Mệnh Hoả Nuôi Rùa / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Globalink.edu.vn

Mệnh Kim Có Nên Nuôi Rùa Không?

Cập nhật vào 07/01

Rùa là một trong tứ linh thần thú, mang lại nhiều may mắn, tài lộc nhưng không phải ai cũng hợp nuôi loài vật này. Những người mệnh Kim có nên nuôi rùa hay không?

1. Khái quát về người mệnh Kim

Người mệnh Kim là những người sinh vào các năm:

Tuổi Nhâm Thân sinh năm 1932, 1992

Tuổi Ất Mùi sinh năm 1955

Tuổi Giáp Tý sinh năm 1984, 1924

Tuổi Quý Dậu sinh năm 1933, 1993

Tuổi Nhâm Dần sinh năm 1962

Tuổi Ất Sửu sinh năm 1985, 1925

Tuổi Canh Thìn sinh năm 1940, 2000

Tuổi Quý Mão sinh năm 1963

Tuổi Tân Tỵ sinh năm 1941

Tuổi Canh Tuất sinh năm 1970

Tuổi Giáp Ngọ sinh năm 1954

Tuổi Tân Hợi sinh năm 1971

Tính cách người mệnh Kim:

Người mệnh Kim vốn giỏi việc sắp xếp, có đầu óc tổ chức, có khả năng thích nghi nhanh với thay đổi, thích được kiểm soát. Người mệnh này có ý chí quyết đoán, kiên định, luôn có thái độ tập trung vào mục tiêu của mình. Họ trọng nghĩa khinh tài, quảng giao, biết kiềm chế bản thân, nhìn xa trông rộng, thích sự ổn định.

Điểm yếu là tâm trạng bất an hay cáu kỉnh, khó hòa hợp; cố chấp, bướng bỉnh, thiếu linh hoạt, hay toan tính, so bì, tự xem mình là trung tâm.

Người mệnh Kim tư tưởng tính cách khoáng đạt, tầm nhìn xa, có tố chất lãnh đạo. Những người thuộc mệnh này có tư duy về chính trị, nếu chú trọng tu đức sẽ mang lại hạnh phúc cho mọi người, nhờ đó con đường công danh cũng sẽ bằng phẳng. Tuy nhiên, nếu là kẻ dối trá, tham hư danh, kiêu căng, tự phụ thì con đường công danh thực sự tăm tối. Vì vậy, vận mệnh người mệnh Kim còn phụ thuộc vào khả năng họ tiết chế con người bản năng trong họ rất nhiều.

2. Người mệnh Kim có nên nuôi rùa không?

Câu trả lời là không vì theo âm dương ngũ hành, Quy (rùa) thuộc hành Hỏa. Theo quan niệm Ngũ hành tương sinh tương khắc, Hỏa khắc Kim, do đó, những gia chủ mệnh Kim không nên nuôi rùa trong nhà.

Người mệnh Kim nuôi rùa sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến vận khí của gia chủ, khiến cho công việc và cuộc sống gặp nhiều điềm xui, không thuận lợi, như ý.

Thay vào đó, người mệnh Kim nên nuôi chó, mèo hoặc chim sẽ mang đến nhiều may mắn nhất do chó thuộc hành Thổ, mèo thuộc hành Mộc và chim thuộc hành Kim.

Trong trường hợp bạn đặc biệt thích nuôi rùa trong nhà thì hãy lưu ý một số điều sau đây để việc nuôi rùa không gây ảnh hưởng xấu đến vượng khí:

Không nên nuôi quá nhiều rùa

Nếu như bạn không phải là nhà gây giống rùa hoặc kinh doanh rùa thì bạn không nên nuôi quá nhiều rùa. Cuộc sống hiện nay có tiết tấu nhanh, công việc bận rộn, giá cả đắt đỏ và diện tích nhà chật khiến rất khó có đủ khả năng chăm sóc tốt cho quá nhiều vật cưng. Hơn nữa trong nhà cũng không có quá nhiều không gian để sắp đặt các loại bể, bình nuôi rùa.

Bên cạnh đó chuyện công việc và gia đình đã quá đủ bận rộn, bạn không nên gia tăng sự mệt mỏi do nuôi quá nhiều rùa, điều này sẽ dẫn đến việc không thể chăm sóc thật tốt những chú rùa được nuôi, dẫn đến muốn được vượng khí mà hiệu quả lại không tốt lắm.

Chăm sóc rùa đúng cách

Bạn cần hiểu rõ loài rùa mình đang nuôi để chăm sóc chúng tốt nhất.

