1. Những loại rùa cảnh được ưa chuộng
Rùa núi vàng
Rùa núi vàng là loài rùa cảnh đang được nhiều người ưa chuộng. Loại rùa này có màu sắc khá đẹp, mai vàng óng ả không có đốm đen xuất hiện nên chú rùa này sẽ “đốn tim” mọi người ngay từ lần đầu nhìn thấy. Loại rùa này có thể được nuôi trên cạn nên rất thuận tiện cho nhiều người khi muốn mang chúng khi khắp nơi khoe với bạn bè.
Là một trong những vật nuôi dễ nuôi nên thức ăn của rùa núi vàng khá đơn giản chủ yếu là xà lách, rau lang, rau muống, cà chua, dưa leo. Nhưng thứ mà rùa núi vàng thích nhất là cà chua.
Tuy nuôi rùa núi vàng khá đơn giản tuy nhiên khi tiến hành nuôi chúng người nuôi cũng nên chú ý đến một số vấn đề sau:
– Chuồng nuôi luôn phải khô ráo và phải được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên
– Không nên để rùa ở nơi quá cao vì nếu rùa bị rơi xuống sẽ có khả năng gây chấn thương
– Cần lắp hệ thống đèn sưởi xung quanh chuồng trong những ngàu lạnh để bảo vệ cũng như giữ ấm cho những chú rùa.
Rùa chân đỏ
Rùa Chân Đỏ (Red Foot Tortoise) là dòng rùa cạn đến từ miền bắc Nam Mỹ, con vật này được nuôi phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Sau khi được đưa về Việt Nam chúng đã nhanh chóng trở thành vật nuôi được yêu thích bởi vẻ đẹp khác lạ của chúng so với các dòng rùa khác.
Đặc điểm dễ dàng nhận dạng của loài rùa này đó là 4 chân của chúng có những đốm đỏ do đó chúng có tên là rùa chân đỏ. Rùa trường thành có thể có kích thước từ 30 40cm chiều dài mai. Tuổi thọ của một con rùa đỏ chân có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng theo nghiên cứu chúng có thể sống trong hơn 50 năm.
Rùa chân đỏ là một động vật khá dễ nuôi tuy nhiến khi nuôi chúng bạn nên duy trì môi trường chuồng nuôi giống với môi trường sống tự nhiên của chúng. Tuy là rùa cạn nhưng trong quá trình nuôi bạn nên có rùa có những khoảng ẩm ướt, bạn nên để chúng dưới nước ít nhất mấy tiếng trong ngày để giúp ích cho việc phát triển của chú rùa chân đỏ.
Những chú rùa chân đỏ có thể chịu được nhiệt độ khá cao nhưng không thể chịu lạnh. Do đó, vào mùa động bạn nên cung cấp thêm hệ thống đèn sưởi xung quanh để giúp giữ ấm và bảo vệ chúng.
Rùa đỏ chân là một trong nhưng loại động vật háu ăn, thức ăn của chúng là những loại trái cây, rau, hoa và lá khác nhau.
Rùa sao Ấn Độ
Rùa Ấn Độ là một loại rùa bản địa của Ấn Độ. Đặc điểm nhận dạng của loại này là đường họa tiết Vàng trên mai tạo thành những ngôi sao trông rất hấp dẫn. Chính bởi những họa tiết sao nổi bật trên mai, chúng được xếp vào danh sách một trong những chú rùa đẹp nhất trên thế giới. Cũng do đó mà giá của một chú rùa sao Ấn Độ là khá cao dao động từ 1,5 triệu đến 2,5 triệu đồng.
Khi mới được sinh ra thì mai của chúng khá nhẵn tuy nhiên, theo thời gian những vệt sao trên mai sẽ dần hình thành và trở nên gồ ghề hơn. Chính đặc điểm mai như vậy đã giúp chúng dễ dàng lật lại khi không may bị lật úp.
Nuôi rùa sao Ấn Độ có một chút khó khăn đó là mội trường sống của chúng cần phải được cấp cấp nhiệt độ cao. Do đó, với khung thời tiết tại Việt Nam khi vào mùa xuân, mùa đông bạn cần sử dụng hệ thống đèn sưởi phù hợp để chúng có nhiệt độ phù hợp nhất. Tuy nhiên, trong lồng bạn cũng cần bố trí một tảng đá bằng phẳng hay một tấm ván để giúp rùa có thể ẩn náu khi quá nóng.
