Mệnh Thủy Hợp Với Mệnh Nào Nhất / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Globalink.edu.vn

Cây Nào? Hợp Với Tuổi Nào? Mệnh Nào Nhất?

Đôi khi việc lựa chọn cây cảnh cho văn phòng hay cho ngôi nhà của bạn thật đơn giản, nhưng chắc hẳn rất nhiều người chưa biết được việc lựa chọn cây nào sao cho hợp phong thủy nhất. Cây nào thì hợp với tuổi nào? Mệnh nào nhất? Chắc đó cũng là câu hỏi chung của rất nhiều người hiện nay khi lựa chọn để trồng cây hay bài trí cây trong nhà.

Để giải đáp về vấn đề phong thủy cây xanh trong nhà. Dựa trên nền tảng phong thủy và các quy luật của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong thủy cây xanh cũng như những lợi ích thiết thực của nó trong đời sống. Và một lời giải đáp cho bạn, đó là việc lựa chọn cây cảnh nào! sao cho hợp với mệnh và tuổi của mình nhất ?

Đây là một bài viết tổng hợp giúp bạn đọc có thể hình dung và nắm bắt một cách dễ dàng hơn về phong thủy cây cảnh trong nhà cũng như có thể hiểu rõ và lựa chọn cây cảnh nào thì phù hợp nhất với tuổi hay mệnh của mình!

Trước Tiên: Bạn hãy hiểu về phong thủy ngũ hành

Qua nhiều thập niên, những lý lẽ diễn dịch về phong thủy càng phức tạp, được ghi chép lại bằng chữ viết và được lưu truyền cho đến ngày nay. Bằng cách thấu hiểu các khái niệm căn bản về phong thủy, chúng ta có thể chọn ra các mô hình về thiết kế, những hình ảnh và biểu tượng đầy ý nghĩa từ chính nền văn hóa của mỗi dân tộc để hỗ trợ cho đời sống tinh thần của dân tộc đó.

Ngày nay về mặt thực hành, phong thủy cho chúng ta các lời khuyên về cách kiến tạo ra một môi trường sống thoải mái và tích cực. Những yếu tố bất thường trong đời sống hiện đại đang ngày càng gia tăng sức hủy hoại và vì vậy ngày càng có nhiều người tìm đến các cách sống khác với cây cảnh phong thủy, mong rằng có thể lấy lại thế cân bằng cho đời sống cá nhân và những người thân của họ.

Các kiến thức phong thủy chủ yếu mang đến cho chúng ta có được cơ hội sống khỏe mạnh, hạnh phúc và sung túc vì ý nghĩa căn bản của phong thủy là giữ gìn và duy trì một cuộc sống hài hòa với môi trường xung quanh. Hiểu biết về phong thủy có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình. Việc chọn nơi làm văn phòng cũng như các thiết kế cảnh quan sẽ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Thuật phong thủy không những giúp biết được vị trí thuận lợi nhất đối với ta mà còn chỉ cho ta cách bài trí, chọn màu sắc và kiểu dáng để hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống.

Khi hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống của mình và bắt đầu có ý thức tích cực thay đổi những nhân tố gây khó chịu cho chúng ta thì đồng thời chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ chính bản thân và vai trò của mình trong bối cảnh rộng lớn hơn.

Để đi tìm hiểu về các loại cây cảnh trong phong thủy theo ngũ hành thì bạn nên hiểu sơ qua về cách phân chia quy tụ các màu sắc theo ngũ hành trong phong thủy. Kể từ đó bạn có thể hiểu vì sao nên chọn những cây cảnh nào là thích hợp nhất với mệnh của mình! Và câu trả lời “Mệnh nào? Hợp cây nào nhất ?”sẽ được giải đáp.

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành, không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.

Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 – Sinh) còn gọi là Tương sinh và (克 – Khắc) hay Tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng.

– Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ

; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

– Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, cây xanh, y học cổ truyền, quân sự vv…

Vậy Ngũ hành được áp dụng trong phong thủy cây xanh như nào?

