La Bàn Phong Thủy Toàn Thư / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Globalink.edu.vn

La Bàn Phong Thủy Toàn Thư, Tác Giả Dương Quân Tùng, Ngô Bạch

Cuốn sách ” La Bàn Phong Thủy Toàn Thư” bao gồm 5 phần : Phần dẫn nhập, Phần một: Những thao tác cơ bản khi sử dụng la bàn; Phần hai: Xác định tọa hướng của kiến trúc; Phần ba: Giảng giải nội dung các tầng của la bàn tam hợp; Phần bốn: Tổ hợp mẫu la bàn dựng sẵn

Cuốn sách ” La Bàn Phong Thủy Toàn Thư” còn hướng dẫn cách để lựa chọn nơi ở vượng khí, đảm bảo cho gia chủ về sức khoẻ, sự may mắn, thành đạt, tạo phúc dức dài lâu thì trước hết phải chọn lựa nhà ở tại nơi có nhiều sinh khí, môi trường trong sạch. Bước tiếp theo là sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để thiết lập về Dương trạch.

Nhà ở phải chọn nơi cao ráo, tối kỵ nơi ấm thấp, hình thế xung quanh phải vuông tròn đầy đặn, tối kị thiếu hụt méo mó. Nếu nền đất có chút khiếm khuyết, không hoàn chỉnh thì phải lập tức san sửa cho bằng phẳng, không nên vội vàng xây dựng phòng ốc…

” La Bàn Phong Thủy Toàn Thư “ Để lựa chọn nơi ở vượng khí, đảm bảo cho gia chủ về sức khoẻ, sự may mắn, thành đạt, tạo phúc dức dài lâu thì trước hết phải chọn lựa nhà ở tại nơi có nhiều sinh khí, môi trường trong sạch. Bước tiếp theo là sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để thiết lập về Dương trạch.

Nhà ở phải chọn nơi cao ráo, tối kỵ nơi ấm thấp, hình thế xung quanh phải vuông tròn đầy đặn, tối kị thiếu hụt méo mó. Nếu nền đất có chút khiếm khuyết, không hoàn chỉnh thì phải lập tức san sửa cho bằng phẳng, không nên vội vàng xây dựng phòng ốc…

Cuốn sách bao gồm:– Phần dẫn nhập– Phần một: Những thao tác cơ bản khi sử dụng la bàn– Phần hai: Xác định tọa hướng của kiến trúc– Phần ba: Giảng giải nội dung các tầng của la bàn tam hợp– Phần bốn: Tổ hợp mẫu la bàn dựng sẵn

Phong Thủy Địa Lý Toàn Thư + Tả Ao Địa Lý Toàn Thư

Giới thiệu phong thủy địa lý toàn thư + tả ao địa lý toàn thư

Phong thủy địa lý toàn thư

Cuốn sách Phong thủy địa lý toàn thư dựa trên cơ sở của “Địa lý ngũ quyết”, tác phẩm của Triệu Cửu Phong người Triều Thanh , một tuyệt tác trong nghìn năm lịch sử phong thủy , dung ngôn ngữ dễ hiểu kèm theo hình vẽ minh họa , giúp mọi người học phong thủy dễ dàng hơn.Cuốn sách có hơn 100 bức vẽ tay , hơn 200 bức vẽ la bàn chính xác đồng thời hoàn nguyên 50 bức vẽ gốc thành bức vẽ cảnh thực , để thuận tiện hơn cho độc giả tự học .

Tả Ao Địa Lý Toàn Thư

Cụ Tả Ao tên thật là Nguyễn Đức Huyên, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cụ sinh vào thời Lê – Trịnh, nhà nghèo, cha mất sớm từ lúc còn nhỏ, mẹ lại mù loà, cụ phải đến ở giúp việc cho một thầy người Tàu để chữa bệnh cho mẹ. Sau đó, cụ theo ông thầy về Tàu học thuốc chữa bệnh và học khoa Địa lý ở Trung Hoa trong nhiều năm với một thầy Địa lý lừng danh khi cụ chữa lành bệnh mắt cho ông ta. Sau này khi về nước, cụ đã bỏ hơn 40 năm đi thực tế khắp nơi, từ những kinh nghiệm đó cụ đã dốc hết tâm trí viết nên bộ sách Địa lý Tả Ao này.

