Xu Hướng 3/2023 # Top Những Cây Bonsai Để Trong Nhà Và Những Lưu Ý Khi Trồng Cần Phải Biết # Top 12 View | Globalink.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Top Những Cây Bonsai Để Trong Nhà Và Những Lưu Ý Khi Trồng Cần Phải Biết # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Top Những Cây Bonsai Để Trong Nhà Và Những Lưu Ý Khi Trồng Cần Phải Biết được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những cây cảnh tưởng chừng như quen thuộc, nhưng khi được qua tay của những nghệ nhân, chúng “lột xác” thành những cây bonsai để trong nhà với dáng đẹp và độc đáo. Tuy nhiên, việc trồng trong nhà cũng cần đảm bảo 1 vài yếu tố để cây được phát triển và giữ dáng đẹp nhất.

Tuyển chọn những cây bonsai để trong nhà đẹp, dễ chăm sóc

Trong phong thủy, Si được xếp vào bộ Tứ Linh “Đa – Sung – Sanh – Si”. Nó được xem là cây mang lại may mắt, cát tường và sinh khí tốt cho ngôi nhà của gia chủ. Có lẽ vì điều này mà cây Si bonsai rất được ưa trồng trong nhà.

Cây Si để bàn có kiểu dáng độc đáo, nổi bật là phần củ phình to. Do đó ngoài việc trồng đất, các nghệ nhân còn chuyển cây sang thủy canh hóa để làm nổi bật phần củ của cây hơn.

Cây Mai Chiếu Thủy bonsai

Khác với Si bonsai, Mai Chiếu Thủy bonsai có phần thân nhìn chắc khỏe và đậm nét “già cỗi” hơn. Do đó, với những ai yêu thích nghệ thuật bonsai thì Mai Chiếu Thủy là 1 lựa chọn không thể bỏ qua.

Mai Chiếu Thủy được các nghệ nhân tạo tác thành nhiều hình dáng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nhờ vào phần thân sần sùi, nhuộm màu “thời gian” của mình mà Mai Chiếu Thủy luôn toát lên được vẻ sang trọng, chắc chắn.

Nhờ vào đăc điểm hình dáng như trên, trong phong thủy Mai Chiếu Thủy tượng trưng cho sự bền vững, chắc chắn giúp tăng sự ổn định cho gia chủ.

Nếu bạn thích một cây bonsai vừa mang nét hoài cổ, vừa có chút nhẹ nhàng trẻ trung thì Ngũ Gia Bì bonsai sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Cây có lá xanh tươi, hình dáng hơi thuôn dài mềm mại. Đặc biệt, với mùi hương dịu nhẹ giúp đuổi muỗi nên Ngũ Gia Bì bonsai rất thích hợp để trở thành cây bonsai để trong nhà hữu ích, đẹp mắt.

Khác với những loại cây hoa thông thường, Nhất Chi Mai mang 1 nét đẹp nhẹ nhàng và đầy phong trần. Là cây thân gỗ nên càng lâu năm gốc cây càng phình to, xù xì già nua, cứng cỏi. Trải qua thời gian, các nghệ nhận đã biết tận dụng nét đẹp tự nhiên của Nhất Chi Mai trở thành một nghệ thuật trong bonsai. Và đó chính là Nhất Chi Mai bonsai.

Cây cảnh là một phần của phong thủy. Với Nhất Chi Mai bonsai cũng vậy, nó được xem là biểu tượng của người quân tử trung tín, tiết tháo, ngoan cường chọc trời khuấy nước.

Hoa giấy là một loại cây cảnh vốn dĩ đã quá quen thuộc với người Việt Nam. Nhưng nay nó đã được “lột xác” và mang một diện mạo mới thực sự độc đáo.

So với các năm trước, điểm đặc biệt nhất của năm nay chính là sự “rộ mốt” của những gốc hoa giấy được tạo dáng Bonsai với nhiều kích thước. Tuy nhiên, Hoa Giấy bonsai để bàn và để sàn là được ưa chuộng nhất.