Từ thời xa xưa, khi mà khoa học hiện đại chưa phát triển con người đã bằng linh cảm và trực giác, kết hợp với quan sát và chiêm nghiệm thực tế, mà đã biết được tác dụng của cây cối đối với bản thân chúng ta. Vì vậy, việc lựa chọn loại cây nào và vị trí trồng hay bài trí như nào được tiến hành rất cận thận theo đúng những quy luật của thuật phong thủy.

Thực vật trong phong thủy được chia ra Âm Dương và Ngũ hành. Dương tính là những cây cần nhiều ánh sáng. Khi trồng ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng chúng sẽ phát triển yếu ớt, khó ra hoa kết quả và dễ chết. Âm tính là những cây có thể sống khỏe mạnh khi đặt hoặc trồng trong nhà hay nơi có ánh sáng yếu kém.

Nói chung, sự tương tác giữa con người và cây cảnh phong thủy trong không gian kiến trúc bị chi phối bởi thuộc tính ngũ hành của các loại cây. Việc phân loại cây cảnh phong thủy theo ngũ hành chủ yếu căn cứ vào màu sắc của nó.

Bạn nên hiểu qua cách nhận biết màu sắc theo ngũ hành như sau:

– Ngũ hành màu sắc: trong phong thủy có sự phân chia và quy tụ các màu sắc thành 5 ngũ hành, và giữa các màu sắc cũng có mối quan hệ tương sinh và tương khắc theo ngũ hành:

Bao gồm các cây có màu đỏ như:

Cây cảnh đặt sàn: Chuối hoàng yến, cây SaPhia, Cây phú quý, , Cây Huyết dụ, Cây đa búp đỏ, , Cây bao thanh thiên, cây bướm đêm, Cây hồng môn, Lan Quân Tử …

Cây cảnh để bàn ứng với Hành Hỏa: Cây phú quý, cây hồng môn, cây bướm đêm, cây cẩm nhung lá đỏ, cây đa búp đỏ, cây bao thanh thiên, cây vạn lộc, Cây phong lá đỏ, cây đuôi công tím, Cây thẻ hồng bài, cây hoa anh Thảo, lan hồ điệp hoa đỏ * cây Kim Ngân, * cây Kim Tiền, *Cây Phát Lộc.

Bao gồm các giống cây có sắc vàng, có lợi cho tạng tỳ như:

Cây cảnh đặt sàn: Lưỡi hổ viền vàng, Thiết mộc lan, Thiết mộc lan ghép (sọc vàng), trầu bà đế vương vàng, vạn niên thanh bò đốm vàng, Đại niên thanh, cau vàng…

Cây cảnh để bàn ứng với Hành Thổ: Lưỡi hổ viền vàng, vạn niên thanh bò đốm vàng, đế vương vàng để bàn, Lan hồ điệp hoa vàng

Chủ yếu gồm có lá, hoa hay thân màu trắng như:

+ Cây cảnh đặt sàn: Bạch mã hoàng tử, Lan bạch chỉ, Lan tuyết, Bạch Lan, Ngọc ngân, Ngân Hậu, cây đuôi công Bách thủy tiên, Lan ý, Kim Cửu ly hương,…có tác dụng điều hòa chức năng tạng phế.

+ Cây cảnh để bàn thuộc hành Kim: Cây bạch mã hoàng tử, Lan bạch chỉ, ngọc ngân, ngân hậu, cây đuôi công sọc xanh trắng, lan ý để bàn, Lan hồ điệp hoa trắng

Gồm những loại cây có màu xanh lục, có chức năng điều hòa tạng can (gan) như:

Cây cảnh đặt sàn: Đế vương xanh, vạn niên thanh bò (xanh), ngũ gia bì (lá xanh), Trúc nhật, Cây Kim Ngân*…

+ Cây cảnh để bàn thuộc hành Mộc:

Phần lớn có màu xanh thẫm như: Phát Tài núi, Phát tài núi ngọn, cây đại lộc, Cây Kim Tiền*, Cau Phú quý, Trúc Mây, Trúc hawai, Vạn Niên thanh cột, Tùng, Bách, Hồ đào, lan bình rượu, Trúc Bách Hợp, Trầu bà tay phật…

