Con Mệnh Hỏa Nên Đặt Tên Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Globalink.edu.vn

Hướng Dẫn Cách Đặt Tên Con Gái Mệnh Hỏa &Amp; Đặt Tên Con Trai Mệnh Hỏa

Trong cuộc đời, từ khi sinh ra mỗi người đã được bố mẹ đặt cho riêng một cái tên và nó sẽ đi theo ta suốt cả cuộc đời. Vì vậy, khi các cha mẹ chọn lựa đặt tên cho con cần hết sức lưu ý. Hiện nay có rất nhiều cách đặt tên cho con, do đó các cha mẹ thường hay thắc mắc đặt tên con gái mệnh hỏa là gì – đặt tên con trai mệnh hỏa như nào… Hôm nay Gia Đình Là Vô Giá xin tư vấn cách đặt tên mệnh Hỏa cho con trai và gái. Mời các cha mẹ tham khảo bài viết này để biết cách đặt tên con mệnh Hỏa.

Chia sẻ tên ở nhà cực đáng yêu

Vì sao phải đặt tên mệnh Hỏa cho con

Người mệnh hỏa đặt tên gì? Trong phong thủy, ngũ hành bản mệnh là một yếu tố quan trọng đối với bản thân mỗi người. Đặt tên hợp mệnh Hỏa sẽ giúp các bé khi được sinh ra gặp may mắn, thuận lợi hơn. Chúng ta có thể thấy những người thành công và nổi tiếng họ đều có những cái tên rất đẹp. Những nghệ sĩ khi bước chân vào con đường họ luôn chọn cho mình 1 cái tên rất kêu và hợp phong thủy như: Sơn Tùng M-TP, Karik, v.v… Qua các điều trên nếu con của quý bạn sinh năm thuộc ngũ hành Thổ và Mộc – Vì Hỏa sinh Thổ , Mộc sinh Hỏa nên đặt tên con theo mệnh Hỏa.

Đặt tên mệnh Hỏa cho con là gì? Cách đặt tên con trai mệnh hoả – Cách đặt tên con gái mệnh hoả

Mệnh Hỏa là gì? Cách đặt tên hợp mệnh Hỏa

Trong ngũ hành bản mệnh, Hỏa là nhân tố đứng thứ hai. Hỏa đại diện cho sức nóng, tràn đầy năng lượng và ánh sáng chiếu rọi khắp nhân gian. Hỏa đại diện cho mặt có thể chiếu ánh sáng rọi khắp muôn nơi trên thế gian nhưng cũng có thể sử dụng sức nóng để thiêu rụi tất cả. Chính vì điều này người cũng góp phần xây dựng lên tính cách của người mệnh Hỏa.

Quý bạn mệnh Hỏa thường nói ít làm nhiều và khá nóng tính. Khi ở trạng thái bình thường, họ như ánh mặt trời lúc ban mai vậy rất nhẹ nhàng, điềm tĩnh, vui tính và hiền lành. Khi bị chọc tức hay nóng giận thì ngọn lửa bên trong bộc phát và sẽ xử lý những rắc rối gây ra một cách khiến những người ở gần cảm thấy ớn lạnh và không dám trêu chọc họ. Đôi khi người mệnh hỏa cũng khá cứng đầu vả bảo thủ, họ sẵn sàng làm việc gì đó một cách liều mình và không cần biết kết quả ra sao. Khi quý bạn đặt tên mệnh Hỏa cho các bé sẽ giúp các bé có thể gặp may mắn nhiều hơn.

Ưu điểm: Người mang mệnh hỏa sẽ luôn có một niềm đam mê, nhiệt huyết bùng cháy với công việc. Ngoài ra họ còn rất nhiệt tình giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Đây là đức tính tốt đáng tuyên dương của mệnh hỏa.

Nhược điểm: Người mệnh hỏa lúc bình thường thì rất dễ mến nhưng khi nóng giận là điều rất xấu. Họ không biết tiết chế cảm xúc của bản thân mình, nóng giận một cách mất hết lý trí và hành động bất chấp kết quả. Đây là một đức tính xấu mà cần phải cải thiện nếu không muốn sau này gặp những rắc rối lớn.

