– Mộc khắc thổ, nhưng thổ nhiều thì mộc bị lấn át ; thổ yếu gặp mộc thì sẽ trở thành khô cằn nứt nẻ.

– Mộc nhờ thuỷ sinh, nhưng thuỷ nhiều thì mộc bị dạt trôi ; thuỷ có thể sinh mộc ; nhưng mộc nhiều thì thủy bị co lại

3. Tìm hiểu về nguyên lý vận hành của ngũ hành phong thủy

Khi tìm hiểu về nguyên lí hoạt động của Ngũ hành cần phải lưu ý: Không phải cứ tương sinh là được tốt, mà phải hiểu Ngũ hành tương sinh được coi như là tốt giữa hai hành đó với nhau.

Giữa thiên văn cận đại phương Tây với thiên văn cổ đại Trung Quốc tồn tại sự khác biệt rất căn bản. Cho dù mặt trời mọc lên hay lặn xuống, trăng đầy rồi khuyết hay là sự vận động của các ngôi sao đều là những hiện tượng tự nhiên mà mắt thường ai cũng thấy, nhưng ngược lại là hai biểu tượng thể nghiệm thế giới hoàn toàn khác nhau của hai nền thiên văn đó. Cả hai biểu tượng này đều có một ý nghĩa chân thực là do sự thể nghiệm thế giới của hai nền thiên văn đó tìm ra. ” Thiên quán thư” là sach ghi chép lại một cách chân thực về những ” quan trắc khoa học”. Sách đó đã chi tiết các thiên tượng âm dương ngũ hành đại ý như sau:

Quan sát sự vận động của mặt trăng, mặt trời là dựa vào sự thuận nghịch của Mộc tinh. Nên nói phương Đông mộc, chủ về mùa xuân, giáp ất. Người thất nghĩa bị phạt khi gặp tuế tinh ( mộc tinh).

Quan sát cương khí dựa vào Hỏa tinh. Nên nói, phương Nam hỏa, chủ mùa hạ, bính đinh. Người thất lễ bị phạt khi gặp hỏa tinh.

Xem các sao lấy vị trí Thổ tinh làm căn cứ. Nên nói thổ ở trung ương, chủ mùa hạ, mậu, kỷ. Đó là tượng của Hoàng đế, ông chủ hay bà chủ.

Quan sát sự dịch chuyển của ngày lấy vị trí Kim tinh làm căn cứ . Nên nói, phương Tây mùa thu, canh tân. Nó chủ về sát, thất sát. Người có thất sát sẽ bị phạt khi gặp thái bạch.

Quan sát giờ căn cứ vào vị trí của Thủy tinh. Nên nói, phương Bắc thủy là tinh của Thái âm, chủ về mùa đông, nhâm quý. Người thất hình bị phạt khi gặp sao giờ sinh.

Sách ” Tố vấn khí giao biến đại luận” cũng đã ghi chép lại cách quan sát ngũ tinh để đoán hoạ phúc. Sách đó có nói: .. . ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ vừa tốt vừa xấu. Dùng nó để biết sinh tử hay thành bại”. Người ta có thể căn cứ vào độ sáng, đường đi, vị trí xa gần, tốc độ của Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh ( sao Thái Bạch), Thủy tinh để biết được tai hoạ hay may mắn.

Đối với xã hội loài người mà nói, việc mất cân bằng còn hệ trọng hơn nhiều so với sự vận động bình thường. Sự thay đổi của trời đất tuy là điềm dự báo phúc hoạ trong nhân gian, nhưng nguồn gốc sau xa của phúc hoạ lại nằm chính trong hành vi của con người.

Lấy âm dương ngũ hành tức là những cái biểu thị sự cân bằng hay mất cân bằng giữa các can chi trong Tứ trụ để đoán biết cát hung, hoạ phúc của con người , đó là kết tinh sự thể nghiệm quý báu của con người Trung Quốc cổ đại. Lấy sự sinh khắc, chế hoá của ngũ hành để giảm sự mất cân bằng của mệnh, đặng từ đó hướng đến điều tốt, lánh xa điều xấu mới là ý nghĩa làm chủ vận mệnh của mình một cách chân chính.

“Chu dịch” nói: mọi việc, mọi vật trong thế gian đều thống nhất ở thái cực. Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ năm ngũ hành này là sự thể hiện rõ nhất, lớn nhất của vạn vật. Cho nên mọi việc, mọi vật đều thống nhất ở âm dương, ngũ hành.

Con người là một trong vạn vật, tất nhiên nó phải tham gia vào sự vận động không ngừng của vũ trụ.

Tứ trụ dự đoán học với tư cách là sự giải thích toàn diện về cuộc sống con người – tiểu thiện địa, nên đó là môn học về quy luật sinh mệnh của con người. Nó vận dụng quy luật ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa con người và trời đất.

Trích : Nhập Môn Dự Đoán Theo Tứ Trụ – Thiệu Vĩ Hoa

Gọi NGAY đến số Hotline: 0933.299.189 hoặc 0941.81.9189 để được tư vấn hỗ trợ.

Tìm Hiểu Màu Sắc Phong Thủy Theo Ngũ Hành

Phong thủy màu sắc chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương để đạt đến sự hài hoà lý tưởng. Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà bằng cách vận dụng màu sắc theo Ngũ Hành.

Theo phong thủy ngũ hành, môi trường gồm 5 yếu tố và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng. Màu sắc trong ngũ hành của thuật phong thuỷ được áp dụng trong kiến trúc ngày nay.

1. Kim (kim loại)

Gồm màu sáng và những sắc ánh kim. Bạn mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên gia chủ phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả khắc Kim).

2. Mộc (cây cỏ)

Màu xanh, màu lục. Bạn mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc).

3. Thuỷ (nước)

Màu xanh biển sẫm, màu đen. Bạn mệnh Thuỷ nên sử dụng tông màu đeni, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thuỷ). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thuỷ).

4. Hoả (lửa)

Màu đỏ, màu tím. Bạn mệnh Hoả nên sử dụng tông màu đỏ,màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hoả). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hoả).

5. Thổ (đất)

Màu nâu, vàng, cam. Bạn mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hoả sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).

Tính Tương Sinh Của Ngũ Hành

– Mộc sinh Hoả.

– Hoả sinh Thổ.

– Thổ sinh Kim.

– Kim sinh Thuỷ.

– Thuỷ sinh Mộc.

Tính Tương Khắc Của Ngũ Hành

– Kim khắc Mộc.

– Mộc khắc Thổ.

– Thổ khắc Thuỷ.

– Thuỷ khắc Hoả.

– Hoả khắc Kim.

Tương sinh, tương khắc hài hoà, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thuỷ cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thuỷ. Việc lựa chọn màu theo sở thích hay chọn màu theo nguyên lý ngũ hành trong phong thuỷ là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng chung một kết quả. Nắm được các quy luật trên kết hợp cùng kiến trúc sư, bạn sẽ có được đúng màu sắc hợp với ngũ hành của mình.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Hành Thổ Trong Ngũ Hành trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!