+ Cây cảnh để bàn thuộc hành Thủy: Si nhật bonsai, cây kim tiền*, cau tiểu trâm,

* “Nhưng ngoài ra cũng có nhiều loại cây, mang ý nghĩa phong thủy mạnh mẽ hơn chúng có thể phù hợp hết với các mệnh của con người. Đặc biệt những cây như: Cây Kim Ngân (Giúp cân bằng hài hòa giữa các yếu tố phong thủy mang đến sức khỏe – Thịnh Vượng – Sự giàu có), Cây Kim Tiền ( Mang đến Tiền tài – Sự ổn định về tài chính), Cây Phát lộc (Sự may mắn – sức khỏe và sự thịnh vượng giúp thu hút dòng năng lượng tích cực vào ngôi nhà của bạn)… ”

Căn cứ vào quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành, người xưa còn đưa ra những quy định về vị trí trồng và bài trí cây cảnh phong thủy trong nhà. Để cho đúng với phong thủy, thì mỗi loại cây nên trồng ở vị trí ngũ hành tương sinh. Ví dụ: cây thuộc hành Thủy nên trồng ở phía tây ngôi nhà ( tây thuộc hành Kim, Kim sinh Thủy), cây hành Hỏa thì trồng ở phí Đông (Đông hành Mộc, Mộc sinh Hỏa)

Trên cơ sở nhận thức về mối quan hệ tương sinh, tương khắc như trên, người xưa xử lý các mối quan hệ giữa mình với thế giới xung quanh sao cho có lợi nhất , tức là hướng tới mối quan hệ tương sinh, sự hài hòa và tránh mối quan hệ tương khắc. Việc lựa chọn màu sắc cũng như hình dáng của lá cây cho hợp với tuổi mệnh cũng chính là như vậy. Cụ thể, màu sắc của cây cần ứng với hành có mối quan hệ tương sinh với hành theo đuổi của bạn.

Danh sách cây cảnh hợp với mệnh của bạn

Và câu trả lời ” CÂY NÀO? HỢP VỚI TUỔI NÀO? MỆNH NÀO NHẤT? ” sẽ được giải đáp ngay sau đây:

a, Hãy chọn cho mình những cây cảnh trong nhà có màu vàng rực rỡ hoặc màu trắng tinh khiết. Vì Thổ (màu vàng) sinh Kim và chủ nhân mệnh Kim nên màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh.

– Những cây thuộc hành Kim thì hợp: Bạch mã hoàng tử, Lan chỉ, Lan tuyết, Bạch Lan, Ngọc ngân, Ngân Hậu, cây đuôi công Bách thủy tiên, Lan ý, Kim Cửu ly hương…

– Những Cây thuộc hành Thổ: Lưỡi hổ viền vàng, Thiết mộc lan, Thiết mộc lan ghép (sọc vàng), trầu bà đế vương vàng, vạn niên thanh bò đốm vàng, Đại niên thanh, cau vàng, lan hồ điệp ( hoa vàng)…

b, Nếu bạn thuộc mệnh Kim, thì tốt nhất là nên tránh những màu như màu hồng, màu đỏ, vì những màu này ứng với hành Hỏa, mà Hỏa thì khắc Kim.

a, Thực tế, có khá nhiều người thuộc mệnh Mộc yêu thích màu xanh. Và đó cũng chính là màu mệnh của họ và những cây cảnh mang xanh lục sẽ giúp người mệnh Mộc cảm thấy thoải mái, tươi vui hơn. Ngoài ra, người mệnh Mộc cũng rất hợp với màu đen hoặc xanh đen – tượng trưng cho hành Thủy – vì Thủy sinh Mộc.