⇒ Việc đặt tên thuộc hành hỏa cho các bé sẽ giúp các bé phát huy được ưu điểm và nhược điểm ngũ hành hỏa của mình.

Bảng tương sinh tương khắc ngũ hành

– Mệnh Tích lịch Hỏa: Mậu Tý (1948,2008), Kỷ Sửu (1949,2009)

– Mệnh Lư Trung Hỏa: Bính Dần (1926,1986), Đinh Mão (1927, 1987)

– Mệnh Phú Đăng Hỏa: Giáp Thìn (1964, 2024), Ất Tỵ (1965, 2025)

– Mệnh Thiên Thượng Hỏa Mậu Ngọ (1978,2038), Kỷ Mùi (1979, 2038)

– Mệnh Sơn Hạ Hỏa: Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017)

– Mệnh Sơn Đầu Hỏa: Ất Hợi (1935, 1995), Giáp Tuất(1934, 1994)

Hướng dẫn cách đặt tên theo mệnh hỏa cho con trai và con gái

– Đặt tên thuộc hành hỏa cho con trai theo vần A-B-C: Cao, Chiến, Văn Bách, Vạn Bách, Xuân Bách, Cao Bách, Quang Bách, Hoàng Bách, Gia Bảo, Đức Bảo, Quốc Bảo, Tiểu Bảo, Quang Bảo, Nguyên Bảo, Huy Bách, Tùng Bách.

– Đặt tên hợp mệnh Hỏa cho bé trai theo vần D-Đ: Đức, Đức, Điểm, Dương,Đoạn, Anh Đức Tuấn Đức, Minh Đức, Quý Đoàn, Đình Đông, Khoa Đạt, Thu Đan, Hải Đăng, Hồng Đăng, Thành Đạt.

– Đặt tên mệnh Hỏa cho con trai theo vần vần G-H-K: Hùng, Huân, Kháng, Khánh, Huy, Hiệp, Hoán, Đức Hoàng, Thế Hiển, Bảo Hoàng, Vinh Hiển.

– Đặt tên con trai mệnh Hỏa theo vần L-M-N: Luyện, Minh, Nhiên Nhật, Nam, Ngọ, Quang Linh, Đức Long, Thành Lợi, Bá Long, Đình Lộc, Tuấn Linh, Bảo Long, Tấn Lợi, Hoàng Linh, Bá Lộc, Hải Luân, Minh Lương, Thiên Lương, Hữu Luân, Công Lý, Duy Luật, Trọng Lý, Minh Lý, Hồng Nhật, Đình Nam, An Nam An Ninh, Quang Ninh.

– Đặt tên hợp mệnh hỏa cho con trai vần O-P-Q: Quang, Phúc, Đăng Quang, Duy Quang, Đăng Phong, Chiêu Phong.

– Đặt tên mệnh Hỏa theo vần vần S-T: Sáng, Thái, Sơn Tùng, Anh Tuấn, Nhật Tiến, Anh Tùng, Cao Tiến, Duy Thông, Anh Thái, Huy Thông,Bảo Thái, Quốc Thiện, Duy Tạch, Duy Thiên, Mạnh Tấn, Công Tuấn, Đình Tuấn, Minh Thạch, Trọng Tấn, Nhật Tấn, Đức Trung, Minh Trác, Minh Triết, Đức Trí, Dũng Trí, Hữu Trác, Duy Triệu, Đức Trọng,

– Đặt tên thuộc hành hỏa theo vần V-X-Y: Xuân Trúc, Vĩ, Hùng Vĩ, Đức Việt.

Bài viết cùng chuyên mục

– Đặt tên mệnh Hỏa cho bé gái theo vần A-B-C: Cẩm, Ánh, Chiếu, Bính, Bội.

– Đặt tên thuộc hành hỏa theo vần D-Đ: Dung, Đan, Đài, Phong Diệp, Phương Dung, Hoài Diệp, Kiều Dung, Thái Dương, Đại Dương, Phương Doanh, Khả Doanh, Quỳnh Điệp, Hoàng Điệp.

