Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Về Tranh Phong Thủy Ngũ Hành # Top 11 View | Globalink.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Về Tranh Phong Thủy Ngũ Hành # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Tranh Phong Thủy Ngũ Hành được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những hình ảnh chi tiết xuất hiện trong các bức tranh phong thủy đóng vai trò rất quan trọng trong phong thủy của nhà bạn. Trong trường hợp bạn không thể thay đổi màu sắc của tường, bạn có thể treo một bức tranh phong thủy với màu sắc đặc biệt và các họa tiết để cân bằng căn phòng của bạn. Có 5 loại (có 5 yếu tố) phong thủy trong các bức tranh phong thủy ngũ hành đó là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Hãy xem một vài đặc điểm riêng, ý nghĩ riêng của tranh phong thủy ngũ hành

1. Kim

Năng lượng từ yếu tố “kim” được tăng cường bởi các hình ảnh hoặc năng lượng như hình ảnh đồng tiền xu, hoặc một vật gì đó bằng kim loại. Nó cũng có thể là hình ảnh của một cái gì đó hình tròn hoặc vòng bạc, vàng.

Các bức tranh có thể được đặt ở hướng Tây hoặc Tây Bắc để tăng cường tiền tài vào nhà bạn, cũng có thể được sử dụng để tăng cường và duy trì các nguồn năng lượng kết hợp với sự thăng tiến trong công việc của bạn.

Các bức tranh có thể được đặt ở hướng Nam để đem lại danh tiếng, thành công cho chúng ta.

Các bức tranh phong thủy mang yếu tố Thủy thường có màu xanh. Nó có thể là hình ảnh của đài phun nước, sông, biển và đại dương.

Các bức tranh có thể được đặt ở phía Bắc để đem lại sự thăng tiến, may mắn trong nghề nghiệp, công việc.

Năng lượng của yếu tố thổ mang đến là sự là ổn định và tài giỏi. Biểu tượng tốt nhất của năng lượng thổ là một ngọn núi. Nó cũng có thể là hình ảnh của một cái gì đó hình vuông màu vàng, nâu hoặc kem.

Tham khảo : Những bức tranh phong thủy bát mã với ý nghĩa may mắn cho gia đình bạn…….

Các loại tranh xem nhiều: Tranh trang tri, tranh treo tuong, tranh sơn dầu, tranh phong thuy, tranh phong cảnh, tranh nghe thuat, tranh truu tuong, tranh 3d.

Tìm Hiểu Về Ngũ Hành Phong Thủy Tương Sinh Tương Khắc

Ngũ hành phong thủy là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong phong thủy. Sau một thời gian dài nghiên cứu, Phong thủy Tam Nguyên giúp bạn tìm hiểu về ngũ hành cũng như quy luật tương sinh tương khắc và cách nó ảnh hưởng đến vận mệnh của một người.

1. Học thuyết tương sinh tương khắc của ngũ hành phong thủy

Giữa các ngũ hành tồn tại quy luật tương sinh, tương khắc. Giống như âm dương, tương sinh, tương khắc là hai mặt gắn liền với nhau của sự vật. Không có sinh thì sự vật không thể phát sinh và phát triển: không có khắc thì không thể duy trì sự cân bằng và điều hoà của sự vật trong quá trình phát triển và biến hóa. Trong ngũ hành sinh, khắc có mối quan hệ tương sinh hai mặt: cái sinh ra tôi và cái tôi sinh ra; mối quan hệ tương khắc cũng có hai mặt : cái khắc tôi và cái tôi khắc.

Ngũ hành tương sinh có nghĩa là:

– Mộc sinh hỏa: vì mộc tính ôn, ấm áp tức hỏa ẩn phục bên trong , xuyên thủng mộc sẽ sinh ra hỏa. Vì vậy mà nói mộc sinh hỏa.

– Hỏa sinh thổ: vì hỏa nóng cho nên đốt cháy mộc. Cháy hết biến thành tro tức là thổ. Cho nên nói hỏa sinh thổ.