– Cây thuộc hành Mộc: Đế vương xanh, vạn niên thanh bò (xanh), ngũ gia bì (lá xanh), Trúc nhật, Cây Kim Ngân

– Những cây thuộc hành Thủy : Phát Tài núi, Phát tài núi ngọn, Cây Kim Tiền*, Cau Phú quý, Trúc Mây, Trúc hawai, Vạn Niên thanh cột, Tùng, Bách, Hồ đào, lan bình rượu, Trúc Bách Hợp, Trầu bà tay phật…

b, Người mệnh Mộc nên kiêng màu trắng vì màu trắng tượng trưng cho hành Kim mà Kim thì khắc Mộc. Nếu lỡ yêu thích màu trắng, Mộc hãy phối thêm với các phụ kiện có màu sắc khác để giảm bớt sự tương khắc. Mệnh Mộc nên chọn những cây màu xanh hoặc xanh đen hơn là sắc trắng.

a, Màu đen tượng trưng cho hành Thủy và chắc bạn cũng dễ dàng đoán ra người mệnh Thủy hợp nhất với đen. Ngoài ra, những loại cây có màu trắng nổi trội sẽ rất hợp với mệnh của bạn đấy vì Kim sẽ sinh Thủy.

– Những cây thuộc hành Thủy: Phát Tài núi, Phát tài núi ngọn, Cây Kim Tiền*, Cau Phú quý, Trúc Mây, Trúc hawai, Vạn Niên thanh cột, Tùng, Bách, Hồ đào, lan bình rượu, Trúc Bách Hợp, Trầu bà tay phật..

– Nhưng cây thuộc hành Kim: Bạch mã hoàng tử, Lan chỉ, Lan tuyết, Bạch Lan, Ngọc ngân, Ngân Hậu, cây đuôi công Bách thủy tiên, Lan ý, Kim Cửu ly hương…

b, Theo quan hệ tương khắc thì Thổ là hành khắc hành Thủy, vì thế, bạn hãy tránh dùng những cây cảnh có sắc vàng và vàng đất.

Khi bày trí những cây cảnh thích hợp này sẽ làm cân đối hài hòa cho người mệnh Thủy

a, Màu xanh nhẹ nhàng của những cây cảnh thuộc hành Mộc sẽ khiến ngày đầu xuân của bạn thêm tươi mới. Vì mệnh của bạn rất hợp với màu xanh (Mộc sinh Hỏa). Đặc biệt, với màu sắc đỏ hoặc hồng (màu bản mệnh của Hỏa) sẽ giúp cho văn phòng hay ngôi nhà bạn nổi bật giữa mùa xuân mới.

– Cây thuộc hành Mộc: Đế vương xanh, vạn niên thanh bò (xanh), ngũ gia bì (lá xanh), Trúc nhật, Cây Kim Ngân

– Cây thuộc hành Hỏa: Chuối hoàng yến, cây SaPhia, Cây phú quý, Đế Vương Đỏ, Cây Huyết dụ, Cây đa búp đỏ, Cây Vạn lộc, Cây bao thanh thiên, cây bướm đêm, Cây hồng môn, …

b, Ngày đầu xuân, chắc hẳn bạn cũng chẳng muốn “đen cả năm” nên ắt sẽ tránh trang phục đen. Tuy nhiên, điều này nên được lưu ý thường xuyên vì mệnh Hỏa cũng tương khắc với màu đen tượng trưng cho hành Thủy (Thủy khắc Hỏa).

a, Người mệnh Thổ có khá nhiều sự lựa chọn loại cây cho mình trong ngày đầu năm mới. Bởi họ rất hợp với màu đỏ, màu hồng (Hỏa sinh Thổ), còn màu vàng và vàng đất lại chính là màu mệnh của Thổ nên càng tốt hơn.

