Giai Thoai Phong Thuy Ta Ao / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Globalink.edu.vn

Mua Sim Dien Thoai Theo Phong Thuy

1. Mua Sim điện thoại theo phong thủy theo mệnh, tuổi:

Nhắc đến phong thủy không thể không nhắc đến yếu tố mệnh và tuổi. Mua Sim điện thoại theo phong thủy cũng dựa vào 2 yếu tố này để chọn được sim có phong thủy đẹp nhất.

– Chọn sim mang ngũ hành tương sinh ra mệnh:

Chọn Sim điện thoại theo phong thủy tương sinh ra mệnh là nguồn gốc cho sự phát triển, đại diện cho sự sinh ra, tiến lên, không bao giờ lụi tàn. Với mỗi mệnh bạn sẽ có những ngũ hành sim khác nhau để lựa chọn theo quy luật: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

– Tránh chọn sim mang ngũ hành tương khắc:

Điều đại kỵ khi chọn Sim điện thoại theo phong thủy đó là chọn sim mang ngũ hành tương khắc với mệnh của chủ nhân. Điều đó sẽ dễ dẫn đến những điều rủi ro, không may mắn. Quy luật tương sinh như sau: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.

– Chọn sim chứa con số hợp mệnh:

Khi chọn mua Sim điện thoại theo phong thủy bạn cũng nên để ý đến những con số có trong sim điện thoại ấy. Mỗi mệnh sẽ có những con số phù hợp khác nhau. Do đó, sự xuất hiện của các con số hợp mệnh càng nhiều thì phong thủy sim ấy càng hợp mệnh, càng đẹp. Cụ thể là: Mộc: 1, 3, 4 – Thổ: 2, 5, 8, 9 – Kim: 6, 7, 8 – Thủy: 1, 6 – Hỏa: 0, 9.

2. Mua Sim điện thoại theo phong thủy theo thể loại và giá cả:

Thị trường sim số đẹp nói chung và sim phong thủy nói riêng hiện nay rất đa dạng với hệ thống các thể loại sim số đẹp đa dạng. Mỗi thể loại sim lại mang một ý nghĩa phong thủy khác nhau. Bạn có thể chọn Sim điện thoại theo phong thủy trong các thể loại như sau: sim tam hoa, sim tứ quý, sim lục quý, sim ngũ quý, sim thần tài, sim phát lộc, sim ông địa, sim năm sinh, sim gánh đảo v.v

BÀI VIẾT ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI XEM NHẤT:

Những Giai Thoại Nổi Tiếng Về Bậc Thầy Phong Thủy Tả Ao

Tả Ao tiên sinh, tên thật là Nguyễn Đức Huyên, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh vào thời vua Lê chúa Trịnh (1545 – 1788), là một bậc thầy phong thủy nổi tiếng nhất nhì nước Việt. Nhà Tả Ao nghèo, cha mất sớm còn mẹ bị bệnh lòa mắt, vì thế nên ông đến giúp việc cho một ông thầy thuốc người Tàu ở trong huyện, trước lấy tiền trị mắt cho mẹ sau học thêm được nghề bốc thuốc chữa bệnh. Chính vì thế mà ông chữa được bệnh mắt lòa cho mẹ.

Ông thầy Tàu thấy Tả Ao có chí lớn, nên khi về lại bên Trung Hoa đã dẫn ông theo để dạy thêm nghề thuốc. Trên đất khách, gần nhà ông thầy thuốc, có một thầy địa lý rất giỏi, cũng đang bị bệnh về mắt, Tả Ao liền được thầy phái sang chữa trị thay ông ta.

Thầy địa lý nói rằng, nếu Tả Ao chữa khỏi bệnh mắt cho mình thì ông sẽ thưởng 50 lượng vàng. Tả Ao nhờ kinh nghiệm chữa khỏi bệnh mắt cho mẹ, nên đã chữa khỏi bệnh cho thầy địa lý, nhưng ông không nhận vàng mà chỉ xin ông ta truyền cho nghề xem phong thủy.

Vì ơn nghĩa, nên thầy địa lý bằng lòng, truyền dạy hết tinh hoa địa lý phong thủy cho Tả Ao, đến khi học thành tài, ông xin cả 2 ông thầy cho về nước.

Trước khi cho Tả Ao về Việt Nam, ông thầy địa lý muốn thử lần cuối sự hiểu biết của Tả Ao, ông ta làm ra 100 mô hình đất kết trên bãi cát, dưới mỗi huyệt có yểm một đồng tiền, rồi đưa Tả Ao 100 cây kim ra đó tìm huyệt để điểm.

Tả Ao điểm đúng 99 lỗ của đồng tiền, còn một cây điểm ở mép, mà huyệt này lại là huyệt thứ 100. Đây là huyệt ảo, vì mô hình tạo dáng rất huyền bí, ẩn hiện dưới những mô đất nhấp nhô, những thầy địa lý giỏi cũng khó phát hiện ra đúng huyệt đạo.

Khi Tả Ao về đến quê hương, ông chỉ lo hành nghề bốc thuốc, ít khi sử dụng đến khoa địa lý, chỉ khi nào cần thiết ông mới ra tay xem thế đất giùm mọi người, tuy vậy danh tiếng xem địa lý, phong thủy của Tả Ao lại nổi hơn nghề thầy thuốc.

Cũng chính vì ông không hành nghề xem phong thủy cho ai, nên không có hậu bối. Khi Tả Ao mất người nhà chỉ tìm thấy 2 bộ sách viết về địa lý phong thủy, là Địa đạo diễn ca và Dã đàm Tả Ao. Nhưng trong dân chúng có nhiều sách được in ra nói là sách do chính Tả Ao viết. Còn các nhà địa lý phong thủy, khi đọc xong 2 quyển sách trên, đều cho đây là sách quý.

Một ngày nọ thầy phong thủy Tả Ao đi ngao du sơn thủy, tuổi tuy đã già nhưng dáng người vẫn quắc thước khoẻ mạnh, khi ông đi đến một làng quê nọ, trời nắng nóng nên ghé vào ngồi nghỉ mát dưới gốc cây đa bên làng, ông nhìn thấy một anh nông dân đang miệt mài cày ruộng, đến khi mặt trời đứng bóng mới chịu tháo cày cũng vào gốc đa ngồi mở cơm nắm ra ăn.

Thấy một ông lão cùng ngồi ở đó nhưng không ăn uống gì cả, anh ta mới lên tiếng hỏi: “Xế trưa rồi ông không dùng cơm sao, hay là ông không sẵn mang theo, thôi cùng nắm cơm này ăn với cháu cho vui”.

Anh nông dân vừa giở cơm, vừa mau mắn mời ông lão: “Cháu mời ông dùng cơm…”

Thấy thái độ anh nông dân dễ mến, Tả Ao không khách khí, bèn vui vẻ ngồi lại cùng ăn. Bốn năm ngày như vậy, anh nông dân vẫn một lòng kính trọng Tả Ao, mời cơm và ông cũng không lần nào từ chối.

Đến bữa cuối cùng, bỗng ông nói với anh nông dân: “Chắc anh vẫn không biết ta là ai? Ta chẳng giấu gì anh, ta chính là thầy phong thủy Tả Ao đây”.

Anh nông dân nghe danh Tả Ao đã lâu, nay có dịp diện kiến nên vừa mừng vừa hốt hoảng, liền cúi đầu xin ông tha lỗi. Tả Ao đỡ anh nông dân đứng dậy nói tiếp: “Ta xem anh là người có đức nên có ý giúp anh đặt một ngôi mộ sau này sẽ phát phúc, phát tài, cho anh nở mặt với thiên hạ”.

“Anh cứ yên tâm. Ta nói sẽ giúp anh được giàu sang phú quý trong vòng 100 ngày thôi. Nào anh hãy dẫn ta ra nơi mộ của cha mẹ của anh đi, ta xem thế nào sẽ sửa cho”.

Anh nông dân mừng rỡ bèn nghe theo lời Tả Ao, dẫn ông đi ra mộ của cha mình. Tả Ao xem xong mới nói: “Mộ đặt nơi thế đất không tốt, suốt đời sẽ bần hàn cơ cực. Phải đào lên cải táng, di dời qua nơi đất khác mà thôi”.

Nói rồi bảo anh nông dân đào mộ lên, xếp xương cốt vào một chiếc hủ đất đem đi chôn ở một huyệt đất mà Tả Ao đã chọn sẵn.

Xong đâu đấy, Tả Ao căn dặn: “Anh nhớ không cho ai biết chuyện này! Một trăm ngày nữa, vào ngày Mùi tháng Ngọ, đúng giờ Tý anh phải có mặt ở kinh đô, đứng ở hướng Đông. Hễ gặp một người đàn ông mặc áo trắng, đi hài xanh, từ trong thành chạy ra với bộ mặt hốt hoảng, thì anh cứ chạy lại bảo: ‘Con xin cứu ngài!’, rồi cõng thẳng về giấu trong nhà, ngày ngày lo cơm nước cho tử tế. Anh cứ thế mà làm, đừng suy nghĩ gì hết!”.

Nói xong, Tả Ao từ biệt anh nông dân mà đi thẳng, về sau anh ta có đi tìm nhưng chẳng biết ông đi về đâu. Đúng như lời dặn của Tả Ao, đúng ngày giờ anh nông dân ra kinh đô đứng đợi ở cửa Đông. Bỗng nghe có náo động từ trong thành vọng ra nào tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng quân reo hò, tiếng người gào thét, rồi lửa bốc cháy đỏ rực một góc trời.

Và quả nhiên, một người đàn ông dáng thư sinh mặc áo trắng, đi hài xanh, hớt hải một mình chạy qua gần chỗ anh nông dân đang đứng. Anh ta chỉ đợi có thế bèn chạy đến bên nói to: “Thưa ngài, con xin cứu ngài!”

Lúc ấy ông khách mới nói cho anh nông dân biết mình chính là vua, mấy ngày trước đây bị bọn gian thần định soán ngôi. Rồi nhà vua sai anh ta đi báo cho quan quân biết nơi vua đang ở ẩn. Khi quan quân đến rước vua, vua cho phép cả anh nông dân cùng đi theo mình về kinh thành.

