Tuyền có nghĩa là con suối, Trung là ở giữa hay ở bên trong, còn Thủy là nước. Theo chiết tự Hán Việt, Tuyền Trung Thủy là dòng nước trong xanh, mát lành ở giữa con suối nằm ở thượng nguồn của rừng sâu.
Tuyền Trung Thủy sinh năm bao nhiêu?
Những người sinh năm Giáp Thân và Ất Dậu sẽ mang ngũ hành nạp âm Tuyền Trung Thủy, cụ thể như:
Người sinh năm Giáp Thân là năm: 2004, 1944, 1885, 2065.
Người sinh năm Ất Dậu là năm: 2005, 1945, 1886, 2067
Màu hợp với Tuyền Trung Thuỷ
Những người mệnh này thường hợp với màu trắng, xám (thuộc mệnh Kim), màu đen, xanh dương (thuộc mệnh Thủy) tạo nên sự tương sinh, giúp mang đến cát lợi, tự tin và có nhiều may mắn.
Nên tránh dùng màu da cam, đỏ, tím sẫm, vàng vì đây là những màu thuộc mệnh khắc với Tuyền Trung Thủy. Vì vậy khi sử dụng sẽ khiến cho cuộc sống bị tù đọng, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Mệnh hợp với Tuyền Trung Thuỷ
Mệnh hợp
Mệnh Kim:
Hải Trung Kim: Trăm sông đều đổ ra biển lớn, nước suối vốn mang kim loại sẽ đổ ra và bồi đắp cho biển, qua đó hình thành nên Hải Trung Kim.
Kiếm Phong Kim: Bên trong suối thường có hòn đá sắc, rất thích hợp để mài gươm, mài kiếm. Kiếm mài còn được nước suối rửa sạch nên vừa sắc bén lại vừa sáng loáng.
Sa Trung Kim: Vàng bạc vốn bị vùi lấp trong cát, nhờ có nước suối nên mới lộ ra bên ngoài và được người đời phát hiện ra.
Kim Bạch Kim: Vàng bạc trở nên sạch sẽ và có giá trị hơn khi được rửa bằng dòng nước suối trong lành.
Thoa Xuyến Kim: Nước suối rửa sạch khiến đồ trang sức trở nên sạch sẽ, hấp dẫn ánh nhìn và có giá trị hơn.
Mệnh Mộc:
Đại Lâm Mộc: Nước suối giúp cây cối càng thêm tươi tốt, từ đó mọc thành rừng.
Dương Liễu Mộc: Cây dương liễu có cành lá uốn cong, mềm dẻo, luôn là mặt nước, nó rất cần nước để làm môi trường sinh sống, nếu không thì cây bị héo khô, tàn úa.
Tùng Bách Mộc: Cây tùng và cây bách muốn vươn cao thì không thể nào thiếu nước. Nếu không có nước thì cho dù cây lớn đến mấy cũng chết.
Bình Địa Mộc: Cây ở vùng đồng bằng có sức chịu đựng kém nên rất cần nguồn nước để nuôi sống và sinh trưởng, nếu không cây sẽ xơ xác và chết dần theo thời gian.
Tang Đố Mộc: Dòng nước suối trong lành, mát mẻ nuôi dưỡng cây dâu, giúp cây sinh sôi và phát triển không ngừng.
Thạch Lựu Mộc: Nhờ có nước mà Thạch Lựu Mộc trở nên tươi tốt, nhờ đó có thể tránh khô héo.
Mệnh Thủy:
Giản Hạ Thủy: Là các mạch nước ngầm, nó giúp cho những con suối không bị khô cạn. Ngoài ra, một phần nước suối cũng chảy về lại với mạch nước ngầm.
Tuyền Trung Thủy: Hai con suối kết hợp nhau sẽ càng mạnh mẽ hơn và có thể sánh với sông, hồ.
Trường Lưu Thủy: Những con sông lớn do nhiều nguồn nước suối kết hợp lại.
Đại Khê Thủy: Các con suối nhỏ kết hợp lại để tạo thành một con suối lớn.
Đại Hải Thủy: Trăm sông đều đổ về một biển mênh mông và vô tận, đó là nhờ các con sông, con suối hợp sức tạo thành.
Mệnh khắc
Mệnh Hỏa:
Lư Trung Hỏa: Nước dội vào sẽ làm lửa trong lò bị lụi tắt.
Sơn Đầu Hỏa: Nước dập tắt lửa, dù lửa có lớn đến đâu đi nữa cũng phải chịu thua trước dòng nước lớn.
Tích Lịch Hỏa: Trời mưa sẽ xuất hiện sấm sét, nhưng mưa lớn khiến cho dòng nước dâng cao gây sạt lở.
Sơn Hạ Hỏa: Nước gặp lửa ắt phải có một trong hai bên phải thua, nếu lửa không tắt thì nước phải cạn.
Phúc Đăng Hỏa: Gặp nước thì lửa tắt, Phúc Đăng Hỏa chịu thua thiệt nặng.
Thiên Thượng Hỏa: Ánh sáng mặt trời khiến nước suối bay hơi dân, trời nắng gắt thì sông ngòi trở nên hạn hán.
Mệnh Thổ:
Lộ Bàng Thổ: Nước suối nhiễm đất thì đục ngầu, đất dính nước thì trở thành bùn sình lầy lội.
Thành Đầu Thổ: Đất tường thành khiến cho nước suối bị vẩn đục.
Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm này không tương tác nhau nhưng Thủy khắc Thổ, vì vậy quan hệ này nếu gặp nhau sẽ không may mắn.
Bích Thượng Thổ: Nước suối dính đất tường nhà thì nước suối bị vẩn đục, tường nhà gặp nước trở nên mềm, nhão và thiếu bền vững.
Đại Trạch Thổ: Quá nhiều đất khiến cho nước suối bị đục ngầu và tắc nghẽn.
Sa Trung Thổ: Đất cát bị nước cuốn trôi, nước bị đất cát làm vẩn đục.
Ngoại lệ:
Tuyền Trung Thủy và Thiên Hà Thủy không đem đến cát lợi: Nước suối bốc hơi để tạo thành mưa, nhưng mưa rơi xuống thì làm nước suối bị vẩn đục, Tuyền Trung Thủy chịu thiệt hại.
Tuyền Trung Thủy và Bạch Lạp Kim khắc nhau: Nung kim loại cần nhiệt độ cao mà lại gặp nước suối thì quá trình luyện kim sẽ trở nên thất bại.