Mệnh Hoả Có Hợp Cây Xương Rồng Không / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Globalink.edu.vn

Có Nên Trồng Cây Xương Rồng Trước Nhà Không?

Cập nhật ngày 23/01

Xương rồng nhiều gai nhọn, dễ khiến mọi người bị thương, chảy máu nếu không may chạm vào. Cũng bởi lý do này mà nhiều người thắc mắc nên hay không trồng cây xương rồng trước nhà.

1. Các đặc tính của cây Xương Rồng

Tên thường gọi: cây xương rồng

Tên khoa học: Cactaceae

Nguồn gốc xuất xứ: châu Mỹ

Cây Xương Rồng là loại thực vật có khả năng trữ nước trong cơ thể của chúng để có thể tự tồn tại trong điều kiện khô hạn kéo dài.

Gai xương rồng nhọn, dạng chùm dễ gây tổn thương cho người xung quanh.

Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15-30 cm

2. Có nên trồng cây Xương Rồng trước nhà không?

Cây Xương Rồng ít sâu bệnh, dễ chăm sóc, không tốn nhiều công sức thích hợp để trồng cây trang trí trước nhà. Bởi vì ngoài công dụng làm đẹp không gian sống và chắn bụi, Xương Rồng còn nhiều công dụng khác:

Ý nghĩa về mặt phong thủy

Theo quan niệm dân gian, cây xương rồng có khả năng trừ tà, xua đuổi âm khí tốt, có tác dụng ngăn chặn ma quỷ, giúp gia chủ gặp nhiều bình an, thu hút nhiều vượng khí và tài lộc vào nhà.

Ngoài ra xương rồng còn tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, ý chí kiên cường vượt qua nghịch cảnh, không chịu khuất phục và thay đổi để sinh tồn. Hơn nữa, trong tình yêu, cây xương rồng thể hiện cho tình yêu chung thủy và vĩnh cửu hoặc là lời yêu thầm kín còn đang giấu trong lòng.

Hút khí độc trong không khí

Những cây xương rồng to trồng trước nhà có khả năng chắn bụi. Ngoài ra cây còn có tác dụng hút bức xạ, từ trường từ máy tính, hút sóng điện thoại và các thiết bị điện tử gây hại cho con người.

Vị thuốc trong Đông y

Mỗi bộ phận của loại cây gai góc này đều ẩn chứa những hoạt chất đặc biệt có lợi. Công dụng của cây xương rồng trong dân gian là sát trùng, tiêu thũng, thông tiện. Lá của nó giúp thanh nhiệt, giải độc. Còn tác dụng của nhựa cây xương rồng là chống ngứa hay chữa đau bụng. Quả của cây còn có thể làm thuốc trị bệnh ho gà.

Tuy nhiên khi trồng cây xương rồng bạn chú ý không nên trồng ngay trước cửa ra vào bởi đây là vị trí tiếp khách, mọi người đi lại nhiều dễ gây va chạm tổn thương.

Bạn cũng không nên đặt nó trong nhà, bàn làm việc, phòng khách…vì bề ngoài đầy gai nhọn của xương rồng sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, đem đến vận xui, hao tổn tài sản…

Bạn hoàn toàn có thể chọn 1 vị trí trước nhà để trồng xương rồng nhưng ở phía bên trái hoặc phải nhà là tốt nhất. Ngoài ra bạn có thể trồng xương rồng ở ban công, sau nhà, trước cổng cũng đều mang giá trị phong thủy tốt.

3. Cây Xương Rồng hợp với người tuổi gì?

Cây xương rồng có bề ngoài và mang cốt cách của loài vật thiêng đó là con rồng chính vì thế mà cây xương rồng phù hợp với người tuổi Thìn. Người tuổi Thìn thường khoan dung đại lượng, tràn trề sinh lực và có sức khỏe dồi dào. Tài vận của người tuổi Thìn rất thịnh. Tuy nhiên, người tuổi Thìn rất dễ gặp tiểu nhân cản trở con đường tài lộc của bạn. Do vậy chưng một cây xương rồng sẽ giúp mang lại đường tài vận tốt cũng như ngăn chặn những điều không may mắn về cả sự nghiệp, tình duyên và sức khỏe cho gia chủ tuổi Thìn.

Hướng trồng thích hợp để người tuổi Thìn trồng cây Xương Rồng là hướng Tây Bắc. Hướng Tây Bắc không chỉ mang lại những thuận lợi trong đường công danh mà còn mang đến bình an cho gia đình.

Những người tuổi Thìn sinh năm: 1940, 1952, 1964, 1976, 1988, 2000,…

Về mệnh, theo các chuyên gia phong thủy cây xương rồng hợp với mệnh Kim. Người mệnh Kim nếu trồng cây xương rồng sẽ giúp hóa giải những điều xui xẻo, phòng trừ tiểu nhân đồng thời mang lại may mắn và tài lộc cho bản thân họ.

