Mệnh Kim Nuôi Cá La Hán / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Globalink.edu.vn

Chỉ Bạn Cách Nuôi Cá La Hán Thành Công

Bể nuôi cá La Hán

Kích thước của cá La Hán có thể dài trên 30cm hoặc ngắn hơn do di truyền từ cha mẹ . Chính vì vậy mà bể cá kiểng có kích thước tối thiểu phải là 0,6m x 0,3m x 0,4m. Nếu người nuôi có điều kiện nên chọn bể từ 0,8m x 0,4m x 0,5m trở lên để tạo không gian thoải mái cho La Hán phát triển toàn diện. Việc trang trí cho bể nuôi La Hán là không thể được vì cá La Hán là loài rất hiếu động, thích sự dàn trải trong không gian rộng nên bất cứ những gì cản đường chúng đều lật đổ.

Mặc khác, vì cá có kích thước lớn, nếu bơi trong bể có trang trí hòn non bộ hay cỏ giả dễ gây ra những vết trầy xước bên ngoài hoặc có thể gây ra những tai nạn không đáng có. Vậy là tốt nhất bể nên trống hoặc có thể đặt vài viên sỏi để chúng có công việc để làm, vận động cơ thể, tránh ù lì quá mức và cũng để duy trì tập tính tự nhiên của chúng.

Nếu bạn nuôi chung nhiều cá La Hán trong một bể thì hãy ngăn chúng ra bằng những tấm kiếng, điều này không những giúp chúng khỏi tranh chấp mà còn khiến cá cảnh của bạn trở nên sung mãn hơn.

Nhiệt độ

Cá La Hán là cá nhiệt đới, vì vậy cá phát triển trong môi trường có nhiệt độ từ 20 độ C – 30 độ C. Nếu nhiệt độ quá lạnh cá dễ mắc các bệnh ngoài da và bệnh về đường tiêu hóa. Những người nuôi cá kiểng khuyên rằng nên nuôi cá La Hán với nhiệt độ từ 28OC – 31OC.

Môi trường nước

Cá La Hán không đòi hỏi khắt khe về chất lượng nước . Cũng như các loài cá kiểng khác, nếu bạn sử dụng nước máy hãy chứa nước trong một bể khác cho bay hết Clo trong vòng 24 giờ (có thể để máy sục khí) . Nhưng bạn cũng nên chú ý về độ pH và độ cứng của nước.

Cá La Hán cũng đòi hỏi về độ pH một chút, đó là từ 7,5-8,0. Để duy trì môi trường nước ổn định, bạn hãy thay nước mỗi tuần một lần. Trong bể thả một ít san hô để duy trì sự ổn định về pH. Hãy chú ý về những thay đổi của cá đối với môi trường nước.

Hệ thống lọc

Cá La Hán là loài cá dễ nuôi, chúng có thể sống ổn định mà không cần máy lọc. Nhưng để giống ca canh này có thể thể hiện hết vẻ đẹp của chúng, bạn nên tạo một hệ thống lọc giúp nguồn nước trong bể sạch hơn. Hệ thống lọc cần có những ưu điểm sau:

Lọc phải có hiệu quả cao.

Động cơ phải đủ công suất.

Hệ thống phải vệ sinh dễ dàng.

Lọc tránh bị nghẽn khi bẩn.

Thức ăn của cá La Hán

Cá La Hán là một loài cá rất háu ăn. Cá ăn hầu hết những loại thức ăn mà các loài cá cảnh thông thường ăn được. Chúng ăn các loại thức ăn từ tươi sống như tép tươi, trùn chỉ, lăng quăng đến các loại thức ăn đông lạnh, thức ăn dạng viên và những thức ăn khác.

Lợi ích của muối đối với cá

Ánh sáng cho bể cá

Mặc dù là cá nhưng vì được nuôi dưỡng trong bể nên La Hán cũng cần ánh sáng đèn giống như người cần ánh sáng mặt trời. Mục đích đầu tiên của việc đặt đèn là giúp chúng ta thấy ca canh đẹp hơn và đèn đặt trên bể nuôi La Hán thường là đèn hồng.