Thức ăn của rùa khá đa dạng tùy theo từng loại rùa. Rùa nước là động vật ăn thịt, trong khi rùa cạn chủ yếu là loài ăn cỏ. Rùa nước thích ăn sâu bột, sâu gạo, ốc sên, giòi và nhiều loại côn trùng khác. Rùa cạn thích hoa quả và rau, bao gồm rau lá xanh đậm như cải xoăn và củ cải, ngô và dưa hấu.

Môi trường sống của rùa cạn và rùa nước đều cần ánh sáng và cung cấp đủ nước để chúng có thể sống lâu.

Bạn cũng cần lưu ý khi nuôi rùa núi vàng sinh sản, rùa tai đỏ cảnh vào mùa đông,… chứng bệnh phổ biến ở rùa là cảm lạnh với các triệu chứng như khó thở, chảy nước mắt, mũi. Vậy nên bạn hãy tạo cho chúng môi trường sống ấm áp và lau rửa mắt, mũi thường xuyên. Nuôi rùa trong bể cá cảnh cũng cần được vệ sinh bể định kỳ mỗi tháng. Đây cũng là cách nuôi rùa con, rùa kiểng nước ngọt… không bị hôi, bẩn.

Cách xử lý khi rùa chết

Nhiều người băn khoăn không biết rùa chết có mang lại xui xẻo không. Bạn không cần quá lo lắng, nếu rùa đang nuôi không may bị chết thì nó mang ý nghĩa rằng rùa đã thay gia đình chủ nhân gánh nạn. Lúc này, theo các chuyên gia, cách xử lý tốt nhất sau khi rùa chết đi là bạn nên chôn cất rùa cẩn thận, không bao giờ được phép ăn thịt.

Vị trí nuôi rùa

Thông thường, rùa hợp nhất với hướng Bắc. Tuy nhiên, với các gia chủ mệnh Kim không hợp nuôi rùa, bạn có thể đặt bể hoặc chậu nuôi ở hướng Nam để đón ánh mặt trời hay những vị trí có đủ ánh sáng như ban công, cửa sổ,…

Đặc biệt, bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy phong thủy để tìm cách hóa giải vận xui nếu bạn vẫn muốn tiếp tục nuôi rùa. Cách hóa giải dễ nhất là sử dụng cách bài trí và các vật hóa giải phong thủy để làm dịu bớt sự mâu thuẫn giữa hai bản mệnh. Sau khi đã có được phương pháp hóa giải, bạn có thể nhờ đến dịch vụ thi công thiết kế nội thất để được tư vấn và hiện thực hóa vào ngôi nhà của mình.

Góc chia sẻ: Nếu bạn đang có ý định mua nấm lim xanh nhưng chưa biết nên mua ở đâu, bạn có thể tham khảo ngay:

Tuổi Nào Hợp Nuôi Rùa Phong Thủy Trong Nhà? Cách Nuôi Rùa Nước Và Lưu Ý

Nuôi rùa xui hay hên? Có nên nuôi rùa trong nhà không?

Nuôi rùa tốt hay xấu? Theo các chuyên gia nghiên cứu phong thủy, việc nuôi rùa và phong thủy có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Bởi vì rùa biểu trưng cho sự trường thọ cũng như sự bảo vệ vững chắc nên theo quan niệm phong thủy nuôi rùa trong nhà là một điều rất tốt, nhất là khi bạn đang mong cầu sức khỏe, tăng tuổi thọ cho chính mình và những người thân trong gia đình.

Bên cạnh đó, khi nuôi rùa hợp phong thủy, bạn còn có thể nhận được rất nhiều may mắn, vạn sự hanh thông. Vì rùa cũng được coi là một loài vật linh liêng mang đến điềm lành, vận may, thu hút tài lộc đến tận nhà cho gia chủ.

Điều này cũng tương tự khi khi nuôi ba ba cảnh, có người thắc mắc nuôi ba ba cảnh có xui không. Những người làm ăn buôn bán nuôi ba ba cảnh để cầu may mắn và rước tài lộc, sự nghiệp được thuận buồm xuôi gió, gia đạo thêm bình an. Tuy nhiên, nếu ba ba bị mất hay chết thì tốt nhất gia chủ nên đến chùa giải hạn phòng trừ những điều không may xảy ra trong công việc làm ăn, tránh việc tranh chấp lớn trong gia đình, cẩn thận về đi lại x cộ.

Vậy nếu không nuôi rùa mà đi đường nhặt được rùa hên hay xui, có làm sao không? Theo quan niệm dân gian, việc nhặt được rùa trên đường đi không tốt, các kế hoạch dự định có khả năng bị cản trở và diễn ra trì trệ. Do đó, nếu bạn tình cờ nhìn thấy rùa đang bò trên đường thì cũng không nên bắt lại.

