Phong Thủy Hàm Rồng / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Globalink.edu.vn

Thuyết Minh Về Cầu Hàm Rồng

Thuyết minh về cầu Hàm Rồng

Đề bài: Em hãy giới thiệu thuyết minh về cầu Hàm Rồng Thanh Hóa

Mở bài Thuyết minh về cầu Hàm Rồng

Cầu Hàm Rồng là địa danh nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa, nó đã đi vào những trang sử chói lọi trong những năm tháng gian khổ bảo vệ Tổ quốc.Giờ đây, khi hòa bình cầu Hàm Rồng lại trở thành một di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên đẹp và thú vị, lôi cuốn nhiều du khách trong và ngoài nước.

Thân bài Thuyết minh về cầu Hàm Rồng

Do vậy nên trong cuộc chiến tranh không quân lần thứ nhất của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam từ năm 1964-1968 tuy bị đánh phá rất ác liệt nhưng Không quân Mỹ không thể ném bom trúng cầu. Năm 1963, cầu được các chuyên gia Trung Quốc giúp đỡ thiết kế và thi công khôi phục lại, trở thành cầu có trụ như hiện nay, với chiều rộng 17 m (gần gấp đôi cầu cũ là 9 m), được khánh thành đúng dịp sinh nhật lần thứ 74 (19/5/1964) của Hồ Chủ tịch. Cũng từ đó, cầu Hàm Rồng đã đi vào lịch sử, như một huyền thoại trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của thế kỷ XX.

Không những thế, Hàm Rồng còn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nơi đây chính là khúc ruột miền Trung nối liền hai miền Bắc Nam. Đã bao năm trôi qua, bàn tay con người đã khai phá và cải tạo nơi đây rất nhiều, những gì bàn tay con người tạo nên và vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vốn có hòa trộn với nhau tạo nên một vẻ đẹp hết sức riêng biệt. Hùng vĩ mà lại nên thơ, mượt mà đằm thắm xen cùng vẻ hoang sơ của đất trời. Cầu Hàm Rồng bắc ngang đôi bờ sông Mã, hai bên là núi non. Truyền thuyết kể rằng, một con rồng xanh bị trúng tên độc vào mắt nằm phủ phục bên bờ sông. Từ đó tạo thành dãy núi Hàm Rồng ngày nay.

Đền chùa cũng được xây dựng khá nhiều ở đây, làm tăng vẻ linh thiêng và thể hiện mong muốn thái bình, no ấm của nhân dân, sự cầu mong cuộc sống no ấm, mùa màng tốt tươi…Khi cây cầu được bàn tay con người xây dựng đẹp đẽ “cong như chiếc lược ngà” đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người:

“Ai xui ta nhớ Hàm Rồng

Muốn trông chẳng thấy cho lòng khỏa khuây…

Sơn cầu còn đỏ chưa phai?

Non xanh còn đối, sông dài còn sâu?”

Nơi đây quả là một danh lam non nước hữu tình, Vào những ngày đầu xuân nếu làm một chuyến du thuyền từ Hàm Rồng xuôi cửa Hới hoặc ngược ngã Ba Bông nghe giọng hò sông Mã trầm hùng, khỏe khoắn, ngắm nhìn những làng quê sầm uất ẩn hiện trong làn mưa phùn giăng mắc, gió xuân mơn man càng thêm mến yêu, tự hào về quê hương, đất nước. Những quả đồi, núi ở đất Hàm Rồng được phủ kín những rừng thông, bạch đàn, keo… Ru tâm hồn ta êm mát, nhẹ nhàng hơn, những rừng cây xanh mướt trải dài như lá phổi xanh giúp thanh lọc không khí khói bụi phần nào trong lành hơn. Việc sửa sang lại nơi đây khiến thu hút nhiều khách tham quan và du khách hơn, về với non nước Hàm Rồng thơ mộng để được đắm mình trong những huyền thoại, truyền thuyết về vùng đất, con người có truyền thống lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm; được ôn lại những kỳ tích hào hùng của thời chống Pháp và chống Mỹ; được chứng kiến sự hồi sinh diệu kỳ trong gần 30 năm đổi mới, càng thêm mến yêu, tự hào về quê hương xứ sở.