Vì sao như vậy? Câu trả lời là: cũng như da người, da và vảy cá cũng hấp thu các sắc tố phát ra từ đèn làm da và vảy cũng hấp thu các sắc tố phát ra từ đèn làm da và vảy cá trở nên đậm hơn, rực rỡ hơn, còn da người hấp thu từ mặt trời – chính vì vậy mà da người mới hơi ngăm. Trong một ngày cần bảo đảm bật đèn và duy trì ánh sáng đèn từ 8 giờ – 12 giờ sẽ giúp cá kiểng của bạn có màu sắc đẹp và dạn dĩ hơn.

Cẩm Nang Nuôi Cá La Hán Sao Cho Vừa Đẹp Vừa Khỏe

1. Nguồn gốc của cá La Hán

2. Đặc điểm của cá La Hán

3. Các loại cá La Hán đẹp

4. Cách nuôi cá La Hán

1. Nguồn gốc của cá La Hán

Cá La Hán tên tiếng anh là Flower Horn thuộc bộ: Perciformes (bộ cá vược), họ: Cichlidae (họ cá rô phi). Vào giữa những năm của thập kỷ 1990-2000, Cá La Hán lần đầu được biết đến ở thị trường cá cảnh Malaysia. Chúng được tạo ra do mong muốn khám phá bí quyết lai tạo cá hồng két (red parrot) của người Đài Loan nên người ta mới đem một số loài cá thuần chủng của châu Mỹ lai tạo với cá hồng két cùng một số chủng loại cá khác.

1 năm sau đó, cá La Hán bắt đầu được nhân giống rộng rãi và trở thành một trào lưu. Ngoại hình bắt mắt, sặc sỡ với những đặc điểm khác biệt đã khiến giống cá này được ưa chuộng tại nhiều nước tại châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Đài Loan… và một số nước khác ở khu vực châu Âu và châu Mỹ. Từ những năm 2004, dòng cá La Hán mới thực sự phát triển và trở thành một trào lưu được nhiều người yêu thích.

2. Đặc điểm của cá La Hán

Thông thường, cá La Hán trưởng thành có chiều dài rơi vào khoảng từ 25-30 cm. Thân cá mang màu sắc bắt mặt vô cùng sặc sỡ. Điều đặc biệt ở loài cá này là bạn sẽ không tìm được 2 con cá có đặc điểm về màu sắc giống nhau bởi mỗi cá thể cá La Hán sẽ có một cách sắp xếp màu ngẫu nhiên. Cá La Hán có rất nhiều màu: Màu đỏ hồng, màu đỏ rồng, màu ánh xanh, màu ánh bạc, màu ánh vàng, màu đen xám, màu đen đậm, ngũ sắc….

Để có thể chơi cá được tốt, bạn nên quan tấm đến hình dáng của từng chú cá. Cá La Hán đẹp là phải có đuôi xòe, vây kéo dài và mảnh, mắt không được quá to và lồi, hai mang ngắn. Cá càng có phần gù đầu to thì càng đẹp và có giá trị cao. Đây được coi là bộ phận khiến người chơi cá yêu thích ngay từ lần gặp đầu tiên bởi phần gù đầu khiến dân sành liên tưởng đến ông tiên.

Cá La Hán thường sống ở nơi nước có nhiệt độ từ 25-30 độ C với độ pH dao động từ 6,5 đến 7,8. Đây là loại cá ăn tạp và hình thức sinh sản là đẻ trứng. Bạn hoàn toàn có thể tìm chúng ở mọi tầng nước.

Được lai tạo từ những loại cá tốt trên thế giới, bởi vậy, cá La Hán là dòng có có sức khỏe tốt và ít khi bị bệnh. Chính vì thế, tuổi thọ trung bình của một chú cá La Hán được đánh giá là rất cao, có thể lên đến trên 10 năm, tùy vào điều kiện chăm sóc của mỗi người chơi cá.

3. Các loại cá La Hán đẹp

Cá La Hán kim cương

Dòng cá La Hán kim cương được nhiều người yêu thích và bình chọn là dòng cá La Hán đẹp nhất ở trên thị trường cá cảnh của Việt Nam. Tại sao vậy?

Cá La Hán kim cương hay còn gọi là cá La Hán phúc lộc thọ, là dòng cá được lai tạo giữa dòng cá Châu kim cương và dòng cá rồng xanh. Đặc điểm đặc trưng của loài cá này là thân hình tương đối tròn, chắc khỏe và có hàng vảy châu rõ nét được trải dài từ mang cá xuống tận chân đuôi màu xanh đậm. Chúng có dòng chữ in trên cơ thể dọc hai bên thân, mình tròn được bảo phủ bởi những hạt châu trắng. Đầu cá La Hán kim cương tương đối tròn, phình to đưa về phía trước. Mắt cá La Hán kim cương có màu đỏ, phía 2 bên má của cá có màu vàng. Tuy nhiên, do lai cận huyết để lấy đầu mà bỏ qua dị tật nên ngày nay, dòng cá này hầu như thoái hóa: đa phần đuôi xụp, đặc biệt nhiều cá đẹt, lớn không quá 4 ngón tay.