Sách Địa lý Tả Ao được viết từ căn bản đến chi tiết, rất súc tích nhưng dễ học, dễ hiểu. Từ lúc sinh thời, cụ đã được người đời tôn là Thánh Địa lý Tả Ao. Cụ là người Việt Nam đầu tiên đi học khoa Địa lý tận nơi khai sáng khoa này là Trung Hoa và cụ cũng là người Việt Nam đầu tiên viết sách Địa lý còn truyền đến ngày nay.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Thông tin chi tiết Công ty phát hành

Nhà sách Minh Lâm

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Đà Nẵng

SKU

5039418486590

Đá Quý Phong Thủy Toàn Thư

Ngọc, hay đá quý và một số loại đá bán quý, là các khoáng chất quý hiếm xuất xứ từ thiên nhiên hoặc nhân tạo có giá trị thẩm mỹ; màu sắc rực rỡ và đồng đều, có độ tinh khiết và ổn định; khả năng chiết quang và phản quang mạnh; có độ cứng nhất định và phần lớn có khả năng chống ăn mòn. Ngọc có thể được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp nhưng công dụng chủ yếu được biết đến nhiều nhất là để trang trí và làm các đồ trang sức, đặc biệt là nữ trang.

Tuy trong thực tế hầu như không có một khu biệt nào giữa hai khái niệm “ngọc” và “đá quý”. Người ta vẫn ít nhiều nhận thấy ý nghĩa của tên gọi “ngọc” biểu hiện đặc tính của đối tượng cụ thể hơn nên thường gắn với một loại đá quý nhất định (như lục bảo ngọc, lam ngọc, hồng ngọc, hoàng ngọc, bích ngọc); còn “đá quý” có ý nghĩa rộng hơn và khái quát hơn (chẳng hạn khái niệm ” nhẫn cưới gắn đá quý” thường chỉ một nhóm những loại nhẫn cưới được gắn hồng ngọc, lam ngọc, ngọc lục bảo phân biệt với nhẫn cưới gắn kim cương và nhẫn cưới phay trơn v.v.). Ở một phương diện khác, “đá quý” gắn với những sản phẩm tự nhiên chưa qua gia công, còn “ngọc” được hiểu là những khoáng vật quý hiếm đã được chế tác, mài dũa hoàn chỉnh mà thành, tuy đôi khi sự phân biệt này trở nên mờ nhòe tùy theo quan niệm[1].

Tính chất

Đa số các loại ngọc có tính chất đặc biệt như độ cứng, khả năng tương tác với ánh sáng (chiết quang, phản quang); khả năng chống ăn mòn; tính chất cách điện hay bán dẫn v.v. Các loại đá ngọc phân biệt với các khoáng thạch có màu sắc nhưng ít quý giá hơn (như đá cẩm thạch, đá hoa cương) ở phương diện chủ yếu là sự quý hiếm của nó và độ tinh khiết đồng đều một cách thuần nhất của màu sắc.

Phân loại ngọc Theo đặc tính

Khoáng vật của thế giới tự nhiên có khoảng hơn 3000 loại, tuy nhiên chỉ có khoảng 100 loại khoáng thạch thích hợp cho việc gia công thành đá quý hoặc đá bán quý[2]. Với những nhà buôn đá quý chỉ có khoảng 20 loại là đối tượng kinh doanh, trong đó kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc và xa-phia được đánh giá là 4 loại đá quý hàng đầu. Tại Nhật Bản còn xác định 7 loại đá quý nhất, trong đó ngoài 4 loại nói trên còn có cat’s-eye, alexandrite, jadeite. Ngoài ra, người ta còn gọi kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc, xa-phia, jadeite và ngọc trai là: “ngũ hoàng nhất hậu” (năm vua và một hoàng hậu).

Theo màu sắc

Một số loại ngọc tuy có thành phần khoáng chất cơ bản giống nhau, nhưng theo màu sắc có thể được phân tách thành loại khác biệt, như hồng ngọc và xa-phia đều là khoáng corundum tuy loại corundum màu đỏ được tách riêng thành hồng ngọc còn các loại có màu sắc khác là xa-phia (khi gắn trên nữ trang phần lớn chỉ sử dụng xa-phia màu xanh lam), các loại thạch anh đều có thành phần chính là silic dioxit nhưng amethyst (thạch anh tím) được tách riêng một loại ngọc vì sự quý hiếm của chúng.