– Thổ sinh kim: vì kim ẩn tàng, vùi lấp trong đá, trong núi. Có núi tất có đá, vì vậy nói thổ sinh kim

– Kim sinh thủy: vì khí của thiếu âm ( khí của kim) chảy ngầm trong núi tức kim sinh ra thuỷ. Vì vậy làm nóng chảy kim sẽ biến thành thuỷ, nên nói kim sinh thuỷ.

– Thuỷ sinh mộc: nhờ thuỷ ôn nhuận làm cho cây cối sinh trưởng, nên nói thủy sinh mộc.

Ngũ hành tương khắc : Mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hỏa, hoả khắc kim, kim khắc mộc.

Ý nghĩa của ngũ hành tương khắc là:

Ngũ hành tương khắc lẫn nhau đó là bản tính của trời đất : thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim ; kim khắc mộc ; mộc khắc thổ ; thổ khắc thuỷ. Mối quan hệ sinh, khắc của ngũ hành. Ngũ hành tương sinh theo quan hệ tuần hoàn ; tương khắc theo quan hệ khắc cách ngôi.

Ngũ hành không những có sinh, có khắc, bổ trợ cho nhau mà còn khống chế lẫn nhau. Ngoài ra còn có mặt thái quá và mặt bất cập. Điều đó làm cho việc dự đoán trở nên phức tạp. Trong quá trình học tập muốn nắm vững mối quan hệ đối lập thống nhất này thì cần phải nắm vững những điều nên và những điều kỵ để linh hoạt vận dụng.

1. KIM

– Kim : Kim vượng gặp hỏa sẽ trở thành vũ khí có ích.

– Kim có thể sinh thuỷ, nhưng thuỷ nhiều thì kim chìm; kim tuy cứng nhưng cũng có thể bị thuỷ dũa cùn.

– Kim có thể khắc mộc. Nhưng mộc cứng thì kim bị mẻ; mộc yếu gặp kim tất sẽ bị chặt đứt.

– Kim nhờ thổ sinh, nhưng thổ nhiều thì kim bị vùi lấp ; thổ có thể sinh kim nhưng kim nhiều thì thổ biến thành ít.

2. HỎA

– Hỏa vượng gặp Thủy thì trở thành ứng cứu cho nhau

– Hỏa có thể sinh thổ, nhưng thổ nhiều thì hỏa ám; hỏa mạnh gặp thổ sẽ bị dập tắt

– Hỏa có thể khắc kim, nhưng kim nhiều thì hoả tắt; kim yếu gặp hỏa tất sẽ nóng chảy.

– Hỏa nhờ mộc sinh, mộc nhiều thì ngọn lửa mạnh ; tuy mộc có thể sinh hỏa nhưng hỏa nhiều thì mộc bị đốt cháy.

3. THỦY

– Thuỷ : Thuỷ vượng gặp thổ sẽ thành ao hồ.

– Thuỷ có thể sinh mộc, nhưng mộc nhiều thì thủy co lại; thuỷ mạnh khi gặp mộc thì khí thế của thuỷ yếu đi.

– Thuỷ có thể khắc hỏa, nhưng hỏa nhiều thuỷ khô; hỏa nhược gặp thuỷ rất bị dập tắt.

– Thủy nhờ kim sinh, nhưng kim nhiều thì thủy đục ; kim có thể sinh thuỷ nhưng khi thuỷ nhiều thì kim lại bị chùn xuống.

4. THỔ

– Thổ: thổ vượng gặp mộc thì việc hanh thông.

– Thổ có thể sinh kim nhưng kim nhiều thì thổ trở thành ít; thổ mạnh gặp kim thì sẽ khống chế được thổ ùn thành đống.

– Thổ có thể khắc thuỷ nhưng thủy nhiều thì thổ bị trôi ; thuỷ nhược mà gặp thổ tất sẽ bị chắn lại.

– Thổ nhờ hỏa sinh, nhưng hỏa nhiều thì thổ bị đốt cháy; hỏa có thể sinh thổ, nhưng nếu thổ nhiều thì hỏa bị tàn lụi.