– Đặt tên con gái mệnh Hỏa theo vần G-H-K: Hồng, Hạ, Ngọc Huyền, Ngọc Hân, Thu Huyền, Thanh Huyền, Di Hân.

– Đặt tên hợp mệnh Hỏa cho bé gái theo vần L-M-N: Ly, Linh, Pha Lê, Diễm Lệ, Ý Lan, Xuân Lan, Uyển Lê, Thu Lê, Mỹ Lệ, Trúc Lệ.

– Đặt tên mệnh Hỏa cho bé gái theo vần O-P-Q: Gia Quỳnh, Bảo Quỳnh, Diễm Quỳnh.

– Đặt tên thuộc hành Hỏa cho con gái vần S-T: Tiết, Thanh, Thu, Mai Trinh, Diễm Trinh.

– Đặt tên cho con mệnh Hỏa với vần U-V-X-Y: Nguyệt Uyển, Yên Vĩ, Nhật Uyển, Ngọc Uyển.

Vậy là chúng tôi đã tư vấn xong cách đặt tên mệnh Hỏa cho con dành cho các bé. Mong rằng qua bài viết này, các cha mẹ đã biết cách đặt tên con gái mệnh hỏa – đặt tên tên con trai mệnh hỏa. Chúc các phụ huynh lựa chọn được cái tên thuộc hành Hỏa thật hay cho con mình.

(* Phong thủy đặt tên cho con, chọn tháng sinh là một bộ môn từ khoa học phương Đông có tính chất huyền bí, vì vậy những thông tin trên mang tính chất tham khảo!)

Hướng Dẫn Đặt Tên Con Trai Mệnh Kim &Amp; Đặt Tên Con Gái Mệnh Kim

Bật mí cách đặt tên con gái mệnh kim, đặt tên con trai mệnh kim hay nhất

Vì sao phải đặt tên mệnh Kim cho con

Trong phong thủy, ngũ hành bản mệnh là một yếu tố quan trọng đối với bản thân mỗi người. Đặt tên hợp mệnh Kim sẽ giúp các bé khi được sinh ra gặp may mắn, thuận lợi hơn. Chúng ta có thể thấy những người thành công và nổi tiếng họ đều có những cái tên rất đẹp. Những nghệ sĩ khi bước chân vào con đường họ luôn chọn cho mình 1 cái tên rất kêu và hợp phong thủy như: M-TP, Karik, v.v… Qua các điều trên nếu con của quý bạn mang mệnh Kim thì đặt tên mệnh Kim cho con là điều rất quan trọng.

Chia sẻ tên ở nhà cực đáng yêu dành cho bé Gái

Mệnh Kim là gì? Đặt tên thuộc hành Kim có ảnh hưởng gì?

Trong ngũ hành bản mệnh, Kim là nhân tố đứng thứ tư. Kim là chỉ chung bao gồm tất cả các kim loại có trên thế gian này như đồng, sắt, vàng, bạc… Mệnh Kim đại diện cho sự cứng rắn và quyết đoán. Chúng ta có thể thấy những người mệnh Kim đều quyết đoán trong công việc. Ngoài ra kim loại còn đại diện cho sự sang trọng khi những kim loại quý như vàng và bạc luôn có giá trị cao và rất ưa chuộng khi được chọn làm đồ trang sức. Người mệnh Kim khi được sống trong môi trường tốt sẽ phát huy được hết những phẩm giá của mình như luôn có ý tưởng mới, công tư phân minh và quyết đoán trong việc. Nếu như ở môi trường xấu thì chính là sự cứng nhắc trong công việc hoặc luôn phiền muộn vì một điều gì đó.

Ưu điểm: Người mang mệnh Kim luôn mạnh mẽ cương nghị và thẳng thắn. Nếu họ không thích làm một điều gì đó thì chắc chắn họ sẽ từ chối đến cùng. Khi tiếp xúc với người đối diện họ sẽ khiến đối phương bị cuốn hút lôi cuốn theo câu chuyện của họ. Ngoài ra thì trực giác của họ cũng rất nhạy bén luôn mách bảo đúng lúc khi cần một điều gì đó

Nhược điểm: Quý vị mệnh này đôi khi lại hơi quá cứng nhắc và bảo thủ đây là nhược điểm lớn khiến cho bản thân quý vị có thể bị tụt lùi và không phát triển được mạnh mẽ được. Đặc biệt, người mệnh Kim còn hay phiền muộn vô cơ điều này sẽ gây ra những tiêu cực cho bản thân.