Người mệnh Kim hợp với hướng Tây và Tây Bắc, gia chủ mệnh Kim nên trồng cây theo hướng này để hợp với phong thủy của mình.

Những người mệnh Kim sinh những năm sau: Canh Thìn-1940, Tân Tỵ- 1941, Canh Tuất- 1970, Tân Hợi- 1971, Giáp Tý- 1984, Ất Sửu- 1985,…

Cây Xương Rồng Để Bàn

Xương rồng là loại cây cảnh được sử dụng phổ biến. Người ta yêu thích cây xương rồng không chỉ bởi bề ngoài gai góc của nó mà còn bởi ý nghĩa sâu sắc mà nó mang lại. Thấy xương rồng hằng ngày, đâu đâu Bạn cũng có thể bắt gặp chúng, nhưng liệu Bạn có hiểu hết về xương rồng chưa?

Vài nét về cây xương rồng

Cây xương rồng đặc biệt hơn những loại cây khác là do xương rồng sống được ở những nơi khô cằn, sỏi đá. Xương rồng chịu được thời tiết khắc nghiệt, chúng vẫn sống được ở sa mạc, nơi mà hầu hết không một loài cây nào có thể tồn tại.

Thân xương rồng mọng nước và có gai. Vì sao xương rồng lại có gai? Người ta nghiên cứu và cho rằng do xương rồng sống điều kiện quá khắc nghiệt nên cành lá đã tiêu biến thành gai đễ thích ứng với môi trường.

Hiện nay, người ta ước tính có đến 1500 – 1800 loại xương rồng. Chúng ta sẽ hiếm thấy hoa xương rồng, thực tế xương rồng vẫn có thể ra hoa, hoa xương rồng thường chỉ có một bông thôi nhưng rực rỡ và nổi bật.

Có đến 1500-1800 loại xương rồng thuộc hơn 100 chi, họ, để dễ phân biệt người ta chia xương rồng làm hai nhóm dựa vào hình dáng: xương rồng dạng trụ và xương rồng tròn.

Thân cây có dạng trụ, thường có kích thước lớn hơn các loại xương rồng khác. Xương rồng dạng trụ có sức sống mãnh liệt. Ngày xưa, người ta thường trồng loại xương rồng này thành những bụi lớn để làm hàng rào chắn. Ngày nay, người ta ghép với nhiều loại xương rồng dạng tròn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật làm cảnh, chưng bày.

Xương rồng tròn có kích thước nhỏ hơn và được trồng trong chậu dùng để trưng bày là chủ yếu. Hiện nay, người ta lai xương rồng tròn này thành hàng trăm loại khác nhau. Không đơn thuần như những chậu xương rồng truyền thống, xương rồng ngày nay có nhiều màu hơn nhìn bắt mắt hơn cho không gian của Bạn.

Công dụng của xương rồng

Xương rồng cũng thuộc cây kiểng và được ưa chuộng trong việc trưng bày, làm đẹp không gian văn phòng, phòng khách hay cửa hàng, khách sạn, quán coffee…

Xương rồng còn có khả năng hút khí độc rất tốt. Để bảo vệ sức khỏe cho Bạn cũng như gia đình, đồng nghiệp cũng nên trồng một vài cây xương rồng trước nhà, công ty cũng hợp lý đấy. Vừa làm cảnh vừa phòng khí độc, một mũi tên trúng hai đích.

Ý nghĩa phong thủy của xương rồng

Đây mới là đặc điểm đáng chú ý của xương rồng. Người ta thích dùng xương rồng để trưng bày là vì nó mang ý nghĩa phong thủy nhất định.

Xương rồng sống ở thời tiết khắc nghiệt nên có một sức sống vô cùng mãnh liệt. Đó cũng chính là ý nghĩa của loài cây này: kiên cường, mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống. Trong tình yêu, xương rồng còn tượng trưng cho sự chung thủy và vĩnh cửu.

Xương rồng còn được người ta dùng với ý nghĩa xua đuổi điều xui xẻo. Vì vậy xương rồng thường được trồng trước cổng, trước ban công, với thân hình gai góc, xương rồng được tin tưởng rằng sẽ ngăn cản tà khí cho gia chủ.

Xương rồng hợp với người tuổi thìn và mệnh kim. Bạn nên chú ý để khi mua làm quà tặng để không bị nhầm lẫn.

Với những chia sẻ ở trên, hy vọng Bạn có thể biết thêm nhiều thông tin về xương rồng. Và nếu muốn sở hữu một vài cây xương rồng cho mình thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi.