5. MỘC

– Mộc: Mộc vượng gặp kim sẽ trở thành rường cột.

– Mộc sinh hỏa, nhưng hỏa nhiều thì mộc bị đốt ; mộc mạnh gặp hỏa thì mộc trở thành yếu.

– Mộc khắc thổ, nhưng thổ nhiều thì mộc bị lấn át ; thổ yếu gặp mộc thì sẽ trở thành khô cằn nứt nẻ.

– Mộc nhờ thuỷ sinh, nhưng thuỷ nhiều thì mộc bị dạt trôi ; thuỷ có thể sinh mộc ; nhưng mộc nhiều thì thủy bị co lại

3. Tìm hiểu về nguyên lý vận hành của ngũ hành phong thủy

Khi tìm hiểu về nguyên lí hoạt động của Ngũ hành cần phải lưu ý: Không phải cứ tương sinh là được tốt, mà phải hiểu Ngũ hành tương sinh được coi như là tốt giữa hai hành đó với nhau.

Giữa thiên văn cận đại phương Tây với thiên văn cổ đại Trung Quốc tồn tại sự khác biệt rất căn bản. Cho dù mặt trời mọc lên hay lặn xuống, trăng đầy rồi khuyết hay là sự vận động của các ngôi sao đều là những hiện tượng tự nhiên mà mắt thường ai cũng thấy, nhưng ngược lại là hai biểu tượng thể nghiệm thế giới hoàn toàn khác nhau của hai nền thiên văn đó. Cả hai biểu tượng này đều có một ý nghĩa chân thực là do sự thể nghiệm thế giới của hai nền thiên văn đó tìm ra. ” Thiên quán thư” là sach ghi chép lại một cách chân thực về những ” quan trắc khoa học”. Sách đó đã chi tiết các thiên tượng âm dương ngũ hành đại ý như sau:

Quan sát sự vận động của mặt trăng, mặt trời là dựa vào sự thuận nghịch của Mộc tinh. Nên nói phương Đông mộc, chủ về mùa xuân, giáp ất. Người thất nghĩa bị phạt khi gặp tuế tinh ( mộc tinh).

Quan sát cương khí dựa vào Hỏa tinh. Nên nói, phương Nam hỏa, chủ mùa hạ, bính đinh. Người thất lễ bị phạt khi gặp hỏa tinh.

Xem các sao lấy vị trí Thổ tinh làm căn cứ. Nên nói thổ ở trung ương, chủ mùa hạ, mậu, kỷ. Đó là tượng của Hoàng đế, ông chủ hay bà chủ.

Quan sát sự dịch chuyển của ngày lấy vị trí Kim tinh làm căn cứ . Nên nói, phương Tây mùa thu, canh tân. Nó chủ về sát, thất sát. Người có thất sát sẽ bị phạt khi gặp thái bạch.

Quan sát giờ căn cứ vào vị trí của Thủy tinh. Nên nói, phương Bắc thủy là tinh của Thái âm, chủ về mùa đông, nhâm quý. Người thất hình bị phạt khi gặp sao giờ sinh.

Sách ” Tố vấn khí giao biến đại luận” cũng đã ghi chép lại cách quan sát ngũ tinh để đoán hoạ phúc. Sách đó có nói: .. . ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ vừa tốt vừa xấu. Dùng nó để biết sinh tử hay thành bại”. Người ta có thể căn cứ vào độ sáng, đường đi, vị trí xa gần, tốc độ của Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh ( sao Thái Bạch), Thủy tinh để biết được tai hoạ hay may mắn.

Đối với xã hội loài người mà nói, việc mất cân bằng còn hệ trọng hơn nhiều so với sự vận động bình thường. Sự thay đổi của trời đất tuy là điềm dự báo phúc hoạ trong nhân gian, nhưng nguồn gốc sau xa của phúc hoạ lại nằm chính trong hành vi của con người.

