Góc Tài Lộc Theo Phong Thủy / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Globalink.edu.vn

Góc Tài Lộc Là Gì? Nên Đặt Gì Ở Góc Tài Lộc Để

Góc tài lộc là gì? Ở vị trí nào trong nhà? Trong phong thủy nhà ở, góc tài lộc là vị trí quan trọng giúp gia chủ khai vận giàu sang, mở mang phú quý.

Góc tài lộc là gì?

Ở vị trí nào trong nhà? Trong phong thủy nhà ở, góc tài lộc là vị trí quan trọng giúp gia chủ khai vận giàu sang, mở mang phú quý.

Góc tài lộc là gì? 

Hiểu đơn giản thì góc tài lộc (hay còn gọi là khu vực tài lộc) là góc thu hút tiền bạc, sự may mắn trong làm ăn kinh doanh đối với gia chủ. Sự hưng thịnh, giàu có của gia đình bạn như thế nào được quyết định bởi góc này.  

Nhiều người thường nhầm lẫn, mỗi ngôi nhà đều có góc tài lộc rồi nên việc kích hoạt cung này là điều không cần thiết. Tuy nhiên, nhận định này chỉ đúng một phần bởi gia chủ có thể tự kích hoạt cung tài lộc để tăng cường vượng vận, đem đến sự dư giả về tiền bạc nhiều hơn.  

Vị trí góc tài lộc trong nhà 

Cách xác định góc tài lộc của ngôi nhà 

Góc tài lộc lộ thiên 

Vị trí này khá dễ nhận biết và thường nằm trong phòng khách của gia đình. Bạn có thể dễ dàng xác định bằng cách lấy cửa chính làm trung tâm. Góc tài lộc nằm ở vị trí đường chéo bên trái hoặc bên phải tính từ lối cửa.  

Nếu lối vào của phòng khách nằm ở bên trái, góc tài lộc trong phòng khách sẽ ở trên đỉnh của đường chéo vẽ từ cửa (hướng bên phải). Nếu lối vào phòng khách ở giữa ngôi nhà, khu vực tài lộc sẽ ở hai góc của đường chéo kẻ từ cửa vào.  

Góc tài lộc ẩn  

Nhà hướng Nam,

góc tài lộc

nằm ở hướng Bắc và hướng Tây Nam.

Nhà hướng Bắc,

góc tài lộc

nằm ở hướng Nam và hướng Đông Bắc.  

Nhà hướng Đông,

góc tài lộc

nằm ở hướng Đông Bắc.

Nhà hướng Tây,

góc tài lộc

nằm ở hướng Nam, hướng Tây Bắc và hướng Đông Nam.

Nhà hướng Tây Bắc,

góc tài lộc

nằm ở hướng Đông Nam và hướng Tây Nam.

Nhà hướng Đông Nam,

góc của tài lộc nằm ở hướng Tây, hướng Tây Bắc và hướng Bắc. 

Nhà hướng Đông Bắc, góc của tài lộc nằm ở hướng Đông và hướng Tây Nam.

Nhà hướng Tây Nam, góc tài lộc

nằm ở hướng Tây Bắc và hướng Đông Bắc.

Gia chủ sẽ làm ăn phất như diều gặp gió nếu cửa chính nhà bạn ở vị trí góc tài lộc ẩn. Do vậy, cần xác định chính xác để “đổi vận” cho chính mình.  Cùng với đó bạn cũng nên tìm hiểu những kiến thức về cách mở cung tài lộc để cuộc sống thuận lợi hơn.

Góc tài lộc ẩn 

Kích hoạt cung tài lộc trong nhà như nào?

Đảm bảo góc tài lộc có điểm tựa chắc chắn 

Góc tài lộc nếu có bức tường vững chắc sẽ thu hút được nhiều năng lượng tốt, đảm bảo sự giàu có luôn thịnh vượng, vĩnh cửu. Lưu ý, nếu phía sau hướng tài lộc của gia đình bạn là cửa sổ bằng kính sẽ khiến gia đình khó đạt được các mục tiêu tài chính, tiền bạc dễ bị thất thoát. Do vậy cần xác định khu vực tài lộc chuẩn xác để tạo điểm dựa tốt nhất.  