Theo nguồn gốc

Cho đến đầu thế kỷ 20, ngọc vẫn là những sản phẩm của tự nhiên hình thành dưới những tác động lý hóa và sự biến động địa chất của trái đất qua hàng triệu năm ngoại trừ một vài loại ngọc hay khoáng vật quý là sản phẩm hữu cơ (như ngọc trai từ trai, sò, ốc nước mặn hay nước ngọt; hổ phách xuất xứ từ những loại thực vật họ thông; các loại san hô đặc biệt là san hô đỏ). Hiện nay, công nghệ sản xuất ngọc nhân tạo đã tiến bộ vượt bậc, khởi đầu là sự nuôi cấy thành công ngọc trai nhân tạo ở Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai, rồi hồng ngọc, xa-phia, hoàng ngọc và cả kim cương nhân tạo cũng lần lượt được nghiên cứu chế tạo trong phòng thí nghiệm tại khắp các châu lục. Những sản phẩm ngọc nhân tạo dần dần tạo được chỗ đứng của mình không chỉ trong các lĩnh vực công nghiệp mà đã bước dần sang địa hạt trang sức, chiếm lĩnh những ngăn, kệ đặt nữ trang tại các cửa hiệu kim hoàn nổi tiếng thế giới. Tuy chất lượng không thua kém gì ngọc thiên nhiên thậm chí có khi còn vượt trội hơn về độ tinh khiết và màu sắc, giá trị quy đổi ra tiền tệ của ngọc nhân tạo vẫn thua xa ngọc xuất xứ từ thiên nhiên.

Nếu ngọc trai, hồng ngọc, xa-phia, hoàng ngọc và ngọc lục bảo được sản xuất nhân tạo về cơ bản tính chất lý hóa không khác gì so với ngọc tự nhiên, tuy có một số sản phẩm (như hồng ngọc) được gia thêm chất phụ gia đặc biệt để phân biệt màu sắc với ngọc tự nhiên khi chiếu dưới tia cực tím, thì kim cương nhân tạo lại đa dạng hơn, trong đó ngoài các bon tinh thể còn phải kể đến những sản phẩm đá giả kim cương như cubic zicon và mossanite mà hình thức không khác biệt lắm với kim cương nhưng chất liệu chế tạo lại hoàn toàn khác. Việc kiểm định chính xác ngọc tự nhiên hay nhân tạo luôn đặt ra nhiều thách thức, những dụng cụ kiểm định ngày càng trở nên tinh xảo hơn và công kiểm định cũng đắt giá hơn.

Theo địa phương

Tuy rất hiếm, trong thực tế người ta cũng có khi xác định một số loại ngọc của địa phương nào đó phân biệt với ngọc của địa phương khác, do chất lượng của ngọc tại mỗi vùng đất có thể khác nhau.

Kim cương: Kim cương với đủ các sắc độ màu có nhiều ở Nam Phi và một số nước vùng Nam châu Phi, Nga, Trung Quốc. Kim cương hồng đỏ hoàn hảo nổi tiếng ở Argyle, Úc.

Ngọc lục bảo (emerald) được khai thác tại Brasil, Zambia, Myanma. Ngọc ở Colombia được đánh giá là có chất lượng tốt nhất với màu lửa xanh sặc sỡ, sống động và rất tươi.

Hồng ngọc (ruby) có ở Nga, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Kenya, Tanzania và Sri Lanka.

Xa-phia (sapphire, hay ngọc lam): Châu Úc, Châu Phi, Campuchia.

Garmet màu đỏ thẫm, tím đỏ và đen có ở Arizona (Mỹ), Nam Mỹ, Sri Lanka và Ấn Độ. Loại màu xanh lục, lục tối, nâu vàng, vàng hơi nâu và loại có màu xanh ngọc bích có ở Thụy Điển, Sri Lanka và Nam Mỹ. Xanh táo nhạt ở Nga vàPhần Lan. Tiêu biểu và đặc trưng là garmet màu đỏ nâu thẫm, được tìm thấy ở Ấn Độ, Nga và Châu Mỹ.

Amethyst (Thạch anh tím): có các sắc độ màu từ tím xanh cho đến tím đỏ và đặc điểm chung của nó là thường sáng. Trên hết, những màu mà có giá trị hơn cả là màu tía thẫm đến tím đỏ, được biết đến với cái tên urallian và thạch anhSiberia. Thạch anh tím thường thấy ở Brasil, Uruguay, Nga. Các vùng khác là Bolvia, Mexico, Namibia, Tanzania,Zambia, Mỹ.

Aquamarine (Ngọc xanh biển): Trước đây Brasil là một nước lớn cung cấp cho toàn thế giới loại ngọc xanh nhợt này. Ngày nay, những quốc gia châu Phi như Nigeria hay Madagascar được xem như nguồn khai thác tiếp theo loại đá này.

Peridot (Khoáng mã não) đầu tiên được tìm thấy tại Zerbernet, sau đó là đến đảo St. Joan, bờ biển Ấn Độ, Pakistan,Kashmir, dãy Hymalaya.