Lấy âm dương ngũ hành tức là những cái biểu thị sự cân bằng hay mất cân bằng giữa các can chi trong Tứ trụ để đoán biết cát hung, hoạ phúc của con người , đó là kết tinh sự thể nghiệm quý báu của con người Trung Quốc cổ đại. Lấy sự sinh khắc, chế hoá của ngũ hành để giảm sự mất cân bằng của mệnh, đặng từ đó hướng đến điều tốt, lánh xa điều xấu mới là ý nghĩa làm chủ vận mệnh của mình một cách chân chính.

“Chu dịch” nói: mọi việc, mọi vật trong thế gian đều thống nhất ở thái cực. Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ năm ngũ hành này là sự thể hiện rõ nhất, lớn nhất của vạn vật. Cho nên mọi việc, mọi vật đều thống nhất ở âm dương, ngũ hành.

Con người là một trong vạn vật, tất nhiên nó phải tham gia vào sự vận động không ngừng của vũ trụ.

Tứ trụ dự đoán học với tư cách là sự giải thích toàn diện về cuộc sống con người – tiểu thiện địa, nên đó là môn học về quy luật sinh mệnh của con người. Nó vận dụng quy luật ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa con người và trời đất.

Trích : Nhập Môn Dự Đoán Theo Tứ Trụ – Thiệu Vĩ Hoa

Gọi NGAY đến số Hotline: 0933.299.189 hoặc 0941.81.9189 để được tư vấn hỗ trợ.

Tìm Hiểu Sâu Về Ngũ Phúc Lâm Môn

Trong cuộc sống, nhất là những gia đình truyền thống hay treo ngũ phúc lâm môn bằng tranh, đồng tiền… Và họ tin tưởng rằng điều này sẽ mang lại nhiều may mắn. Nhưng thật sự có phải vậy không thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhiều hơn trong bài viết. Và đó cũng là một truyền thống đòi hỏi con cháu phải biết và giữ gìn.

Ngũ phúc là năm điều phúc bao gồm: Trường Thọ, Phú Quý, An Khang, Hảo Đức, Thiện Chung. Trong đó:

Trường thọ là mệnh không chết sớm, tuổi thọ lâu dài.

Phú quý là tiền tài dư dật hơn nữa, địa vị cao quý.

An Khang là thân thể khỏe mạnh, tâm hồn bình an.

Hảo Đức là tấm lòng lương thiện và nhân hậu trầm tĩnh.

Thiện chung là dự đoán được ngày lâm chung của mình. Tới cuối cùng không gặp tai nạn bất ngờ, thân thể không đau ốm, nội tâm không lo lắng hay ưu phiền, nhẹ nhàng rời khỏi nhân gian.

Ngũ phúc lâm môn là năm điều phúc vào cửa . Do đó, cuộc sống con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi được sự trợ giúp của năm điều này. Và đó chính là lý do mà Ngũ Phúc Lâm được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống.

Ngũ phúc lâm môn là một tổng thể hợp lại tạo thành cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Nếu tách rời thì cuộc sống không còn vui vẻ, hạnh phúc, yên ổn nữa. Ví dụ, người có tuổi thọ cao nhưng lại nghèo hèn qua ngày cũng không được hưởng hạnh phúc.

Ngược lại người phú quý cao sang nhưng cơ thể yếu đuối, có người nghèo mà thiện chung, người giàu có phú quý lại gặp tai nạn bất ngờ… Trong cuộc sống vạn biến, trường hợp hay hoàn cảnh nào cũng có thể gặp phải. Quan trọng là có biết vượt qua.

Quan trọng nhất trong Ngũ Phúc là Hảo Đức. Hảo Đức là tấm lòng lương thiện, nhân hậu trầm tĩnh, không tranh giành, đấu đá, không lo âu, buồn phiền, đây là tướng người có phúc nhất. Vì đức là căn nguyên của phúc, phúc là kết quả của đức mà thành.