Ánh sáng tốt 

Khu vực tài lộc có ánh sáng tốt sẽ càng tăng thêm khả năng phong thủy của góc này. Đây là yếu tố thuận lợi để thu hút tiền tài “chảy” về với các thành viên trong gia đình. Ngược lại, nếu để góc tài lộc tối tăm sẽ khiến việc kiếm tiền bị kìm hãm, gặp nhiều trở ngại trong kinh doanh. Nếu nhà bạn không có đủ ánh sáng, có thể dùng đèn ngủ thắp sáng để cải thiện tình hình. 

Góc tài lộc cần ngăn nắp và sạch sẽ  

Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn tài lộc của nhiều gia đình. Như đã nói ở trên, góc tài lộc thường nằm ở phòng khách, đây là nơi hội tụ linh khí của ngôi nhà. Không một luồng khí may mắn nào muốn đến nơi ẩm thấp, bẩn thỉu. Do vậy, cần thường xuyên dọn dẹp góc này để không ảnh hưởng đến tài khí của ngôi nhà.  

Góc tài lộc ngăn nắp, gọn gàng

Góc tài lộc nên đặt gì? Không nên đặt gì?

Nên đặt gì ở góc tài lộc? 

Trưng bày vật phẩm phong thủy trong nhà

là một trong những cách khai mở cung tài lộc được nhiều gia chủ áp dụng. 

Bạn có thể đặt một số vật phẩm phong thủy như: linh vật phong thủy, lộc bình, bình hút tài lộc, mai bình tích lộc, tiền xu cổ… sẽ gia tăng tiền tài, lộc lá cho ngôi nhà. 

Tuy nhiên, gia chủ cần lựa chọn sản phẩm hợp tuổi, mệnh để vật phẩm phát huy hết khả năng phong thủy bên trong.  

Góc tài lộc không nên đặt gì?

Không đặt vật nặng như tủ quần áo, giày dép… sẽ khiến nguồn năng lượng tích cực bị lấn át, từ đó khiến tài lộc khó sinh sôi, nảy nở.  

Góc tài lộc

của gia đình bạn không nên đặt dưới xà ngang dù ở bất cứ vị trí nào bởi sẽ khiến tiền tài bị chèn ép, không phát triển, tiền bạc hao tổn.  

Xây nhà vệ sinh, nhà tắm, hay đặt những đồ bẩn thỉu ở

góc tài lộc

sẽ khiến khí tài bị tiêu hao, ảnh hưởng xấu đến tài vận của gia chủ.  

Nên giữ

góc tài lộc

luôn yên tĩnh bởi tiếng ồn sẽ lấn át, khiến khí tài bay đi. Đặc biệt là những âm thanh rung động của các thiết bị âm thanh, điện thoại, tivi… 

Phương tài lộc cần sự ổn định, do vật không nên để những vật có nước ở khu vực này sẽ sẽ khiến tiền bạc bị trôi đi mất.  

Kiêng xung chiếu, không để những vật nhọn đâm thẳng vào vị trí này, đây là điều cấm kỵ.  

Tốt nhất trong trường hợp cạnh

góc tài lộc

có cửa sổ, gia chủ có thể dùng rèm che cửa để tài khí được tụ lại mà không phân tán.  

Đặt cây ở vị trí góc tài lộc 

Muốn đạt được may mắn, khai thông vận khí, gia chủ cần xác định đúng góc tài lộc và tránh phạm phải những điều tối kỵ trong phong thủy.  

Cách Xác Định Góc Tài Lộc Trong Nhà ✅ (Chuẩn Xác)

1. Cách xác định góc tài lộc trong nhà

Góc tài lộc hay còn gọi là phương vị tài lộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phong thủy nhà ở. Xác định đúng góc tài lộc giúp gia chủ kiếm bộn tiền, làm ăn thuận lợi, phát đạt. Sạu đây là các cách xác định góc tài lộc theo từng phái khác nhau.