Rùa bò vào nhà là điềm gì, xui hay hên, có nên nuôi hay thả?

Với trường hợp rùa đến nhà, theo các nhà tâm linh, đây là điềm báo rất tốt lành, cho thấy gia chủ và các thành viên trong gia đình sẽ gặp được điềm may mắn về tài lộc, công danh, sức khỏe, người ốm đau sẽ gặp thầy gặp thuốc, sớm chữa khỏi tật bệnh… Tốt nhất nên thả chúng vào môi trường sống phù hợp như ao hồ,…

Ngoài ra, cũng nhiều người thắc mắc đầu năm bắt được rùa may hay rủi, có đem lại may mắn không. Thực tế, rùa trong phong thủy có may mắn hay đen đủi không phụ thuộc rất nhiều vào hành động của bạn khi đó. Nếu như bạn cố tình tìm bắt rùa thì việc này hoàn toàn không tốt chút nào đối với vận may của bạn. Ngược lại, nếu bạn tình cờ bắt được rùa thì đây lại là điềm lành.

Tuổi nào nuôi được rùa?

Bên cạnh thắc mắc có nên nuôi rùa làm cảnh trong nhà hay không, nuôi rùa có xuôi không…, rất nhiều người cũng muốn biết mệnh nào, tuổi nào nuôi được rùa vì nuôi rùa hợp tuổi, mệnh sẽ giúp đem lại may mắn, tài lộc, tránh xui rủi, hóa giải vận hạn rất tốt cho người nuôi.

Về tuổi, theo các chuyên gia phong thủy, những người tuổi Hợi và tuổi Tý nuôi rùa biển rất tốt cho sức khỏe, công danh, tài vận. Còn những ai tuổi Dậu và Thân thì không thích hợp nuôi rùa phong thủy vì có thể gặp những chuyện không may mắn.

Về mệnh, vì rùa là loài vật thuộc hành Hỏa (âm Hỏa, dương Thổ), do Thủy thắng Hỏa nên những ai mang mệnh Thủy sẽ rất thích hợp để nuôi rùa, giúp họ thịnh vượng về tài lộc.

Vậy mệnh kim có nuôi rùa được không? Câu trả lời là không vì theo quan niệm Ngũ hành tương sinh tương khắc, Hỏa khắc Kim, do đó, những gia chủ mệnh Kim không nên nuôi rùa trong nhà.

Còn người mệnh Hỏa, mệnh Thổ có nên nuôi rùa hay không? Theo Ngũ hành, Hỏa tương hợp với Hỏa, tương sinh với Thổ, vì vậy người thuộc 2 mệnh Hỏa, Thổ hoàn toàn có thể nuôi rùa trong nhà để mang lại may mắn, tài lộc.

Theo quan niệm phong thủy, ngoài tuổi tác, bản mệnh, thì bạn cũng cần quan tâm đến hướng nuôi rùa để tăng điềm lành, hóa giải xui rủi, điều này cũng đúng khi nhà có nuôi cá phong thủy. Với câu hỏi nên nuôi rùa hướng nào, các chuyên gia cho biết, hướng phù hợp với rùa là hướng Bắc – biểu tượng số 1. Do đó, bạn tốt nhất là nuôi một con và đặt chậu ở hướng Bắc là hợp phong thủy nhất.

Nuôi rùa bị chết có sao không? Ăn thịt rùa có xui không?

Nhiều người băn khoăn không biết rùa chết có xui không thì bạn có thể yên tâm vì nếu rùa đang nuôi không may bị chết thì nó mang ý nghĩa rằng rùa đã thay gia đình chủ nhân gánh nạn. Vậy rùa chết phải làm sao? Theo các chuyên gia, sau khi rùa chết đi, bạn nên chôn cất cẩn thận, không bao giờ ăn thịt rùa.

Hướng dẫn cách nuôi rùa cảnh phong thủy

Bên cạnh việc xem nuôi rùa có ý nghĩa gì, nuôi rùa núi vàng, rùa xanh có xui xẻo không, không ít người băn khoăn về việc nên nuôi rùa gì trong nhà, nên nuôi rùa cạn hay rùa nước thì tốt hơn, có nên nuôi rùa common, rùa núi vàng, rùa tai đỏ trong nhà không…

Có hai loại rùa phổ biến hiện nay là rùa cạn và rùa nước. Mỗi một loại rùa đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy theo sở thích cũng như điều kiện mà các bạn có thể lựa chọn loại rùa phù hợp nhất. Nhìn chung, rùa có sức sống vô cùng dẻo dai vì vậy bạn không cần thiết phải có chế độ chăm sóc đặc biệt mà rùa vẫn có thể sinh trưởng khoẻ mạnh.