⇒ Khi quý bạn đặt tên mệnh Kim cho các bé sẽ giúp các bé phát huy được ưu điểm và hạn chế được các nhược điểm của bé.

Hướng dẫn cách đặt tên theo mệnh Kim cho bé trai và bé gái

– Mệnh Hải Trung Kim: Giáp Tý (1924 ,1984), Ất Sửu (1925, 1985)

– Mệnh Kiếm Phong Kim: Nhâm Thân (1932,1992), Quý Dậu (1933, 1993)

– Mệnh Bạch Lạp Kim: Canh Thìn (1940, 2000), Tân Tỵ (1941, 2001)

– Mệnh Sa Trung Kim: Giáp Ngọ (1954,2014), Ất Mùi (1955, 2015)

– Mệnh Kim Bạch Kim: Nhâm Dần (1962, 2022), Quý Mão (1963, 2023)

– Mệnh Thoa Xuyến Kim: Canh Tuất (1970, 2030), Tân Hợi (1971, 2031)

– Đặt tên thuộc hành Kim cho bé trai theo vần A-B-C: Đức Anh, Thanh Bình, Khắc Cường, Hùng Anh, Thế Anh, Cao Anh.

– Đặt tên con mệnh Kim theo vần D-Đ: Hải Dương, Tuấn Du, Khương Du, Ngọc Du, .

– Đặt tên mệnh Kim cho con trai theo vần vần G-H-K: Quang Hải, Quốc Hưng, Gia Hưng, Văn Khánh, Quang Khải, Quốc Khánh, Minh Hải, Quang Khánh, Đức Hải

– Đặt tên thuộc hành Kim theo vần L-M-N: Trọng Nguyên, Trung Nguyên, Minh Nhật, Hải Nam, Văn Linh, Hoàng Linh, Quyền Linh, Quang Linh

– Đặt tên hợp mệnh Kim cho con trai vần O-P-Q: Mạnh Quân, Quốc Quân, Quang Quân, Quang Phúc, Minh Phúc, Minh Phú

– Đặt tên mệnh Kim cho con trai theo vần vần S-T: Tùng Sơn, Thanh Sơn

– Đặt tên con theo mệnh kim theo vần V-X-Y: Minh Vương, Quốc Vương

– Đặt tên mệnh Kim cho bé gái theo vần A-B-C: Kim Anh, Ngân Anh, Trâm Anh, Tuệ Anh, Bảo Châu, Ngọc Châu, Kim Cương.

– Đặt tên thuộc hành Kim theo vần D-Đ: Tâm Đoan, Vỹ Dạ

– Đặt tên con gái mệnh Kim theo vần G-H-K: Ngọc Hân, Ngân Khánh, Phương Kiều, Ngân Giang, Bạch Kim, Mỹ Kim

– Đặt tên hợp mệnh Kim cho con gái theo vần L-M-N: Minh Nguyệt, Khánh Ngân, Kim Ngân, Ngọc Ngân, Thúy Ngân

– Đặt tên mệnh Kim cho bé gái theo vần O-P-Q: Cát Phượng, Bích Phượng, Ngọc Phụng, Minh Phụng

– Đặt tên con mệnh Kim theo vần S-T: Mỹ Tâm, Tố Tâm, Bảo Trâm, Ngọc Trâm, Phương Trinh, Ngọc Trinh,

– Đặt tên con theo mệnh kim với vần U-V-X-Y: Thúy Vân, Cẩm Vân.

Bài viết cùng chuyên mục

Theo GIA ĐÌNH LÀ VÔ GIÁ (* Phong thủy đặt tên cho con, chọn tháng sinh là một bộ môn từ khoa học phương Đông có tính chất huyền bí, vì vậy những thông tin trên mang tính chất tham khảo!)