1.1. Phái Bát Trạch

Lấy góc đối với phái Bát Trạch rất đơn giản. Bằng việc lấy cửa chính làm cơ sở, thì góc chéo với cửa chính 45 độ chính là góc thần tài. Nếu cửa chính nằm ở giữa, thì ngôi nhà sẽ có 2 góc thần tài, đó là 2 góc đáy nhà. Trong trường hợp cửa chính lệch sang trái hoặc sang phải thì phương vị tài lộc sẽ nằm lệch bên so với cửa chính, dễ hiểu hơn là nằm chèo góc so với cửa chính.

1.2. Phái Huyền Không

Đối với phái Huyền Không, cách xác định góc sẽ phức tạp hơn nhiều so với Bát Trạch. Do đó, những ai có hiểu biết về phong thủy và có kinh nghiệm mới có thể tìm ra.

Theo phái này thì, góc tài lộc được xác định là ở vị trí sao bát Bạch Dương trên trạch bàn nhà. Dựa vào hướng nhà, các chuyên gia sẽ đo đạc và vẽ trạch bàn nhà. Từ đó, sẽ bố trí vị trí của 9 ngôi sao theo thứ tự từ 1 đến 9.

Cách vẽ này rất phức tạp, và có tính chuyên môn cao. Người bình thường không thể hiểu được. Do đó, hãy mời những chuyên gia phong thủy để được trợ giúp tìm góc tài lộc của ngôi nhà nếu bạn theo phái Huyền Không.

1.3. Phái Mệnh Lý

Đây được xem cách hiệu quả cao nhất song nó lại rất dài dòng. Cách tính toán này khó nhất nhưng nó mang đến cho gia chủ sự sung túc và thành công. Cho nên những chủ nhà kỹ tính, khi muốn xác định phương vị tài lộc thường rất cẩn trọng và nhờ sự trợ giúp của chuyên gia.

Đối với phái này, để tìm được góc tài lộc, cần xác định can chi ngày sinh của gia chủ. Thông qua đó xác định tài vị. Cách xác định như sau:

Nếu can ngày là Giáp hoặc Ất thì góc tài lộc nằm tại vị trí cung Thìn (từ 112,5 tới 127,5 độ) và Tuất (292,5 tới 307,5 độ).

Nếu can ngày là Bính hoặc Đinh thì Tài vị nằm tại vị trí cung Thân, Dậu, Canh, Tân (232,5 tới 292,5 độ).

Nếu can ngày là Mậu hoặc Kỷ thì Tài vị nằm tại vị trí cung Hợi, Tí, Quý, Nhâm (322,5 độ tới 22,5 độ).

Nếu can ngày là Canh hoặc Tân thì Tài vị nằm tại vị trí cung Dần, Mão, Giáp, Ất (52,5 độ tới 112,5 độ).

Nếu can ngày là Nhâm hoặc Quý thì Tài vị nằm tại vị trí cung Tị, Ngọ, Bính Đinh (142,5 tới 202,5 độ).

Trong quá trình đo đạc phải lấy tâm nhà làm gốc tọa độ.

2. Lựa chọn vật phẩm phong thủy cho phương vị tài lộc

Việc lựa chọn vật phẩm nào đặt ở góc tài lộc để gia chủ sung túc và may mắn cũng phức tạp không kém. Không phải ai cũng am hiểu điều này. Tham khảo những gợi ý sau đây.

– Cây xanh: Cây xanh giúp cân bằng sinh khí cho ngôi nhà. Đặt cây xanh tại vị trí hợp lý giúp thu hút năng lượng tích cực, sản sinh vượng khí.

– Giường ngủ hoặc ghế sofa có tác dụng giữ cho hòa khí trong nhà êm ấm, vợ chồng hòa thuận con cái đuề huề.

– Đặt bàn ăn tại vị trí phù hợp phong thủy giúp cho cuộc sống gia đình luôn no ấm đủ đầy. Sức khỏe các thành viên được đảm bảo tốt nhất.