Rùa có thể nhịn ăn đến 3 – 6 tháng và thức ăn của rùa cũng khá đơn giản. Rùa có loại hiền như rùa Vàng, loại dữ thì là rùa Tai đỏ, rùa hộp lưng đen, rùa hộp 3 vạch, rùa hộp trán vàng… Rùa cạn chỉ ăn chay (rau, hoa quả) còn rùa nước thì ăn tạp, rau quả, thịt, cá, tôm tép, giun ốc, dế,…

Hướng dẫn cách nuôi rùa cạn trong nhà

+ Một số loại rùa cạn cảnh dễ nuôi:

Rùa cạn được khá nhiều người ưa chuộng khi nuôi làm cảnh. Một số loại rùa cạn dễ nuôi mà bạn có thể tham khảo như rùa sulcata, rùa indian star (rùa sao ấn độ), rùa rừng, rùa đá, rùa đầu to, rùa gai… Bạn có thể mua rùa cảnh mini, rùa con giá rẻ tại các địa chỉ bán rùa cạn TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng…

+ Đặc trưng của rùa cạn:

Các loại rùa cạn nuôi chậm lớn hơn rùa nước. Chi phí đầu tư mua thức ăn, nuôi rùa con, nuôi rùa đẻ trứng, rùa giống… cũng cao hơn nhưng lại rất thích hợp để nuôi làm thú cưng. Tuổi thọ của rùa cạn có thể lên tới 30 đến 70 năm.

+ Nơi nuôi rùa cạn:

Bạn có thể mua bể nuôi rùa cạn chuyên dụng hoặc nuôi rùa trong bể xi măng, hay nuôi bằng thùng xốp. Tuy nhiên, bạn cần thay đổi kích thước chuồng nuôi rùa khi rùa lớn lên. Bạn cũng cần chú ý đến đất nền, ánh sáng, độ ẩm, nước và nơi trú ẩn cho rùa để có được chiếc bể nuôi rùa cạn đẹp mắt và hữu dụng.

+ Rùa cạn ăn gì?

Rùa cạn rất dễ nuôi, theo kinh nghiệm nuôi rùa cảnh là mỗi ngày cho ăn 1 lần. Bạn có thể chuẩn bị thức ăn hằng ngày cho chúng như các loại trái cây, đu đủ, dưa hấu, rau xanh… Tuy nhiên, mỗi một loại rùa cạn sẽ có thức ăn đặc trưng. Bạn nên tìm hiểu kỹ xem nuôi rùa cạn cho ăn gì thì phù hợp khi nuôi rùa cạn cảnh nhỏ trên cạn tại nhà.

Cách nuôi rùa nước trong nhà

+ Một số loại rùa nước phổ biến:

Rùa pond, rùa quạ, rùa 3 gờ (rùa ba gờ), rùa lưỡi dao, rùa mai mềm, rùa tai đỏ, rùa common, rùa mũi lợn, rùa sa nhân, rùa bốn mắt, rùa cổ bự, rùa câm, rùa đất lớn, rùa đất Pulkin, rùa núi viền, rùa núi vàng, rùa răng,…

+ Đặc trưng của rùa nước:

Kỹ thuật nuôi rùa nước ngọt và cách nuôi rùa nước cảnh không đòi hỏi quá cầu kỳ, chi phí cho cách nuôi rùa kiểng cũng không quá cao. Thức ăn dành cho rùa nước cũng khá rẻ, không quá khó tìm. Rùa nước sống chủ yếu là trong nước nên bạn cần có hồ, bể nuôi rùa nước cảnh riêng.

Nuôi rùa nước ngọt trong nhà cần cho ăn gì?

+ Nơi nuôi rùa nước:

Cách nuôi rùa nước trong nhà có phần phức tạp hơn vì phải tạo chỗ ở cho rùa. Bạn cần chuẩn bị bể nuôi rùa tai đỏ, rùa common, rùa núi vàng… có chứa nước sạch, không có clo, với kích thước gấp 3 – 4 lần chiều dài của rùa, có thể thêm vài chi tiết như rong hay sỏi tạo ấn tượng cho bể.

Nhiều bạn thắc mắc có nên nuôi rùa chung với cá rồng không, rùa có nuôi chung với cá được không thì câu trả lời là có thể nếu như bạn nuôi rùa mini, kích thước nhỏ. Tuyệt đối không nuôi rùa tai đỏ chung với cá vì loại rùa này ăn tạp và có thể gây hại cho cá.