– Cây thuộc hành Hỏa: Chuối hoàng yến, cây SaPhia, Cây phú quý, Đế Vương Đỏ, Cây Huyết dụ, Cây đa búp đỏ, Cây Vạn lộc, Cây bao thanh thiên, cây bướm đêm, Cây hồng môn, …

– Những Cây thuộc hành Thổ: Lưỡi hổ viền vàng, Thiết mộc lan, Thiết mộc lan ghép (sọc vàng), trầu bà đế vương vàng, vạn niên thanh bò đốm vàng, Đại niên thanh, cau vàng, lan hồ điệp ( hoa vàng)…

*** Lưu ý: Tuy nhiên với những cây cảnh tương khắc với bản Mệnh của mình có thể được trang trí thêm những phụ kiện để làm giảm bớt sự tương khắc và trở nên hài hòa hơn theo Ngũ Hành Phong Thủy. Tất cả các Mệnh của con người có thể được tương hỗ bằng các yếu tố phong thủy khác trong ngũ Hành giúp cho chúng ta có cuộc sống hài hòa, hoàn thiện hơn trong cuộc sống, và cây cảnh chỉ là một nhân tố nhỏ nhưng đem lại những lợi ích phi thường về tâm linh mà còn có tác dụng thần kỳ về mặt khoa học trong cuộc sống của chúng ta.

Ngày nay, việc bài trí cây cảnh phong thủy trong nhà còn là một nghệ thuật đòi hỏi óc thẩm mỹ. Căn cứ vào không gian trong từng phòng mà ta có thể sắp xếp sao cho hợp lý và ngăn nắp nhất. Nếu phòng hẹp, trần thấp thì không nên bày cây cao, thân to… ngược lại, phòng rộng lớn mà bày cây nhỏ sẽ không gây được sự chú ý và làm lãng phí không gian, mặc dù bản thân đó là cây đẹp quý, có giá trị.

Cũng tùy theo mùa mà sự sắp xếp cây cảnh phong thủy nên thay đổi, chẳng hạn mùa Xuân thì màu sắc tươi tắn rực rỡ, mùa Hạ thì dùng màu thanh đạm, mùa Thu thì dùng màu hồng, mùa Đông thì dùng màu xanh lục.

Cây cảnh phong thủy trưng bày trong nhà cần thống nhất với các đồ vật khác để đạt được vẻ đẹp hoàn chỉnh, bài trí hợp lý càng tăng thêm tính thẩm mỹ. Làm được như vậy tức chúng ta đã đưa được thiên nhiên vào nhà, tạo nên vẻ đẹp và sự ấm cúng cho căn phòng và ngôi nhà của bạn.

Hướng Nhà Nào Hợp Nhất Với Người Mệnh Thổ

Xem hướng nhà theo tuổi , theo mệnh và theo phong thủy là vô cùng quan trọng. Việc chọn hướng nhà tốt hợp với tuổi của gia chủ sẽ mang lại những điều may mắn cho gia đình, tài lộc đến với ngôi nhà. Phong thủy nhà cho người mệnh Thổ bạn cần chọn những gam màu tương sinh, hợp hướng nhà, hợp tuổi, hợp mệnh Thổ và tránh chọn những hướng xấu để không mang tà khi vào gia đình bạn.

Màu sắc chủ đạo của người mệnh Thổ là màu Nâu đất, Vàng nâu, Xam. Bên cạnh đó bạn có thể chọn gam màu vàng, đỏ. Đối với những gam màu nâu đất, đỏ, vàng đều mang lại sinh khí tốt cho ngôi nhà người mệnh Thổ. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng những gam màu này để có thể tạo ra được môi trường giúp tăng sinh khí và đón lộc vào nhà. Bên cạnh đó bạn có thể phối hợp những gam màu này trong những đồ dùng nhà mình để tạo nên không khí ấm cúng, hạnh phúc cho ngôi nhà bạn.

Khi lựa chọn nội thất để trang trí ngôi nhà người mệnh Thổ, bạn nên chọn những vật làm bằng đất hay gốm xứ. Những đồ vật làm từ đất sẽ giúp thu hút khí tốt cho người mệnh Thổ, một bình gốm xứ đẹp hoa văn rực rỡ, màu sắc hài hòa sẽ tạo điểm nhấn và tôn được vẻ đẹp mang tính nghệ thuật cho ngôi nhà bạn.