Cây Linh Sam hay còn gọi là cây sam núi được giới cây cảnh yêu thích bởi thế cây độc đáo bề ngoài xù xì, khô khan, tạo cảm giác như một vật hóa thạch và chỉ cây này mới có thể tạo dáng lũa rất đẹp mà không phải cây thân gỗ nào cũng có thể làm được.

Những lưu ý khi chăm sóc để có cây bonsai luôn đẹp

Việc bài trí cây bonsai để trong nhà nhằm mang lại sự sinh động trong không gian. Tuy nhiên cần đảm bảo được một số yếu tố để cây bonsai phát triển tốt trong nhà.

Cần đặt cây ở vị trí có nhiều ánh sáng như gần cửa sổ, ban công… nhưng tránh ánh nắng gắt từ mặt trời, đặc biệt là từ 11h30 – 14h30.

Có thể phun sương cho lá cây để cây xanh tốt nhưng không được tưới đẫm để tránh thối rễ.

Khoảng 2 năm/lần bạn nên thay chậu để tạo đất mới và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Mỗi lần thay chậu thì nên cắt tỉa bớt rễ để đảm bảo độ thoáng và thoát nước tốt.

Thời gian thay chậu tốt nhất là vào mùa xuân hoặc thu.

Cắt tỉa và uốn nắn cây thường xuyên để giúp cây luôn giữ được dáng đẹp và theo ý muốn. Mùa xuân là thời điểm tốt nhất để cắt tỉa cây. Vì đây cũng là lúc cây bắt đạu phát triển mạnh.

Cần thường xuyên quan sát các dấu hiệu lạ xuất hiện trên bộ phận cây. Vì trong môi trường ẩm ướt sâu bọ và côn trùng rất dễ phát triển gây hại cho cây.

Thường xuyên quan sát tình trạng lá cây sẽ cho bạn biết tình trạng dinh dưỡng trong đất. Lá màu vàng, kém xanh tươi là do cây thiếu sắt. Còn nếu có nhiều đốm vàng, cam hay nâu thì trong đất có quá nhiều kali. Dựa trên những đặc điểm trên để kịp thời điều chỉnh lượng phân bón hợp lý.

Ít người trồng cây bonsai để trong nhà quan tâm đến việc vệ sinh cây. Nhưng ngoài mục đích thẩm mỹ, vệ sinh cây còn giúp cây phòng tránh các bệnh nấm mốc, rêu, khử bụi trên lá.

Chỉ cần một chiếc khăn sạch thấm nước hoặc bàn chải nhỏ là bạn đã có thể làm sạch các lá trên cây của mình.

3 cách trồng bonsai cây ăn quả phổ biến, cho cây phát triển nhanh và đẹp

Phong Thủy Nhà Bếp Và Những Lưu Ý Bạn Cần Phải Biết

Vấn đề phong thủy nhà bếp như một nét văn hóa tâm linh mà bất cứ ai cũng quan tâm và chú ý tới. Đặc biệt đối với phong thủy nhà bếp chung cư với diện tích và căn nhà mình đang sở hữu. Cùng các chuyên gia của chúng tôi tư vấn cho bạn những lưu ý khá thú vị về phong thủy từ hướng nhà, mệnh tuổi, cách bố trí hợp lý. Để mọi thành viên trong gia đình cảm thấy thoải mái, may mắn và đón nhiều tài lộc.

Hướng nhà bếp theo phong thủy nhà bếp

Theo quan niệm từ xưa đến nay hướng bếp có thể nói là yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí trong ngôi nhà. Và vấn đề đặt hướng bếp theo phong thủy đón may măn tài lộc vào nhà được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên với xã hội như hiện nay, không phải căn nhà nào cũng có thể đặt hướng bếp theo ý của mình được. Bởi nó bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Nhưng với những lưu ý này bạn có thể lựa chọn được hướng bếp phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

Cách lựa chọn hướng bếp theo phong thủy đơn giản, không quá cầu kỳ thì bạn nên chọn các hướng Đông Bắc, hướng Nam, hướng Chính Tây. Ngoài ra bạn nên tránh hướng bếp nhìn thẳng vào cửa chính. Theo quan niệm của các cụ ngày xưa thì đó là hướng không tốt dễ hao tốn tiền tài, may mắn.