Cá La Hán thái đỏ

Dòng cá này chủ yếu được lai tạo ở Thái Lan. Những cá thể cá La Hán thái đỏ được lai tạo ra đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm từ dòng cá La Hán gốc. Một đặc điểm nổi bật của dòng cá La Hán này chính là phần vẩy có dạng sợi và kết dính vào nhau – được gọi là châu bệt. Những con có sợi châu bệt toàn thân được gọi là cá La Hán ngũ sắc vô cùng quý hiếm. Dòng cá thái đỏ này khá được ưa chuộng để chơi bể. Nhờ màu đỏ tươi làm chủ đạo nên sẽ mang lại vẻ đẹp nổi bật lấn át những chú cá khác trong bể. Loài cá này thường có thân nhỏ gọn, có rất nhiều châu phát sáng đặc biệt là ở phần đuôi, vây ở đuôi lúc nào cũng xòe to làm chúng trở nên uyển chuyển và dịu dàng khi bơi.

Tuy nhiên, giống như một số dòng cá La Hán khác, cá Lan Hán thái đỏ cũng có những nhược điểm nhất định. Điển hình là phần gù đầu tương đối nhỏ, rất hiếm con có gù đầu to và hầu hết các cá thể cá đực đều bị vô sinh.

Cá La Hán trân châu

Cá La Hán trân châu có lẽ là dòng cá phổ biến nhất cho đến tận ngày nay. Cá La Hán trân châu có tên tiếng Anh là “Pearl Flowerhorn”. Dòng cá này vẫn duy trì các đặc điểm của La hán đời đầu nhưng có nhiều vảy óng ánh màu xanh lục, xanh dương hay bạc phủ khắp cơ thể. Cá La Hán trân châu cũng có nhiều tên gọi trên thị trường nhưng về cơ bản có thể phân chúng làm 2 loại dựa trên màu nền chủ đạo: nền xanh và nền đỏ. Bên cạnh đó, cá cũng cũng có thể phân ra các loại châu bao gồm châu hột và châu sợi. Những con mà châu lan lên tới đầu gọi là châu “quấn đầu”.

Cá La Hán thái silk

Cá La Hán thái silk xuất hiện trên thị trường của Việt Nam từ những năm 2008. Nguồn gốc của dòng cá này theo nhiều người đoán rằng bắt nguồn từ Thái Lan. Dòng cá La Hán thái silk có vảy màu bạc hoặc ánh xanh phủ toàn thân. Trên mình của dòng cá này không có chữ và những sợi châu dài. Ngoại trừ màu sắc, hình dáng của thái silkmang những nét đặc trưng của dòng Trân Châu nên có lẽ thái silk à một đột biến từ dòng Trân Châu hay được lai với JPG để lấy đặc điểm vảy bạc. Thái silk rất được ưa chuộng bởi màu sắc khác biệt; những cá thể đầu to vẫn còn hiếm.

Cá La Hán phượng hoàng lửa

Cá La Hán phượng hoàng lửa có tên tiếng Anh là “Fiery/Fire Phoenix” hay”Red Phoenix”. Có lẽ chỉ cần nói đến đây, nhiều người đã mường tượng được màu sắc của dòng cá này là đỏ rực. Thực ra, phượng hoàng lửa là kamfa đỏ toàn thân và màu đỏ sẽ rất ổn định chứ không bất ổn như Super red. Thông tin về loài cá này rất hạn chế, có thể là do kamfa đỏ toàn thân khó lai tạo.

4. Cách nuôi cá La Hán

Thức ăn cho cá La Hán

Cá La Hán ăn gì? Cá La Hán là dòng cá tương đối dễ ăn, để nuôi cá La Hán phát triển toàn diện thì các bạn nên cho chúng ăn những loại thức ăn mà các loại cá cảnh khác ăn được từ thức ăn dạng viên, đông lạnh đến các loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ, loăng quăng, tôm tép, cá con, thịt bò,… Những loại thức ăn này có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng cá cảnh hoặc ở ngoài chợ với giá cả hợp lý. Loại thức ăn này sẽ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và định lượng khẩu phần ăn của cá.