Kết luận Thuyết minh về cầu Hàm Rồng

Hàm Rồng cũng như Ngã ba Đồng Lộc, là một địa điểm ghi dấu nhiều chiến tích oai hùng, cùng với vẻ đẹp thiên nhiên ở đây sẽ khiến nơi này mãi là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước ngoan cường.

Theo chúng tôi

Từ khóa từ Google

thuyet minh ve cau ham rong thanh hoa

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa Và Những Điều Chưa Biết

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cầu Hàm Rồng đã trở thành một điểm nóng về quân sự chiến lược. Năm 1972 Hoa Kỳ dùng loại bom thông minh dẫn đường bằng laser phá nát cây cầu khiến nó bị phá hủy gần như hoàn toàn, tuyến giao thông bị tê liệt.

Cây cầu này có cả một chiều dài lịch sử đầy hào hùng, bi tráng. Năm 1904 người Pháp bắt đầu xây dựng cầu Hàm Rồng có hình vòm bằng thép. Kết cấu cây cầu có nét tương đồng với cầu Long Biên ở Hà Nội, ở giữa có đường ray cho tàu chạy qua, hai bên là đường cho ô tô và xe thô sơ đi.

Năm 2000, cây cầu Hoàng Long được xây dựng nằm ngay cạnh Hàm Rồng, con đường chia đôi gánh nặng, giao thông qua sông Mã nhộn nhịp hơn bao giờ. Hiện nay, cây cầu cũ chỉ phục vụ cho tuyến đường sắt lưu thông là chính.

Từ khi có cầu mới, cầu Hàm Rồng vắng người qua lại hơn, nhưng đây vẫn là nơi hẹn hò lý tưởng của nhiều cặp đôi, nơi tụ tập tán chuyện của những nhóm bạn học sinh áo trắng.

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa bắc qua sông Mã như một chứng nhân lịch sử, một địa danh tham quan nổi tiếng của Thành phố Thanh Hóa. Các đoàn học sinh sinh viên thường tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại kết hợp với điểm cầu Hàm Rồng nhằm giáo dục tinh thần yêu nước.

Từ trên cầu nhìn xuống, dòng sông Mã lặng lẽ trôi, dòng chảy êm đềm mang theo lượng phù sa đỏ bồi đắp cho vùng đất anh hùng.

Chiều chiều, nhiều người thường đứng trên cầu ngắm hoàng hôn dần buông, mỗi khi có đoàn tàu đi qua sàn cầu rung lên thành nhịp, dường như có thể cảm nhận được từng chiếc đinh tán, từng con ốc đang gồng mình lên để không bị rời ra. Từng đoàn tàu đi qua che khuất ánh nắng chiều vàng, lúc ẩn lúc hiện theo nhịp đường ray.

Hoàng hôn nhìn từ trên cầu rõ nét từng đường nét, khung cảnh nhuốm màu trầm tối trong ánh nắng yếu ớt cuối ngày.

Trong chiến tranh cầu Hàm Rồng có vị trí vô cùng quan trọng, giúp bộ đội Việt Nam giành nhiều thắng lợi, đảm bảo tuyến đường quân vận. Tại đây quân đội Việt Nam đã bắn hạ nhiều máy bay, bảo vệ cây cầu trong một thời gian dài.

Hơn một địa điểm thắng cảnh, cầu Hàm Rồng nổi tiếng về ý nghĩa lịch sử như một tượng đài kỳ vĩ đã trải qua năm tháng chiến tranh, đã cùng bao thế hệ bảo vệ tuyến huyết mạch Bắc – Nam. Trong những năm tháng chiến tranh quân địch đã xác định cầu Hàm Rồng là một “điểm tắc lý tưởng” nên đã ra sức tổ chức các cuộc không kích bằng bom hạng nặng. Bầu trời Hàm Rồng nhuộm khói đen, tiếng gầm rú của động cơ máy bay xé tan bầu trời yên bình xứ Thanh. Ngày trở lại, những người lính pháo phòng không ở điểm nóng Hàm Rồng không khỏi xúc động, mọi thứ như vừa mới diễn ra. Đứng trên cầu nghĩ về một nơi xa xăm, tiếng bom đạn, tiếng động cơ máy bay phản lực như còn nguyên bên tai.