Tại kinh đô vua thiết triều, trấn an trăm họ và phong cho vị ân nhân là anh nông dân được làm quan đến chức nhị phẩm, cùng vàng bạc lụa là nhiều vô số kể. Thì ra ngôi mộ mà Tả Ao đặt cho người cha anh nông dân, kết phát y như lời ông nói khi trước, chỉ trong vòng 100 ngày.

– Dạy dỗ kẻ tham lam Một hôm Tả Ao đang đi đến vùng đất nọ. Thấy ngôi đình làng ở đây đặt hướng bị thất cách, ông đứng ngắm mãi rồi đến gần để xem cho rõ. Các vị chức sắc trong làng biết danh Tả Ao nên khẩn khoản nhờ ông đổi lại hướng đình làng để cả làng phát khoa bảng, muốn đè đầu cưỡi cổ thiên hạ một phen cho họ biết tay.

Tả Ao nghe xong chỉ cười, sau đó ra trước sân đình đặt tróc long định hướng, rồi cắm hướng mới cho ngôi đình. Xong cáo biệt đi thẳng. Mấy tháng sau khi đình đã được xoay ngôi đổi hướng, các vị chức sắc kỳ mục không nói cho dân làng nghe chuyện, mà chỉ dặn con cháu ra công đèn sách nay mai ứng thí.

Nhưng không hiểu sao, tất cả đám con trai, từ lớn đến bé hễ cầm quyển sách định học, nhưng học mãi mà chữ nghĩa chẳng vào đầu. Các thầy đồ được mời đến dạy cũng thở dài ngao ngán. Rồi thay vì sách vở bút nghiên, càng ngày càng có nhiều anh con trai con các chức sắc kỳ mục rủ nhau đi sắm hòm đồ nghề thợ cạo, xách đi khắp nơi hớt tóc dạo. Trong lúc hành nghề, họ tha hồ mà “đè đầu đè cổ” thiên hạ.

Các cụ chức sắc lúc ấy mới hiểu ra cái thâm ý của thầy Tả Ao trước đây. Nhưng cũng hiểu rõ, tại họ quá tham lam, chỉ biết tư lợi cá nhân, nên mới bị Tả Ao dạy dỗ. Từ đó có giai thoại Tả Ao chuyên dùng phép trị kẻ tham, kẻ ác.

– Thế đất “phượng hoàng ngậm thư” ở ngôi làng cổ nhất VN ( Làng Nam Trì (xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) có trên 1.000 năm tuổi vốn từ xưa được ca tụng nằm tại thê đất “phượng hoàng ngậm thư”, dược Cao Biền và Tả Ao – hai thầy địa lý nối danh đánh giá rất cao.)

May mắn, làng Nam Trì còn được đích thân hai thầy phong thủy nảy chọn đất xây đình, đặt cửa đê ngirời làng vể sau phát đmrng công danh, tài lộc. Nhung chẳng hiểu vì sao việc chọn đất, xây đình đểu theo ý của hai thầy phong thủy này nhung con đường khoa cử công danh của người dân trong làng không được như ý. Suốt lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam, số ngirờỉ làng đậu đạt lại vô cùng hiếm hoi, ngày nay SỊT học càng tụl dốc khỉ đa số dân làng đểu theo nghề nông, bán sức lao động để kiếm sống.

Đất “phượng hoàng ngậm thư”… mãi không phát?

Làng Nam Trì hiện nay không nhà cổ, cũng chẳng từ đường bề thế như tưởng tượng về những ngôi làng cổ nổi danh khoa bảng mà chúng tôi vẫn thường gặp. cả làng Nam Trì là hệ thống các ngôi nhà ngói đơn sơ, san sát nhau gọi cho người ta nhớ về những gian nhà của một thời bao cấp đã xa. Khung cảnh của ngôi làng cổ này như muốn mách hết cho những vị khách thập phương như chúng tôi về đời sống kinh tế còn bộn bề khó khăn, vất vả. Chính vẻ bề ngoài của làng Nam Trì đã mang đến sự bất ngờ đến khó tin cho chúng tôi trong chuyến hành trình tìm hiểu văn hóa ở nơi được ca tụng là có thế đất “phượng hoàng ngậm thư”.

Từ xưa, vị trí đắc địa của ngôi làng cổ này đã đuợc ca tụng và nổi danh suốt chiều dài lịch sử. Vị trí đắc địa này còn được hai thầy địa lý là Cao Biền và Tả Ao đánh giá rất cao.

Tương truyền với thế đất “phượng hoàng ngậm thư” thì đây là vùng địa linh, nơi sản sinh nhiều bậc văn nhân tài danh cho đất nước. Cũng theo tương truyền, chính vì địa thế hiếm có này đã khiến Cao Biền và Tả Ao bỏ công, bỏ sức giúp làng chọn đất xây đình, mong dân làng sớm có nguời vinh hiển. Cũng chính vì những câu chuyện phong thủy ly kỳ trên mà không ít người chưa một lần đặt chân đến Nam Trì đều nghĩ rằng đây phải là làng khoa bảng, nơi xuất thân của nhiều bậc hiền tài.

Tuy nhiên, trong chuyến khám phá ngôi làng cổ này, những gì chúng tôi thu thập được lại khác xa với sự tuởng tượng ban đầu. Nói về khoa cử công danh thì làng Nam Trì chưa hề được phất lên, thậm chí còn thua xa nhiều làng cổ khác ở đồng bằng Bắc Bộ. Số người đậu đạt xuyên suốt cả lịch sử khoa cử thời phong kiến cũng chỉ có một hai người. Điều này được xem là không hề tương xứng với những gì suốt nhiều thế hệ ca tụng vị trí phong thủy đắc địa của ngôi làng cổ này.

Để tìm hiểu sâu hơn nghịch cảnh khoa cử so với vị trí đắc địa của làng Nam Trì. chúng tôi đã tìm đến ngôi đình nơi duy nhất hiện nay thờ Cao Biền và Tả Ao – hai người nổi tiếng giỏi về địa lý làm thành hoàng làng.

Theo quan sát của chúng tôi, đình làng Nam Trì hiện nay được xây trên một gò đất bao quanh hoàn toàn là nước, lối vào duy nhất là cây cầu bê tông nối đình với đường làng. Vị trí ngôi đình này được xây lại trên khuôn viên do chính Cao Biền tự tay chọn đất truớc đây. Người làng vẫn tin đình làng được xây trên thế đât “cổ con rồng”. Theo lời kể của ông Vũ Công Điền, thủ từ đình Nam Trì, sở dĩ đình làng Nam Trì do Cao Biền chọn đất gắn liền với câu chuyện cách đây hơn một thiên niên kỷ trước. Vào giữa thế kỷ IX, Cao Biền từng đi qua vùng đất làng Nam Trì ngày nay, bằng nhãn quan của một nhà địa lý, Cao Biền cho rằng làng này có thế đất “phượng hoàng hàm thư”. Đây là thế đất rất quý, với thế đất này thì Nam Trì về sau sẽ sinh ra bao bậc tài danh lập nên nhiều công trạng lớn. Chính thế đất đẹp hiếm có của Nam Trì đã khiến Cao Biền bỏ công giúp làng chọn đất xây đình với mong muốn cho Nam Trì mau chóng có người hiển đạt, vinh quy!?

Tương truyền, nơi Cao Biền chọn đất để xây đình là nơi có “hoàng long địa mạch, song long tứ nhãn, nhị nhãn hiện nhị nhãn ẩn, thuỷ nhiễu chu viên”. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, có một điều lạ, kể từ khi Cao Biền chọn đất, làm đình cho đến thế kỷ XVI thì người làng Nam Trì chẳng một ai đạt được công danh như lời ông Cao Biền truyền lại. Cái thế phong thủy “phượng hoàng ngậm thư” của làng coi như chẳng phát huy được tác dụng nào. Chẳng hiểu vì lý do gì từ ngày Cao Biền chọn đất xây đình cả làng không có nổi một người đậu đạt. Chính điều này khiến cả làng hoài nghi. Đến thế kỷ XVI, nghe danh Nam Tri có thế đất quý, thành địa lý Tả Ao đến làng. Chính ông đã khuyên dân làng dời đình đi nơi khác, không để ở vùng đất Cao Biền lấy trước đây.

Ông Điền kể lại rằng, người Nam Trì chúng tôi đến nay vẫn truyền tụng nhau rằng, Tả Ao tiên sinh từng sinh sống ở làng 38 năm. Vì quý cái thế đất của làng Nam Trì nên ông đã ở mãi nơi đây đến lúc về già. Lý do mà ông Tả Ao ở lại lâu như vậy đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Lý do vì sao thầy địa lý Tả Ao quyết định dời đình làng sang một vị trí mới, nam ở phía Tây của làng đến nay không ai trả lời được. Đình làng nơi Tả Ao chọn đất đã bị bom cày nát trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Hiện nay, vị trí đất đó đã bị nguời làng tự ý xây nhà lên ở. Cũng từ khi Tả Ao chuyển đình sang chỗ mới thì làng Nam Trì mới bắt đầu có người đậu đạt. Tuy nhiên cũng chỉ vỏn vẹn đuợc một ông tiến sỹ, một ông quận công. Sự thực 1.000 năm qua cho thấy thế đất “phụng hoàng ngậm thư” của Nam Trì chưa thể phát đường công danh tài lộc như hai ông thầy địa lý Cao Biền, Tả Ao phán trước đây.

Cao Biền (821- 887), người U Châu (Bắc Kinh, Trung Quốc), nhờ có công đánh bại quân Nam Chiếu xâm chiếm phương Nam nên năm 868, Cao Biền được vua Đường cho trấn giữ Giao Chỉ giữ chức Tĩnh Hải tiết độ sứ và giữ chức này đến năm 875. Dân gian cho rằng, Cao Biền là người có thuật phong thuỷ kỳ lạ và mưu đồ xấu. Nhiều câu chuyện kể lại, khi Cao Biền giữ chức Tĩnh Hải tiết độ sứ, ông thường “cưỡi diều” đi khắp nơi, hễ đâu có thế phong thuỷ đẹp thì yểm, phá long mạch để không cho những đất đó sinh thành ra các bậc tài danh. Ngay nay, ở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hay đất Đường Lâm (Sơn Tây), Ba vì, Hà Nội vẫn truyền tụng những câu chuyện tương tự. Còn Tả Ao, có thông tin, ông sinh vào thế kỷ XVI, ở làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, nay là huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, ông là thầy địa lý, phong thuỷ nổi tiếng ở Việt Nam.