Chỉ có Hảo Đức mới nuôi dưỡng được bốn điều phúc còn lại, làm cho ngũ phúc không ngừng phát triển, lớn mạnh lên. Việc này con người có thể làm được mới có câu những người già phải tích đức làm việc thiện. Một người đang hưởng phúc nhưng không biết tích đức thì cái phúc kia khó mà có thể bền bỉ được.

Câu đối ngũ phúc lâm môn ngày tết

Trong dịp lễ tết, họp mặt đầu năm, người ta thường chúc nhau câu “ngũ phúc lâm môn” tức sống lâu sống thọ, gia đình an khang hạnh phúc. Có được điều này, mọi người sẽ có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, tròn đầy.

Trong suốt cuộc đời, mấy ai có được trọn vẹn năm loại phúc này. Người xưa dạy rằng Hảo Đức gồm có tám phương diện bao gồm: Nhường nhịn, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Tám chữ này còn gọi là bát đức là tiêu chuẩn đạo đức của con người.

Ý nghĩa ẩn chứa trong”ngũ phúc lâm môn”

Sách viết rõ Hảo Đức thể hiện ra hành vi bao gồm năm phương diện : Ôn hòa, lương thiện, cung kính, tiết kiệm, nhường nhịn. Tâm tính ôn hòa là nhẹ nhàng, mềm mại sinh ra tâm sinh lý khỏe mạnh. Lương thiện là nhân từ, thương yêu mọi người. Người lương thiện, nhân từ thường xuyên bố thí, giúp đỡ người khác nên thường sống thọ lâu.

Cung kính là biết giữ lễ nghĩa, lễ độ thường tránh được tai ương, giữ được tâm thái bình tỉnh, an tường. Tiết kiệm là không hoang phí. Người cần cù tiết kiệm sẽ mang lại tài lộc, thân thể khỏe mạnh không sa ngã ăn chơi hay lòng tham mà đánh mất lương tâm, phẩm đức. Nhường nhịn chính là khiêm tốn, nhún nhường có thể khiến ôn hòa, lương thiện,cung kính, tiết kiệm phát huy được.

Trong cuộc sống, con người luôn nghĩ rằng mưu cầu hạnh phúc, vì vậy ai cũng nỗ lực làm việc, tập trung sức lực vào công việc mong sẽ có tài sản thay đổi cuộc đời mình và để lại cho con cháu sau này. Nhưng kỳ thực các bậc hiền đức xưa cho rằng chỉ có trọng đức hành thiện mới có thể thực sự lo cho tương lai.

Về sau bản thân cũng như con cháu sẽ được hưởng đức từ những việc thiện đã làm. Lợi ích chân chính bắt nguồn từ một lý trí sáng suốt, phân biệt rõ đúng sai từ đó mà lựa chọn con đường đúng, từ đó có được phúc báo, có được tương lai tốt đẹp. Theo đó, đạo đức của con người cũng được rèn luyện nhiều hơn.

Chính vì ý nghĩa như vậy nên hình ảnh ngũ phúc lâm môn được sử dụng rất nhiều trong những đồ vật đặc trưng của văn hóa Việt Nam như sập gụ tủ chè, trường kỷ, tủ bày đồ cổ, bàn ghế lối xưa…

Ngũ phúc lâm môn tiếng Hán

Chữ Phúc là một chữ lâu đời nhất của Trung Quốc, xuất hiện trong giáp cốt văn, có hình dáng của đồ đựng rượu để tượng trưng cho cuộc sống thượng lưu của người xưa. Chữ này thường tượng trưng cho sự tốt lành, điều may mắn. Chữ Phúc trong từ điển Khai Trí Tiến Đức chính là điều tốt đẹp do việc nhân đức mà ra.

Vì vậy “Phúc Đức” luôn gắn liền với nhau. Theo chữ Hán chữ Phúc có chữ Nhất đặt trên chữ Khẩu, dưới cùng là chữ Điền có nghĩa là miệng chúng ta nói một lời thành tâm tốt đẹp sẽ được Phúc. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã hiểu ngũ phúc lâm môn ý nghĩa như thế nào rồi.