Rùa sao ăn cỏ và ăn nhiều loại cỏ và thảm thực vật. Khi cho rùa ăn bạn nên cung cấp cho chúng một chế độ ăn giàu chất xơ giàu canxi, cũng như bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết. Các cây cỏ tươi, rau mùi tây, cây bồ công anh, lá xương rồng không xương, cây mù tạt là những thức ăn được chúng rất yêu thích.
Rùa tai đỏ
Rùa tai đỏ có tên khoa học là Trachemys scripta elegans là loài động vật thuộc bộ rùa, phân bố tự nhiên ở các vùng nước nội địa Bắc Mỹ. Rùa tai đỏ đưa đưa vào nước ta từ năm 1994, với chi phí rất rẻ chỉ từ 25,000 đến 30,000 là bạn có thể sở hữu một chú rùa tai đỏ. Chính bởi vậy chúng đã nhanh chóng trở thành một loại vật nuôi được phổ biến ở nước ta.
Đặc điểm nhận dạng loài rùa này là ở vùng lưng, cổ của loài rùa này thường hay có mảng đỏ, trên mai rùa có những sọc vàng cam.
Đây là một loại động vật ăn tạp khá hung dữ, chúng ăn tất cả các loài cá bé hơn nó và các động vật thủy sinh khác. Khi thoát ra môi trường chúng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái bản địa do khả năng tàn phá của mình. Việc sinh sản của con vật này cũng rất nhanh chóng. Chính bởi vậy chúng được xếp vào danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN). Do đó, khi thực hiện nuôi rùa tai đỏ, các bạn nên tuyệt đối không thả chúng ra môi trường từ nhiên.
2. Nuôi rùa theo phong thủy
Ý nghĩa của việc nuôi rùa và phong thủy
Từ xa xưa, rùa được xem như biểu tượng của sự trường thọ và điềm lành linh thiêng. Sự hiện hữu của rùa mang lại lợi ích cho mọi người. Trong tứ phương thì rùa trấn giữa phương bắc nên sẽ rất thích hợp nếu bạn nuôi rùa ở hướng đó. Nó Không chỉ bảo vệ bạn tránh khỏi những tai ương mà còn là tiền đề để mang tài lộc về cho gia chủ.
Sự hưng thịnh mà rùa mang đến khi được nuôi trong nhà là điềm tốt và nó là cơ sở để nhiều người nuôi rùa cảnh phong thủy. Rùa vẫn được xem là con vật có tuổi thọ cao vì vậy người ta nuôi rùa với mong muốn sức khỏe và tăng tuổi thọ cho những người thân trong gia đình.
Sức sống của rùa hơn hẳn so với những loại động vật khác, chúng có thể dễ dàng sinh trưởng tốt. Người ta lấy đó làm cơ sở cho những mong muốn những điều tốt đẹp về cuộc sống. Rất nhiều người tin rằng nếu có một con rùa bất ngờ bò vào nhà mình thì điều tốt lành đang sắp đến với gia đình họ.
Bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn khi nuôi một con rùa trong nhà. Không những thế nó còn giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm. Người xưa cho rằng sự bảo vệ và canh gác của rùa sẽ mang lại cho bạn giây phút thoải mái, thảnh thơi trong chính căn nhà của mình. Đồng thời nó còn phát sinh nhiều cơ hội tích cực cho bạn.
Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe thì nên nuôi rùa phong thủy. Rùa có sức mạnh dẻo dai và bền bỉ chính điều này sẽ thay cho những mong muốn của người nuôi.
Bạn mong muốn xây dựng mối quan hệ gia đình tốt đẹp và hạnh phúc thì nuôi rùa phong thủy cũng là một trong những lựa chọn không nên bỏ qua.
Hướng nuôi rùa phong thủy
Từ lâu rùa được coi là con vật linh thiêng và mang nhiều may mắn đến cho con người. Trong quan niệm dân gian rùa là một trong 4 tứ linh, là 4 thần trấn trú 4 phương. Bốn con vật được nhắc đến là: rùa ( Bắc), Hổ ( Tây), rồng (Nam), chim chu tước ( Đông). Vì vậy nuôi rùa ở phía Bắc, Đông bắc sẽ rất may mắn.
Xem tử vi chính xác nhất cho thấy rằng nếu ai hay quan sát và để ý thì sẽ nhận thấy những điểm thú vị trên mai của một con rùa. Các hoa văn của mai rùa được sắp xếp một cách rất có quy tắc. Từ xưa đến nay người ta vẫn cho rằng sự sắp xếp đó chính là “huyền cơ của trời đất”.