Một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam được cho rằng, ông là tác giả. Ngày nay, ở Việt Nam vẫn còn nhiều truyền thuyết, giai thoại ghi lại, truyền miệng trong dân gian như việc Tả Ao phá trấn yểm của Cao Biền trên núi Tản Viên (Hà Nội), núi Hàm Rồng (Thanh Hóa). Ngoài ra, còn có các truyền thuyết, giai thoại Tả Ao tìm nơi đất tốt để đặt đình chùa, đền miếu, mồ mả, nhà cửa. Làng này có tục nọ, nghề kia là do Tả Ao chọn đất, hướng đình; họ này phát danh khoa bảng, họ kia phát công hầu, khanh tướng là do Tả Ao tìm long mạch, huyệt đạo đặt mồ. Việc hai ông thầy địa lý được cho là có tài năng này cùng chọn đất xây đình cho làng Nam Trì theo cách khác nhau nhưng chẳng hiểu sao làng này mãi không phất lên được?

– Một số tác phẩm: Các sử gia thời Lê Nguyễn đều không chép về ông nên cuộc đời ông chỉ được chép tản mát trong một số truyện, sách đại lý phong thủy thời nhà Nguyễn và sau này. Sách Hán Nôm được cho là do Tả Ao truyền lại gồm: Tả Ao chân truyền di thư (左 幼 真 傳 遺 書), Tả Ao chân truyền tập (左 幼 真 傳 集), Tả Ao chân truyền địa lý (5 tập-左 幼 真 傳 地 理), Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo trân tàng (左 幼 先 生 祕 傳 家 寶 珍 藏), Tả Ao tiên sinh địa lý (左 幼 先 生 地 理), Tả Ao xã tiên sư thư truyền bí mật các lục (左 幼 社 先 師 書 傳 祕 宓各 局), Bản quốc Tả Ao tiên sinh địa lý lập thành ca 本國左⿰氵幻先生地理立成歌

Những Giai Thoại Ly Kỳ Về Thầy Phong Thủy Tả Ao Lừng Danh Sử Việt

“Tả Ao tiên sinh” hay “Thánh địa lý Tả Ao”, là bậc thầy phong thủy xuất sắc nhất nhì trong lịch sử Đại Việt, sánh ngang với “Phù thủy” Cao Biền của Trung Quốc, các giai thoại ly kỳ về ông vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay. Tuy là vậy, ông lại không thể cải biến được vận mệnh của chính mình…

Từ cậu bé nghèo hiếu thảo đến nhà phong thủy kiệt xuất

Theo cuốn “Nam Hải dị nhân” của Phan Kế Bính, Tả Ao tên thật là Nguyễn Đức Huyền, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, sống vào thời vua Lê chúa Trịnh.

Tương truyền ngày nhỏ nhà của Đức Huyền rất nghèo, cha mất sớm, mẹ thì bị mù lòa, ông phải tự mình kiếm sống và chăm sóc cho mẹ già. Ông rất có hiếu với mẹ, nghe tin có một thầy thuốc người Trung Quốc y thuật rất cao minh, ông bèn đến xin thầy chữa mắt cho mẹ mình. Nhưng vì nghèo quá không có tiền chữa trị nên ông đành xin ở lại giúp việc cho thầy. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo, vị thầy thuốc đồng ý chữa mắt cho mẹ ông, nhờ vậy mà người mẹ sáng mắt trở lại sau nhiều năm mù lòa.

Sau này vị thầy thuốc muốn trở về Trung Quốc, nhận ra Đức Huyền là người tài cao chí lớn nên quyết định nhận ông làm đệ tử và cùng dẫn về phương Bắc. Đức Huyền từ biệt mẹ đi theo thầy sang Trung Quốc, không lâu sau đã trở thành một thầy thuốc tài giỏi, lừng danh khắp đất Bắc.

Lúc bấy giờ có một thầy phong thủy bị mắc bệnh đau mắt được Đức Huyền chữa khỏi, thầy mang vàng đến tạ ơn thì ông không nhận, chỉ xin học nghề phong thủy của thầy. Vì cảm ân chữa bệnh, thầy dốc lòng truyền thụ hết nghề phong thủy của mình cho ông.

Sau khi học xong nghề thuốc và nghề phong thủy, Đức Huyền xin phép hai thầy được về nước. Trước khi chia tay, thầy dạy phong thủy muốn kiểm tra trình độ của học trò nên đã làm một mô hình phong thủy, chôn 100 đồng tiền xuống, rồi yêu cầu ông dùng kim đâm đúng vào huyệt chôn tiền.

Đức Huyền đã đâm đúng 99 lỗ của đồng tiền, riêng đồng cuối cùng thì ông đâm chệch một chút ra mép, vì đây là huyệt ảo, tạo hình rất huyền bí, ẩn hiện dưới những mô đất nhấp nhô, ngay cả những thầy địa lý giỏi nhất cũng khó mà nhận định chuẩn xác được. Thầy ông thấy vậy thì than rằng: “Vậy là nghề của ta đã truyền hết sang nước Nam rồi!”

Khi trở về quê hương, thông thường Đức Huyền chỉ hành y chữa bệnh cứu người, ít khi dùng đến thuật phong thủy. Tuy nhiên mỗi lần ông xem phong thủy cho người khác thì đều để lại những câu chuyện vô cùng ly kỳ, vì vậy mà danh tiếng xem phong thủy của ông lại nổi hơn nghề y. Bởi ông vốn người làng Tả Ao nên mới được tôn kính gọi là “Thánh Tả Ao”.

Giúp anh nông dân nghèo trở thành quan nhị phẩm

Có lần Tả Ao đi qua làng quê nọ thì ghé vào nghỉ bên một gốc đa, thấy một anh nông dân đang làm ruộng rất siêng năng, mãi đến lúc mặt trời đứng bóng mới dừng lại nghỉ ngơi, anh cũng vào ngồi ở gốc đa và mở cơm nắm ra ăn.

Nhìn thấy Tả Ao, anh lễ phép nói: “Thưa ông, ông không dùng cơm sao? Xế trưa rồi, hay là ông dùng cơm nắm với cháu cho vui?”

Rồi không đợi Tả Ao gật đầu, anh nhanh nhẹn lấy một phần cơm đưa cho ông. Tả Ao cũng không khách khí, cứ nhận lấy mà ăn. Bốn năm ngày tiếp theo đều như vậy, Tả Ao nhận ra đây là một chàng trai đôn hậu thuần phác.

Đến ngày cuối cùng trước khi rời đi, ông mới nói: “Nói thật cho anh biết, ta đây chính là thầy phong thủy Tả Ao. Ta thấy anh là người có đức nên quyết định giúp anh đặt một ngôi mộ, chỉ một trăm ngày sau ắt phát tài, phát phúc.”

Chàng trai mừng rỡ, cúi đầu bái tạ ơn, dẫn Tả Ao ra phần mộ của cha mình.

Tả Ao xem xong mới nói: “Mộ đặt nơi thế đất không tốt, suốt đời sẽ bần hàn cơ cực. Phải đào lên cải táng, di dời qua nơi đất khác mà thôi”.

Nói rồi bảo anh nông dân đào mộ lên, xếp xương cốt vào một chiếc hũ đất đem đi chôn ở một huyệt đất mà Tả Ao đã chọn sẵn.

Làm xong rồi Tả Ao căn dặn: “Một trăm ngày nữa, vào ngày Mùi tháng Ngọ, đúng giờ Tý anh phải có mặt ở kinh đô, đứng ở hướng Đông. Hễ gặp một người đàn ông mặc áo trắng, đi hài xanh, từ trong thành chạy ra với bộ mặt hốt hoảng, thì anh cứ chạy lại bảo: ‘Con xin cứu ngài!’, rồi cõng thẳng về giấu trong nhà, ngày ngày lo cơm nước cho tử tế. Anh cứ thế mà làm, đừng suy nghĩ gì hết!”.

Nói xong ông liền rời đi. Anh nông dân liền theo đó mà làm, đúng một trăm ngày sau, vào thời điểm mà Tả Ao căn dặn, anh ra đứng ở cửa đông, quả nhiên thấy một người đàn ông mặc áo trắng của thư sinh, đi hài xanh, hớt hải chạy qua. Trong lúc ấy trong thành rất náo động, khua chiêng gõ trống, tiếng người gào thét, lửa cháy cả một góc trời.

Anh nông dân chạy đến bên người áo trắng nói: “Con xin cứu ngài!”, rồi ngay lập tức cõng về nhà. Anh không hỏi thân thế của người đó, cứ nhất mực chăm sóc chu đáo như lời dặn của Tả Ao.

Vài ngày sau bỗng có loa truyền rằng, ai thấy vua ở đâu thì báo cho quan quân biết để đưa vua về kinh. Lúc ấy người khách áo trắng mới nói rõ với anh nông dân rằng ông ta chính là vua, mấy ngày trước bị bọn gian thần bất ngờ làm hại định soán ngôi. Bây giờ tình hình đã yên ổn, khi nhà vua hồi kinh cũng cho phép anh nông dân đi theo.

Tại kinh đô vua thiết triều, trấn an trăm họ và phong cho vị ân nhân là anh nông dân được làm quan đến chức nhị phẩm, cùng vàng bạc lụa là nhiều vô số kể. Ngôi mộ mà Tả Ao đặt cho người cha anh nông dân kết phát y như lời ông nói khi trước, chỉ trong vòng một trăm ngày.

Giúp làng Hành Thiện phát khoa bảng

Một câu chuyện khác là giai thoại về giếng mắt cá giúp dân làng Hành Thiện phát khoa bảng. Người dân làng Hành Thiện ở Nam Định kể rằng, một lần đi qua phủ Xuân Trường, Tả Ao phải đi đò sang sông, đến gần bến thì phải lội xuống bùn mới lên được bờ. Lúc ấy người khách đi cùng chuyến đò đã hào hiệp cõng ông qua quãng lầy lội, sau ông lại được người dân Hành Thiện khoản đãi nồng hậu. Cảm mến dân làng hào phóng, trượng nghĩa, lại mến khách, Tả Ao liền ngỏ ý xem xét thế đất cho.