+ Rùa nước ngọt ăn gì:

Khi nuôi rùa nước phong thủy, nhiều người băn khoăn không biết nuôi rùa bằng gì, rùa nước ăn thức ăn gì. Thực tế, rùa nước là loại động vật ăn tạp nên ngoài rau xanh, trái cây, củ quả, bạn có thể cho rùa nước ăn cả thịt động vật như tôm, cá, tép, gián, dế… hoặc các loại thức ăn cho rùa mua tại các bán rùa nước cảnh các loại.

Nếu chưa rõ rùa răng, rùa đá, rùa núi, rùa vàng ăn gì, bạn có thể tham khảo các thông tin dạy nuôi rùa, hướng dẫn nuôi rùa 3g, rùa xanh mini, mô hình nuôi rùa răng, rùa đá, rùa núi tại các cửa hàng chuyên mua bán rùa cảnh.

Bạn cũng cần lưu ý khi nuôi rùa núi vàng sinh sản, rùa tai đỏ cảnh vào mùa đông,… chứng bệnh phổ biến ở rùa là cảm lạnh với các triệu chứng như khó thở, chảy nước mắt, mũi. Vậy nên bạn hãy tạo cho chúng môi trường sống ấm áp và lau rửa mắt, mũi thường xuyên. Nuôi rùa trong bể cá cảnh cũng cần được vệ sinh bể định kỳ mỗi tháng. Đây cũng là cách nuôi rùa con, rùa kiểng nước ngọt… không bị hôi, bẩn.

Ngoài ra, với những người nuôi rùa thắc mắc về việc nuôi rùa tai đỏ cảnh có hại không, có làm sao không… thì điều này còn tùy thuộc vào cách nuôi của bạn. Nhìn chung, rùa tai đỏ là loại rùa ăn tạp, có hại cho môi trường sinh thái do đó, nếu bạn nuôi rùa tai đỏ thì không nên thả rùa ra ngoài tự nhiên cũng như cần tuân thủ kỹ càng các nguyên tắc khi nuôi rùa tai đỏ trong nhà.

Nếu bạn chưa biết mua rùa cạn giá rẻ, mua rùa con ở đâu hay giá rùa cảnh, rùa nuôi là bao nhiêu thì bạn có thể tìm mua rùa tại các shop thú cưng hoặc tham khảo trên các website nuôi rùa quý hiếm, diễn đàn, hội nhóm chăm sóc nuôi rùa miền Bắc, bán rùa núi vàng HCM.

Thông thường giá bán các loại rùa nước đều dưới 1 triệu đồng, có loại chỉ vài chục nghìn đồng. Còn rùa cạn thì có giá bán cao hơn, dao động trong khoảng từ 5 trăm nghìn đồng cho đến 4 triệu đồng, tùy vào kích thước và loại rùa cạn mà bạn chọn mua.

Rùa nuôi chung với cá cảnh có sao không?

Có người lo sợ rùa nuôi chung với cá cảnh thì cá sẽ là thức ăn của rùa, nhưng điều này sẽ tùy theo tập tính ăn uống của loài rùa và không gian sống.

Rùa là loài ăn tạp, để tránh việc rùa đuổi theo các con cá trong bể thì bạn cần tạo một không gian sống rộng rãi cho chúng, khu vực ẩn nấp cho cá, đồng thời cần vệ sinh bể thường xuyên, có hệ thống lọc bể tốt. Đặc biệt, không bao giờ để cá làm thức ăn cho rùa vì chúng sẽ quen mùi và tìm kiếm chúng.

Có những loài rùa không thể sống chung với các loài sinh vật khác như rùa cá sấu. Và cũng có những loài cá sẽ đe dọa tới rùa như cá Koi lớn, cá tai tượng Châu Phi.

– Các loài cá cảnh sống chung cùng rùa được: cá thuộc họ Suckerfish (cá Pleco) có thể sống cùng những loài rùa kích thước bằng hoặc nhỏ hơn chúng; cá bảy máu; cá da trơn Pictus; cá cảnh Neon xanh; cá hồng cam; cá vàng sao chổi;…

– Các loài rùa sống chung cùng cá được: Rùa bụng hồng; Rùa tai đỏ; Rùa vẽ; Rùa bùn; Rùa xạ hương;…

Nếu bạn đang có ý định muốn nuôi chung rùa và cá cảnh thì có thể thử nghiệm chọn 1 đến 2 con cá cảnh trong bể thuộc các giống khác nhau và để chúng sống thử cùng rùa. Kết quả sẽ giúp bạn có được quyết định phù hợp nhất.