Thông thường với những người nuôi rùa trong phong thủy sẽ nhận biết được 3 cách mà mai rùa biểu hiện. Nó tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân và là biểu hiện của sự hòa hợp giữa trời đất và con người. Cả trong quan niệm xưa hay những nghiên cứu hiện đại thì đây là sự hòa hợp không thể bị tách rời.
Bên cạnh đó, xung quanh mai rùa bạn có thể nhìn thấy có 24 cách đặc trưng cho 24 sơn. Trong đó con người có 10 cách để xem đó là đại diện của 10 thiên can. Chính vì thế rùa mang nhiều ý nghĩa với con người, phong thủy nuôi rùa trong nhà sẽ rất tốt cho gia đình.
Nhiều người còn mua tượng rùa để đặt tại nhà mình, văn phòng làm việc của mình… để cầu mong những điều tốt đẹp và an lành đến với cuộc sống và sự nghiệp của họ. Những điều này không phải vô lý khi đã có nhiều người phát tài, phát lộc và gặp nhiều may mắn khi làm như vậy.
Mệnh phù hợp để nuôi rùa phong thủy
Trong thuyết âm dương, rùa là động vật thuộc hành Hỏa. Vì vậy những người thuộc mệnh thủy sẽ thích hợp để nuôi rùa hợp phong thủy.
Nếu những người mệnh Hỏa nuôi rùa thì sẽ gặp nhiều may mắn và trường thọ. Phong thủy phương đông cho biết những người tuổi Tý và tuổi Hợi phù hợp để nuôi rùa phong thủy trong nhà.
Không có con vật nào thích hợp hơn rùa cho những người thuộc tuổi này.
Cách nuôi rùa theo phong thủy cũng tương đối đơn giản. Bạn có thể tự do nuôi rùa trong nhà mà không cần sự chăm sóc quá nhiều vì chúng có thể tự ăn những sinh vật nhỏ khác.
Bạn sẽ được hướng dẫn cách nuôi rùa phong thủy khi mua tại những địa chỉ tin cậy.
3. Cách nuôi và chăm sóc rùa cảnh
Rùa nuôi thường có hai loại rùa cạn và rùa nước. Bài viết sẽ hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc rùa cảnh cạn.
Rùa cạn chỉ ăn chay (rau, hoa quả) còn rùa nước thì ăn tạp, từ thịt, cá, rau quả, đến tôm tép, giun ốc, dế,… Rùa cạn nuôi chậm lớn, còn rùa nước thì lớn rất mau nếu được chăm.
Rùa có loại hiền (như rùa Vàng thường thấy ở Tam Đảo), loại dữ như rùa Tai đỏ, rùa hộp lưng đen,… Nuôi lâu, rùa quen người, quen nhà, rất nhanh nhẹn bò loanh quanh trong nhà bắt muỗi.
Có người còn kỳ công dạy được rùa lúc đói biết đi vào bếp đòi ăn, lúc đi vệ sinh thì ra gần miệng cống, sáng tự ra sân phơi nắng, tối vào chuồng ngủ,…
Rùa cạn có thể sống lên tới 30 – 70 năm. Nghĩa là khi bạn đã chấp nhận nuôi rùa cạn là bạn chấp nhận sống chung và nuôi chúng suốt đời. Rùa cạn là loài vật có kích thước lớn. Chi phí để mua rùa cạn và các loại thức ăn, phụ kiện, khám bệnh dành cho rùa khá cao. Nên mua rùa cạn tại những cửa hàng bán rùa cảnh uy tín được nhiều người mua, cửa hàng đã tồn tại lâu năm và có chế độ bảo hành tốt.
Với mỗi loài rùa cạn thì lại có một cách chăm sóc khác nhau, một chế độ ăn uống, môi trường sống khác nhau vì thế trước khi định mua một loài rùa cạn nào ở ngoài shop thú cưng thì mọi người cũng nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, tập tính, lỗi sống, thói quen, chế độ ăn uống và môi trường sống của loài rùa mình đang có ý định nuôi.
Đầu tiên đó là nơi ở của rùa
Khu vực nuôi rùa cạn nên được che kín và rộng rãi kích thước tối thiểu 2,5m2 diện tích cho 30cm chiều dài của rùa. Nhiều tài liệu hướng dẫn nuôi rùa cạn có viết rằng bạn có thể sử dụng thùng nhựa hoặc hộp giấy để nuôi rùa cạn. Nói như vậy cũng đúng nhưng bạn chỉ có thể áp dụng được cách này trong một thời gian ngắn thôi bởi sau khi rùa đã phát triển lớn hơn thì bạn nên thay đổi kích thước chuồng nuôi rùa.