3. Lựa chọn hướng nhà hợp người mệnh Thổ

Trước khi xây nhà, sửa nhà việc chọn hướng nhà rất quan trọng nó giúp gia chủ thu hút khí tốt vào ngôi nhà và mang tài lộc cho gia đình bạn. Đối với người mệnh Thổ thì hướng nhà hợp nhất là hướng Đông Bắc và hướng Tây Nam.

Phong thủy phòng khách, phòng ngủ, phòng thờ nên lựa chọn hướng tốt là Thiên Y, Phục Vị, Sinh Khí.

Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc thuộc Đông Tức Trạch

Hướng tốt: Bắc (Diên niên); Đông (Sinh khí); Đông Nam (Thiên y); Nam (Phục vị)

Hướng xấu: Tây Bắc (Tuyệt mệnh); Đông Bắc (Họa hại); Tây Nam (Lục sát); Tây (Ngũ quỷ)

Coi tử vi 2019 cho người mệnh THỔ, đoán hung cát, xu tị theo cái nhìn của thầy Tử Vi có chuyên môn:

Người Mệnh Hỏa Hợp Với Mệnh Nào?

– Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Như vậy người mệnh hỏa hợp với mệnh Mộc, mệnh Thổ và cả mệnh Hỏa.

Trong 7 loại hỏa này thì Lư trung Hỏa với Phúc đăng Hỏa hợp nhau gọi là LƯỠNG HỎA THÀNH VIÊM (hai lửa hợp thành ấm cúng). Còn lại thì LƯỠNG HỎA, HỎA TUYỆT (hai lửa chạm nhau thì cùng tắt).

Xét tác dụng từ tương khắc: Thủy khắc Hỏa, lửa mà gặp nước thì sẽ tắt nhưng mà có những loại lửa phải nhờ thủy khắc mới vượng, đó là: Thiên thượng Hỏa, Tích lịch Hỏa, Sơn hạ Hỏa nhờ thủy khắc mới vượng – Y lộc đầy đủ, gần bậc vương hầu.

– Thiên thượng Hỏa nắng to khô hạn không có thủy thì còn đâu sinh khí tốt tươi? Mặt khác, nắng lửa ắt có mưa dầu, nắng lâu thì mưa lắm. Giúp nhau cùng tiến.

– Tích lịch Hỏa gặp thủy là sấm chớp ra mưa chứ không không phải là “mấy đời sấm chớp có mưa”. Được ăn được nói được gói mang về.

– Sơn hạ Hỏa làm thủy bốc hơi thì cái nhiệt hỏa ấy mới thăng hoa và được biết đến mà thành hữu ích. Quý nhân phù trợ. Tặng người khác bông hoa thì tay ta cũng có mùi thơm.

Hành Hỏa hàm ý chỉ mùa hè, sức nóng và lửa. Ở khía cạnh tích cực Hỏa đại diện cho danh sự, sự công bằng, đem lại ánh sang, hạnh phúc và hơi âm, tuy nhiên nếu xét ở khía cạnh tiêu cực thì mệnh này tượng trương cho chiến tranh, gây hấn.

Màu sắc hợp với người mệnh hỏa là màu xanh da trời, xanh lá cây. Gỗ cháy sinh ngọn lửa tức là Mộc sinh Hỏa. Vì vậy, người mệnh Hỏa nên sử dụng những màu như xanh lá cây, xanh da trời.

Người mệnh Hỏa kỵ với các màu như màu xám, màu đen, xanh biển sẫm thuộc hành Thủy. Nếu thích đá quý thì nên đeo các màu xanh lá cây, đỏ, xanh da trời, cam, hồng tốt cho sức khỏe, và đem lại may mắn cho người dung.

Quy luật ngũ hành 1/ Quy luật tương sinh

Thứ tự của Ngũ hành Tương sinh được quy ước như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Như vậy, người mệnh Hỏa hợp nhất với mệnh Mộc, mệnh Thổ – mệnh tương sinh.

2/ Quy luật tương khắc

Trong ngũ hành có mối quan hệ làm ức chế để có thể giữ thế quân bình, đó là mối quan hệ tương khắc. Thứ tự của ngũ hành tương khắc được quy ước như sau: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc

Trong mối quan hệ tương khắc này, mỗi hành có quan hệ với hai hành khác: cái khắc nó, và cái nó khắc. Mối quan hệ này được hình tượng hóa thành quan hệ thắng thua chẳng hạn mộc là thắng còn kẻ thua là Thổ.