– Các vật phẩm phong thủy như tượng Tam Đa, Thần Tài …

Vị trí góc thần tài cần phải có ánh sáng. Càng sáng sủa càng tốt. Cần vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo lưu thông gió tốt nhất. Nên tránh đặt những đồ vật ở vị trí chiêu tài như bể cá, không đặt góc tài lộc ở phòng tắm, các vị trí tối tăm, thiếu ánh sáng …

Bài Trí Những Biểu Tượng Phong Thủy Về Tiền Tài Ngay Góc Tài Lộc Kích Hoạt Vận May

Dù là nhà ở hay văn phòng công ty những biểu tượng phong thủy về tiền tài thường được đặt ở góc tài lộc của căn phòng, nhằm cầu tiền tài, may mắn sẽ đến với chủ nhà.

Góc tài lộc được xác định là góc nằm phía tay trái của bạn tính từ cửa trước khi ta bước vào. Mặt khác người ta thường đặt những vật phẩm phong thủy – biểu tượng của tiền bạc đó là: 1. Chuông gió

Chuông gió được treo ở vị trí tài lộc của ngôi nhà hoặc văn phòng. Cũng đừng quên để tiếng chuông gió được vang lên thường xuyên.

3. Đồng tiền xu

Treo những đồng tiền chéo nhau và kết nối chúng bằng một sợi dây màu đỏ, sau đó treo lên các cửa ra vào. Dùng 9 hoặc 6 đồng tiền xu cho cửa chính và những cửa còn lại thì treo số lượng ít hơn. Phong thủy cho rằng, làm như vậy sẽ giúp giữ được năng lượng tiền bạc trong nhà.

Phong thủy cũng cho rằng việc giữ lại tiền dưới mọi hình thức như sổ séc, sổ tiết kiệm, thẻ ngân hàng, vv… trong một chiếc hộp phong thủy có màu tím hoặc màu vàng thật đẹp sẽ giúp bạn giữ được tiền.

Ngoài ra, bạn hãy đặt 9 đồng xu thật sáng bóng tại góc tài lộc, và hãy tưởng tượng rằng “những hạt giống” này đang sinh sôi và phát triển.

Khi nhận tiền lương, trước khi đưa vào sử dụng, bạn nên giữ một lúc ở góc này. Và những đồng tiền lẻ cũng đừng quên giữ trong một chiếc bát màu tím hoặc vàng ở góc thịnh vượng. Nó không chỉ là một ý nghĩa về phong thủy, mà còn là vật trang trí cho góc nhà của bạn nữa.

Ông thần tài được sử dụng nhằm mục đích cầu phước lành cho gia chủ. Vị trí thíc hợp nhất cho tượng Thần tài đó là đối diện với cửa trước. Dù bức tượng lớn hay nhỏ, nó đều có sức mạnh đáng kể đối với tiền tài của gia đình bạn.

Thạch anh tím có màu sắc rất đẹp, vừa dùng trang trí, vừa là biểu tượng của phú quý. Nếu tình hình tài chính gia đình bạn không mấy ổn định, hay bạn thường xuyên phải suy nghĩ về nó, hãy đặt những vật nặng như đá tròn hay tượng ở góc tài lộc.

6. Trái cây, ngũ cốc

Trái cây và ngũ cốc có ý nghĩa mang lại sự no đủ trong phong thủy. Những bát hoa quả tràn trề, hay cây sai trĩu quả là những vật phẩm phong thủy thường được sử dụng.

Người ta thường xếp 9 quả cam hay mận, được đặt trong một chiếc bát màu vàng, hay những chùm nho đỏ, dứa tươi và chuối được xếp đầy trong khay, hoặc cũng có thể treo tranh vụ mùa bội thu, vv… Đây là những biểu tượng phong thủy mang lại sự no đủ về vật chất, bạn nên đặt vào góc tài lộc.