Như vậy, qua bài viết này, các bạn đã biết nuôi rùa cảnh trong nhà có tác dụng, ý nghĩa gì, có bị xui, bị đen không, phong thủy khi nuôi rùa nước, rùa cạn, cũng như biết con rùa ăn gì, cách nuôi rùa đem lại may mắn và tài lộc cho chính mình, cùng các thành viên trong gia đình.

Ngoài rùa nuôi trong nhà, bạn có thể tìm hiểu thêm những con vật khác tại: Chọn vật nuôi trong nhà theo phong thủy, nên nuôi con gì làm cảnh?

Nuôi Rùa Cảnh Phong Thủy Nên Đặt Bể Nuôi Ở Hướng Nào?

Từ xa xưa rùa được xem là biểu tượng tâm linh của sự trường thọ và đem lại điềm lành. Chính vì vậy mà việc nuôi rùa sẽ đem lại lợi ích cho mọi người trong gia đình. Trong tứ phương thì rùa trấn giữ phương bắc nên nó là vật nuôi thích hợp được đặt ở vị trí hướng bắc. Ngoài việc tác dụng bảo vệ gia đình giúp bạn tránh khỏi tai ương mà nó còn giúp bạn mang lại tài lộc cho gia định.

Việc nuôi rùa trong nhà đem lại sự hưng thịnh, tài lộc cho gia chủ là một điềm tốt và đó là cơ sở để nhiều người lựa chọn nuôi rùa theo phong thủy. Rùa được biết đền là loài vật có tuổi thọ cao vì thế mà mọi người nuôi rùa trong nhà đều mong muốn những người thân trong gia đình có sức khỏe và tuổi thọ cao.

Sức sống của rùa tốt hơn hẳn các loài vật khác chúng có thể dễ dàng sinh trưởng tốt nên trong phong thủy khi nuôi rùa mọi người thường quan niệm chúng sẽ mang những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống. Có nhiều người tin rằng nếu bông dưng có một con rùa ập đến nhà họ thì gia đình mình sắp gặp điều tốt lành.

Bạn sẽ thấy an tâm hơn khi nuôi rùa trong nhà vì nó sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn vào ban đêm bởi vi người xưa tin rằng rùa sẽ bảo vệ và canh gác đem lại cho bạn những phút giây thoải mái trong căn nhà mình đang sống.

Với những bạn đang muốn tăng thu nhập thì việc nuôi rùa là một sự lựa chọn không tồi. Cơ hội thăng tiến và công việc sẽ đến với bạn nhiều hơn nếu như bạn nuôi rùa hợp phong thủy.

Hiện nay có 4 có 4 hướng nuôi phong thủy phổ biến:

Nuôi rùa với mong muốn rùa có thể bảo vệ gia đình và trị các năng lượng tối từ bên ngoài Với mục đích này thì vị trí nuôi rùa tốt nhất là là nằm ở phía sau ngôi nhà còn trong môi trường văn phòng thì bạn có thể nuôi một con rùa nhỏ ở phía sau lưng bạn miễn là bạn không cảm thấy phiền toái. Còn ngoài trời thì bạn dể rùa ở phía sau vườn.

Cách nuôi rùa trong phong thủy thứ 2 đó là đặt nó ở khu vực phía bắc nhà bạn Việc nuôi rùa ở vị trí này có tác dụng tăng cường năng lượng giúp sự nghiệp thăng tiến. Người xưa tin rằng với vị trí phong thủy này có thể thu hút được một nguồn năng lượng làm nền tảng cho các dự án kinh doanh của bạn.

Quan niêm nuôi rùa phong thủy thứ 3 đó là Mang lại năng lượng mà rùa đem lại tới bất cứ nơi nào trong nhà của bạn cần được bảo vệ. Ví dụ như nhiều nhà nuôi rùa đá ở hướng tây là hướng của cửa trước nhà việc này sẽ mang lại năng lượng của đất và bảo vệ cửa ra vào trong nhà rùa làm bằng đá thì sẽ thuộc yếu tố phong thủy đất.

Ứng dụng thứ 4 về việc nuôi rùa trong phong thủy đó là Rùa được nuôi hoặc đặt rùa đá ở vị trí đối diện vị trí hướng tốt nhất của ngôi nhà cách nuôi rùa này có tác dụng chống lại bệnh tật, tăng cường sức khỏe.

Một số yếu tố khác khi nuôi rùa được chuyên gia phong thủy Lillian Too liệt kê:

Nuôi rùa gần thác nước hoặc bể cá sẽ giúp sức mạnh của rùa tăng gấp nhiều lần

Nuôi rùa gần đầu giường hoặc đặt rùa ở đầu giường sẽ loại bỏ đi lo lắng và mất ngủ.