Cách đặt bếp theo phong thủy nhà bếp

Nhà hướng Tây Nam

Nhà hướng Tây Nam thường rất xấu, tuy nhiên với vấn đề đất đai ngày càng có giá trị, việc mua được nhà cũng không hề đơn giản. Nên nếu bạn có nhà hướng Tây Nam thì trước nhà của bạn nên để thêm một chậu cây. Theo phong thủy nhà bếp thì với hướng nhà này bếp của bạn nên đặt theo hướng Đông Nam là tốt nhất.

Nhà hướng Tây

Hướng nhà này được coi là hướng tốt và theo phong thủy bạn cũng có thể đặt bếp theo các hướng: Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc. 4 vị trí này thuốc Tây tứ trạch: Tây (phục vị: được giúp đỡ), Tây Bắc (sinh khí: phúc lộc), Tây Nam ( Thiên y: gặp thiên thời, được chở che), Đông Bắc (diện niên: mọi sự ổn định). Theo phong thủy nhà bếp bạn nên chú ý tới các hướng này để đặt bếp một cách phù hợp nhất.

Nhà hướng Tây Bắc

Khi bạn sở hữu nhà hướng Tây Bắc, hướng này không tốt cũng không xấu. Do vậy nên bạn có thể đặt bếp ở hướng Tây hoặc hướng Nam là tốt nhất cho gia đình bạn.

Nhà hướng Đông Nam

Nếu nhà bạn hướng Đông Nam thì bếp nên đặt tại Hướng chính tây được coi là tốt và phù hợp nhất. Tối kỵ đặt bếp tại hướng Tây Bắc sẽ mang lại những điều không hay cho gia chủ. Phong thủy nhà bếp đã được khoa học chứng mình vì vậy mà vấn đề xem hướng nhà, hướng bếp có mối quan hệ khá mật thiết với nhau khi thiết kế phòng bếp.

Nhà bếp hướng Đông

Nếu nhà bạn có hướng Đông thì bạn phải đặt đúng hướng của bếp thì bạn sẽ có những tích cực sau: Luôn luôn được sức khỏe, tinh thần và y trí dồi dào cho cả gia đình, và tài lộc. Người ở hướng Đông hợp cách là người có tài ăn nói, con trai dễ trưởng thành và thành đạt. Do vậy bạn phải đặt bếp theo hướng Đông, Nam, Đông Nam và hướng Bắc là tốt nhất.

Khi ngôi nhà của bạn có hướng Đông thì hướng bếp nên đặt ở hướng Đông, Nam, Đông Nam. Vì theo phong thủy nhà bếp nó mang lại những điều tích cực như: Sức khỏe, tinh thần và tài lộc vào nhà.

Tránh đặt bếp ở vị trí nhìn trực diện thẳng vào ngày từ khi bước chân vào phòng bếp. Bạn có thể khắc phục điều đó bằng cách để một vị trí khác hoặc thiết kế thêm đảo bếp hai tầng.

Không nên để bếp đối diên với nhà vệ sinh hay phòng ngủ sức khỏe các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng.

Chú ý tới cách thiết kế khu vực tam giác bếp tủ lạnh – chậu rửa – bếp nấu. Vừa mang yếu tố phong thủy giữa nước – lửa, vừa giúp quá trình di chuyển, nấu nướng, dọn dẹp trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.

Hãy để phòng bếp luôn trong lành, thông thoáng với nguồn sáng vừa đủ. Bạn cũng có thể tạo thêm nguồn nặng lượng mới với những chậu cây nhỏ hay trong những chiếc đèn trang trí.

