Bạn thuộc mệnh Thành Đầu Thổ và muốn biết rõ hơn về mệnh này như thế nào. Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những vấn đề như Thành Đầu Thổ là gì? Màu và mệnh hợp với Thành Đầu Thổ để bạn giúp hiểu rõ hơn.
Theo chiết tự, “Thành” là thành lũy, thành trì. Là phần tường cao và bao quanh bên ngoài là một công trình xây dựng với mục đích bảo vệ, duy trì trật tự bên trong. Nó cũng giống như con đê, nhưng khác ở chỗ là đê ngăn nước còn thành trì ngăn sự xâm lược của con người.
“Đầu” là phần ở trên cao, phía trước, còn “Thổ” là đất. Như vậy, Thành Đầu Thổ có nghĩa là loại đất ở vị trí cao trên bề mặt tường thành.
Màu hợp với mệnh Thành Đầu Thổ
Thành Đầu Thổ hợp với màu vàng (thuộc mệnh Thổ) vì nó thích tính bền vững kiên cố. Còn màu đỏ và da cam (thuộc mệnh Hỏa) giúp họ gặp nhiều cát lợi.
Màu khắc là các màu xanh (thuộc mện Mộc), đen ( mệnh Thủy), trắng ( mệnh Kim) sẽ khiến họ không cát lợi và may mắn, cấu trúc bền vững sẽ bị phá vỡ.
Mệnh hợp với Thành Đầu Thổ
Mệnh Hỏa:
+ Lư Trung Hỏa:
Lửa của Lư Trung Hỏa giúp Thành Đầu Thổ tăng thêm sự rắn chắc, khô ráo cho tường thành. Nên hai nạp âm này kết hợp nhau sẽ rất cát lợi. Thành Đầu Thổ sẽ được lợi còn Lư Trung Hỏa sẽ gặp bất lợi, do Thổ được sinh nhập nên mạnh hơn, Hỏa sinh xuất nên sẽ hao tổn nguyên khí.
+ Sơn Đầu Hỏa:
Đất trên thành và lửa trên núi ít khi gặp nhau nên 2 nạp âm này không tương tác nhau. Nhưng vẫn tốt đẹp vì Thành Đầu Thổ cần Hỏa, ngoài ra 2 tuổi Giáp Tuất, Ất Hợi của Sơn Đầu Hỏa cũng hợp với Thành Đầu Thổ.
+ Tích Lịch Hỏa:
Dù Hỏa sinh Thổ nhưng không có mối liên hệ nào. Vì vậy khi kết hợp chỉ có ít may mắn nhờ quy luật tương sinh ngũ hành.
Vì Hỏa sinh Thổ nên hai nạp âm này gặp nhau vẫn cát lợi dù chúng không tương tác với nhau.
+ Phúc Đăng Hỏa:
Hai nạp âm này không tương tác nhau nhưng tuổi Dần – Tị và Mão – Thìn khắc nên không có cát lợi.
+ Thiên Thượng Hỏa:
Nắng lớn giúp cho tường thành khô ráo, cứng cáp, bền vững và kiên cố hơn. Thiên Thượng Hỏa là thiên thời của đất tường thành.
Mệnh Thổ:
+ Lộ Bàng Thổ:
Hai mệnh Thổ gặp nhau sẽ tăng thêm sự bền vững, kiên cố cho cả hai. Ngoài ra, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Ngọ, Tân Mùi thiên can tương sinh, địa chi tam hợp. Hai nạp âm này kết hợp sẽ mang đến cát lợi và thành công lớn.
+ Thành Đầu Thổ:
Sự kết hợp này tăng thêm tính bền vững cho đất trên thành, nhờ vậy nó trở nên kiên cố vững chắc, bảo vệ tốt hơn.
+ Ốc Thượng Thổ:
Đây được xem là sự kết hợp tốt vì có sự tương hòa, nên dù đất trên thành và ngói lợp nhà không tương tác nhau vẫn có sự trợ giúp và tăng cường sự kiên cố.
+ Bích Thượng Thổ:
Cuộc gặp gỡ này mang đến cát lợi vì chúng có tính hỗ trợ lẫn nhau nên kiên cố, vững chắc hơn.
+ Đại Trạch Thổ:
Hai nạp âm này khi kết hợp với nhau sẽ mang đến cát lợi may mắn, cả hai hỗ trợ cho nhau đắc lực.
+ Sa Trung Thổ:
Giúp tăng sự bền vững cho cả hai nên hai nạp âm này gặp nhau sẽ có nhiều cát lợi, may mắn.