Citrin hay topaz vàng nâu được tìm thấy nhiều ở Brasil, còn gọi là thạch anh topaz, trong khi topaz xanh tìm thấy tại Sri Lanka, châu Phi, Thái Lan và Campuchia.

Công dụng

Làm tranh đá quý

Từ xa xưa, ngọc và vàng gắn với biểu tượng quyền lực và sự giàu có của giới quý tộc (vua chúa, vương tôn, công tử) khi được khảm trên vương miện, vương trượng, chuôi kiếm, yên ngựa và nữ trang của hoàng gia. Cho đến thời hiện đại cả ngọc và vàng đều có thể được sử dụng như tiền tệ (bản vị). Nhưng trên thế giới không ít loại tiền tệ bị mất giá. Mấy năm trở lại đây giá vàng trên thế giới luôn biến động mạnh mẽ, có lúc giảm đáng kể, trong khi đó giá ngọc lại luôn tăng lên, nhất là đối với những loại ngọc quý xuất xứ từ thiên nhiên. Có không ít nước còn xếp ngọc vào loại tiền cứng được ngân hàng dự trữ và giữ giá, chẳng hạn Iran, nơi mà kho báu hoàng gia, một trong số đó là chiếc vương miện với trên 3000 viên kim cương bị xung công trong cuộc cách mạng lật đổ vua Iran, đã làm nền tảng hậu thuẫn cho tiền tệ Iran đến ngày nay[3]. Từ thập niên 1970 trở lại đây, việc buôn bán các loại ngọc trang sức trên thế giới diễn ra rất sôi động. Năm 1991 kim ngạch mậu dịch của ngọc đã lên tới 96 tỷ USD. Vài năm gần đây tốc độ tăng giá của ngọc vào khoảng 8-12%/năm, và người ta thường nhắc đến một câu nói “vàng thì có giá còn ngọc lại vô giá”.

Mỗi loại đá quý có hình dáng và màu sắc riêng nên chúng có những truyền truyết tượng trưng tương ứng, có loại còn được coi là mốc sinh trưởng của tháng và mùa. Vì vậy, đối với con người thì sắc thái của ngọc không chỉ là hiện thân của giàu có mà còn biểu đạt khí chất. Tự cổ chí kim ở cả phương Đông và phương Tây, mọi người đều coi ngọc là tài phúc của tự nhiên, tượng trưng cho hòa bình, hữu nghị, may mắn, như ý, hạnh phúc, sức mạnh và quyền lực. Ngày nay, với màu sắc thần bí vốn có cộng thêm vẻ đẹp tự thân và giá trị kinh tế lớn, ngọc ngày càng có sức hấp dẫn không chỉ với thế giới quý tộc, người mẫu, những ngôi sao màn bạc và những nhà tạo mẫu mà cả đối với mọi người bình thường trên khắp các châu lục.

Ngọc được ứng dụng chủ yếu trong mỹ nghệ và trang sức, tuy nhiên một số loại với tính chất lý hóa đặc biệt có thể được ứng dụng trong khoa học kỹ thuật. Hồng ngọc và xa-phia thường được dùng trong kỹ thuật laser, tạo ra laser hồng ngọc hoặc laser xa-phia; làm chân kính của các dụng cụ cơ khí chính xác như trục của các bánh răng đồng hồ; hoặc các thấu kính đòi hỏi độ tinh khiết và bền như ống kính máy ảnh, các thấu kính hiển vi, mặt kính đồng hồ v.v. Kim cương, do độ cứng cao nhất trong số các khoáng chất thiên nhiên, được sử dụng nhiều trong cắt gọt, mài, giấy ráp đánh bóng và chỉ có kim cương mới cắt và đánh bóng được kim cương. Kim cương không màu và một số màu khác, ngoại trừ màu xanh, còn được ứng dụng chế tạo các điện trở do không dẫn điện, hoặc chất bán dẫn với kim cương xanh, cho các dụng cụ điện tử có khả năng chịu nhiệt và đòi hỏi độ bền cực cao. Nhờ độ cứng cơ học và ít phản ứng hóa học với một số hóa chất, kim cương cũng được ứng dụng để chế tạo một số máy móc chuyên dụng trong công nghệ địa chất như đầu mũi khoan.

Thần bí hơn, trong nhiều nền văn hóa người ta tin rằng một số loại ngọc có khả năng chữa các bệnh nhất định[4].