7. Tre may mắn

Để tăng sự may mắn, thành công về tiền bạc, hãy đặt 9 thân tre trong chiếc bình màu tím. Chiếc bình này phải có thân to hơn miệng, với ý nghĩa là giữ của.

9. Những loại cây lá tròn

Cây lá tròn giúp tái tạo dòng năng lượng và kích thích phát triển dòng chảy của tiền. Bạn hãy nhớ là luôn giữ cho cây được khỏe mạnh và không được ngập quá nhiều nước. Những cây lá tròn này sẽ được đặt trong chậu màu tím là tốt nhất, và nó còn giúp làm đẹp cho góc tài lộc của nhà bạn đấy.

Cùng Danh Mục:

Phong Thủy Cho Nhà Nhiều Góc Vuông, Góc Xéo

Có phải nhà nhiều góc vuông, góc xéo quá sẽ không tốt về phong thủy?

Nhà tôi làm sắp xong phần thô thì nhiều người nói rằng sao có nhiều góc vuông, góc xéo quá sẽ không tốt về phong thuỷ. Tôi xem lại thì thấy đó là những góc tường mà nhà nào cũng phải có, làm sao giấu hết đi được. Có sách tôi đọc nói rằng những góc tường hay cây cột hướng vào phòng sẽ rất xấu khiến tôi đâm ra băn khoăn, không biết nên chỉnh sửa thế nào cho đúng. Nay nhờ quý báo tư vấn giúp tôi giải pháp khắc phục vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn.

Hồ Văn Sáu, P. Bình Thuận, Q. 7, TP.HCM.

Trước hết cần xác định rõ về khái niệm góc vuông hay góc xéo trong nhà là tốt xấu về phong thuỷ ra sao. Góc vuông thì rõ ràng là… vuông vức, còn góc xéo thì… xéo góc, hai điều này khác nhau, làm sao có thể đánh đồng với nhau được. Có lẽ vấn đề các gia chủ quan tâm không phải là góc cạnh bao nhiêu độ, vuông hay xéo, mà là việc hiện diện các góc cạnh (lồi hoặc lõm) ảnh hưởng thế nào đến không gian sống và phong thuỷ.

Về mặt cấu trúc xây dựng, nhà ở xưa nay đều chủ yếu dựa vào bộ khung, dù là cột chịu lực hay tường chịu lực thì cũng ít nhiều có những mảng miếng lồi thụt trong mặt bằng. Nhà phố nhỏ diện tích càng ít thì càng khó giấu bớt được hệ khung đó đã đành, nhưng ngay cả trong biệt thự thoải mái diện tích thì vẫn có nhiều cột hoặc tường lồi thụt, có thể dùng cho mục đích ngăn chia, cũng có thể nằm ở ý đồ thiết kế ngôi nhà theo phong cách nội ngoại thất nào đó, thậm chí có những cây cột khá to chỉ thuần tuý cho mục đích trang trí. Vấn đề là hiểu đúng về góc cạnh và khéo dùng góc cạnh.

Đã gọi là góc cạnh thì dù là góc vuông hay góc nhọn đều tiềm ẩn các va chạm trong quá trình sử dụng. Nhiều siêu thị, sân bay, bệnh viện đã phải dùng các thanh nẹp, miếng bo mềm gắn ở góc tường và cột để tránh cho khách va chạm hàng ngày khi qua lại. Sau khi xây dựng hoàn thiện, các góc cạnh có thể tồn tại dưới rất nhiều dạng, từ phần cứng đến phần mềm đồ đạc như bàn ghế, tủ kệ. Về mặt phong thuỷ, góc cạnh nhọn hoặc vuông lồi ra nhiều sẽ làm chuyển hướng dòng khí lưu chuyển trong hoặc ngoài nhà, sinh hoạt không thuận lợi, gây tâm lý bất an. Và ngược lại, những góc khuất hay góc lồi nhưng không tiếp xúc thường xuyên thì không có gì phải lo ngại.