Ý Nghĩa Cây Xương Rồng Trong Phong Thủy? Nên Đặt Cây Xương Rồng Ở Đâu Thì Tốt Nhất?

Nguồn gốc và đặc điểm cây xương rồng

Họ cây xương rồng là loài cây mọng nước hai lá mầm và có hoa, thường phổ biến nhiều ở Châu Mỹ, nhất là ở những vùng nhiều cát sa mạc. Số loài thuộc họ xương rồng có thể đến từ 1.500 đến 1.800 loài. Đặc biệt có những cái tên của các loại xương rồng chỉ mới nghe thôi ta đã cảm nhận được ý nghĩa đặc biệt của nó như: xương rồng trạng nguyên, xương rồng hình tròn, hình trái tim….

Xương rồng được biết đến với nhiều kiểu phát triển. Ví dụ thành bụi, thành cây lớn hay là phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều được mọc và cùng phát triển từ đất. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều loại kí sinh ở các loài cây khác để phát triển. Đây cũng là loài cây có tuổi thọ rất cao tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm.

Những thứ đẹp thì thường có rất nhiều gai là câu nói rất đúng đối với xương rồng bởi hoa của loài cây này rất đẹp, màu sắc rực rỡ.

Ý nghĩa cây xương rồng trong phong thủy

Trong phong thủy, thì hình ảnh dáng vẻ của cây xương rồng được thuộc vào loại đặc biệt khi có thân phát triển theo hướng lên trên, cũng giống như xương của con rồng, iều này chỉ đến sức mạnh hóa hung thành may. Hoa xương rồng cũng mang lại ý nghĩa may mắn, giúp chúng ta làm ăn phát đạt, thuận lợi.

Tuy nhiên, cây xương rồng bị bao bọc bởi quá nhiều gai nhọn lại mang lại sát khí, những chiếc gai nhọn chĩa vào người sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.

Nên đặt cây xương rồng ở đâu?

Theo các chuyên gia phong thủy thì “hình nào thì khí nấy”. Điều đó có nghĩa rằng, nếu chọn một cây xanh tốt vươn cao thì sẽ tạo được nhiều sinh khí tốt, đem lại may mắn và tiền tài. Ngược lại, nếu chọn cây có hình dáng gai góc, thấp xù xì thì sẽ mang đến ám khí không tốt.

Chính những điều trên, mọi gia chủ không nên bày cây xương rồng trong nhà, phòng khách, phòng làm việc, bàn làm việc,… bởi đây là cây nhiều gai nhọn, những mũi nhọn của nó chĩa vào người thì sẽ tạo ra khí xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ. Chưa kể việc tập trung quá nhiều gai nhọn trên thân cây khiến nó luôn bị bao bọc bởi sát khí. Đôi khi, xương rồng nở hoa (nếu trồng xương rồng mà nở hoa, được coi là điềm lành vì hoa của nó mang năng lượng tốt) vẫn không đủ sức để át đi năng lượng xấu của những chiếc gai nhọn.

Chính những điều trên nói lên rằng, phong thủy của cây xương rồng chỉ phù hợp đặt và trồng ở ngoài như sân trước nhà, sân sau nhà hoặc ngoài cửa đóng bởi nó vai trò là canh gác, bảo vệ ngôi nhà khỏi những năng lượng xấu giúp cho gia chủ chống được trộm cắp rất hữu hiệu.

Ngoài ra, ở phòng tắm nó cũng có thể đặt cây xương rồng bởi nó sẽ tiêu diệt đi những không khí xấu, ám vào nhà.

Trồng Xương Rồng Trong Phòng Ngủ Có Hợp Phong Thủy?

Xương rồng theo khái niệm phong thủy là một loài cây mang nguồn sức mạnh lớn. Bởi hình dáng có phần thân hướng lên, gai góc, xù xì nên được cho là sẽ không mang lại luồng sinh khí tốt. Vậy nên câu trả lời là bạn KHÔNG NÊN trồng xương rồng trong phòng ngủ hay trong nhà.

Các chuyên gia về phong thủy cho rằng việc tập trung vật có nhiều gai nhọn trong nhà sẽ khiến nó bao bọc bởi ám khí. Một số ý kiến khác cũng cũng đồng ý với quan điểm tương tự: gai nhọn mang hàm ý đối đầu, vợ chồng khó hòa thuận và thuận lợi trong chuyện tình cảm.

Vì thế bạn không nên đặt xương rồng trong phòng ngủ, trên bàn làm việc và đặc biệt là trong công ty. Nó sẽ mang đến điềm xấu và ám chỉ người đứng đầu không sáng suốt, khiến công ty dễ mất mát, khó phát triển.