Những chiến thắng, những hi sinh ở cầu Hàm Rồng là một trong những nguyên nhân trực tiếp giúp cho công cuộc thống nhất đất nước thành công, cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn dân tộc.

Bên kia cầu là núi Đầu Rồng đón lấy một nhịp cầu bắc qua, có một kiến trúc sư người Pháp đã từng đánh giá, chính bởi độ nghiêng của ngon núi và cấu tạo địa chất lòng sông khiến cho việc xây dựng trụ cầu Hàm Rồng trở nên rất khó khăn. Đối với người Pháp xây cầu, làm đường là nhu cầu thiết yếu để công cuộc bóc lột, khai thác tài nguyên diễn ra thuận tiện. Vì vậy cầu Hàm Rồng đã được xây dựng bởi sự kết hợp của nhiều chuyên gia, kĩ sư đến từ các nước Pháp, Italia, Đức.

Sau khi tham quan cầu Hàm Rồng bạn có thể lên núi vào động Long Quang. Nơi đây đã đón bước chân của nhiều tao nhân nổi tiếng như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và nhiều văn sĩ khác. Từng vách đá, từng đường đi lối mòn được cây cối bao phủ xanh mát.

Đối diện với núi Đầu Rồng phía bên bờ Bắc sông Mã chính là núi Ngọc. Từ trên không trung giống hình tượng đầu rồng đang nhả ngọc. Tuyệt tác của tự nhiên đã mang đến cho nơi đây một khung cảnh hết sức độc đáo nên thơ. Cây cầu đã đón bao bức chân đi theo năm tháng, mối chuyến đi qua cầu Hàm Rồng như níu chân người lữ khách để lại bao kỉ niệm đẹp trong chuyến đi đó.

Cầu Hàm Rồng thuộc Thành phố Thanh Hóa và chỉ cách trung tâm Thành phố khoảng 7 km. Đến thăm cầu Hàm Rồng bạn có thể kết hợp đi thêm một số địa điểm cách không xa Thành Phố như: Vườn quốc gia Bến Én, biển Sầm Sơn, hòn Trống Mái, di tích Lam Kinh…

Lý Lẽ Khoa Học Hàm Chứa Trong “Phong Thủy Học” (Phần 1)

Nói đơn giản, “Phong thuỷ học” là môn học tổng hợp nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường. Nó bao gồm “Phong thuỷ dương trạch” và “Phong thuỷ âm trạch” (Dương trạch là nhà ở, âmtrạch là phần mộ). Một số chuyên gia khẳng định rằng: “Phong thuỷ là một kiến thức học vấn nghiêm túc” vì nó có lịch sử lâu dài và đã được kiểm nghiệm thực tiễn qua 5000 năm, có một hệ thống lý luận khoa học rộng lớn.

Rất nhiều yêu cầu phong thuỷ cụ thể hàm chứa lý lẽ khoa học nhất định. Ví dụ, thuật phong thuỷ cho rằng, nhà ở không nên dựng trên đất cây cỏ không mọc được, lý lẽ khoa học ở đây là vì những nơi đó đất đai cằn cỗi lại không có sinh khí; nhà không nên ở những nơi gần cổng thành lớn hoặc đối diện gần với cửa nhà tù, bởi vì ở những môi trường như thế có thể phá vỡ sự yên ổn tâm lý v.v… Tất cả hoàn toàn phù hợp với quan điểm của y học hiện đại, về bố cục nhà, trong thuật phong thuỷ có cách giải thích rằng: “Trước thấp sau cao; sinh ra anh hào”. Như vậy ngoài mỹ quan ra, trước sau nhà đều đủ ánh sáng. Con người sống trong môi trường như vậy rất có lợi cho sức khoẻ. Trái lại “Trước cao sau thấp, âm u sẽ kéo dài”. Trước nhà nắng nóng, sau nhà râm mát, chắc chắn không có lợi cho sức khoẻ. Kết câu loại này chủ yếu chỉ những ngôi nhà thân toạ hướng bắc mặt hướng về nam. Xưa kia người ít đất nhiều nên có rất nhiều cơ hội để chọn hướng nhà ở.