Nuôi rùa trong phòng bếp và nhà tắm sẽ được coi là phong thủy xấu.

Những mệnh hợp để nuôi rùa cảnh phong thủy

Trong thuyết âm dương thì rùa là loài động vật thuộc hành Hỏa vì vậy mà những người thuộc mệnh Thủy nuôi rùa sẽ hợp để nuôi rùa hợp phong thủy. Còn những người mệnh Hỏa nuôi rùa thì sẽ gặp nhiều may mắn và trường thọ.

Theo phong thủy phương đông thì những người tuổi Tý và tuổi Hợi phù hợp để nuôi rùa phong thủy trong nhà và không có con vật nào thích hợp hơn rùa dành cho tuổi này.

Nhưng người tuổi Thân và tuổi Dậu không nên nuôi rùa trong nhà vì nó có thể gây ra khó khăn cho gia chủ. Vì thế những người tuổi nay trước khi muốn nuôi rùa nên nghiên cứu kỹ để chọn cho mình được vật nuôi thích hợp.

Bạn thấy đấy nuôi rùa cảnh phong thủy khá dễ dàng phải không nếu như bạn đang muốn nuôi rùa cảnh thì có thể liên hệ Việt Pet Garden để tư vấn giúp bạn lựa chọn một chú rùa phù hợp nhất với gia đình mình với giá cả hợp lý.

Nuôi Rùa Nước Ngọt Làm Cảnh Dễ Hay Khó? Phù Hợp Với Mệnh Nào?

Đặc điểm rùa nước ngọt

Đây là loại rùa có màng trên chân, chủ yếu sống dưới nước, khác với bàn chân kiểu chân voi của rùa cạn. Đặc điểm môi trường sống của 2 loại rùa này khá giống nhau.

Rùa nước ngọt cũng có mai và yếm tương tự như những giống khác. Hiện nay, những giống được nuôi làm thú cưng phổ biến là: rùa cổ gập (sideneck turtles), rùa vẽ (painted turtles), rùa hồ (pond turtles), rùa gỗ (wood turtles) và slider turtles….

Chuẩn bị bể nuôi rùa

Kích thước và nơi đặt bể

Kích thước của rùa nước ngọt thường không quá lớn, khoảng từ 5 – 40cm. Vì vậy, khi chuẩn bị bể nuôi, bạn không cần bể quá lớn, chỉ cần có kích thước đủ để chúng hoạt động thoải mái là được. Theo đó, kích thước tối thiểu về chiều dài bằng 3 – 4 lần kích thước thân rùa, chiều rộng gấp 2 – 3 lần là được.

Nên đặt bể nuôi rùa ở nơi ổn định nhiệt độ, có thể đặt ở phòng khách hay gần cửa ra vào. Không nên thay đổi nhiệt độ phòng quá thường xuyên dễ làm rùa không kịp thích nghi, dễ bị ốm và chết.

Tính chất nguồn nước

Ngoài việc chuẩn bị bể nuôi, bạn cần chuẩn bị nguồn nước chuẩn để tạo môi trường sống thuận lợi cho rùa. Bạn không cần xả nước quá đầy bể, chỉ cần cao gấp 3 – 4 lần kích thước của rùa là được.

Hãy sử dụng nguồn nước sạch và xử lý đúng cách trước khi nuôi bằng cách phơi nước dưới nắng trước ít nhất 1 ngày để nước bay hết clo để rùa nước ngọt sống thoải mái.

Điều kiện nhiệt độ

Thông thường, đa số các loại rùa nước ngọt đều có khả năng chịu lạnh kém. Khi nhiệt độ xuống thấp, chúng có xu hướng ngủ đông. Nhiệt độ lý tưởng cho rùa sinh trưởng khỏe mạnh là từ 23 – 30 độ C. Nhưng mỗi giống cụ thể sẽ thích hợp với ngưỡng nhiệt khác nhau nên bạn dựa theo chính nhu cầu của chúng mà cân chỉnh nhiệt độ.

Thiết kế bể nuôi

Cũng giống như nuôi cá, bể nuôi rùa nước ngọt cần có những cây thủy sinh, cây trang trí sao cho môi trường vừa tự nhiên, vừa đẹp mắt. Khi thiết kế bể nuôi rùa cảnh, bạn nên tạo một khu vực cạn để rùa leo lên thở. Có thể dùng những loại hòn non bộ, cành cây hay xếp đá đều được.

Vật dụng trang trí bể không nên dùng bằng chất liệu xi măng hay đá vôi vì dễ làm ảnh hưởng xấu, thay đổi độ pH của nước dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe rùa.