Những mệnh khắc với Thành Đầu Thổ
Mệnh Kim:
+ Hải Trung Kim:
Hai nạp âm này rất ít liên hệ, nhưng Hải Trung Kim rất kị Thổ vì đất khiến vàng bị ố và mất đi giá trị. Nên hai nạp âm này gặp nhau không mang lại cát lợi.
+ Kiếm Phong Kim:
Kiếm và đất trên thành gặp nhau khi phá vỡ tòa thành, vì vậy hai nạp âm này rất kị nhau, gặp nhau sẽ gây ra đổ vỡ và đau khổ.
+ Bạch Lạp Kim:
Đây là sự kết hợp không mang lại cát lợi, vì cả hai không tương tác nhau và Dần hình Tị, Mão hình Thìn, nên hai mệnh này không nên gặp nhau.
+ Sa Trung Kim:
Các mỏ khoáng sản trong đất nếu bị thành trì vùi lấp thì sẽ rất khó khai thác. Hơn nữa, để khai thác kim loại trong lòng đất, người ta sẽ phải phá vỡ thành trì. Nên 2 nạp âm này gặp nhau sẽ rất xui xẻo.
+ Kim Bạch Kim:
Cả hai sự vật đều không tương tác. Hơn nữa Thổ sinh Kim khiến Thổ bị hao mòn hơn. Vì thế, cuộc gặp này không có cát lợi.
+ Thoa Xuyến Kim:
Dù hai sự vật ít liên hệ nhưng trang sức quý giá bị đất trên thành vùi lấp thì sẽ giảm đi giá trị nên cuộc gặp này không có cát lợi.
+ Đại Lâm Mộc:
Đất tường thành vốn dĩ cứng và bền vững, cây rừng không thể tồn tại trong môi trường này. Còn tường thành nếu có cây cối um tùm sẽ bị bỏ hoang xơ xác. Vì thế, hai nạp âm này gặp nhau sẽ không gặp may mắn.
+ Dương Liễu Mộc:
Cây cối luôn làm giảm tính kiên cố bền vững của công trình kiến trúc khiến Thành Đầu Thổ suy yếu, đổ vỡ. Cả hai gặp nhau không cát lợi.
+ Tùng Bách Mộc:
Đất đai tường thành rất khô cứng, không phải là nơi sinh trưởng thích hợp với cây cối, hơn nữa đất tường thành cần phải vững chắc nên rất kỵ bị Mộc xâm hại và phá vỡ. Nên mối quan hệ này không cát lợi.
+ Bình Địa Mộc:
Sự kết hợp giữa hai nạp âm này không mang lại cát lợi, vì Mộc khắc Thổ và cây cối khiến tường thành suy yếu và sụp đổ.
+ Tang Đố Mộc:
Hai mệnh gặp nhau sẽ bị khắc mạnh, tạo nên khung cảnh đổ nát, tiêu điều thường gặp ở cuộc chiến bại. Nên hai nạp âm này không gặp gỡ thì sẽ tốt hơn.
+ Thạch Lựu Mộc:
Sự kết hợp không cát lợi vì hình khắc. Ngoài ra, Dần – Thân, Mão – Dậu rất khắc nhau.
Mệnh Thủy:
+ Giản Hạ Thủy:
Nước mạch, nước ngầm và đất tường thành thực tế không tương tác nhau. Do Thủy khắc Thổ trong quy luật ngũ hành nên hai nạp âm này tốt nhất không nên gặp nhau.
+ Tuyền Trung Thủy:
Là cuộc gặp gỡ không mang lại cát lợi vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thuộc tính của hai bên.
+ Trường Lưu Thủy:
Hai nạp âm này bị coi là hình khắc mạnh mẽ, nước chảy mạnh khiến thành bị vỡ, nước thì vẩn đục, nên kết hợp nhau sẽ hủy hoại cả hai.
+ Thiên Hà Thủy:
Đây cũng là sự kết hợp gây ra hình khắc mạnh tương tự như Trường Lưu Thủy.
+ Đại Khê Thủy:
Nếu gặp nhau, cả hai sự vật đều gặp bất lợi.
+ Đại Hải Thủy:
Nước biển lớn sẽ nhấn chìm tất cả mọi thứ, làm sụp đổ cả thành trì gây thất bại, cuốn trôi tất cả những thứ mà thành trì đang bảo vệ nên hai nạp âm này gặp nhau sẽ cực kì xui xẻo.
Như vậy bạn đã biết Thành Đầu Thổ là gì? Màu và mệnh hợp với Thành Đầu Thổ. Qua bài viết này bạn sẽ tìm những sự vật hay bất kì điều gì theo mệnh của mình để vận dụng vào đời sống mang lại nhiều may mắn và thành công.