Quan niệm truyền thống Tháng sinh của ngọc

Đối với một số nền văn hóa, mỗi loại ngọc có thể gắn với bản mệnh con người sinh trong những tháng nhất định:

Mùa sinh của ngọc

Bốn mùa cũng được gắn với tứ quý hàng đầu của các loại ngọc: sức sống mùa xuân là Emerald, cái nóng mùa hè là ánh nắng mặt trời trong Ruby, tĩnh lặng mùa thu là màu xanh biếc của Sapphire, lạnh lẽo mùa đông là vẻ đẹp lấp lánh trong Diamond.

Kỷ niệm ngày cưới

Kỷ niệm ngày cưới, bên cạnh Đám cưới Giấy (1 năm), Đám cưới Gỗ (5 năm), Đám cưới Đồng (10 năm), Đám cưới Pha lê (15 năm); Đám cưới Sứ (20 năm); Đám cưới Bạc (25 năm) và Đám cưới Vàng (50 năm) là các trường hợp sử dụng ngọc:

Lựa chọn và bảo quản ngọc Lựa chọn

Không chỉ kim cương, hầu hết các loại ngọc thường được lựa chọn dựa trên các tiêu chí về màu sắc (color), độ tinh khiết (clarity), kích thước (carat), kiểu dáng, cách cắt (cut) hay còn gọi là tiêu chuẩn 4C. Ngoài ra, đôi khi còn thấy có sự hiện diện của 6C với giá cả (cost) và giấy chứng nhận, kiểm định (certification). Những tiêu chuẩn đó thường được cụ thể hóa thành:

Về màu sắc, ngọc phải tươi sáng đồng đều, độ đậm nhạt phải tương ứng với nhau, đậm quá thì dễ chìm màu, nhạt quá thì lại không có sức hấp dẫn, hồng nên hồng màu huyết chim câu, xanh lam nên xanh như nền trời sau cơn mưa, kim cương phải trong suốt đến nỗi để ánh sáng lọt qua không có chút tạp sắc nào, ngọc Emerald và Jadeite phải có màu sắc rực rỡ.

Độ trong suốt tốt, phản quang mạnh, óng ánh, rất ít lỗi hoặc không có lỗi.

Về kích thước, ngọc càng to càng tốt, nhất là những loại ngọc cao cấp. Giá của ngọc tăng theo cấp số nhân khi trọng lượng của chúng tăng theo cấp số cộng.

Quý hiếm; bền.

Kiểu dáng thời thượng, công nghệ tinh xảo, các bề mặt cắt hoàn hảo.

Bảo quản ngọc

Vì đá ngọc có tính dầu không nên dùng nước để rửa, tránh việc dính chất dầu lên bề mặt của ngọc làm giảm độ sáng. Nếu ngọc bị bẩn, tốt nhất là dùng sóng siêu thanh để tẩy, dùng vải nhung, da hươu lau sạch hoặc dùng rượu thuần chất hoá học lau ướt đến khi ngọc sáng như cũ.

Đại đa số ngọc thiên nhiên có tính chất ổn định, không tan trong acid và kiềm, tuy nhiên cũng cần tránh tiếp xúc với hóa chất nhất là các loại mỹ phẩm.

Ngọc tuy bền nhưng không được tác động mạnh hoặc làm rơi, tránh bị nứt hoặc vỡ nứt. Không được để ngọc va chạm với vật cứng, tuyệt đối không phơi dưới ánh nắng mặt trời, khi không đeo nên cất trong hộp nữ trang có lót mềm.

Kim cương, hồng ngọc, lam ngọc có độ cứng rất cao, không được để cùng với các loại Ngọc khác, tránh làm sứt mẻ các loại ngọc khác.

Trân châu có độ cứng thấp, không chịu được ma sát, những chất cho thêm vào trân châu thường là cơ chất và Canxi-Cacbon, vì vậy không được cho tiếp xúc với bất kỳ chất chua nào như muối chua, Axit nitric và dấm, mồ hôi và các loại mỹ phẩm, tránh cho trân châu bị biến sắc hoặc mất đi độ cứng.

Một số viên ngọc nổi tiếng Kim cương

Koh-I-Noor, có trọng lượng 186 carats, được phát hiện vào năm 1304, là viên kim cương có ánh chiết quang rực rỡ nhất nên còn gọi là “núi ánh sáng”.

Excelsior: có trọng lượng ban đầu là 995,2 carats được cắt làm 10 mảnh trong đó có 3 mảnh lớn nhất có trọng lượng 158, 147 và 130 carats. Các mảnh còn lại được cắt làm 21 viên từ 70 carats đến nhỏ hơn 1 carats.