Vậy người mệnh Hỏa bị khắc người mệnh Thủy.

Mệnh Kim Hợp Khắc Với Mệnh Nào?

1. Ý nghĩa của mệnh hợp, mệnh khắc

2. Tương sinh trong Ngũ hành – Mộc sinh Hỏa:

Mộc tượng trưng cho cây cối, có Hỏa ẩn phục ở bên trong, xuyên thủng Mộc sẽ sinh ra Hỏa.

– Hỏa sinh Thổ: Hỏa có thể đốt cháy mọi vật thành tro.

– Thổ sinh Kim: Kim bị vùi lấp trong đất đá.

– Kim sinh Thủy: Khí của Kim chảy ngầm trong núi hay đơn giản hơn là nhiệt độ cao làm cho kim loại nóng chảy sinh ra Thủy.

– Thủy sinh Mộc: Nhờ vào nước mà cây cối mới có thể sinh trưởng được.

3. Tương khắc trong Ngũ hành – Mộc khắc Thổ:

Cây cối phát triển được nhờ vào các chất dinh dưỡng, màu mỡ có trong đất, làm cho đất khô nẻ.

– Thổ khắc Thủy: Đất hút cạn nước hay ngăn chặn dòng chảy tự nhiên của nước.

– Thủy khắc Hỏa: Nước dập tắt lửa hoặc làm cho cường độ của lửa suy yếu.

– Hỏa khắc Kim: Lửa nóng làm cho kim loại bị biến dạng so với hình dáng ban đầu hoặc tan chảy hoàn toàn.

– Kim khắc Mộc: Kim loại có thể làm cho cây cối gãy đổ hay chế tác cây cối thành các vật dụng. Mệnh Kim khắc mệnh nào?

4. Mệnh Kim hợp mệnh gì và khắc mệnh nào?

Theo quy luật Ngũ hành tương khắc thì Kim tượng trưng cho kim loại, khắc với Hỏa vì lửa nung cháy kim loại. Còn theo Ngũ hành tương sinh thì hành Kim hợp với Thổ vì đất sinh ra kim loại. Hành kim là chỉ về mùa Thu và biểu tượng của sức mạnh, đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng.

Những người mệnh Kim có một ý chí nghị lực phi thường cùng tính quyết đoán cao, một khi họ đã quyết định làm một việc gì đó thì không ai có thể ngăn cản được.

Mệnh kim khắc với mệnh nào?

Nếu mệnh là Kiếm Phong Kim (vàng trong kiếm) và Sa Trung Kim (vàng trong cát) thì nếu kết hợp với người mệnh Hỏa trong hôn nhân sẽ vô cùng hạnh phúc bởi nếu không có hỏa thì không thể thành được vật dụng hữu ích. Tuy nhiên hai mệnh này lại khắc với Mộc, dù cho Mộc hao Kim lợi nhưng vẫn phải chịu thế tiền cát hậu hung (trước tốt sau xấu) do Kim chưa được tinh chế nên không hại được Mộc, tức là không chém được cây lại còn tự tổn hại. Các hành Kim còn lại là Hải Trung Kim (vàng trong biển), Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức), Bạch Lạp Kim (vàng trong sáp), Kim Bạch Kim (kim loại màu) đều kỵ với hành Hỏa.

Những người mệnh Kim cung Càn và Đoài tốt nhất nên lựa chọn những người có mệnh tương sinh trong hợp tác làm ăn hay tiến tới hôn nhân. Kim là do Thổ sinh ra, đất sinh ra vàng bạc, kim loại nên mệnh Kim hợp với mệnh Thổ. Mệnh tốt tiếp theo là hòa hợp và hợp với mệnh Kim chính là Kim. Còn tốt thứ ba là chế khắc và mệnh Kim chế khắc được mệnh Mộc.