Những Lưu Ý Phong Thủy Nhà Ở Rất Cần Phải Biết

Lưu ý phong thủy nhà ở bao gồm kiến trúc, thế nhà và cảnh quan xung quanh ngôi nhà. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng rất lớn tới phong thủy ngôi nhà, trực tiếp tác động tới những người sống trong đó. 1. Không xây nhà ở lưng núi hoặc cửa thung lũng, không chỉ không thu được phúc phận mà còn dễ gặp hoạn nạn, bệnh tật. 2. Không xây nhà ở vùng đường giao nhau chữ T, ở góc vuông giữa 2 con đường, sẽ gặp tai họa. 3. Không nên xây nhà ở ngõ cụt, nhà đối diện với ngõ hẻm, dễ phát sinh họa tiểu nhân hoặc quan tai, thị phi, dính tới pháp lý. 4. Ở phía Tây nhà có đường lớn là đại cát nhưng không nên mở cửa hướng Tây để giữ tính riêng tư cho ngôi nhà. 5. Trước cửa nhà, đối diện cửa lớn không nên có cây to sẽ cản trở dương khí, âm khí trong nhà không thoát đi được. 6. Trước cửa nhà không nên có cây khô, bất kể cây to hay cây nhỏ, nếu cây đã chết héo thì nên bỏ đi ngay. 7. Ở hướng Tây Bắc có cây to là đại cát, nếu chặt đi sẽ tuyệt tử tuyệt tôn. 8. Không nên xây nhà qua cao so với các kiến trúc bên cạnh, tạo thế “hạc giữa bầy gà”, tứ cố vô thân. Không giữ được tiền tài, không giữ được tính riêng tư, rất bất lợi. 9. Nhà con cái không thể lấp bóng nhà cha mẹ, nếu không cả hai nhà đều suy sụp. 10. Trong nhà có phụ nữ mang thai không thể xây nhà, sửa chữa nhỏ cũng không nên, sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. 11. Nơi ở trước thấp sau cao thì đại cát, ngược lại trước cao sau thấp là đại hung. 12. Nhà khuyết góc Tây Bắc sẽ tổn hại quý khí, ảnh hưởng tới sức khỏe của con trẻ. 13. Nhà khuyết góc Đông Nam bất lợi đối với con gái nhưng không quá tổn hại. 14. Nhà khuyết góc Tây Nam, ảnh hưởng tới dạ dày và đại tràng nhưng hữu ích với đường quan lại, chức vị. 15. Nhà thiếu góc Đông Bắc, dù không đại hại nhưng hệ tiêu hóa không tốt. 16. Nhà phải dài trái ngắn thì con trẻ sinh ra không nghèo cũng mồ côi. 17. Nhà trước rộng sau hẹp, hình thành thì tiền tài khó bảo toàn. 18. Nhà ở khu vực có địa thế trước hẹp sau rộng thì không chỉ phú quý mà còn oanh liệt, có địa vị xã hội. 19. Nhà ở khu vực có địa thế hình tam giác, trước nhọn sau rộng thì tổn hại tài lộc, nữ mệnh trong nhà gieo tai vạ, người nhà mắc bệnh nan y. Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (XemTuong.net)

► Mời các bạn xem Lịch nghỉ Tết dương lịch 2017 đã được cập nhật tại Lichngaytot.com

Nhà nghịch âm dương: Tìm hiểu và hóa giải Kiến thức phong thuỷ quan trọng cho nhà chung cư 7 điều kiện tiên quyết để có trạch vận đại cát Trần Hồng

Những Lưu Ý Phong Thủy Cần Biết Khi Xây Nhà

Theo thuyết phong thủy, không nên xây nhà ở cuối đường vì ở địa phận này, khả năng xảy ra trộm cắp là khá lớn.

Xin giới thiệu đến bạn đọc bài tổng hợp những điều cần biết về phong thủy kết hợp khoa học hiện đại trong xây dựng, thiết kế nhà.