Tả Ao nói: “Kìa, các ngài xem, kiểu đất làng này rất đẹp, chẳng khác gì hình con cá đang quẫy đuôi tung mình ra biển. Cụm dân cư chỗ kia là đầu và mình cá, còn cánh đồng kia là khúc đuôi. Sau này kết phát, khúc đuôi đó sẽ nở to dần, do đất phù sa ở con sông kìa bồi vào. Lại nữa, những con lạch bao bọc quanh làng là mạch nước nuôi sống con cá, quanh năm chẳng bao giờ bị cạn, nhờ đó dân trong làng được thịnh vượng, làm ăn phát đạt, ít bệnh tật, ốm yếu. Chỉ hiềm một nỗi là con cá không có mắt, nên đến giờ làng vẫn không thể phát khoa danh”.

Dân làng nghe vậy, bèn hậu đãi trà rượu và khẩn khoản xin ngài Tả Ao đặt lại hướng cho làng. Tả Ao đứng ngắm hướng, rồi tới chỗ mỏm đất trước cửa đền Thần Hoàng, nói rằng vì con cá còn thiếu mắt, nên cần đào giếng làm mắt cá. Giếng nước này rất thiêng, cần phải giữ sạch sẽ, được vậy thì trong làng ắt có người làm thầy, làm quan, giàu có nhất vùng.

Quả nhiên từ ngày đào giếng, Hành Thiện ngày càng thịnh phát, nổi tiếng là ngôi làng Nho gia, nam thì học hành thi cử đỗ đạt, nữ thì dệt lụa ươm tơ. Người dân quanh vùng vẫn dùng câu “Đậu phụ Thuỷ Nhai, tú tài Hành Thiện” để nói rằng ở Hành Thiện có nhiều khoa bảng, gia đình nào cũng có người đỗ tú tài.

Giỏi phong thủy mấy cũng không đổi được Thiên mệnh

Có lần đi qua núi Hồng Lĩnh, Tả Ao nhớ ngày xưa trước khi chia tay, thầy dạy phong thủy cho ông từng dặn rằng: “Có đi qua núi Hồng Lĩnh thì đừng lên!”, nhưng lúc đó vì tò mò nên ông đã leo lên xem thử.

Trên núi, Tả Ao phát hiện thế đất “Cửu long tranh châu”, tức là chín con rồng tranh nhau viên ngọc, đây là thế đất cực quý cực hiếm, có được nó thì có được thiên hạ. Thấy vậy, Tả Ao liền mừng rỡ: “Huyệt đế vương đây rồi, thầy dặn không lên là vì thế”. Sau đó Tả Ao đưa mộ cha về táng ở đấy.

Ít lâu sau, vợ Tả Ao sinh được con trai. Khi đó là vào thời nhà Minh ở Trung Hoa. Các thầy thiên văn phát hiện rằng các vì tinh tú đều chầu về phương Nam, liền báo với vua Minh rằng nước Nam sinh được nhân tài sẽ hại cho nhà Minh. Vua Minh bèn truyền cho các thầy phong thủy rằng nếu ai đặt đất hoặc dạy cho người Nam thì phải sang tìm mà phá đi, nếu không sẽ bị tru di tam tộc.

Thầy của Tả Ao biết ngay chỉ có học trò của mình mới làm được việc này, nên cho con trai đi sang nước nam một chuyến. Con của vị thầy phong thủy đã tìm cách cắt lấy ngôi mộ của cha Tả Ao, và bắt con trai của Tả Ao đem về Tàu. Khi Tả Ao biết chuyện thì đã quá muộn màng rồi.

Sau này, biết đất Hàm Rồng có huyệt quý ở ngoài hải đảo, khi mẹ mất, Tả Ao đưa di hài mẹ đến nơi đây để táng. Ông chọn đúng ngày giờ thì lại gặp lúc sóng to gió lớn, không sao đưa đến huyệt để táng được. Đợi đến khi trời yên biển lặng thì nơi đó nổi lên một bãi bồi. Tả Ao chỉ còn nước than thở: “Đây là hàm rồng, năm trăm năm rồng mới há miệng một lần trong một khắc. Trời đã không cho thì đúng là số rồi”.

Từ đó, Tả Ao cũng hiểu rõ về phong thủy hơn, biết dù giỏi địa lý cũng không thể thay đổi được số mệnh. Ông ít khi ở nhà mà chu du bốn phương chữa bệnh giúp người, thỉnh thoảng tìm đất cho người có duyên, không màng đến công danh bổng lộc.

Lúc già yếu, Tả Ao đã chọn sẵn cho mình một thế đất “Nhất khuyển trục quần dương” (chó đuổi đàn dê) ở xứ Đồng Khoai. Nếu táng được ở đây thì chỉ ba ngày sau là thành Địa Tiên, nhưng cần chôn ngay trước khi chết để tự phân kim.

Tuy nhiên lúc sắp lâm chung, con Tả Ao đưa đến mộ được nửa đường thì ông biết là không kịp. Thấy rằng số phận cũng không cho mình ở ngôi đất tốt, ông nhìn bên đường rồi chỉ đại vào một cái gò và nói với các con rằng: “Chỗ kia là ngôi Huyết thực, bất đắc dĩ thì cứ táng ở đó, sẽ được người ta cúng tế”. Hai con nghe lời và táng luôn ở đó.

Cả đời Tả Ao tìm đất giúp người, đã giúp biết bao nhiêu người đạt được công danh phú quý, nhưng chính bản thân ông dù tìm được đất tốt cũng không thể hưởng. Thậm chí dù đã chuẩn bị sẵn đất để chôn chính bản thân mình nhưng lại cũng không xong. Sự việc này cho thấy câu nói “tiên tích đức, hậu tầm long” của người xưa rất chính xác, giỏi phong thủy như Tả Ao mà tích chưa đủ đức thì có tìm được đất đế vương cũng không thể hưởng, đó là số trời không thể cải biến.

Những Giai Thoại Phong Thủy

Chào quý vị và các bạn !

Để những ai quan tâm tìm hiểu phong thủy trên trang này giải trí đôi phút trước khi nghiên cứu phần trung cấp của phong thủy Lạc Việt . Tôi sưu tầm những câu truyện phong thủy và đưa lên đây để mọi người cùng xem cho vui !

Trích từ :http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng

Những câu chuyện phong thủy lừng danh của Lưu Bá Ôn

(Thâm cung bí sử) – Tuy là một nhân vật có thực trong lịch sử, tuy nhiên, người ta lại biết tới Lưu Cơ – Lưu Bá Ôn chủ yếu qua các câu chuyện về phong thủy. Người ta nói rằng, bất cứ nơi đâu ở Trung Quốc có lưu truyền những truyền thuyết về Lưu Bá Ôn thì ở đó ắt có truyền thuyết về phong thủy. Có lẽ, chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta lại gọi Lưu Bá Ôn là bậc tông sư về phong thủy…

Chuyện kể rằng, sau khi lên ngôi hoàng đế, cũng giống như những vị hoàng đế khác, muốn cho giang sơn do mình gây dựng có thể truyền cho con cháu ngàn vạn đời sau, Chu Nguyên Chương bèn phái Lưu Bá Ôn đi khắp nơi trong cả nước xem phong thủy, tìm mọi cách ngăn chặn xuất hiện những người “mệnh lớn”, có thể cướp đoạt thiên hạ của nhà họ Chu.

Lưu Bá Ôn nhận lệnh của Chu Nguyên Chương, lưng mang thần kiếm đi khắp Nam Bắc. Một khi nhìn thấy long mạch lập tức vung kiếm phá bỏ, trừ hậu họa cho hoàng thất họ Chu.

Một ngày, Lưu Bá Ôn đi tới Giang Trang ở chân núi Thạch Khanh, bỗng nhiên thấy từ dưới đất có một con trâu bằng đá đang chạy về phía Giang Trang. Lưu Bá Ôn liền bấm quẻ rồi đến buổi tối hôm đó xem tinh tượng, bỗng nhiên hét lên:

“Không ổn!” Theo tính toán của Lưu Bá Ôn, trong Giang Trang nhất định sẽ sinh ra một người có “mệnh lớn”, tương lai có thể tranh đoạt giang sơn của triều Minh. Để ngăn chặn việc xuất hiện này, Lưu Bá Ôn đã thi triển phép thuật, dùng bảo kiếm chặt con trâu đá làm ba khúc, phá đi phong thủy của Giang Trang.

Một khi phong thủy đã bị phá, người “mệnh lớn” sẽ không thể xuất hiện được nữa. Lưu Bá Ôn còn sợ con trâu đá sau khi bị giết sẽ hồi sinh nên lại dùng lại dùng pháp thuật đem ba khúc của con trâu vừa bị chặt chôn ở 3 nơi khác nhau.

Một lần khác, Lưu Bá Ôn tới vùng Tương Hồ. Lưu Bá Ôn từ lâu đã biết rằng, vùng Tương Hồ là nơi từng được thần tiên làm phép, vì thế, núi sông nơi đây đều có khí tiên. Lần này được chứng kiến tận mắt, quả nhiên không hề tầm thường.

Chân dung Lưu Bá Ôn – người có công rất lớn giúp Chu Nguyên Chương gây dựng nhà Minh.

Chỉ thấy, vùng Tương Hồ ba mặt đều có núi vây bọc, tổng cộng có 99 con suối chảy từ trên núi xuống, mỗi con suối đều ẩn vào trong các khe đá. 99 con suối này đều được tích lũy khí âm nhu nhiều năm bên cạnh khí cương dương của Tương Hồ.

Một khi suối và hồ tương giao, nhất định ngày sau sẽ xuất hiện bậc chân mệnh thiên tử. Tuy nhiên, dường như đây đã là địa thế do tự nhiên tạo ra, làm thế nào để phá được thế phong thủy này? Đây là một vấn đề hóc búa ngay cả với bậc tông sư như Lưu Bá Ôn.

Vì thế, Lưu Bá Ôn đã ở lại Tương Hồ, suy nghĩ các phá giải địa thế phong thủy này.

Một ngày, sau khi đã lao tâm khổ tứ nghĩ đủ mọi cách mà vẫn chưa nghĩ ra, Lưu Bá Ôn lang thang đi tới chân một quả núi, bất ngờ nhìn thấy một hòn đá. Đương lúc mệt mỏi, Lưu Bá Ôn thấy viên đá phẳng phiu bèn ngồi xuống nghỉ chân.