Quan hệ giữa cây cối và nơi ở, thuật phong thuỷ cho rằng, trước cửa và trong nhà không nên có cây lớn. Giải thích điều này bằng quan điểm khoa học hiện đại thấy rằng, vì cây to chiếm nhiều ánh sáng, cản trở không khí lưu thông, mưa giông dễ bị sét đánh, chim đậu trên cây thải phân xuống làm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa dưới tán cây thường là ẩm ướt, mà chỗ ẩm ướt dễ sinh ra ký sinh trùng. Thầy phong thuỷ đời nhà Thanh Trung Quốc – Cao Bối Nam cho rằng: “Phía đông nhà ở nên trồng đào, liễu; phía tây nên trồng thanh, du, phía nam nên trồng táo, mai, phía bắc nên trồng nai, hạnh”. Cách nói này phù hợp với đặc tính sinh lý của từng loại cây trong sinh vật học. Bởi vì đào, liễu thích cái ấm của ánh nắng mặt trời nên thích hợp hướng Đông, còn mai và táo vì cành không to nên thích hợp hướng Nam; cây hạnh không ưa ánh nắng mặt trời nên thích nghi hướng Bắc.

Rồng Phong Thủy Là Gì? Ý Nghĩa Của Rồng Trong Phong Thủy?

Rồng Phong Thủy Là Gì?

Rồng Phong Thủy là linh vật xuất hiện từ rất sớm trong tín ngưỡng và tâm linh các dân tộc phương Đông, nhất là ở các nước Đông và Nam Á, như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản…

Trong tâm thức tín ngưỡng và tâm linh Á Đông, Rồng thường biểu trưng cho quyền năng và sức mạnh tối cao. Xuất hiện trong vô số điển tích và truyền thuyết, hình tượng khắc họa thường được nhận biết với nhiều nét siêu thực, như mang bờm sư tử trên đầu, có sừng hươu, vảy cá, mình của rắn và khả năng bay lượn uyển chuyển.

Đến ngày nay, Rồng vẫn là linh vật đầy linh thiêng, thường xuất hiện trong các công trình tôn giáo, tâm linh, được dân gian sùng kính và tôn thờ.

Ý Nghĩa Của Rồng Trong Phong Thủy Biểu Trưng Cho Quyền Uy Và Sức Mạnh Của Vũ Trụ

Rồng là linh vật đứng đầu trong bộ ” Tứ linh ” gồm Long, Ly/Lân, Quy (rùa) và Phụng (phượng). Sở hữu sức mạnh vô song, do đó, đây là linh vật biểu trưng cho năng lượng tối cao. Trong phong thủy, Rồng linh vật đứng hàng đầu về chiêu nạp vượng khí. Đây cũng là linh vật có quyền năng khởi sinh tiết khí: làm ra mưa, phun ra lửa, lẩn khuất giữa tầng không hay ẩn khuất giữa các đám mây. Hình tượng ” Lưỡng Long chầu nguyệt ” (hay “Lưỡng Long tranh châu” hay hình Thái Cực?) biểu trưng cho sự hòa hợp nguyên khí Âm Dương hay Đất Trời – nền tảng của sự sống, sự sinh sôi và phát triển.

Tăng Uy Quyền Cho Người Sử Dụng

Trong số 12 con Giáp, quyền năng của Rồng luôn được xếp hàng đầu trong các linh thú. Bên cạnh hiệu năng hoá sát, đây là linh vật giúp chủ nhân nang cao vị thế.

Giúp Giải Trừ Họa Tiểu Nhân, Vận Hội Hanh Thông

Theo phong thủy, Rồng có tác dụng giải trừ tiểu nhân. Nếu đặt tượng Rồng ở hướng Thanh Long của ngôi nhà thì những kẻ tiểu nhân không dám quấy nhiễu. Qua đó mang lại sự yên lành, thuận lợi, thăng tiến trong công việc… tránh được những tai tiếng cũng như thị phi không đáng có.

Theo quan niệm phong thủy, Rồng là linh vật có thể hóa giải sát khí, giải trừ tiểu nhân. Một trong các phương thức trấn trạch chủ yếu để tăng cường vận khí tích cực cho dương trạch là đặt Rồng ở hướng Thanh Long. Nhờ đó giúp cân bằng Âm – Dương, cải thiện sự khuyết thiếu về long mạch, loại bỏ thị phi, đưa lại sự hanh thông cho gia chủ.