Hướng Dẫn Đặt Tên Con Trai Mệnh Mộc &Amp; Đặt Tên Con Gái Mệnh Mộc

Đặt tên mệnh Mộc để làm gì? Tổng quan người mệnh Mộc

Trong ngũ hành, Mộc là nhân tố đứng đầu tiên. Mộc đại diện cho cây cối, những khu rừng nguyên sinh đem tới không khí trong lành những lá phổi xanh của Trái Đất. Chúng ta có thể thấy một cái cây luôn cắm rễ sâu vào đất dù đất có cứng đến đâu hay vươn thật cao để đón ánh nắng mặt trời. Đức tính này cũng giống những người mệnh Mộc khi mà chúng ta thấy ở họ luôn có sự chắc chắn và vươn lên mạnh mẽ trong công việc. Để đặt tên mệnh Mộc hợp với các bé chúng ta cùng xem qua ưu nhược điểm của người mệnh Mộc

Ưu điểm: Như đã nói ở trên người mệnh Mộc cực kỳ chăm chỉ, luôn sáng tạo mới trong công việc. Ngoài công việc thì người tuổi này rất thích giúp đỡ hỗ trợ những người xung quanh mình

Nhược điểm: Người mệnh Mộc hơi gặp khó khăn trong việc chịu áp lực và kiểm soát cảm xúc. Họ thường xuyên đặt bản thân vào tình trạng căng thẳng hay tiêu cực khi phải chịu áp lực. Nam hay nữ mệnh Mộc đều có tính cách trẻ hơn tuổi thật của họ rất nhiều ngoài ra các tác động từ bên ngoài cũng rất dễ chi phối họ.

⇒ Việc đặt tên con theo mệnh mộc cho các bé sẽ giúp các bé phát huy được ưu điểm và hạn chế được nhược điểm trong ngũ hành hỏa của mình.

Cách đặt tên con gái mệnh mộc và đặt tên con trai mệnh mộc

Vì sao phải đặt tên con gái mệnh Mộc và con trai mệnh Mộc

Hiện nay việc đặt tên cho con có khá nhiều cách như đặt tên theo tuổi, đặt tên hợp bố mẹ. Tuy nhiên việc đặt tên mệnh Mộc cho con vẫn được ưa chuộng. Việc đặt tên hợp với ngũ hành bản mệnh sẽ giúp các bé gặp may mắn và thuận lợi hơn trong cuộc sống của mình.

Trước khi đi vào tìm hiểu những cái tên hợp mệnh Mộc là tên nào chúng ta cùng tìm hiểu những người mệnh Mộc sinh năm nào và thuộc loại mệnh Mộc nào?

– Mệnh Tang Đố Mộc (Gỗ Cây Dâu): Nhâm Tý (1972, 2032), Quý Sửu (1973, 2033)

– Mệnh Tùng Bách Mộc (Cây Tùng Bách): Canh Dần (1950,2010), Tân Mão (1951, 2011)

– Mệnh Đại Lâm Mộc (Cây Rừng Lớn): Mậu Thìn (1928,1988), Kỷ Tỵ (1929, 1989)

– Mệnh Dương Liễu Mộc (Cây Dương Liễu): Nhâm Ngọ (1942, 2002), Quý Mùi (1943, 2003)

– Mệnh Thạch Lựu Mộc (Cây Thạch Lựu): Canh Thân (1980, 2040), Tân Dậu (1981, 2041)

– Mệnh Bình Địa Mộc (Gỗ Cây Đồng Bằng): Mậu Tuất (1958, 2018), Kỷ Hợi (1959, 2019)

– Đặt tên con gái mệnh Mộc theo vần A-B-C: Chi, Cúc, Phương Chi

– Đặt tên thuộc hành Mộc theo vần D-Đ: Dung, Dã, Dạ, Anh Đào, Minh Nhạn

– Đặt tên con theo mệnh Mộc theo vần: G-H-K: Hạnh, Huệ, Hương, Kỳ, Mai Hoa, Mỹ Hạnh, Mỹ Kì

– Đặt tên hợp mệnh Mộc theo vần L-M-N: Mộc Lan, Lan, Lâm, Liễu, Lê, Lý, Mai, Ngọc Lan, Ngọc Liễu