Nào ngờ vừa ngồi xuống thì sự mệt mỏi từ đâu kéo tới, Lưu Bá Ôn dần dần chìm vào giấc ngủ. Cũng chẳng biết Lưu Bá Ôn đã ngủ bao lâu, chỉ biết khi tỉnh lại Lưu Bá Ôn thấy rằng thanh kiếm mình đeo ở hông đã bị tuốt ra khỏi vỏ, mũi kiếm đang chúc xuống dưới đất bên dưới viên đá, ngay chỗ mũi kiếm nước đang phun ra.

Nước từ dưới đất như như những hạt châu báu bám lấy thanh kiếm mà nhảy lên mặt đất. Lưu Bá Ôn giật mình, thần kiếm làm sao tự động tuốt khỏi vỏ? Vì sao mũi kiếm lại chỉ đúng chỗ có mạch nước được? Nhìn kỹ lại, Lưu Bá Ôn chợt mừng thầm.

Hóa ra chỗ đầu thạch kiếm chọc xuống đất chính là chỗ mạch quan trọng nhất giữa hồ và suối. Chỉ cần phá bỏ được mạch nước quan trọng này, biến nó thành một con suối, cho người qua đường hoặc chim thú trong rừng uống thì linh khí của nó tự khắc sẽ biến mất.

Làm được như vậy thì nơi đây chỉ còn là một nơi danh lam thắng cảnh chứ không thể xuất hiện đế vương được nữa.

Nghĩ vậy, Lưu Bá Ôn bèn dùng kiếm thần của mình chém xuống đất nhiều nhất, mạch nước suối từ dưới đất phun lên. Lúc bấy giờ, vừa may có một người tiều phu từ đâu đi tới. Lưu Bá Ôn thấy vậy vừa uống nước từ dưới đất phun lên, vừa cố ý nói lớn:

“Nước ngon thật! Nước ngon thật!” Người tiều phu đang lúc khát  nước, nghe thấy Lưu Bá Ôn nói nước ngon bèn quỳ xuống bên cạnh, dùng tay vốc nước đang phun từ dưới lòng đất lên uống. Quả thật, nước vừa vào tới miệng đã thấy ngọt như mật, người cũng không còn thấy khát nữa.

Người tiều phu lúc này mới nhìn xung quanh tứ phía, thấy làm lạ, tự nói với mình: “Ta thường xuyên đi lại qua đoạn đường này mà trước nay chưa từng thấy con suối này. Không biết con suối này từ đâu mà ra?”

Lưu Bá Ôn đang đứng bên cạnh nói: “Con suối này tất có nguồn của nó, uống được nó tất có điều tốt!” Nói xong, Lưu Bá Ôn liền dùng thuật ẩn thân, biến mất trong chớp mắt.

Người tiều phu vừa thấy Lưu Bá Ôn đứng trước mặt mình nói chuyện, chỉ nhoáng một cái đã không còn thấy đâu nữa, cảm thấy rất kỳ quái. Chợt nghĩ lại, người tiều phu cảm thấy đã từng gặp người đàn ông kia ở đâu rồi.

Nghĩ một lát, người tiều phu reo lên, hóa ra là Lưu quân sư. Hóa ra, người tiều phu này là một quân sĩ đã giải ngũ về ở ẩn. Khi còn trong quân ngũ, ông ta đã từng gặp Lưu Bá Ôn. Nhớ lại câu nói của Lưu Bá Ôn rằng uống nước này tất có điều tốt, người tiều phu bèn bỏ bó củi trên lừng, tìm vật liệu dựng một căn lều ngay bên con suối rồi sống luôn ở đây.

Do thường xuyên uống nước từ con suối này, người tiều phu lúc nào cơ thể cũng tráng kiện, khuôn mặt hồng hào. Có người hỏi nguyên nhân vì sao ông có thể khỏe mạnh và trẻ lâu tới như vậy, người tiều phu đều nói là do ông uống nước ở con suối do Lưu Bá Ôn dùng kiếm thần tạo thành.

Không chỉ được giao nhiệm vụ phá thế phong thủy, đoạn long mạch để ngăn chặn việc xuất hiện thiên tử, tranh chấp thiên hạ với họ Chu, Lưu Bá Ôn còn được Chu Nguyên Chương tin tưởng giao cho nhiệm vụ cải tạo phong thủy để đem lại điều lợi cho sự cai trị của triều Minh.

Chuyện kể rằng, sau khi sửa sang song Bắc Kinh, nơi sau này được lựa chọn làm kinh đô triều Minh, Chu Lệ, khi đó vẫn còn là Yên Vương đã tiến hành tu sửa các lăng mộ. Kể từ lúc Chu Nguyên Chương lên ngôi đã lập tức cho sửa phần mộ.

Tuy nhiên, việc sửa  phần mộ trước hết phải chọn được nơi đặt mộ. Một hôm, Yên Vương nói với quân sư Lưu Bá Ôn rằng: “Ngươi hãy dẫn đường, chúng ta cùng đi tìm một nơi đặt mộ thật tốt”. Lưu Ba Ôn vừa nghe đã biết Yên Vương muốn tìm địa điểm để đặt hoàng lăng.

Nơi đặt hoàng lăng có can hệ tới vận mệnh của cả triều đại, do vậy phải là nơi có phong thủy thượng đẳng mới được. Nghĩ thế, Lưu Bá Ôn đã cùng với Yên Vương ra đi. Tuy nhiên, hai người từ Đông đi sang Tây, rồi lại từ Nam đi lên Bắc nhưng vẫn không chọn được địa điểm ưng ý.

Cuối cùng, hai người chọn đi từ Bắc xuống phía Tây. Đi một lúc thì tới Đông Trang, hai người nhìn thấy một cây óc chó và một ngọn núi đất vàng, phong cảnh khá đẹp. Yên Vương nói: “Nơi đây được đấy!” Lưu Bá Ôn nói: “Nơi đây chưa được!” Vì sao lại không được?

Lưu Bá Ôn chỉ tay về ngọn núi đất vàng phía trước mặt nói: “Điện hạ xem, đây là phần đất cao, chắc chắn là không thể có long mạch. Xây lăng tại nơi đây, đất nước có nguy cơ bị hủy hoại”. Yên Vương vừa nghe đến câu đất nước bị hủy hoại đã lắc đầu nói: “Không được. Vậy tìm một nơi khác”.

Hai người lại tiếp tục đi tới Tây Trang. Tới đây, Lưu Ba Ôn chỉ tay nói: “Điện hạ, ngài thử nhìn về hướng Bắc xem”. Hai người cùng nhìn về hướng Bắc, bỗng thấy ánh sáng phát ra. Yên Vương nói: “Nơi đây là mảnh đất tốt, thử tới gần xem thử ra sao”.

Hai người cùng tới nơi thì thấy nơi đây ba mặt đều có núi che chở, dựa vào phía Bắc quay mặt về phía Nam, là một nơi có địa thế cực đẹp. Yên Vương lúc này vui mừng ra mặt quay sang hỏi Lưu Bá Ôn: “Giờ thì được rồi chứ?”

Lưu Bá Ôn nói: “Không tệ, có thể nói là nơi đất tốt. Điện hạ từ đây nhìn về phía Nam thử, nơi đây phía bên trái có núi thanh long, bên phải có núi bạch hổ, tả thanh long, hữu bạch hổ, chỗ điện hạ đang đứng chính là ổ mà thanh long nằm đấy”.

Một chuyện khác lại kể rằng, Lưu Bá Ôn sau khi giúp Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh thì xin cáo quan về quê ở ẩn, nhằm tránh những đòn thù của Chu Nguyên Chương lẫn quan thừa tướng Hồ Duy Dung.

Để Hồ Duy Dung lẫn Chu Nguyên Chương không biết được hành tung của mình, Lưu Bá Ôn bèn cải trang làm đạo sĩ, bí mật rời khỏi nhà, ngao du thiên hạ, trở thành một đại sư phong thủy thần bí trong giang hồ.

Một lần, Lưu Bá Ôn đi tới Cửu Đàm núi La Phù. Người đi cùng ông là tướng quân Bành Oánh Ngọc trong trang phục một hòa thượng. Vì sao Lưu Bá Ôn lại tìm tới Cửu Đàm ở núi La Phù?

Hóa ra, chuyện là khi Lưu Bá Ôn dẫn quân nam chinh đã từng đi qua Cửu Đàm, nhận thấy nơi đây địa thế không tệ, tuy nhiên, nhân dân lại nghèo khó. Xem xét một hồi, Lưu Bá Ôn phát hiện ra rằng, mặc dù địa thế nơi đây tốt nhưng người dân vẫn nghèo là do nơi đây xuất hiện bố cục trấn phong thủy.

Lúc bấy giờ, do quân tình khẩn cấp, không tiện dừng lại lâu, Lưu Bá Ôn đã hứa với người dân ở Cửu Đàm rằng, đợi tới khi đất nước thống nhất sẽ quay trở lại đây giúp họ thay đổi bố cục trấn phong thủy kia để họ có thể thay đổi cuộc sống của mình.

Chính vì thế, sau khi cáo lão về quê, nhớ tới lời hẹn năm xưa, Lưu Bá Ôn đã quyết định quay trở lại Cửu Đàm.

Năm xưa khi hành quân qua Cửu Đàm, Lưu Bá Ôn đã từng xem xét nhiều lần địa hình, địa thế của Cửu Đàm. Phần lưng của Cửu Đàm dựa vào núi La Phù, mỗi năm lũ từ trên núi La Phù đều đổ xuống Cửu Đàm. Đây chính là bố cục đã trấn áp phong thủy của Cửu Đàm.

Vì vậy, Lưu Bá Ôn cho rằng, chỉ cần trị được lũ từ trên núi đổ xuống khu vực Cửu Đàm thì người dân có thể tránh được tai nạn hàng năm, từ đó có thể an cư lạc nghiệp.

Lưu Bá Ôn đã cùng người dân Cửu Đàm nắn dòng chảy của con suối thành theo hình chữ chi để giảm sức chảy của dòng nước khi có lũ về nhờ vậy, thay đổi luôn cả bố cục phong thủy bị trấn áp của Cửu Đàm. Từ đó về sau, người dân Cửu Đàm không còn phải chịu lũ quét hàng năm nữa.

Câu chuyện “Trăm mèo giữ cá” cũng ghi lại một truyền thuyết phong thủy rất thú vị về Lưu Bá Ôn. Chuyện kể rằng, ba anh em họ Du gồm Du Thông Hải, Du Thông Nguyên và Du Thông Uyên đều là những bộ tướng rất giỏi của Sào Hồ thủy quân Lý Bát Đầu.