Regent: nặng 410 carats khi chưa được mài, do một nô lệ Ấn Độ tìm thấy được năm 1701, là một viên kim cương đã chứng kiến những thăng trầm của lịch sử một số nước, đặc biệt là Pháp.

Blue Hope: Viên kim cương xanh lớn nhất thế giới, nặng 45,2 carats, mang tên “hy vọng” nhưng người ta tin rằng nó mang lại bất hạnh cho bất cứ ai sở hữu nó.

Cullinan được tìm thấy vào tháng 26 tháng 1 năm 1905 tại Nam Phi, có trọng lượng 3,106 carat. Sau đó Cullinan được cắt thành 9 viên nhỏ hơn, trong đó có một viên lớn nhất mang tên Cullian 1 hay Great Star nặng 530,2 carats.

Lesotho Promise: viên kim cương lớn thứ 15 của thế giới và là viên kim cương lớn nhất trong vòng 100 năm qua, nặng 603 carat[5].

Các loại ngọc khác

Ngọc trai: viên ngọc trai lớn nhất từ trước đến nay nặng khoảng 6,4kg[6], được một người thợ lặn Hồi giáo Philippines vô danh tìm ra tại ngoài khơi của đảo Palawan.

Hồng ngọc tại Việt Nam: Viên rubi “Ngôi sao Việt Nam” có trọng lượng 2.160 gram, tương đương 10.800 ca-ra, được tìm thấy tại mỏ đá quý Tân Hương, xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, được coi là quốc bảo Hồng ngọc Việt Nam[7].

Đánh giá

Triết gia La Mã cổ đại Pliny the Elder, khi trông thấy một viên đá quý đã thốt lên: “Đây, toàn bộ sự uy nghi của tạo hóa đều chứa đựng trong không gian nhỏ bé này, bộc lộ sự sáng tạo ưu tú” đại ý nói chỉ một hạt đá quý cũng đủ thể hiện cái đẹp của vạn vật.

Chú thích

^ Sơ học vấn tân, cuốn sách giáo khoa phổ thông chữ Hán viết: “Ngọc bất trác, bất thành khí” (ngọc chưa được mài dũa chưa trở thành trang sức).

^ Theo tài liệu đã dẫn của Hiệp hội địa lý quốc gia Mỹ, chỉ có khoảng 90 loại.

^ Những viên đá lộng lẫy, xuất bản phẩm video của Hiệp hội địa lý quốc gia Mỹ, dịch phẩm được phát trên kênh HTV4 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 20h ngày 7-10-2007

Tả Ao Địa Lý Toàn Thư

Download Tả Ao Địa Lý Toàn Thư Tác giả: Cao Trung NXB Văn hóa SG 2012

Cụ Tả Ao được tôn là Thánh Địa Lý Tả Ao là người Việt Nam thứ nhất học được khoa Địa lý Chính Tông ở Trung Quốc, và là thầy Địa lý giỏi nhất Việt Nam xưa kia. Tên cụ là Nguyễn Đức Huyên người làng Tả Ao Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (Trung Việt).

Cụ sinh vào thời vua Lê chúa Trịnh. Nhà nghèo, cha mất từ hồi còn nhỏ, mẹ lòa. Cụ có một anh cũng nghèo, là người con có hiếu, thấy mẹ mù lòa lúc nào cũng buồn, luôn luôn cầu mong, tìm được thầy thuốc hay, chữa cho mẹ khỏi.

May thay gần nơi cụ ở có một thầy thuốc người Tàu chữa mắt rất giỏi. Nhiều người đau mắt đã lâu, mà sau một thời gian được thầy đó chữa trị, lại trông được.

Có thầy hay nhưng chữa chạy rất tốn kém và nhà cụ nghèo không thể theo đuổi được việc thuốc thang. Cụ bèn nhất quyết xin phép mẹ đến giúp việc cho thầy chữa mắt này để học nghề và tìm cách chữa cho mẹ.

Sau hai năm kiên trì làm việc để chờ thầy truyền nghề. Cụ được vị thầy thuốc này nhận xét là người có cơ trí, đức hạnh nên truyền cho ít phép chữa bí truyền. Tuy chưa phải là hoàn toàn giỏi, nhưng liệu sức có thể chữa cho mẹ khỏi nên cụ xin phép về săn sóc bệnh trạng của mẹ. Sau một thời gian chữa cho mẹ được khỏi lòa, cụ trở lại chỗ thầy cũ tiếp tục học nghề chữa mắt và sau đó cụ theo thầy chữa mắt về Tàu tiếp tục học nghề và giúp đỡ thầy.