Chiêu Nạp Tài Vận, Tăng Phúc Khi Cho Gia Chủ

Không phải ngẫu nhiên lại có câu thành ngữ hay cách nói ví “Như Rồng gặp mây” (ý chỉ gặp được thời cơ, vận hội tốt đẹp). Từ lâu, trong quan niệm phong thủy, Rồng là linh vật sở hữu nguồn sinh khí mạnh mẽ, mang cả năng lượng Âm Dương của Trời Đất. Với năng lượng nội tại dồi dào, linh vật này hẳn sẽ đưa lại tài vận, phúc khí hanh thông và thịnh vượng cho chủ nhân.

Cải Thiện Tình Trạng Hôn Nhân Gia Đình

Trong quan niệm Á Đông, hình tượng Rồng và Phụng (hay Phượng) biểu trưng cho sự hòa quyện, gắn bó mật thiết về tình cảm đôi lứa. Đặt cặp linh vật này nơi vị trí cung Đào hoa sẽ kích hoạt tình cảm đôi lứa, gắn kết hạnh phúc gia đình, đúng như câu ví “Long Phụng sum vầy”.

Truyền Thuyết Về Linh Vật Rồng

Rồng xuất hiện trong cả các truyện kể, thần thoại dân gian ở cả phương Đông và phương Tây. Chỉ xét riêng ở phương Đông, con Rồng cũng xuất hiện qua rất nhiều điển tích và truyện kể.

Người Trung Hoa quan niệm Rồng vốn là con của Trời, sở hữu sức mạnh vô biên, có quyền năng “hô mưa, gọi gió”, điều tiết thiên khí cho mưa thuận, gió hòa, vạn vật sinh sôi, nảy nở.

Một truyền thuyết tiêu biểu về Rồng gắn liền với điển tích ” Long sinh cửu tử .” Theo đó, theo tác giả triều Minh là trong cuốn “Thăng Am ngoại tập” có dẫn: “Theo truyền thuyết, rồng sinh chín con, mỗi người con mỗi khác…”9 người con này đều là con trai, song không con nào là Rồng. Về sau, 9 người con của Rồng đều trở thành những linh thú tiêu biểu, xuất hiện rất nhiều trong các điển tích, các công trình mang tính tâm linh hay tôn giáo.

Do sự khác biệt về dị bản mà hiện nay có 2 thuyết về danh tính 9 người con của Rồng.

Thuyết thứ nhất, danh tính 9 người con của Rồng như sau: Bị Hí, Si Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Công Phúc, Nhai Xế, Toan Nghê và Tiêu Đồ.

Thuyết thứ hai, danh tính 9 người con của Rồng cụ thể là: Tỳ Ngưu, Nhai Xế, Trào Phong, Bồ Lao, Toan Nghê, Bị Hí, Bệ Ngạn, Phụ Hí và Si Vẫn.

Cách Thỉnh Đặt – Bài Trí Rồng Tối Ưu Về Phong Thủy Cách Lựa Chọn Linh Vật Rồng Theo Tuổi

Căn cứ vào bộ “Tam Hợp”: Cụ thể gồm 3 tuổi Thân – Tý – Thìn. Người tuổi Thìn tương hợp với tuổi Tí (Chuột) và tuổi Thân (Khỉ). Do vậy, linh vật Rồng sẽ đặc biệt phù hợp cho các tuổi Thân, Tý, Thìn.

Dựa vào quy luật “Tứ hành xung” (gồm 4 tuổi xung khắc nhau). Theo đó, Thìn thuộc bộ “Tứ hành xung” là Thìn – Tuất – Sửu – Mùi. Vì vậy, con giáp Thìn sẽ khắc/kỵ người tuổi Sửu (Trâu), người tuổi Mùi (Dê) và người tuổi Tuất (Chó). Dựa vào căn cứ trên, những người tuổi Sửu, Mùi, Tuất cần tránh sử dụng linh vật Rồng Phong Thủy.

Cách Khai Nhãn Cho Linh Vật Rồng Lưu Ý Về Cách Thức Khai Nhãn Cho Rồng Phong Thủy Các Nguyên Tắc Bài Trí Rồng Hợp Phong Thủy

Nếu gia đình có nhà hướng ra sông hoặc biển thì nên đặt tượng Rồng quay về hướng đó. Có thể đặt tượng Rồng ở khu vực phía cửa sổ, đặt trên bệ cửa sổ hoặc là ở ban công. Gáy rồng hướng về phía biển, sông, giống như rồng bay lên khỏi mặt biển, càng làm gia tăng sự thịnh vượng cho gia chủ.