Khi Chu Nguyên Chương dẫn binh chiếm Hòa Châu, Lý Bát Đầu bị Nguyên Đạt Tử ở Lô Châu đán úp nên muốn mượn quân của Chu Nguyên Chương để báo thù. Trong khi đó, Chu Nguyên Chương muốn mượn thuyền của Bát Đầu vượt sông tới Thái Bình Phủ, giải quyết vấn đề lương thảo.

Ba anh em họ Du dũng cảm thiện chiến, lập được nhiều chiến công. Trong đó công lao lớn nhất chính là người anh cả Du Thông Hải. Du Thông Hải tự là Bích Tuyền, đã theo Chu Nguyên Chương phá Hải Nha, đánh gục Ninh Quốc, đuổi Trần Hữu Lượng, bắt sống  Trương Sĩ Thành,… công trạng rất lớn, từng được phong làm Bình Chương Chính sự và nhiều chức vụ trọng yếu khác trong quân đội.

Tuy nhiên, trong trận Bình Giang, Du Thông Hải không may bị trúng tên mà chết. Khi Du Thông Hải chết, Chu Nguyên Chương ôm xác họ Du mà khóc, đồng thời nói với Lưu Bá Ôn và tướng quân Từ Đạt rằng: “Vừa mới bắt đầu cuộc chiến, Bích Tuyền đã chết khác gì ta mất một cánh tay! Mau mau thu quân, tổ chức tang lễ cho ông ta”.

Lúc bấy giờ, Lưu Bá Ôn và Từ Đạt cũng chảy nước mắt nói, khuyên rằng: “Bích Tuyền chết, thần cũng đau lòng, thiết nghĩ cũng nên tổ chức tang lễ. Chỉ là hiện tại không có thời gian, mong chúa công nên lấy xã tắc làm trọng, quân không thể thu, bính lính không thể rút lui được!”

Du Thông Nguyên và Du Thông Uyên cũng khóc lóc nói: “Ơn sâu của chúa công khiến anh em họ Du chúng tôi dù có tan xương nát thịt cũng không thể báo đáp cho hết được.

Khi cơ nghiệp sắp thành mà rút binh cũng không phải là mong muốn của anh trai chúng thần”. Mọi người đều khẩn khoản can gián, Chu Nguyên Chương nghe có lý, đành phải gạt nước mặt nói: “Được! quân sư, hãy nhớ cho kỹ, sau này nếu có phong thưởng thì Bích Tuyền sẽ là người đầu tiên”.

Sau này khi khởi nghĩa thành công, Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh, xưng làm hoàng đế đã tổ chức quốc tang cho Du Thông Hải, truy phong làm Quắc Quốc Công, thụy hiệu là Trung Liệt.

Du Thông Nguyên được phong làm Nam An Hầu còn Du Thông Uyên được phong làm Việt Tuyển Hầu. Ngoài ra, Chu Nguyên Chương còn đặc cách hạ lệnh cho Lưu Bá Ôn giúp mình xây dựng một căn nhà thật đẹp tặng cho anh em họ và con cháu họ Du.

Lưu Bá Ôn cùng với ba anh em họ Du đều sống chêt vì Chu Nguyên Chương đánh lấy thiên hạ, lập nhiều chiến công. Trong quá trình khởi nghĩa, hai bên cũng có thể nói là vào sống ra chết cùng nhau, tình cảm sâu nặng.

Nay được Chu Nguyên Chương giao việc xây nhà cho họ Du, Lưu Bá Ôn đương nhiên không có lý do gì để không làm hết sức mình. Vì thế, ngôi nhà mà Lưu Bá Ôn xây dựng cho anh em họ Du hết sức nguy nga tráng lệ. Ngoại trừ hoàng cung, tại Nam Kinh không có ngôi nhà nào có thể sánh kịp với căn nhà này.

Tuy nhiên, người đời xưa thường nói, cây càng cao thì gió càng lớn. Căn nhà quá to, thường bị người ta lấy ra so sánh với hoàng cung của anh em họ Du đương nhiên khó tránh khỏi việc mang theo mầm họa.

Thừa tướng Hồ Duy Dung trước mặt Chu Nguyên Chương đã bẩm tấu rằng: “Bệ hạ phong công, phong hầu cho nhà họ Du, lại còn tổ chức quốc tang cho Du Thông Hải, có thể nói là đối đãi với họ không hề bạc. Nay bệ hạ lại xây cho nhà họ Du một căn nhà to đẹp như vậy, sợ rằng…”

Chu Nguyên Chương ngắt lời họ Hồ, nói: “Bích Tuyền công ở trên tất cả mọi người, đó là ý trẫm quyết định”. Hồ Duy Dung vẫn chưa chịu thôi, nói: “Đây là chỗ nhân hậu của bệ hạ. Tuy nhiên, đây có lẽ sẽ là điều bất lợi cho xã tắc”.

Chu Nguyên Chương bắt đầu để ý, hỏi: “Vì sao?” Hồ Duy dung chỉ vào căn nhà cao ngất của nhà họ Du nói: “Bệ hạ xem, mây khói thành vòng, nhà họ Du xuất hiện vương khí!” Chu Nguyên Chương nghe thấy hai chữ “vương khí” thì trầm ngâm không nói.

Hồ Duy Dung biết cơ hội đã tới, nói tiếp: “Du Thông Hải khi còn sống đức cao vọng trọng, bộ hạ cũ đều quen nghe chỉ huy của ông ta. Nay Thông Nguyên và Thông Uyên đều giữ chức vụ quan trọng, hậu duệ của Thông Hải lại đều là những người xuất sắc.

Nếu một ngày nào đó họ có chí khác thì thiên hạ của Đại Minh e rằng không được bền lâu”. Vốn tính đa nghi, lại chỉ lo có kẻ tranh giành thiên hạ với mình nên khi nghe những lời này của Hồ Duy Dung, Chu Nguyên Chương không khỏi gật đầu, nói: “Ngươi nói nên làm thế nào?”Hồ Duy Dung nói ngay: “Dỡ nhà, phá vương khí”.

Vừa may, câu chuyện mới tới đó thì Lưu Bá Ôn tới. Vừa nghe thấy lời của Hồ Duy Dung, trong lòng Lưu Bá Ôn đã thất kinh. Nếu như dỡ nhà thì chẳng phải nhà họ Du cũng bị hủy hoại hay sao?

Lưu Bá Ôn định lên tiếng ngăn cản Chu Nguyên Chương, tuy nhiên, chợt nghĩ, nay Chu Nguyên Chương đã là hoàng đế chứ không còn là người ra sống vào chết với nghĩa quân khi xưa nữa, nếu không cẩn thận có thể mất mạng như chơi.

Chợt trong đầu Lưu Bá Ôn lóe lên một cách. Ông vội bước vào trong phòng nói với Chu Nguyên Chương: “Hoàng thượng, khi xây dựng thần đã sơ ý xây nhà của họ Du quá cao. Thần đang định đến gặp hoàng thượng để xin ý kiến về việc giải trừ vương khí của nhà họ Du”.

Chu Nguyên Chương thấy vậy hỏi: “Tiên sinh có kế gì không?” Lưu Bá Ôn nói: “Cá (trong tiếng Hán, chữ cá với họ Du có cách đọc như nhau, vì thế cá ý chỉ nhà họ Du) mà ra biển thì có thể hóa rồng. Nay thần chỉ cho căn nhà họ Du một cái giếng.

Lại thêm, cá vốn rất sợ mèo ăn thịt vì thế, thần đã phái một con mèo canh giữ trước cửa, cá chỉ cần lò đầu ra thì mèo có thể nuốt gọn. Như vậy, chẳng cần phải tốn công sức dỡ nhà khiến mất lòng dân, phá hoại cảnh thái bình thịnh trị mà vẫn có thể trừ được vương khí nhà họ Du. Hoàng thượng thấy sao?”

Chu Nguyên Chương nghe kế của Lưu Bá Ôn thấy hợp lý bèn nói: “Cứ theo cách của tiên sinh mà làm”.

Sau khi được sự đồng ý của Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn đã bày “bát quái trận” xung quanh nhà họ Du. Ông lệnh cho quân sĩ dựng một tấm bia đá ở trước cửa nhà họ Du, bên trên bia khắc hình hơn 100 con mèo.

Phía trước của tấm bia là một cái giếng. Phía sau nhà là một bức tường chặn kín. Phía Đông của căn nhà là một đài câu cá. Sau đó, Lưu Bá Ôn nói với Chu Nguyên Chương: “Nếu như một ngày nào đó, con cá này phá cửa mà ra thì sẽ bị hơn 100 con mèo nuốt chửng.

Nếu như có chạy thoát khỏi 100 con mèo thì phía sau là tường chắn, hai phía Đông Tây là đài câu cá, tầng tầng lớp lớp bao vây, nó cũng không thể ra được tới biển để biến thành rồng được. Muốn có nước chỉ còn cách là xuống chiếc giếng ở trước nhà. Cá mà sống ở giếng thì không thể nào làm nên trò trống gì được”.

Chu Nguyên Chương thấy rằng sắp đặt như vậy, nhà họ Du sẽ không bao giờ có thể ra tới biển để trở thành rồng thì vui mừng lắm, thưởng cho Lưu Bá Ôn rất hậu hĩnh.

Hải Phong

Chuyện Hàn Tín chôn sống mẹ ruột để được phong thủy

(Thâm cung bí sử) – Hàn Tín là cái tên không xa lạ với nhiều người dân thuộc nền văn hóa Đông Á. Họ Hàn là khai quốc công thần nhà Tây Hán, là một tướng quân anh dũng thiện chiến, một nhà quân sự túc trí đa mưu. Nhờ chiến thuật linh hoạt, biến đổi khôn lường của mình, Hàn Tín đã góp một công sức không nhỏ trong việc giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang giành được thiên hạ trong cuộc tranh chấp với Sở Bá Vương Hạng Vũ, được người đời xưng tụng là “quốc sĩ vô song”, “công cao vô nhị”.