– Đặt tên con gái mệnh Mộc theo vần O-P-Q: Phương, Phượng, Quỳnh, Tú Quỳnh, Hương Quỳnh

– Đặt tên hợp mệnh Mộc theo vần S-T: Thảo, Thư, Mộc Trà, Trúc, Trà, Thu Thảo, Hoa Thảo, Bảo Thư, Hương Trà

– Đặt tên mệnh Mộc theo vần V-X-Y: Xuân, Yến

– Đặt tên theo mệnh Mộc theo vần A-B-C: Bách, Bảo, Bình, Bạch, Thành Công

– Đặt tên thuộc hành Mộc theo vần D-Đ: Văn Đức, Mạnh Dũng, Tiến Dũng

– Đặt tên con mệnh Mộc theo vần: G-H-K: Quốc Khánh, Quang Khánh, Văn Hùng, Ngọc Hùng, Khôi, Kỷ, Minh Khôi.

– Đặt tên con mệnh Mộc theo vần L-M-N: Nam, Lực, Mạnh.

– Đặt tên con trai mệnh Mộc theo vần O-P-Q: Phúc, Phước, Quảng, Quý, Quân, Mạnh Quân, Anh Quân, Trọng Quý, Mạnh Phúc

– Đặt tên hợp mệnh Mộc theo vần S-T: Sâm, Tùng, Minh Tùng, Mạnh Trường, Trường Thành

– Đặt tên mệnh Mộc theo vần V-X-Y: Vũ, Anh Vũ, Long Vũ, Xuân Quang, Anh Vũ

Bài viết cùng chuyên mục

Vậy là Gia Đình Là Vô Giá đã tư vấn xong cho các cách đặt tên mệnh Mộc cho con hay nhất dành cho các bé. Chúc các phụ huynh lựa chọn được cái tên thuộc hành Hỏa thật hay cho con mình.

Theo GIA ĐÌNH LÀ VÔ GIÁ (* Phong thủy đặt tên cho con, chọn tháng sinh là một bộ môn từ khoa học phương Đông có tính chất huyền bí, vì vậy những thông tin trên mang tính chất tham khảo!)

Chồng Mệnh Hỏa Vợ Mệnh Hỏa Nên Sinh Con Mệnh Gì Thì Hợp Ngũ Hành?

Bố mệnh Hỏa mẹ mệnh Hỏa sinh con mệnh gì thì hợp theo ngũ hành để giúp mang lại sự thịnh vượng, may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho cả gia đình?

1. Ngũ hành là gì?

Sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương.

Đi cùng theo đó, dựa trên sự chấp nhận cách vận hành của thế giới, nguyên lý ngũ hành đã đưa ra một giải pháp hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương.

Vậy ngũ hành là gì?

Theo nghĩa đen: “Ngũ hành” là 5 hành tố gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là những nguyên tố cơ bản tồn tại trong vạn vật.

Theo triết học Trung Hoa cổ đại, ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn tại độc lập với ý thức của con người.

Thuyết Ngũ hành theo thuyết duy vật cổ đại có 5 vật chất tạo nên thế giới, có sự tương sinh, tương khắc với nhau bao gồm:

Nước (hành Thủy) Đất (hành Thổ) Lửa (hành Hỏa) Cây cối (hành Mộc) Kim loại (hành Kim)

Ngũ hành tương sinh tương khắc

Theo thuyết Ngũ hành, 5 yếu tố vật chất kể trên luôn vận động và phát triển, chúng không độc lập, tách biệt với nhau mà phụ thuộc vào nhau, tác động lẫn nhau. Mối quan hệ này gọi là sinh và khắc.

Giữa Trời và Đất luôn có mối giao thoa. Quy luật ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc chính là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất để tạo nên sự sống của vạn vật.

Sinh và khắc, 2 mặt của 1 vấn đề, 2 yếu tố này không tồn tại độc lập với nhau, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đó là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật.

– Ngũ hành tương sinh:

Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển.

Trong hệ thống ngũ hành tương sinh bao gồm 2 phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:

Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.

Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.

Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.

Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.

Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.

– Ngũ hành tương khắc:

Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt.

Trong quy luật tương khắc bao gồm 2 mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lý của quy luật tương khắc là:

Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa

Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại

Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.

Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.

Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

Xét về mặt phong thủy, quy luật tương sinh và tương khắc luôn tồn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ.

Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh và khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.

2. Những điều bạn cần biết về mệnh Hỏa

Hành Hỏa là một trong 5 hành cơ bản của Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong phong thủy. Hành Hỏa là gì? Hỏa là: “Viêm thượng”, Viêm là nóng, nhiệt; thượng là hướng lên trên. Chính vì Hỏa có tính phát nhiệt, ấm áp, hướng thượng. Hỏa có chức năng đuổi lạnh, trừ âm, tôi luyện kim loại.

Đặc điểm đặc trưng của hành Hỏa đó là nếu với lượng vừa phải chúng mang lại sự ấm áp cho mọi người mọi vật, nhưng nếu quá nhiều chúng cũng có thể đốt cháy và hủy diệt tất cả.

Với ý nghĩa tích cực, mệnh Hỏa tượng trưng cho sự công bằng cũng như danh dự. Còn với ý nghĩa tiêu cực, “ngọn lửa” thể hiện cho chiến tranh, sự gây hấn.

Mệnh Hỏa gồm có 6 ngũ hành nạp âm:

Lư Trung Hỏa, Sơn Đầu Hỏa, Tích Lịch Hỏa, Sơn Hạ Hỏa, Phú Đăng Hỏa và Thiên Thượng Hỏa.

Ba loại Phúc Đăng Hỏa, Lư Trung Hỏa và Sơn Đầu Hỏa gặp hành Thủy sẽ khắc kỵ. Khi gặp nước, ba thứ lửa trên sẽ bị dập tắt, đúng nghĩa Thủy khắc Hỏa, thuộc diện khắc nhập mất phần phúc.

Còn Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa và Sơn Hạ Hỏa lại cần phối hợp với hành Thủy, bởi có nước thì càng phát huy được tính chất, khí âm (thủy) gặp khí dương (hỏa) sẽ gây ra sấm sét. Nên kết hợp với nhau mới phát huy được tối đa tính chất, cuộc đời sẽ càng sáng lạn hơn.

Thông thường, Hỏa sẽ khắc mệnh Kim, nhưng không phải Kim nào cũng bị Hỏa khắc chế. Nếu thuộc nạp âm là Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim kết hợp mệnh Hỏa sẽ tạo ra điều tốt đẹp. 2 nạp âm này nếu không có lửa (Hỏa) thì không thành vật dụng.

Các nguyên lý vận hành trong ngũ hành cũng được đúc rút từ nhiều nguyên lý trong cuộc sống. Bởi vậy, bố mẹ khi chọn năm sinh cho con cũng cần linh hoạt. Đôi khi, ngũ hành của em bé không hợp với ngũ hành của bố mẹ, vẫn có nhiều cách để hóa giải điều này.

3. Chồng mệnh Hỏa và vợ mệnh Hỏa sinh con mệnh gì hợp ngũ hành?

Khi bố và mẹ đều mang hành Hỏa, gia đình đã có sẵn sự hòa hợp bởi 1 Âm Hỏa và 1 Dương Hỏa sẽ mang tính hài hòa, tương hỗ cùng nhau phát triển mạnh mẽ hơn. Chính vì thế, cặp bố mẹ lưỡng Hỏa cũng sẽ không gặp mấy khó khăn để tìm được năm sinh phù hợp với gia đình mình.

Vợ chồng mệnh Hỏa sinh con mệnh Thổ

Lựa chọn đầu tiên cho cặp vợ chồng mệnh Hỏa chính là sinh con mang hành Thổ, bởi theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Hỏa sinh Thổ. Thông thường mệnh của con làm lợi cho cha mẹ gọi là Tiểu Cát, mệnh của cha mẹ làm lợi cho con là Đại Cát. Như vậy, bố mẹ mệnh Hỏa làm lợi cho con mệnh Thổ, là Đại Cát.