Xác định ngôi sao chiếu mệnh: sao chiếu mệnh (sao tốt) của bạn là ngôi sao nào, hãy xoay đầu Rồng về hướng sao đó. Sao chiếu mệnh thay đổi từng năm. Mỗi năm qua đi bạn phải xác định lại vị trí của sao chiếu mệnh để thay đổi hướng đầu Rồng sao cho phù hợp.

Lưu ý viên ngọc trên tay Rồng, tránh để hướng tay Rồng quay ra phía cửa sổ hoặc cửa chính.

Đây chính là biểu tượng của cặp đôi uyên ương long phụng sum vầy. Nó sẽ giúp cho gia đình ngày một hạnh phúc, quan hệ đôi lứa trở nên chặt chẽ, bền lâu.

Xác định hướng tốt của bạn: Nếu bạn hợp hướng nào, hãy xoay đầu Rồng về hướng đó.

Đối với những gia đình mà xung quanh không có nước thì có thể đặt tượng con rồng ở hướng phía Bắc là tốt nhất. Bởi theo phong thủy, phía Bắc là mệnh Thủy (thủy ở đây chính là nước), cũng là hướng có nhiều nước nhất. Rất thích hợp với loài rồng vốn ưa nước, vì thế mà càng phát huy được công dụng của tượng rồng.

Ngoài ra, bạn hãy chắc chắn rằng đầu Rồng hướng về phía rộng rãi. Hãy tưởng tượng mắt Rồng có thể nhìn bao quát được phần lớn căn nhà hay không. Nếu vị trí đặt Rồng giúp mắt Rồng bao quát được phần lớn ngôi nhà, điều đó sẽ đem lại nhiều hơn may mắn và thịnh vượng.

Một Vài Kiêng Kỵ Khi Thỉnh Đặt Rồng Phong Thủy

Tuyệt đối không được đặt tượng Rồng ở phía sau lưng của người ngồi. Bởi theo học thuyết Âm dương Ngũ hành thì việc đặt tượng ở vị trí như vậy trước hết là thể hiện sự bất kính. Tiếp nữa những hiệu ứng quyền lực được toát ra từ Rồng sẽ bị khống chế bởi thế lực khác.

Không đặt đầu Rồng nhìn sát vào tường hay đặt Rồng ở khu vực góc nhà.

Không nên đặt các linh vật phong thủy khác quá gần với Rồng ngoại trừ một số linh vật hợp với Rồng như phượng hoàng phong thủy.

Không đặt quá 5 tượng rồng trong nhà.

Tránh việc đặt Rồng ở nơi quá cao, tốt nhất là không được cao hơn đỉnh đầu của bạn.

Không được để tượng rồng ở vị trí đối diện với người ngồi. Tức là đặt tượng ở vị trí chầu ngược vào chính diện của gia chủ, gây bất lợi cho gia chủ.

Không đặt tượng ở hướng về phòng ngủ bởi như vậy sẽ dễ khiến cho trẻ nhỏ hay bị hoảng sợ, tạo ra những ảnh hưởng không tốt với trẻ.

Ngoài ra những người đứng đầu một công ty tuổi Tuất thì không nên bài trí tượng Rồng bởi dễ gây xung khắc.

Rồng là linh vật quyền năng tối cao đồng thời là linh vật số một trong phong thủy. Bạn hãy đặt Rồng ở một nơi thoáng mát, sạch sẽ. Đồng thời, tôn trọng ngài như một linh vật có linh hồn, chắc chắn bạn sẽ gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.

Hình ảnh rồng phong thuỷ

Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Phùng Gia , các bạn không chỉ lý giải được các khía cạnh: ” Rồng Phong Thủy là con gì? Ý nghĩa và các chú ý khi bài trí Rồng Phong Thủy?” mà còn có thêm các thông tin hữu ích để lựa chọn linh vật này sao cho phù hợp nhất với bản thân mình.

Để có thêm các thông tin đặc sắc về Thiềm Thừ phong thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ qua hotline 0858.111.999