Tuy nhiên, dù công cao cái thế, song trong nhiều truyền thuyết dân gian, Hàn Tín cũng có những chuyện chẳng lấy gì làm quang minh chính đại. Người ta nói rằng, để “được phong thủy” phục vụ cho sự thăng tiến của bản thân, Hàn Tín đã chôn sống mẹ ruột của mình…

Hàn Tín sinh năm 229 trước Công nguyên trong một gia đình nghèo khó. Từ khi sinh ra, Hàn Tín đã không có cơ hội nhìn mặt cha ruột của mình, theo mẹ trải qua những ngày cực kỳ gian khổ, sống nhờ sự cứu tế của người khác vì thế hai mẹ con họ Hàn thường xuyên bị người xung quanh coi rẻ.

Khi Hàn Tín lớn lên một chút, cũng chẳng có vẻ gì là một người có chí hướng, tính tình phóng túng, không hiểu lễ độ, chẳng lo gì tới việc làm ăn, cả ngày đeo bên mình thanh kiếm do ông cha truyền lại lang thang khắp đây đó khiến từ đầu phố tới cuối hẻm không ai không chê cười.

Một hôm, Đình trưởng Nam Xương Đình thấy Hàn Tín tuy phóng đãng, ngỗ ngược song tướng mạo đường hoàng, cốt cách hơn hẳn hạng phàm phu tục tử nên đã mời họ Hàn tới làm môn khách trong nhà mình.

Tuy nhiên, Hàn Tín là kẻ chẳng quan tâm tới lễ tiết, chẳng quan tâm tới chuyện vụn vặt, vì thế chẳng biết làm thế nào mà đắc tội với phu nhân của đình trưởng. Đình trưởng phu nhân cứ mỗi lần nhìn thấy Hàn Tín là lập tức nổi điên lên, nhất định không chịu nhìn mặt.

Vì thế, mỗi khi Hàn Tín tới ăn cơm thì cơm đã hết từ lâu. Thời gian trôi qua, Hàn Tín cũng nhận ra rằng đình trưởng phu nhân không ưa gì mình, đành phải bỏ đi.

Hàn Tín sinh năm 229 trước Công nguyên trong một gia đình nghèo khó.

Hàn Tín rời khỏi nhà đình trưởng Nam Xương, chợt nhớ ra một việc. Một hôm, nhà đình trưởng mời tới một lão tiên sinh. Người này râu dài bạc như cước nhưng mặt mũi thì lại hồng hào, giống như một cao nhân đắc đạo.

Sau khi đình trưởng và ông lão uống trà xong, hai người cùng nhau đi ra ngoài lên núi. Hàn Tín nổi cơn tò mò, cũng lần theo sau. Mỗi khi hai người quay lại nhìn, Hàn Tín lại vội vàng nấp vào bụi cây. Đình trưởng và ông lão đi vòng qua mấy ngọn núi, nơi này thì nhìn ngó tìm kiếm, nơi khác lại xem xét, thi thoảng lại dừng lại, đo đo đạc đạc, sau một hồi lại đi.

Đột nhiên, hai người dừng lại ở một nơi, chỉ thấy mặt ông lão lộ ra vẻ vui mừng. Hàn Tín rất muốn biết họ đang làm chuyện gì, vì thế, tiến sát tới gần trốn ở một bụi rậm cách rất gần 2 người. Câu chuyện giữa đình trưởng và lão tiên sinh, Hàn Tín nghe rõ từng câu một.

Lúc bấy giờ, chỉ nghe ông lão nói: “Nơi đây không tồi, để tôi đo đạc kỹ hơn xem sao”. Vị đình trưởng nghe vậy, cung kính nói: “Mong lão tiên sinh giúp cho, chuyện tiền công, chỉ cần tiên sinh muốn bao nhiêu sẽ có bấy nhiêu”.

Ông lão dường như không nghe thấy lời của vị đình trưởng, chuyên tâm quan sát khu vực quanh đó. Đột nhiên, ông lão nói: “Đây thực là một nơi bảo địa phong thủy hiếm gặp! Ta đã xem phong thủy rất nhiều năm, đi khắp nam bắc nhưng chưa bao giờ gặp một nơi phong thủy đẹp như nơi đây”.

Viên đình trưởng vui mừng như muốn nhảy cẫng lên, vội vàng bước tới hỏi: “Có thật không? Mong tiên sinh chỉ bảo rõ hơn”.

Ông lão dùng tay vuốt chòm râu bạc như cước của mình, cười nói: “Trên đầu của nơi này chính là hồ Hồng Trạch, phía dưới chân thì có rất nhiều ao hồ nhỏ, bên tay trái chính là Ác Kim Hồ, bên tay phải là Nữ Sơn Hồ.

Theo phong thủy mà nói thì, nơi sông hồ uốn khúc quay vòng trở lại, đó chính là nơi tích tụ long mạch”. Đình trưởng nghe xong vui mừng lắm, nói: “Vậy thì quyết định chọn nơi đây!” Tới lúc này, Hàn Tín mới biết rằng, hóa ra hai người này đang xem phong thủy để tìm nơi chôn cất người.

Đúng lúc Hàn Tín định bỏ đi thì ông lão lại nói với vị đình trưởng: “Vì ông đã tin ta nên ta cũng tiết lộ cho ông biết. Ông xem, Hồng Trạch Hồ ở phía trên đầu trông giống như một chiếc mũ của nguyên soái, hai bên Ác Kim Hồ và Nữ Sơn Hồ giống hai chiếc đai bay của mũ.

Ngoài ra còn có Bạch Mã Hồ đứng ở bên cạnh hầu hạ. Đây chính là mảnh đất phong thủy có thể giúp người ta phong hầu bái tướng hơn nữa chính là một võ tướng rong ruổi chiến trường”. Đình trưởng nghe thấy vậy, càng vui hơn nói:

“Nếu như điều đó là thật thì tại hạ và tiên sinh sẽ cùng nhau hưởng vinh hoa phú quý, truyền đến ngàn vạn đời sau!” Thầy phong thủy cười một cách mãn ý nói: “Ta đây đang chờ được nghe một câu nói như vậy của đình trưởng.

Nếu đến ngày ta trăm tuổi mà được cùng chôn ở nơi đây để được cùng hưởng phong thủy thì ta sẽ chọn chính huyệt cho đình trưởng”. Viên Đình trưởng nói: “Không sai, đại trượng phu đã nói một lời, bốn ngựa cũng không đuổi kịp! Lão tiên sinh ngài cứ yên tâm”.

Thầy phong thủy nói: “Mang cho ta một cái cọc tới đây, ta cũng muốn đánh cược một ván. Cả đời khó có thể gặp được nơi phong thủy đẹp như thế này, cần phải điểm vào chính huyệt của nó”.

Chỉ thấy, ông lão đi về hướng Đông 10 bước rồi chăm chú nhìn, một lúc sau, ông lão dùng chiếc cọc tre cầm trên tay đóng xuống đất và nói: “Nói thực với ngài, nếu như không có câu nói cùng hưởng vinh hoa phú quý của ngài, thì theo thói thường, tôi sẽ không bao giờ điểm vào chính huyệt cả. Bởi lẽ, nếu như điểm vào chính huyệt sẽ làm tổn hại đến dương thọ của chúng ta.

Hai người nói chuyện tới đây thì Hàn Tín lẳng lặng bỏ đi, coi chuyện này chẳng phải là chuyện gì ghê gớm. Tuy nhiên, sau khi bị đình trưởng phu nhân đuổi ra khỏi cửa, Hàn Tín trở thành kẻ vô gia cư, ăn bữa sáng lo bữa tối, vì thế đột nhiên, Hàn Tín cảm thấy căm ghét nhà đình trưởng.

Vì sao nhà các ngươi lại được ăn sung mặc sướng, được người người tôn trọng trong khi Hàn Tín ta cũng là người lại phải cơm hẩm canh thiu, lại còn phải chịu sự khinh rẻ của người đời. Đột nhiên, Hàn Tín nhớ lại chuyện đình trưởng chọn mộ.

Tên đình trưởng đã giàu có, tương lai lại còn muốn được bái tướng phong hầu, vừa giàu vừa sang, tất cả mọi điều tốt lành đều thuộc về ngươi cả. Không được, ta nhất định rút cây cọc đánh dấu để xem ngươi còn bái tướng phong hầu nữa hay không.

Nghĩ vậy, Hàn Tín đi theo đường nhỏ chạy lên núi. Cây cọc tre mà thầy phong thủy đánh dấu vẫn còn đó. Hàn Tín xông đến định nhổ cây cọc lên. Tuy nhiên, đương lúc cầm vào cây cọc, Hàn Tín chợt nghĩ, dù ta có nhổ cây cọc này đi, đình trưởng vẫn có thể dẫn thầy phong thủy tới xem lại, chi bằng ta đổi cây cọc đi chỗ khác, phong thủy cũng sẽ thay đổi theo.

Đáng tiếc đây là nơi có phong thủy đắc địa. Chi bằng ta mang phần mộ của nhà ta tới đây, nếu đúng như ông lão phong thủy nói thì gia đình ta rồi cũng có lúc phong hầu bái tướng.

Nghĩ thế, Hàn Tín nhổ cây cọc tre rồi dùng một ký hiệu riêng đánh dấu vào chỗ cây cọc vừa bị rút. Tiếp đó, Hàn Tín đi ngang theo sườn núi mấy chục bước, nhìn thấy xung quanh khung cảnh không khác nhiều so với nơi thầy phong thủy đã chọn liền lấy cây cọc đóng xuống đó.

Tuy nhiên, lúc này Hàn Tín lại gặp phải khó khăn lớn. Từ nhỏ, Hàn Tín đã không biết mặt cha mình là ai, cũng chẳng biết cha mình chôn ở đâu làm sao để mang phần mộ cha tới chôn ở nơi phong thủy bảo địa này đây.

Nghĩ thế, Hàn Tín chạy về nhà hỏi mẹ, không ngờ, mẹ Hàn Tín đáp: “Con không có cha, nhà ta cũng chẳng có phần mộ đâu”. Hàn Tín nói: “Con làm sao lại không có cha được? Không có cha thì con từ đâu ra? Lẽ nào là mẹ nhặt về hay sao?”

Tuy nhiên, bất kể Hàn Tín hỏi thế nào, bà mẹ cũng không chịu nói nửa lời. Hàn Tín không còn cách nào khác, đành phải đem chuyện viên đình trưởng chọn mộ và dự định của mình nói với mẹ. Lúc này, mẹ của Hàn Tín mới mở hòm lấy ra một thứ, Hàn Tín nhìn theo, hóa ra đó là một bộ da động vật.

