Dương Trạch Thập Thư – Kinh điển truyền thế về văn hóa phong thủy Dương trạchTác giả: Vương Quân Minh (Đời Minh)Người dịch: Cổ Đồ Thư, Minh ĐườngHiệu đính: Nguyễn Mạnh LinhNXB Thời Đại 2011575 trang
Phong thủy hay còn gọi là Kham dư là một hiện tượng văn hóa vô cùng quan trọng về môi trường và kiến trúc của Trung Quốc cổ đại, đã hợp với quan điểm triết học duy vật chất phác của Trung Quốc cổ đại, đựa trên cơ sở lý luận Âm Dương Ngũ hành, để phát triển thành một hệ thống tư tưởng độc đáo về mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên, đây là ột bộ phận tổ thành quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Quốc.
“Dương Trạch Thập Thư” do Vương Quân Vinh biên soạn vào niên hiệu Vạn Lịch nhà Minh, ông đã tuyển chọn những trước tác Kham dư học thịnh hành nhất lúc đương thời để tổng hợp vào trong tác phẩm, nguyên tác của ông có ba đặc trưng nổi bật sau: Thứ nhất là nội dung phong phú, nếu so sánh với những trước tác phong thủy khác, thì “Dương Trạch Thập Thư” xứng đáng được coi là một tác phẩm tập đại thành về Kham dư học. Thứ hai, nội dung mang tính chủ đích rõ ràng, cuốn sách tập trung vào lĩnh vự Phong thủy Dương trạch, từ khi xây cất đến bố cục, sắp xếp. Thứ ba là lý luận hoàng chỉnh , cuốn sách bao gồm khá nhiều hệ thống lý luận Kham dư như nguyên vận, quẻ, sao, mệnh, có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với người đời sau.
Tuy Kham dư học bị bao bọc bởi tầng tầng lớp lớp các nội dung mê tín, thần bí, nhưng vì nó vẫn kế thừa được những nét văn hóa truyền thống xuất phát từ “Kinh dịch”, nếu đi sâu vào nghiên cứu kham học, sẽ phát hiện ra rằng, nó chính là nguồn tư liệu tham khảo giá trị đối với Kiến trúc học, Môi trường học, Tâm lý học, nên nó vẫn là một bộ phận tổ thành không thể thiếu trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.
MỤC LỤC:
Dẫn luận I: Phong thủy và văn hóa môi trường của Trung Quốc cổ đạiDẫn luận II: Những khái niệm và dụng cụ thường dùng trong phong thủyQuyển 1: Địa hình bên ngoài của Dương Trạch và những phương pháp xác định nhà ởChương 1: Địa thế xung quanh nhà ở: Mối quan hệ giữa địa hình bên ngoài với cuộc sống của người trong nhàChương 2: Phúc nguyên: Các thành viên trong gia đình và phương vị quẻ mệnhChương 3: Đại du niên: các phương vị cát hung trong quẻ mệnhChương 4: Xuyên cung cửu tinh: Đại du niên vừa chủ về phương vị, vừa chủ về số tầngChương 5: Khẩu quyết sắp quẻ nguyên không: Dự đoán cát hung, phúc họaQuyển 2: Hình dáng bên trong của nhà ở và phương pháp bố cụcChương 6: Xây sửa cổng cửa: Tầm quan trọng của cổng và phương pháp vận dụngChương 7: Phóng thủy: Trạng thái lành dữ qua phương vị phóng thủy của nhà ởChương 8: Nội hình của nhà ở: Mối quan hệ giữa hình dạng nhà ở và chủ nhàChương 9: Chọn ngày tốt theo năm sinhChương 10: Bùa trấn: Bùa hoặc đồ vật trấn trạch đuổi tàHậu ký: Nhận thức đúng về phong thủyMời các bạn tìm đọc!