Để có được chuồng nuôi rùa cạn rộng bạn có thể sử dụng bể bơi nhựa dành cho trẻ em, bể kính rộng hoặc xây một khu vực nuôi rùa cạn.
Cung cấp trang thiết bị đầy đủ cho rùa
Với mỗi loài rùa cạn chúng sẽ cần có những trang thiết bị đi kem khác nhau vì thế trước khi mua rùa từ shop về các bạn nên sắm đầy đủ các trang thiết bị cho rùa trước và setup chúng vào bể nuôi trước khi mua rùa. Tránh tình trạng mua rùa về rồi mới đi tìm mua phụ kiện.
Mua đất nên cho rùa cạn
Môi trường sống của rùa cạn cần có một lớp lót nền chuyên dụng để xử lý chất thải và với mỗi dòng rùa cạn chúng yêu thích một loại lớp đất lót nền khác nhau vì vậy các bạn nên chú ý lựa chọn lớp đất lót nền phù hợp với loại rùa cạn mình sắp nuôi.
Chuẩn bị ánh sáng cho rùa cạn
Rùa cần ánh sáng UVB để hấp thụ vitamin B và chuyển hóa canxi, trao đổi chất trong cơ thể. Khi nuôi rùa cạn bạn nên mua đèn UVB dành cho rùa cạn và nên chú ý thay đèn 6 tháng 1 lần vì tia UVB trong đèn sẽ bị mất đi sau một thời gian sử dụng.
Duy trì nhiệt độ và độ ẩm cho môi trường sống của rùa
Với mỗi loại rùa khác nhau chúng cần một môi trường sống có nhiệt độ & độ ẩm khác nhau vì thế khi nuôi rùa cạn các bạn nên tìm hiểu rõ về nhiệt độ và độ ẩm thích hợp của từng loài rùa từ đó có hướng setup môi trường sống phù hợp.
Cung cấp nước cho rùa cạn
Rùa cạn không cần quá nhiều nước trong môi trường sống. Bạn chỉ cần chuẩn bị một bát nước đủ lớn trong khu vực nuôi rùa để rùa có thể ngâm mình hoặc đi vệ sinh trong đó. Lưu ý nước để trong bể nuôi rùa phải là nước sạch và không chứa clo.
Tạo nơi trú ẩn cho rùa
Trong bể nuôi rùa cạn bạn nên setup thêm một khu vực để rùa có thể ẩn náu khi chúng cảm thấy gặp nguy hiểm. Khu vực trú ẩn của rùa bạn có thể setup đơn giản bằng các thùng cát tông, hộp nhựa…
Chăm sóc rùa Mua một chậu nước bằng gốm sứ có đường kính khoảng 20 cm. Đổ nước đến nửa chậu và đặt một hòn đá nhỏ ở giữa để rùa vừa có thể ở trong nước vừa bò lên hòn đá trên mặt nước.
Nên thay nước ba lần một tuần. Nếu bạn sử dụng nước máy, thì nên để nước ra ngoài một thời gian, để chlorine bốc hơi hết hơi nước trước khi thay nước trong chậu. Thức ăn của rùa bao gồm các loại cá nhỏ hoặc rau xanh.
Bạn không cần thiết nuôi nhiều con rùa cùng một lúc, chỉ nên nuôi một con. Bởi vì số 1 là số của hướng Bắc, hướng phù hợp với rùa. Do đó về mặt phong thủy tốt nhất chỉ nên nuôi một con và đặt chậu ở hướng Bắc. Nếu rùa chết, bạn không cần lo lắng mà nên thay một con khác. Bởi vì rùa chết tức là đã làm xong nghĩa vụ bảo vệ gia đình bạn.
Rùa có thể nhịn ăn từ 3 đến 6 tháng và thức ăn của rùa cũng khá đơn giản gồm thịt, cá, rau quả. Đặc biệt đối với con rùa, thức ăn của nó chỉ thuần là rau quả.
Rùa cạn rất dễ nuôi. Mỗi ngày ăn 1 lần. Thực đơn của chúng thường là đậu, các loại trái cây, đu đủ, dưa hấu,… thịt xay một tuần cho ăn một lần. Đặc biệt rùa cạn rất thích ăn giun đất nhưng chúng ta không nên cho chúng ăn vì dễ bị tiêu chảy.
Như vậy, nuôi rùa là một lựa chọn thích hợp cho những ai đang tìm kiếm vật nuôi phong thủy. Nó sẽ mang lại may mắn, tài lộc, sức khỏe cho người nuôi. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn và xem xét mình thuộc mệnh gì và thuộc tuổi gì để nuôi con vật thích hợp.
3589 views