Chữ Phúc có cấu tạo từ bốn chữ Thị – Nhất – Khẩu – Điền:

Chữ Thị chỉ thiên thần và địa thần.

Chữ Nhất chỉ sự khởi thủy, duy nhất sau hóa thành vạn vật.

Chữ Điền chỉ việc cày ruộng, săn bắn.

Chữ Khẩu theo sách Thuyết Văn giải tự thì Khẩu (miệng) là bộ phận của con người.

Theo chữ Hán, chữ Phúc là biểu tượng của niềm tin của con người vào Thần và cầu nguyện mong ước có ruộng có vườn một đời no đủ. Ngũ phúc lâm môn chữ Hán luôn mang một ý nghĩa sâu xa tốt đẹp cho con người.

Thiên Quan Tứ Phúc Ngũ Phúc Lâm

Câu nói Thiên Quan Tứ Phúc được hiểu là trời ban phúc bốn phương trong phong thủy xây dựng nhà cửa. Nhiều người cho rằng việc xây nhà cửa giữa hai nhà đối diện trực tiếp sẽ đem lại nhiều điều không tốt.

Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, nhà cửa xây dựng san sát thì việc cửa đối cửa là không tránh được. Phương pháp để tránh được điều ảnh hưởng xấu nhiều người là dùng gương bát quái, chuông gió treo ở cửa để trấn át luồng khí xấu vào nhà.

Nhiều gia chủ sử dụng gương tam xoa, bát quái, bạch hổ, chuông gió để giải phóng điều xấu. Tuy nhiên, nếu bạn làm như vậy sẽ làm cho cuộc chiến giữa hàng xóm không bao giờ kết thúc. Việc cửa đối cửa không quá nghiêm trọng và khó giải như thế.

Vậy là giờ đây, gia chủ đã biết cách mang lại sự tốt đẹp và bình yên cho ngôi nhà của mình.

Thú chơi tranh phong thủy và thư pháp ngày càng phổ biến hơn đặc biệt vào dịp lễ tết. Khi đó, mọi người sắm sửa trang hoàng nhà cửa để chào đón năm mới. Treo tranh ngày tết trở thành một phong tục văn hóa không thể thiếu.

Điều này giúp mang lại không khí ngày tết quê hương. Tranh ngũ phúc lâm môn mang phúc, lộc, thọ, khang, ninh tới với mọi nhà. Và ý nghĩa của nó thì đã được cung cấp trong bài. “Năm hết tết đến” ai ai mà không muốn mình được may mắn trọn vẹn.

Đồng tiền ngũ phúc lâm môn

Người Trung Quốc quan niệm con dơi là loài vật tốt lành, được gọi là phúc tử. Chữ Hán thì con dơi đồng âm với chữ Phúc trong tốt phúc, nên người Trung Quốc coi dơi là biểu tượng của chữ Phúc. Hình ảnh năm con dơi tượng trưng cho ý nghĩa “ngũ phúc lâm môn”.

Bên cạnh đó với chất liệu gỗ thơm đặc biệt, không gian căn nhà sẽ tránh được các loại côn trùng sâu bọ. Đồng tiền ngũ phúc lâm môn được treo trước cửa để mang tới nhiều điều may mắn cho gia đình.

Câu đối ngũ phúc lâm môn được coi như câu chúc vào ngày lễ tết. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống lưu lại bao đời nay và mãi về sau. Trong ngày đầu năm, mọi người chúc nhau bằng ngũ phúc lâm môn thì đã trọn vẹn lắm rồi. Mặc khác, nhiều gia đình còn treo tranh ngũ phúc lâm môn, đồng tiền ngũ phúc lâm môn…

Ngũ phúc lâm môn treo ở đâu?

Ngũ phúc lâm môn được treo nằm ngang trước cửa nhà là năm phúc đến cửa. Phong tục vào dịp lễ tết cổ truyền của người Á đông đặc biệt người Trung Quốc và Việt Nam. Dù sống tha phương, phong tục này vẫn được gìn giữ và phát huy.