2. Nên trồng, đặt cây xương rồng ở đâu đẹp, hợp phong thủy?

Nếu vậy ta nên đặt cây xương rồng ở đâu? Thật chất xương rồng là một loài cây hoa mạnh mẽ và độc lập. Nó phù hợp canh gác và bảo vệ cho ngôi nhà. Và giúp giải trừ những nguồn khí xấu ám vào nhà, hữu hiệu khi chống trộm cắp. Chính vì thế xương rồng rất thích hợp đặt trước cửa, sân nhà hay ban công sẽ giúp gia đình bạn tránh được nhiều ám khí xấu vào nhà.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt xương rồng ở vị trí trong nhà tắm. Bởi nó sẽ giúp bạn xua đi những luồng khí xấu. Nếu bạn quan tâm đến hướng đặt xương rồng theo phong thủy thì bạn nên cân nhắc không đặt nó vào hướng Tây Bắc, vì đây là một hướng xấu và nên kiêng kị trong phong thủy.

3. Mệnh và tuổi hợp với cây xương rồng – Có nên trồng xương rồng trong phòng ngủ?

Theo phong thủy thì xương rồng rất hợp mệnh Kim. Các gia chủ có mệnh Kim khi trồng loài cây này sẽ giúp hóa giải những điều xui xẻo, phòng trừ những đen đủi, mang lại may mắn, tài lộc cho bản thân.

Bên cạnh đó, về hình dáng thì cây xương rồng có bề ngoài tương tự một con rồng. Vì thế đây là một loài cây rất hợp với tuổi Thìn (cầm tinh con Rồng). Người tuổi Thìn khi trồng cây xương rồng sẽ giúp mình ngăn chặn những điều không may mắn cả về sự nghiệp, công danh, tình duyên cũng như sức khỏe.

4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây xương rồng phát triển mang lại vận khí tốt

4.1 Đất trồng cây xương rồng

Vì xương rồng là một loài cây đặc biệt cần ít nước nên việc chọn đất trồng cũng cực kì quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cây. Bạn nên chọn loại đất nhiều dưỡng chất, tơi và thoáng khí, thoáng nước tốt.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự tạo hỗn hợp đất trồng với các nguyên liệu như tro, xỉ than, mùn cưa, trấu hun, phân bò đã qua xử lý… để giúp cây phát triển tốt hơn.

4.2 Cung cấp ánh sáng và không khí

Ánh sáng và không khí là hai nhân tố quan trọng trong quá trình sinh sống và phát triển của xương rồng.

Vì là một loài cây ưa sáng cho nên bạn cần cung cấp đầy đủ ánh sáng mỗi ngày. Nên để ở vị trí có ánh sáng trực tiếp sẽ tốt hơn. Thông thường cây xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp vào mỗi ngày (tầm 6h/ngày). Còn đối với xương rồng còn nhỏ thì bạn chỉ nên cho nó tiếp nhận ánh sáng mặt trời từ 1h – 2h mỗi sáng hằng ngày.

Xương rồng là một loài cây hoang mạc vì thế bạn nên cần đảm bảo sự thông thoáng cho nó. Nếu trồng xương rồng trong nhà kính thì nên gắn ống thông khí để đảm bảo cho quá trình phát triển của cây.

4.3 Tưới nước, nhiệt độ trồng cây

Cây xương rồng thông thường không được tưới nước quá nhiều. Tuy nhiên thi thoảng bạn cũng nên tưới nhẹ để đảm bảo độ ẩm cho cây. Nên tưới 2-3 tuần một lần vào những mùa khô. Nếu nhiệt độ thấp hơn thì nên tưới 1 lần 1 tuần tùy thuộc vào độ thấm nước của đất.

Trong tự nhiên, xương rồng có thể sống ở nhiệt độ từ 10 – 50 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ phù hợp để cây phát triển thuận lợi nhất là 15 – 28 độ C. Nhiệt độ thấp hoặc cao quá sẽ làm suy yếu sự phát triển của cây.

4.4 Cung cấp dinh dưỡng cây xương rồng

Mặc dù là xương rồng có nguồn gốc từ hoang mạc và những vùng khô cằn, tuy nhiên muốn chăm sóc tốt thì nó cũng cần được cung cấp những dưỡng chất đầy đủ.

Bạn có thể sử dụng phân bón có chất đạm cao (N) để tăng sự phát triển cho thân cây. Chất potassium (P) và phosphorus (P) đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của bộ rễ. Nếu bạn cung cấp đầy đủ những dưỡng chất này cho cây trong mùa phát triển thì nó sẽ sinh trưởng tốt và nở hoa rất đẹp.

Chuyên mục: Cây xanh phong thủy