Khi ông thầy già yếu, thấy cụ quán xuyến được mọi khách hàng cho mình, liền đem nốt kinh nghiệm bí truyền dạy cụ.

Khoa Địa lý đã được minh chứng kết quả từ hàng ngàn năm nay, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống hàng ngày. Thật ra, xưa nay, khoa Địa lý có ảnh hưởng lớn lao đến sự thịnh suy của cả một giòng họ nên các thầy Địa lý chân chính rất thận trọng khi chỉ cuộc đất, sợ tổn hao âm đức của mình, và sợ chính kẻ thiếu đức bị hại vì công danh bổng lộc cao mà đức mỏng, nên chỉ bí truyền. Do việc bí truyền của các thầy Địa lý – chỉ truyền dạy kiến thức Địa lý cho con hoặc học trò “ruột” – nên khoa Địa lý chính tông ngày càng mai một. May sao, trong di sản văn hoá Việt Nam còn có được bộ sách Địa lý của cụ Tả Ao, còn gọi là Địa lý Tả Ao. Sách viết tương đối giản dị nhưng súc tích chứ không rắc rối, mông lung như các sách Địa lý của Trung Hoa. Sách Địa Lý Tả Ao chính tông nói thẳng đến phần gốc – phần căn bản, giúp cho người đọc, học Địa lý mau tìm được Long Chân Huyệt Đích.

Cuốn sách gồm 5 mục: Địa Đạo diễn ca gồm 120 câu văn vần súc tích, Dã Đàm Tả Ao, Địa lý gia truyền bí thư đại toàn, Địa lý trị soạn phú. PRC

1. Địa Đạo diễn ca gồm 120 câu văn vần súc tích.

2. Dã Đàm Tả Ao

3. Địa lý gia truyền bí thư đại toàn

4. Địa lý vi sư pháp

5. Địa lý trị soạn phú

Sách Địa lý Tả Ao được viết từ căn bản đến chi tiết, rất súc tích nhưng dễ học, dễ hiểu. Từ lúc sinh thời, cụ đã được người đời tôn là Thánh Địa lý Tả Ao. Cụ là người Việt Nam đầu tiên đi học khoa Địa lý tận nơi khai sáng khoa này là Trung Hoa và cụ cũng là người Việt Nam đầu tiên viết sách Địa lý còn truyền đến ngày nay.

Mục Lục :

Lời Nói Đầu.

PHẦN I : ĐỊA ĐẠO DIỄN CA

Nguyên Văn Địa Đạo Diễn Ca của cụ Tả Ao

Chương I : Điều kiện cần thiết để học khoa Địa Ly

Chương II : Tầm Long Mạch

Chương III : Huyệt Trường

Chương IV : Chứng ứng cần thiết

Chương V : Phân biệt

Chương VI : Các chứng khác làm thêm tôn quý cho cuộc đất

Chương VII : Phước duyên của người được đất

Chương VIII : Nói về lý khí

Chương IX : Kết Luận

PHẦN II : DÃ ĐÀM TẢ AO ( Tầm Long Gia truyền Bảo Đàm )

Chương I : Mở – Phần giảng nghĩa

Chương II : Từ Long khởi tổ đến Huyệt Trường

Chương III : 24 Long nhập thủ

Chương IV : Âm Dương Long theo Lý Khí

Chương V : Âm Dương Long theo hình thể cap thấp

Chương VI : Long tả toàn và Long hữu toàn

Chương VII : Thủy pháp

Chương VIII : Luận – thấu Long

Chương IX : Luận – Hướng Huyệt của 24 Long

Chương X : đoạn kết

PHẦN III : ĐỊA LÝ GIA TRUYỀN ( Bí thư Đại toàn )

