Theo chiết tự, “Giản” có nghĩa là lược bớt đi, thu gọn lại, đơn giản hóa cho bớt cồng kềnh, to lớn, phức tạp. Nước được “giản” đi tức là dòng nước yên tĩnh, hiền lành, không mạnh mẽ, phô trương như các dòng nước lớn.
“Hạ” là phía dưới, còn “Thủy” tức là dòng nước mảnh, chảy ngầm bên trong lòng đất. Dù dòng nước này không nhìn thấy được nhưng nó là một nhân tố không thể thiếu, luôn tồn tại từ bao đời nay.
Màu hợp với Giản Hạ ThủyNgười thuộc mệnh Giang Hạ Thủy hợp với màu sắc của hành Kim: trắng, xám, màu ghi vì theo quy luật tương sinh Kim sinh Thủy. Ngoài ra người mệnh này cũng hợp với các màu thuộc hành Thủy như màu đen và xanh nước biển. Ngoài ra cũng có thể dùng màu đỏ, tím và hồng.
Người mệnh này nên tránh màu vàng và màu nâu đất (màu của mệnh Thổ). Vì theo quy luật tương khắc Thổ khắc với mệnh Thủy.
Mệnh hợp với Giản Hạ Thủy Mệnh Kim
Hải Trung Kim: Hai nạp âm này không tương tác nhau, nên sự kết hợp giữa hai mệnh này chỉ mang cát lợi nhỏ.
Kiếm Phong Kim: Kim loại ở dao được nước Giản Hạ Thủy mài dũa, cọ rửa ắt sẽ trở nên sắc bén và sáng loáng.
Sa Trung Kim: Nước ngầm rửa trôi các tạp chất trong kim loại.
Kim Bạch Kim: Nước ngầm có tác dụng thau rửa kim loại khiến nó sạch sẽ và sáng sủa hơn.
Thoa Xuyến Kim: Đồ trang sức được rửa bằng nước sẽ sáng sủa, giá trị được tăng lên.
Mệnh Mộc
Đại Lâm Mộc: Cây gỗ lớn trong rừng mừng được mạch nước ngầm nuôi dưỡng sẽ tươi tốt và to lớn.
Dương Liễu Mộc: Dương liễu là loại thân mềm, cần nhiều nước để sinh trưởng.
Tùng Bách Mộc: Mạch nước ngầm cũng nuôi lớn cây tùng, cây bách, khiến cây cao lớn, và có thể vươn thẳng.
Bình Địa Mộc: Cây cối ở đồng bằng rất cần nguồn nước ngầm để nuôi dưỡng.
Tang Đỗ Mộc: Cây dâu gặp nước ngầm thường tươi tốt, sinh trưởng mạnh và xanh mướt.
Thạch Lựu Mộc: Cây lựu gặp nước sẽ sinh trưởng tốt và cho ra trái ngọt.
Mệnh Thủy
Giản Hạ Thủy: Tạo thành mạch nước ngầm lớn, có lợi cho cây cối và vạn vật.
Tuyền Trung Thủy: Nước suối, nước ngầmsẽ bồi đắp, chia sẻ và thấu hiểu nhau.
Trường Lưu Thủy: Một phần nước của dòng sông lớn chảy dài tạo ra các mạch nước ngầm.
Thiên Hà Thủy: Nước mưa là nguồn duy trì cho mạch nước ngầm.
Đại Khê Thủy: Nước suối tạo nên nguồn sinh dồi dào cho nước ngầm, hỗ trợ cho mạch nước ngầm chảy mãi.
Đại Hải Thủy: Hai nạp âm này tương hòa, nhưng ít liên hệ, bởi đại dương chứa nước mặn, còn nước ngầm thì ngọt, mát.
Mệnh tương khắc với Giản Hạ Thủy Mệnh Hỏa
Lư Trung Hỏa: Lửa trong lò có khi bùng cháy mạnh mẽ, có khi lại âm ỉ, nhưng nó kỵ Thủy vì nước dội vào thì lò bị tắt.
Sơn Đầu Hỏa: Hai nạp âm này không tương tác nhau, nếu kết hợp nhau thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn.
Sơn Hạ Hỏa: Ngọn lửa sẽ bị mạch nước ngầm dập tắt.
Phúc Đăng Hỏa: Nước ngầm và ngọn đèn có ít mối liên hệ, nhưng ngọn đèn gặp nước thì cũng sẽ tắt.
Thiên Thượng Hỏa: Nắng lớn gây khô hạn, khi đó mạch nước ngầm bị cạn kiệt.
Mệnh Thổ
Lộ Bàng Thổ: Nước ngầm là nước trong, gặp đất thì nước bị vẩn đục.
Thành Đầu Thổ: Dù không có nhiều liên hệ nhưng nước trong gặp đất tất suy kém.
Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm không tương tác nhau, nếu kết hợp thì chỉ hình khắc nhẹ do thuộc quy luật ngũ hành.
Đại Trạch Thổ: Nước ngầm mà bị lẫn với đất cát thì bị vẩn đục.
Sa Trung Thổ: Đất pha khiến nước ngầm bị vấy bẩn, nước rửa trôi đất pha.
Như vậy bạn đã biết Giản Hạ Thủy là gì? Màu và mệnh hợp với Giản Hạ Thủy rồi đúng không nào? Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ vận dụng vào đời sống để tăng thêm sự may mắn và thành công hơn.