Người phương Đông luôn kỹ lưỡng trong lựa chọn một ngôi nhà mới bởi tin tưởng địa khí mảnh đất sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe…

BizLIVE giới thiệu đến bạn đọc bài tổng hợp những điều cần biết về phong thủy kết hợp khoa học hiện đại trong xây dựng, thiết kế nhà. Một số trường phái trong thiết kế phong thủy trước khi xây nhà

Phong thủy địa khí: đo khí đất, đo năng lượng của đất, từ đó sẽ biết mảnh đất đó là mảnh đất phát về kinh doanh, về quan trường, hay là mảnh đất bình thường, đất gây bệnh…

Phong thủy bát trạch: dựa trên cung mệnh của mệnh chủ và hướng đất để tính toán xem hướng nhà có hợp không, tính toán các hướng: giường ngủ, hướng bếp, hướng bàn thờ, hướng bàn học, bàn làm việc, hướng cửa, hướng cổng sao cho được các khí tốt.

Phong thủy loan đầu: khảo sát, phân tích các con đường, ngôi nhà, dòng sông, ao hồ, ngọn núi, cao ốc chung quanh mảnh đất để xem tác hại hay tác dụng tốt đến ngôi nhà.

Huyền không phi tinh: dựa vào năm xây dựng và nhập trạch, dựa vào số độ la bàn của sơn – hướng ngôi nhà để xác định các thế trận sao (khí của các vì sao trong chòm sao bắc đẩu) ảnh hưởng như thế nào, từ đó đề ra các phương án mở cửa chính, cửa phụ, làm non bộ, làm tiểu cảnh nước, làm cửa cổng…

An thần sát: đây là trường phái tính toán phải đạt đến độ tuyệt đối và khi đó sắp xếp phân phòng, mở cửa cổng, cửa chính …

Các trường phái trên phải được kết hợp một cách hài hòa, không thể tách rời trong thiết kế phong thủy cũng như xem phong thủy cho cơ quan, doanh nghiệp, ngôi nhà.

Chọn vị trí xây nhà hợp phong thủy

Không nên xây nhà ở giữa hoặc gần đường cái

Theo thuyết phong thủy, không nên xây nhà ở cuối đường vì ở địa phận này, khả năng xảy ra trộm cắp là khá lớn. Xây nhà ở cuối ngõ cũng không nên vì địa điểm này không thuận tiện, khi xảy ra sự cố không có lối thoát, rất phiền phức và nguy hiểm.

Theo cổ nhân, xây nhà ở ngã tư đường sẽ gặp họa sát thương. Hiện nay, nhiều người vẫn tin vào quan niệm này vì nhà ở vị trí này không an toàn, dễ gặp tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sự an toàn của những người trong nhà.

Kiêng xây nhà trên mảnh đất hình tam giác

Theo phong thủy, không nên xây nhà trên mảnh đất hình tam giác (nơi hai con đường gặp nhau) vì vị trí này dễ khiến người trong nhà không yên ổn, xảy ra nhiều tranh chấp và dễ gây hỏa hoạn. Hơn nữa, xây nhà trên mảnh đất hình tam giác không kinh tế vì lãng phí nhiều đất và gây khó khăn trong việc thiết kế các phòng.

Kiêng xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi

Không nên chọn vị trí dưới núi đá, nơi chân núi nối liền với mặt đất, hay giữa hai đầu hẻm núi làm địa điểm xây nhà vì nguy cơ núi lở hoặc nước lũ là rất lớn. Những nơi này phong cảnh khá đẹp, nhưng do hai ngọn núi hình thành hẻm núi hình dẻ quạt, qua nhiều năm mưa gió, đáy sông lắng đọng nhiều cát, khu vực nền móng yếu và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao.

Không xây nhà gần đền chùa

Nên kiêng xây nhà ở những khu vực đền chùa vì linh khí sẽ bị chùa hút hết, không có lợi cho con người. Trong thực tế, gần đền chùa có nhiều người đến cúng bái, thắp hương, bầu không khí bị ô nhiễm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế, khi chọn vị trí xây nhà ở, nên tránh xa khu vực đền chùa, miếu…

Những điều kiêng kỵ trong thiết kế

Kỵ tường trắng ngói xanh

Kiến trúc của ngôi nhà tuyệt đối kỵ dùng tường trắng ngói xanh vì những màu này đa số dung trong những linh đường, nhà mồ mả, nhà tưởng niệm… không thích hợp dùng để trang trí những ngôi nhà để ở.