Ngoài ra, bạn còn cần đến sự trợ giúp của đèn chiếu sáng để sưởi ấm cho rùa vào mùa đông.

Bể nuôi cần trang bị thiết bị lọc nước để đảm bảo môi trường sạch sẽ, hạn chế để rùa bị bệnh do nguồn nước kém sạch. Mỗi tuần bạn cần thay bỏ 20% nước.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc rùa cảnh nước ngọt

Thức ăn cho rùa

Rùa là loài ăn tạp, thức ăn của chúng không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần chuẩn bị tôm tép, cá tạp (nhỏ) là được. Các loại đậu cũng là thức ăn yêu thích của chúng. Ngoài ra, bạn còn bổ sung rau xanh, hoa quả tươi như chuối hay dâu tây…

Chế độ ăn của rùa nước ngọt nên đảm bảo theo công thức: 50% rau xanh, 25% tôm tép và những loại thức ăn tươi sống, 25% còn lại là những loại thức ăn chế biến sẵn. Đáp ứng nhu cầu ăn uống này, chắc chắn bạn rùa nhà bạn sẽ luôn khỏe mạnh.

Lưu ý khi cho rùa cảnh ăn

Mặc dù mang tiếng ăn tạp nhưng có một số loại thức ăn rùa nước ngọt không ăn được như cơm, rau diếp cá, rau má (vì có tính hàn, dễ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa) hay các loại thức ăn cứng…

Nguyên nhân là rùa không nhai, chúng chỉ ngoạm lấy thức ăn cho vào mồn rồi nuốt trộng. Chính vì vậy, khi cho rùa ăn bạn nên thái nhỏ.

Đặc biệt, thức ăn cho rùa nên dùng những loại tươi ngon, tuyệt đối không cho ăn đồ ôi thiu, hư hỏng dễ làm ô nhiễm nguồn nước mà lại không đủ dinh dưỡng.

Cách cho rùa nước ngọt ăn

Khi cho rùa ăn, bạn nên cho chúng ăn từ từ từng chút một, không nên cho ào một lúc. Mỗi lần ăn chúng tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hay ít tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể. Bạn nên cân chỉnh và có chế độ phù hợp. Thông thường mỗi lần ăn thời gian không nên kéo dài quá 20 phút.

Đối với những chú rùa con, bạn co ăn thường xuyên mỗi ngày 1 – 2 lần nhưng khi bước sang giai đoạn trưởng thành, bạn chỉ cần cho chúng ăn cách ngày hoặc 2 – 3 ngày 1 lần.

Bạn nên cho rùa nước ngọt ăn ở vị trí cố định trong bể để tạo thói quen ăn uống sạch sẽ, phần thức ăn thừa dễ dàng được gom sạch để giữ nguồn nước không bị bẩn.

Thay vì cung cấp tinh bột như khi nuôi chó, mèo,… thì bạn hãy cung cấp đầy đủ canxi để mai và yếm rùa chắc khỏe, cứng cáp.

Những người mệnh nào được nuôi rùa?

Nhiều người quan điểm nuôi rùa dễ mang điềm xui xẻo hay nhiều người thắc mắc có nên nuôi rùa cảnh hay không và những người tuổi nào, mệnh nào thì nuôi được rùa hay nuôi chúng có đem lại may mắn, tài lộc hay hạn chế điềm xấu không…

Theo những chuyên gia nghiên cứu phong thủy, rùa nước hay rùa cạn đều có thể mang lại những điều may mắn, tài lộc, cả công danh và sức khỏe cho gia chủ. Nhưng bạn phải lưu ý chọn đúng tuổi, đúng bản mệnh của mình. Nên dựa vào những thông tin sau đây để quyết định chọn nuôi loại rùa phù hợp:

Những người tuổi Hợi và tuổi Tý rất nên nuôi rùa biển. Chúng không những là thú vui mà còn giúp bạn khá nhiều ở đường công danh tài vận và cả sức khỏe.

Những người tuổi Dậu, tuổi Thân tuyệt đối không nên nuôi rùa phong thủy vì chúng dễ khiến bạn gặp những điều không may.

Rùa thuộc hành Hỏa, do Thủy thắng Hỏa nên những người thuộc mệnh Thủy nuôi rùa nước ngọt càng khiến cho đường công danh thêm thịnh vượng.

Những người mệnh Kim tuyệt đối không nên nuôi rùa trong nhà vì bản chất Kim và Hỏa khắc nhau.

Những người mệnh Thổ, mệnh Hỏa hoàn toàn có thể nuôi rùa phong thủy để chúng đem lại may mắn và tài lộc cho bản thân vì Hỏa tương hợp với Hỏa và tương sinh với Thổ.