Thiên thần nhỏ mang hành Thổ trong gia đình bố mẹ lưỡng Hỏa thường sẽ có cuộc sống đầy đủ hạnh phúc. Ngoài ra, bố mẹ hành Hỏa sẽ hỗ trợ, nuôi dưỡng cho hành Thổ của con, giúp em bé có nhiều thuận lợi, may mắn trong cuộc sống.

Vợ chồng mệnh Hỏa sinh con mệnh Mộc

Lựa chọn thứ hai cho cặp vợ chồng mệnh Hỏa chính là sinh con mang hành Mộc, bởi theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Mộc sinh Hỏa. Thông thường mệnh của con làm lợi cho cha mẹ gọi là Tiểu Cát, mệnh của cha mẹ làm lợi cho con là Đại Cát. Như vậy, con mệnh Mộc làm lợi cho bố mẹ mệnh Hỏa, là Tiểu Cát. Em bé mệnh Mộc sẽ dưỡng cả bố lẫn mẹ, mang đến cho bố mẹ nhiều niềm vui và những thuận lợi không ngờ trong cuộc sống.

Em bé hành Mộc sẽ là nguồn sinh khí giúp cho bố mẹ mệnh Hỏa phát huy được những ưu điểm của mình để đi xa hơn trên con đường sự nghiệp và cuộc sống viên mãn. Nhìn chung, gia đình của bố mẹ cùng mệnh Hỏa sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi sinh được em bé hành Mộc.

Vợ chồng mệnh Hỏa sinh con mệnh Hỏa

Đối với bố mẹ cùng hành Hỏa khi sinh con cũng thuộc mệnh Hỏa thì gia đình không có nhiều sóng gió, nhưng nếu lửa lớn quá có thể gây ra hỏa hoạn.

Nếu sinh con trai, Dương Hỏa của con kết hợp với Âm Hỏa của mẹ tạo thành “lưỡng Hỏa thành khí”, như vậy em bé trai sẽ hợp với mẹ hơn bố.

Nếu sinh con gái, Âm Hỏa của con kết hợp với Dương Hỏa của bố tạo thành “lưỡng Hỏa thành khí”, như vậy em bé gái sẽ hợp với bố hơn mẹ.

Vợ chồng mệnh Hỏa sinh con mệnh Thủy

Bố mẹ cùng hành Hỏa nên tránh sinh con thuộc mệnh Thủy, bởi theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Thủy khắc Hỏa. Thông thường con không hợp với cha mẹ gọi là Tiểu hung, cha mẹ không hợp với con là Đại hung. Con mệnh Thủy khắc bố mẹ mệnh Hỏa được gọi là Tiểu hung, điềm báo hiệu cho nhiều điều không tốt lành đến với bố mẹ. Cuộc sống gia đình gặp nhiều điều xáo trộn, không hạnh phúc.

Tuy nhiên, nếu bố mẹ thuộc nạp âm là Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa và Sơn Hạ Hỏa sinh con mệnh Thủy sẽ tạo ra điều tốt đẹp bởi 3 nạp âm này có nước thì mới phát huy được tối đa tính chất, cuộc sống sẽ càng sáng lạn hơn.

Vợ chồng mệnh Hỏa sinh con mệnh Kim

Bố mẹ cùng hành Hỏa nên tránh sinh con thuộc mệnh Kim, bởi theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Hỏa khắc Kim. Thông thường con không hợp với cha mẹ gọi là Tiểu hung, cha mẹ không hợp với con là Đại hung. Bố mẹ mệnh Hỏa khắc con mệnh Kim, được gọi là Đại hung, điềm báo hiệu cho nhiều điều không tốt lành đến với em bé và bố mẹ. Em bé mang mệnh Kim sẽ không có nhiều điều may mắn khi ở gần bố mẹ song Hỏa. Cuộc sống gia đình gặp nhiều điều xui xẻo, dễ ly tán.

Tuy nhiên, nếu bố mẹ hành Hỏa sinh con mệnh Kim là Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim sẽ tạo ra điều tốt đẹp cho con bởi 2 nạp âm này nếu không có lửa (Hỏa) thì không thành vật dụng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

Theo tuvingaynay.com!