Chương I : Tầm Long tróc mạch

Chương II : Điểm huyệt

Chương III : Sơn thủy pháp

Chương IV : Minh Đường thủy pháp

Chương V : Huyền Vũ pháp

Chương VI : Chu Tước pháp

Chương VII : Long Hổ pháp

Chương VIII : Diệu Tinh pháp

Chương IX : Quan Quỷ luận

Chương IX : Thác Lạc pháp

Chương XI : Án Sơn pháp

Chương XII : Luận về phương vị quý tiện luận và các cục pháp

Chương XIII : Tổng luận các cục pháp

Chương XIV : Nhật kỳ sơn thủy hợp cát pháp

Chương XV : Cầu Tự pháp

Chương XVI : Âm Dương luận

Chương XVII : Âm Dương tọa hướng luận

Chương XVIII : Tổng luận đại địa cấp chư hình thể cách

Chương XIX : Lâm Điền thùy ảnh

Chương XX : Tương sinh tương sát thủy pháp

PHẦN IV : ĐỊA LÝ VI SƯ PHÁP

Chương I : Tổ Long tôn Long

Chương II : Huyệt pháp

Chương III : Hình thế

Chương IV : Đường Tâm

Chương V : Huyền Vũ

Chương VI : Chu Tước

Chương VII : Long Hổ

Chương VIII : Thành quách

Chương IX : Quan Quỷ

Chương X : Thác lạc

Chương XI : Diệu sơn

Chương XII : Vi sư pháp

Chương XIII : Huyệt khai khu thần pháp

Chương XIV : Táng huyệt pháp

Chương XV : Đấu sát pháp

Chương XVI : Phân kim huyệt pháp ca

PHẦN V : ĐỊA LÝ TRỊ SOẠN PHÚ

Chương I : Địa lý trị soạn phú

Chương II : Phần nôm địa lý trị soạn phú

Chương III : Phần lý khí

Chương IV : Long pháp tâm kinh

Chương V : Huyệt pháp tâm kinh

Chương VI : Sa pháp tâm kinh

Chương VII : Thủy pháp tâm kinh

Download Sách, Ebook Phong Thủy Toàn Thư Pdf

Thông tin cuốn sách Phong Thủy Toàn Thư

Tác giả : Thiệu Vĩ Hoa

Phong thủy được hiểu là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, khí, mạch nước đến đời họa phúc của con người. Nghĩa đen thì phong nghĩa là gió là hiện tượng không khí chuyển động, thủy là nước là dòng nước – tượng trưng cho địa thế. 2 chữ phong thủy hợp nhất chỉ phương pháp tìm kiếm, lựa nơi trú ngụ, mai táng cát tường phú quý, tài lộc.

Ebook Phong Thủy Toàn Thư là sự tổng hợp đầy đủ cũng như bức tranh toàn diện về phong thủy Trung Quốc từ lý thuyết đến vận dụng, bao gồm nhiều quan điểm của rất nhiều người đã được tác giả tổng kết lại : Sự công phu của cuốn sách là cách nhìn xuyên suốt về lịch sử phong thủy, với những kiến giải vô cùng thấu đáo. Tác giả muốn công bố và cố gắng bóc tách sự mê tín ra khỏi phong thủy.

Cũng giống như rất nhiều các nền văn hóa cổ khác thì phong thủy có sức thẩm thấu vô cùng mạnh mẽ. Hiện nay Thuật Phong Thủy không còn ở mỗi Trung Quốc nữa mà nó còn có cả ở các nước khác như Việt nam, Hàn Quốc, … Không chỉ dừng lại ở các nước phương Đông mà phong thủy đã và đang phát triển rất mạnh mẽ ở cả các nước phương Tây nữa.

Với mục đích giúp cho mọi người có thể dễ dàng, nghiên cứu, tham khảo bằng sự liên hệ giữa học thuyết của cổ nhân với những vận dụng thực tế có tính khoa học, nhằm mang tới hiệu quả cao và tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày cuốn sách ra đời với cách trình bày dễ hiểu hơn sẽ dẫn dắt độc giả nghiên cứu 1 cách có hệ thống về hệ thống phong thủy cổ xưa của người Trung Quốc.

– Chương 2: Hiện trạng phong thủy

Phần 2: Bí mật của phong thủy

– Chương 1: Nội hạt cơ bản – khí

– Chương 2: Lý thuyết xuyên suốt vũ trụ – âm dương

– Chương 3: Ngũ hành

– Chương 4: Diễn dịch vạn vật: Bát quái

– Chương 5: La bàn phong thủy

– Chương 6: Dương trạch sa thủy

– Chương 7: Tầm quan trọng của tướng nhà

– Chương 8: Tướng nhà của gia vận huy

– Chương 9: Tướng nhà và sức khỏe

– Chương 10: Tướng nhà và hôn nhân

– Chương 11: Phong thủy và cuộc sống con cái

– Chương 12: Thế nhà, thế đất ảnh hưởng tới tài vận

Phần 3: Thương nghiệp phong thủy

– Chương 1: Tìm nơi đặt cửa hàng

– Chương 2: Bên ngoài cửa hàng

– Chương 3: Hướng mở của cửa

– Chương 4: Bài trí bàn làm việc

– Chương 5: Trang trí trong cửa hàng

– Chương 6: Biển hiệu của cửa hàng

– Chương 7: Chọn ngày khai trương

Download sách, ebook Phong Thủy Toàn Thư PDF

Download Phong Thủy Toàn Thư bản PDF .