Phong tục treo chữ và treo tranh hay đồng tiền “ngũ phúc lâm môn” không thể thiếu trong văn hóa lễ tết người Việt Nam. Cổ nhân có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Điều này có nghĩa là tin tưởng vào những điều đem lại may mắn, bình an, phúc lộc luôn trong tâm tưởng của con người.

Tìm Hiểu Về Phong Thủy Nhà Hàng

Điều quan trọng đầu tiên đối với nhà hàng là việc lựa chọn địa điểm. Người kinh doanh cần tìm hiểu xem địa điểm nhà hàng có phù hợp cho mình đặt mặt hàng kinh doanh đó hay không. Tiếp theo, phải lưu ý về tầm nhìn để tránh các xung xạ để tạo cát khí thu hút khách hàng bởi hầu hết địa điểm nhà hàng đều là mặt đường.

Những vị trí tối kỵ đối với nhà hàng là:

Có các tòa nhà quá lớn ở bên cạnh Cửa hàng bị đường đâm vào nhà Con đường bên tay phải hay đường rẽ cua có góc cong lượn vào nhà hàng Mặt tiền nhà hàng có những hệ thống thiết bị dưới mặt đất, có những cột điện…

Thế “tọa sơn hướng thủy” được hiểu là có đường trước mặt và có điểm tựa ở phía sau thường được nhiều người lựa chọn. Điểm tựa ở đây có thể là nhà cao ở phía sau hoặc có hòn non bộ tự tạo. Đây được coi là thế đẹp cho nhà hàng.

Một số lỗi về phong thủy nhà hàng thường gặp như: quầy thu ngân có đường đi đâm vào két, để két nhìn ra cửa; hệ thống cửa để thông nhau liên tục; sử dụng gương không hợp lý, đối diện cửa chính, phản sáng; không gian nhà hàng không tạo được sự ấm cúng; nhà hàng không có phong cách riêng; lỗi về hệ thống cửa (cửa mở rộng về phía sau); bàn thờ thần tài để ở góc khuất, đặt lên bể nước, bể phốt mà không biết.

Bàn thờ thần tài được coi là chuẩn phong thủy khi không để ở gầm xà, chân cầu thang, nơi là dòng hút khí ở đường đi, trên bể phốt, bể ngầm. Nên đặt ban thờ thần tài ở vị trí thu hút được nhiều khí nhất, dễ nhìn thấy nhất. Bài trí bàn thờ thần tài nên có thần Di Lặc ở phía trên và 2 thần tài (thần thổ địa, thần phúc lộc) ở phía dưới. Như vậy sẽ là “thần quản thần”, nguồn lợi nhà hàng sẽ luôn mang tính thiện.

Hệ thống cửa cũng nên tránh bị thông nhau, không tốt.

Phía ngoài cùng của thần tài nên đặt 3 đến 5 chén nước gọi là thế “minh đường tụ thủy”. Nếu để bàn thờ lên tầng 2 thì phải lấy một ít đất ở dưới tầng 1, cho vào 1 gói nhỏ, cho vào ghế để 2 tượng thần tài và thổ địa ngồi lên đó.

Phong thủy nhà hàng tốt là biết cách bố trí kích hoạt được dương khí tốt đó là sử dụng các gam màu rực rỡ, tươi sáng, không mang tính âm. Nếu là nhà hàng ăn uống thì nên sử dụng các màu kích thích như đỏ, cam kết hợp xanh lá cây và xanh nõn.

Ánh sáng cũng cần đặc biệt chú ý, đó là phải sử dụng cả khoảng sáng và khoảng tối nhưng phía mặt tiền luôn phải là ánh sáng rực rỡ, chào mời, tạo điểm nhấn. Nên xen thêm các tiểu cảnh như cây cối, dòng nước chảy… sẽ tạo cảm giác thư thái cho khách hàng.

(Theo CafeLand)

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Tranh Phong Thủy Ngũ Hành trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!