Hàn Tín kinh ngạc lùi lại sau hai bước, nhìn trừng trừng vào bộ da hỏi: “Đây là thứ gì vậy?” Mẹ Hàn Tín nước mắt lưng tròng nói: “Con chẳng hỏi ta cha con là ai hay sao? Đây là cha con…” Hàn Tín cầm bộ da thú dữ dằn ném xuống đất rồi nói: “Không! Đây làm sao là cha con được?”

Bà mẹ vừa khóc vừa nói: “Con à, con hãy từ từ nghe mẹ nói đã. Nhà ta cách nơi đây rất xa, lúc đó, gia đình chúng ta vẫn có thể coi là một nhà có của ăn của để. Khi ta trưởng thành, một đêm, trong phong ta bỗng nhiên xuất hiện một chàng công tử vô cùng tuấn tú, có thể nói là trên đời khó tìm.

Sau đó, cứ cách vài ba hôm chàng ta lại tới một lần nhưng lúc tới và lúc đi đều không để lại tông tích gì, cũng chẳng ai hay biết. Chúng ta qua lại với nhau suốt hơn một năm, vì thế mới có con ra đời”. Hàn Tín cướp lời mẹ nói: “Vậy thì chàng công tử tuấn tú kia là cha của con?”

Mẹ Hàn Tín lại nói: “Đêm hôm đó, chàng ta lại tới, chàng nói với ta sự thật. Chàng ta nói chàng ta là một con khỉ đã tu luyện hơn nghìn năm, đã đắc đạo thành tiên. Tuy nhiên, nay chàng ta đã phạm vào luật trời, tiên giới muốn trừng phạt chàng ta, chàng ta không sống được nữa nên mới nghĩ tới chuyện lấy da của mình để tặng cho ta.

Chàng ta nói xong thì biến mất, trong phòng từ đâu bỗng xuất hiện một bộ da khỉ. Chuyện chàng trai là khỉ thành tinh thì có thể giấu được chứ cái bụng của ta thì làm sao mà giấu được. Cha mẹ ta căn vặn ta xem ai là cha đứa trẻ nhưng ta không thể trả lời được.

Cha mẹ mắng chửi ta là làm nhục gia đình, đuổi ta ra khỏi nhà. Ta mang cái bụng to đi khắp phố phường tìm miếng ăn, cuối cùng sinh ra con ở một bãi cỏ hoang. Người chưa tới số chết thì chắc chắn sẽ được cứu.

Khi mẹ hai mẹ con ta đang sắp chết vì đói thì chúng ta được một ông lão cứu sống. Ông lão đó họ Hàn, không con không cái, chỉ có 2 ông bà già chung sống với nhau. Ta đã nhận hai ông bà ấy làm cha mẹ nuôi. Vì thế, con mới mang họ Hàn.

Hai ân nhân của chúng ta lần lượt qua đời, chính vì thế, hai gian nhà này mới trở thành nơi nương tựa của mẹ con ta”.

Hàn Tín nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, cầm bộ da khỉ lên, tới sân sau tìm một cái xẻng rồi lên núi. Sau khi tìm được chỗ, chẳng mất bao nhiêu công sức, Hàn Tín đã đào được một cái hố lớn, to bằng huyệt mộ. Đào xong, Hàn Tín ném bộ da khỉ xuống dưới đáy huyệt.

Tuy nhiên, khi bộ da khỉ còn chưa rơi xuống tới đáy huyệt thì một cơn gió từ đâu thổi tới, đẩy ngược bộ da lên. Hàn Tín ném lại, lại bị gió thổi lên. Hàn Tín lấy làm lạ, nhìn xung quanh không hề thấy có gió. Hàn Tín lại cầm bộ da ném lại một lần nữa, lại bị gió thổi ngược lên.

Dường như gió sinh ra từ dưới đấy huyệt. Hàn Tín lúc này mới nghĩ thầm: Ta không tin là không chôn được! Nghĩ xong, Hàn Tín tìm một viên đá to đặt lên trên miếng da khỉ rồi ném xuống dưới huyệt. Tuy nhiên, kết quả viên đá rơi xuống còn bộ da khỉ vẫn bị thổi ngược lên trên. Hàn Tín thấy không có cách nào khác, đành phải quay về nhà gọi mẹ.

Khi gọi mẹ tới, Hàn Tín nói mẹ mình xuống huyệt để đón bộ da khỉ cho mình, đợi khi mình dùng xẻng xúc đất đổ đè lên bộ da xong thì sẽ kéo mẹ lên. Mẹ Hàn Tín nghe theo lời của con trai trèo xuống hố, hai tay nhận bộ da khỉ.

Không ngờ khi Hàn Tín chỉ mới xúc được một xẻng đất thì một cơn cuồng phong không biết từ đâu thổi tới, cuốn toàn bộ đất cát mà Hàn Tín đào lên lúc trước lấp xuống huyệt mộ. Mẹ Hàn Tín cũng bị đất đá chôn luôn dưới huyệt.

Hàn Tín sợ quá, chẳng biết làm thế nào, đứng ngây ra một lúc rồi mới vội vã dùng xẻng đào đất lên để cứu mẹ. Thế nhưng, đất bị đào lên tới đâu thì như có phép lạ lại bị hút trở lại tới đó. Hàn Tín biết rằng, mình không thể cứu được mẹ, khóc một trận lớn, khấu đầu lạy ba cái rồi ngầm ngùi trở về nhà.

Khi Hàn Tín từ mộ mẹ mình trở về, đi ngang qua khu chợ thì có mọt người mổ lợn tuổi tác tương đương với Hàn Tín bước ra chặn lại. Anh chàng mổ lợn này cơ thể cao lớn, khỏe mạnh, tay lúc nào cũng lăm lăm con dao mổ, đi lại nghênh ngang, khiến cả thành Hoài Âm không ai không sợ.

Tên mổ lợn chặn Hàn Tín lại nói: “Nhìn ngươi cao to, ngựa tốt, lại đeo bên mình một thanh kiếm giống như ai cũng phải sợ ngươi! Nếu như ngươi có gan thì rút kiếm ra tỉ thí với ta, xem kiếm của ngươi mạnh hơn dao mổ lợn của ta bao nhiêu.

Nếu như ngươi sợ chết không dám thì hãy quỳ xuống bò quá háng của ta mà đi tiếp”. Lúc này, những kẻ ăn theo tên mổ lợn cũng không ngớt đứng bên ngoài hò reo thách thức Hàn Tín.

Hàn Tín nhìn bộ dạng cao lớn của tên mổ lợn, cảm thấy không ổn. Lúc đó, đến cơm Hàn Tín cũng chưa ăn, lấy đâu ra sức mà đánh lại một tên mổ lợn to lớn thế này. Nếu như mình bị đánh chết, mọi người đều sợ tên đồ tể, không ai ra làm chứng thì chẳng khác gì mình chết oan.

Thôi được rồi, chẳng phải ta muốn sau này được phong hầu bái tướng hay sao? Tới lúc đó ta trả mối thù bị xỉ nhục này cũng chưa muộn. Nghĩ vậy, Hàn Tín chầm chậm cúi đầu, quỳ xuống và bò qua háng của tên đồ tể mà đi. Những người đứng xem xung quanh ai nấy được một trận cười vỡ bụng.

Hàn Tín ôm ấp chí lớn ngang dọc chiến trường, mang thanh kiếm gia truyền tới đầu quân dưới trướng của Hạng Lương. Sau khi Hạng Lương bại trận bị chết, Hàn Tín theo về với Hạng Vũ, làm chức chấp kích lang trung, thực tế là chức canh cửa.

Hàn Tín nhiều lần hiến kế cho Hạng Vũ nhưng Hạng Vũ vốn tự phụ, không thích nghe ý kiến của người khác. Hàn Tín cảm thấy mình ở dưới trướng của Hạng Vũ sẽ không thể thi triển được tài năng vì thế quay sang đầu quân cho Lưu Bang, làm một chức quan nhỏ trông coi kho lương.

Quân sư của Lưu Bang là Tiêu Hà sau nhiều lần nói chuyện với Hàn Tín, phát hiện Hàn Tín là một nhân tài, nhiều lần tiến cử Hàn Tín với Lưu Bang. Tuy nhiên, Lưu Bang cũng như Hạng Vũ không mấy để ý tới Hàn Tín.

Trong một lần đại quân của Lưu Bang hành quân, mười mấy vị tướng lĩnh đã tìm cách bỏ trốn. Hàn Tín cũng cảm thấy mình không được Lưu Bang trọng dụng nên cũng bỏ trốn theo. Tiêu Hà sau khi biết chuyện, vội vàng đuổi theo Hàn Tín.

Đây chính là nguồn gốc của giai thoại nổi tiếng: “Dưới trăng Tiêu Hà đuổi theo Hàn Tín”. Sau khi Tiêu Hàn tìm được Hàn Tín trở về, đã hết lời tiến cử Hàn Tín với Lưu Bang. Nể tình của quân sư họ Tiêu, Lưu Bang mới chấp nhận phong cho Hàn Tín làm tướng quân.

Sau khi có được sự trọng dụng, Hàn Tín có cơ hội thi triển tài năng. Những chiến thắng vang dội của quân Hán trước quân Sở đều do Hàn Tín thực hiện. Do công lao ngày càng lớn, tước vị của Hàn Tín cũng ngày một cao hơn.

Trước sau, Hàn Tín đảm nhiệm các chức tướng quân kiêm tả thừa tướng, đại tướng quân kiêm tướng quốc, Tề vương, Sở vương. Tuy nhiên, cuối cùng Hàn Tín bị giáng làm Hoài Âm hầu. Vì thế, sau này, người ta đều gọi Hàn Tín là Hoài Âm hầu.

Do công cao át chủ, Hàn Tín trở thành mối đe dọa đối với triều đình nhà Hán. Vì thế, sau khi Lưu Bang chết, Lã Hoàng hậu vu cáo Hàn Tín mưu phản rồi ra lệnh giết chết.

Năm bị giết, Hàn Tín mới chỉ 32 tuổi. Người ta đều nói, do Hàn Tín chôn sống mẹ mình để được phong thủy làm tổn thương tới dương thọ vì thế mới chết trẻ như vậy.

Hải Phong

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…