Đối với dòng cá bột (cá La Hán con) thì các bạn nên cho chúng ăn thức ăn artemian. Sau khoảng 1 tuần nuôi dưỡng bằng artemian các bạn có thể cho chúng ăn thức ăn khô và các loại thức ăn tươi dành cho cá trưởng thành.

Tuy là một loại cá háu ăn nhưng bạn cũng phải cho cá ăn một cách điều độ, tránh cho chúng ăn quá nhiều. Mỗi ngày nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ chứ không cho ăn quá no mỗi bữa, khi cá đã lớn hơn thì chỉ cần cho ăn mỗi ngày 2 bữa sáng, chiều. Chỉ cần nhìn bụng của cá hơi phình nên một chút là cá đã no. Ngoài lượng ăn các bạn cũng nên tập cho chúng ăn theo giờ cố định. Như vậy, cá sẽ có khoảng thời gian sinh hoạt điều độ và phát triển tốt cũng như tăng được kích thước cỡ gù ở đầu.

Cách kích thích mọc gù trên đầu cá La Hán

– Cho cá đực gần gũi với cá cái:

Khi những chú cá đực và cá cái được tiếp xúc nhiều với nhau, lúc này chúng sẽ sản sinh ra một số loại hormon- trong đó có loại hormon giúp làm phình to kích cỡ đầu của cá.

– Kích thích bản tính hung dữ của cá La Hán:

Để thực hiện được biện pháp này, các bạn nên gắn một chiếc gương bên ngoài phần kính của bể nuôi cá. Khi những chú cá La Hán thấy mình trong gương sẽ tưởng nhầm thành đối thủ của chúng. Điều này cũng sẽ giúp chúng phát ra những hormon kích thích tăng trưởng phần gù đầu. Tuy nhiên, phương thức này chỉ nên làm trong khoảng 1 – 2 tiếng, nếu thời gian lâu sẽ khiến những chú cá của các bạn bị mệt mỏi và bị thương.

Môi trường sống của cá La Hán

Nhằm tạo không gian thỏai mái cho cá La Hán phát triển toàn diện các bạn nên chuẩn bị một bể cá thủy tinh có chiều dài khoảng 1,2 – 1,5m, chiều rộng từ 60 – 80cm. Là một lòa cá năng vận động, cá La Hán thích sống trong bể trống hoặc cũng có thể thêm một chút sỏi trắng hoặc cây thủy sinh nhỏ để chúng cá thể thoải mái bơi lội.

Loài cá này yêu cầu khá khắt khe về môi trường nước. Nhiệt độ trung bình trong bể nuôi cá phong thủy phải đạt từ 25 – 30oC, độ pH đạt trong khoảng 6.5. Trung bình một tuần các bạn nên thay nước cho cá 2 lần.

Theo Việt Quất

Kỹ Thuật Nuôi Cá La Hán Hợp Phong Thủy Cho Gia Chủ ‘Mua May Bán Đắt’

Cá La Hán là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới được ưa chuộng trên thế giới. Từ những năm 2000 nó đã trở thành “cơn sốt” đối với những người mê cá cảnh. Chúng được yêu thích do có hình dáng đẹp, mạnh mẽ và màu sắc sặc sỡ ở hai bên hông, chiếc đầu gù to lên giống như của một ông tiên nên có tên gọi là La Hán. N gười ta quan niệm loài cá này đem lại sự thịnh vượng và may mắn từ thân hình lấp lánh nhiều ánh châu và chiếc đầu gù to dị dạng khiến loài cá này càng trở nên đẹp và ngộ nghĩnh.

Ông Trần Văn Tân (chủ cửa hàng cá cảnh Minh Tân, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay, loài cá này có tuổi thọ khá cao có thể đến 10 năm và sức khỏe cũng khá tốt. Chúng có đuôi xòe đẹp và vây thường kéo dài, mắt không to, hai mang ngắn. Cá La Hán trưởng thành có kích thước từ 25 cm hoặc 30 cm tùy loài. giá loài cá La Hán dao động tùy thuộc vào kích cỡ, nếu mua loài cá vừa ương từ cá bột lên thì chỉ có giá vài chục nghìn đồng nhưng với loài cá này khi còn nhỏ rất khó, dễ chết nên ít người chọn mua cá nhỏ. Cá trưởng thành thì có giá từ 200.000 đồng/con đến 650.000 đồng/con tùy kích cỡ, màu sắc.