Về mặt tích cực, các góc cạnh tạo thành hình khối, tạo mảng âm dương lồi lõm, bề mặt công trình ít đơn điệu, tạo bóng nắng hay ánh sáng nhân tạo đổ lên các bề mặt phong phú hơn. Nhưng khi các góc cạnh hướng vào không gian sống thì lại gây nên ít nhiều bất lợi về phong thuỷ. Cha ông ta thường có câu kiêng kỵ “góc ao đao đình” là để khuyên khi làm nhà dựng cửa nên tránh các góc nhà, góc ao hồ bên ngoài hướng vào cửa chính của nhà mình. Vì khi xảy ra trường hợp này thì những lối đi lại, luồng gió mạnh nương theo hình khối bên ngoài tác động vào nhà sẽ nhiều hơn, về cảnh quan chung cũng là sự xô lệch bất an hơn. Đi sâu vào phòng ốc, những góc tủ, góc cửa hay góc tường lồi, khi hướng vào vị trí các không gian cần tĩnh (như giường ngủ, bàn làm việc, ghế thư giãn…) sẽ làm không gian lồi thụt thiếu vuông vức, gia chủ cảm thấy dễ va chạm, nhiều ngóc ngách và khó kê xếp đồ đạc được như ý. Để khắc phục các góc cạnh thì cần lưu ý và hình dung ra chúng trước khi xây dựng, bài trí đồ đạc. Nói nôm na là làm cho ngôi nhà trở nên vuông hơn, “mềm” hơn bằng các thủ pháp khác nhau.

Với không gian bên ngoài nhà, khi chọn đất chọn nhà cần lưu ý tránh “góc ao đao đình”, điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi ta đứng từ bên trong cuộc đất hay trong nhà nhìn ra ngoài. Công trình hoặc vật thể bên ngoài có góc chĩa vào càng lớn, càng gần thì nguy cơ gây ra xung sát càng cao, càng cần ngôi nhà của mình phải tạo được khoảng lùi, hoặc dùng mảng cây cối che chắn để giảm bớt góc cạnh, sao cho mở cửa ra không thấy các góc đó nữa. Cũng có thể đặt chậu cây lồi ra hoặc dùng gương phản chiếu bên ngoài nhà. Đó có thể là một gương cầu lồi hoặc một tấm kim loại sáng bóng để tạo tác dụng đẩy luồng khí xấu lưu chuyển nhanh ra khỏi nhà mình (theo kinh nghiệm dân gian).

Đối với nội thất, cách xử lý cũng nên quan tâm từ phần thô. Nên nhận thức rằng không phải căn phòng trống vuông vức về phần thô sẽ có lợi, mà phải là căn phòng sau khi bố trí đầy đủ đồ mà trở nên vuông vức thì sẽ tốt hơn, tất nhiên chữ “vuông vức” nên hiểu là các khoảng trống đi lại và giao tiếp, có thể căn phòng méo nhưng phần sinh hoạt vuông là ổn. Muốn vậy thì cần hình dung hết công năng sử dụng, để có thể tính toán các tủ âm hay kệ rời, mua sắm bàn ghế… sao cho tránh được góc lồi vật dụng và cột, tường chĩa vào giường ngủ, vào nơi sinh hoạt hoặc vướng lối đi. Nếu có các góc cạnh không thể tránh thì nên làm “mềm hoá” bằng cách vạt góc tường một chút, bo tròn, xây tường đôi (hai lớp tường gạch) phủ qua cột, làm tủ âm che khuất góc…

Nếu nhà đã cố định khó tác động được vào các phần cứng, thì nên bổ sung các vật trang trí có tính “mềm dịu” như chậu cây kiểng, tượng tròn hoặc bình gốm trước vị trí có góc cạnh nhằm giảm tiếp xúc trực tiếp với điểm va chạm, và làm chậm, làm nhẹ luồng khí lưu chuyển nhanh. Các thiết kế nội thất bằng vách thạch cao uốn lượn, trụ gỗ tròn cũng có hiệu quả đáng kể trong không gian cứng nhắc, tuy nhiên cần có chuyên gia tư vấn cụ thể.

Cùng Danh Mục