Kỵ tầng một của nhà quá cao

Khi chọn nhà cần quan sát môi trường xung quanh một cách cẩn thận. Nếu ngôi nhà của bạn quá cao, và bốn bên lại không có một chỗ dựa nào thì sẽ không tốt cho phong thủy. Sống lâu trong những ngôi nhà như thế này sẽ khiến bạn có tâm lí cô đơn. Nếu tầng một của nhà bạn quá cao trong khi các tầng khác lại thấp sẽ tạo thành kết cấu không hợp lí.

Kỵ cửa chính quá thấp

Nhà nhỏ mà cửa lớn đương nhiên là bất lợi, song nếu ngày nào cũng đi qua đi lại một cái cửa quá thấp thì cũng không thuận tiện. Độ cao của cửa nhà cũng có độ tiêu chuẩn giống như chiều cao của người trưởng thành. Nếu thấp dưới mức tiêu chuẩn, bạn sẽ phải cúi người để ra vào, không cần nói bạn cũng thấy sự bất lợi ra sao.

Kỵ mái nhà tròn và trong suốt

Trong quan niệm của người xưa thì trời tròn, đất vuông: hình tròn là động, hình vuông là tĩnh. Nhà ở nên tĩnh chứ không nên động. Chính vì thế những ngôi nhà hình tròn chỉ thích hợp để làm văn phòng công ty chứ không thích hợp dùng để ở. Ngoài ra, kiến trúc của những ngôi nhà dùng toàn bằng kính chỉ thích hợp với không gian văn phòng không có sự riêng tư, chứ không thích hợp đối với nhà ở.

Kỵ thiết kế hành lang ở biệt thự

Thiết kế biệt thự thông thường phải mang những đặc sắc riêng, thế nên người ta hay dùng hành lang, tường vây, hòn non bộ…để trang trí. Tuy nhiên trong phong thủy học, trừ những nơi như công viên hay trang viên rộng lớn ra thông thường nên tránh thiết kế hành lang dài và uốn quanh nhà vì hành lang này sẽ làm đứt khí trong nhà. Chính vì thế không nên làm hành lang trong biệt thự.

Kiêng trồng cây to trước cửa nhà

Cổ nhân nói trước cửa có cây to hay cột điện là điềm dữ vì cây cổ thụ gây khó khăn trong việc đi lại, chắn khí dương vào nhà, để âm khí tích tụ khó thoát ra. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng sự che chắn của cành lá, dễ quan sát và trèo vào nhà, gây phiền toái cho gia đình.

Không nên xây nhà quá cao

Nhà quá cao bốn bề không được che chắn, thiếu kín đáo, tạo tâm lý bất ổn cho người trong nhà đồng thời tạo sự cách biệt với xung quanh. Kiểu nhà này cũng không có điều kiện được che nắng, dương thịnh âm yếu, âm dương không điều hòa cũng ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong gia đình.

Tường bao quanh nhà không xây quá cao

Tường bao quanh nhà xây quá cao không những làm hỏng bố cục nhà mà còn khiến cho người trong nhà có cảm giác như bị nhốt, sẽ dẫn đến nghèo túng. Về thẩm mỹ, tường xây quá cao còn che mất cửa sổ, mái nhà và nóc nhà, tạo cảm giác bức bách, khó khăn trong việc lấy ánh sáng và thông gió. Vì vậy, khi xây nhà, không nên để tường bao quanh nhà cao quá 1,5m và cách nhà khoảng 50cm trở lên.

Cùng Danh Mục:

Cập nhật thông tin chi tiết về Top Những Cây Bonsai Để Trong Nhà Và Những Lưu Ý Khi Trồng Cần Phải Biết trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!