Để chọn mua được một chú cá La Hán đẹp và khỏe cần chú ý đến thân mình cá phải nhiều “châu” tức là những vảy cá óng ánh, màu sắc sặc sỡ và cái đầu phải có cái gù càng to thì càng có giá trị. Cá La Hán sinh sản khá dễ nhưng để khi cá trưởng thành có màu sắc đẹp và đầu gù to thường chiếm tỷ lệ khá thấp trong đàn cá, từ 10% đến 30% cho dù cá cha và cá mẹ đều đẹp.

Cá dễ nuôi vì cá mạnh khỏe, ít bệnh lại ăn tạp, chủ yếu những thức ăn sống như tôm tép, ốc, cá con và thịt bò băm nhuyễn (khó tiêu). Nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày, có thể xen lẫn thức ăn tươi sống và thức ăn chế biến, cho cá ăn điều độ điều này sẽ giúp giảm sự ô nhiễm và tăng sức khỏe cho cá. Ngoài ra, độ đậm của màu sắc trên mình cá hầu như phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, việc ăn uống quá mức sẽ làm cá sẫm màu hơn và việc này cũng không có lợi vì trong cá chứa lẫn hóa chất có hại cho sức khỏe.

Môi trường nuôi thích hợp cho cá là có độ pH từ 6-8. Nhiệt độ thích hợp tốt nhất từ 26-30 độ C. Để duy trì môi trường ổn định cần thay nước 1 tuần/lần, mỗi lần thay 1/3-1/2 lượng nước trong hồ, nên cho thêm san hô, sỏi vào bể để duy trì độ pH ổn định. Nuôi cá La Hán không cần hệ thống lọc nước thì chúng vẫn sống tốt, nhưng khi có thêm hệ thống lọc thì nguồn nước sẽ sạch hơn và cá phát triển tốt hơn. Nên đặt đèn để cung cấp cho chúng ánh sáng, điều đó sẽ giúp lớp vảy cứng cáp và có màu sắc rực rỡ.

Quốc Bảo

Mệnh Kim Có Nên Nuôi Cá Cảnh Không?

20-07-2016 21:42

Người mạng Kim, mệnh Kim có nên nuôi cá cảnh không và nên nuôi con gì để có được nhiều may mắn, tài lộc, tinh thần thoải mái.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì con người hay bày những bể cá cảnh trong nhà. Theo phong thủy học thì bể cá cảnh có nước, là yếu tố thủy, có tác dụng điều hòa âm dương, giúp tăng sinh khí, thúc đẩy khí cát hoặc khí hung. Chính vì thế nên cách bài trí bể cá là vô cùng quan trọng, nếu đúng theo phong thủy thì tài lộc dồi dào, nếu không thì tài vận sẽ tiêu tán.

Theo kinh nghiệm dân gian thì người có bát trạch thiếu thủy hay hợp thủy thì nên nuôi cá cảnh, còn người có bát tự kỵ thủy thì không nên. Nếu nuôi cá mà nhận thấy tài vận hưng vượng thì nên tiếp tục nuôi, còn nếu thấy gia vận suy yếu thì nên dừng lại. Vậy không và số lượng là bao nhiêu thì tốt nhất?

Người mệnh Kim thích hợp nuôi 4 hoặc 9 con cá cảnh. Nếu muốn nuôi số lượng nhiều hơn thì số lượng vẫn phải có phần đơn vị vẫn là 4 hoặc 9, ví dụ như 14, 19, 24, 29,… Vậy ý nghĩa của số 4 và 9 ở đây là gì? Số lượng 4 con thì thủy khí gia tăng làm cho tài khí thêm vượng, số lượng 9 con thì sẽ làm vượng cho thủy khí nên vô cùng tốt.

Ngoài ra, gia chủ mệnh Kim nên chọn nuôi cá có màu vàng kim hoặc trắng bởi theo Ngũ hành trong phong thủy thì Kim sinh Thủy nên giúp thúc đẩy tài vận.

Việc chọn địa điểm trong nhà để đặt bể cá là khá quan trọng bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả căn nhà mà còn giúp thu được nhiều tài lộc. Vì vậy để tránh những phạm quy về mặt phong thủy thì bạn nên lưu ý những điều sau đây: