Phong Thủy Phạm Sửu / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Globalink.edu.vn

Cửa Chính Phạm Phong Thủy

Cửa chính phạm phong thủy là chỉ cửa chính bị phạm sát về mặt lý khí và phạm sát về mặt hình thế loan đầu. Trong mục này, Phong thủy Nam Việt sẽ viết về một số loại sát khí là thực khí thường gặp trong thực tế, giúp bạn đọc có thể nhận diện và tìm cho mình một phương pháp hóa giải phù hợp.

1. Trước cửa chính có cây khô

Mọi người thường nói “Cây khô không lộc, người độc không con”. Vậy khi có cây khô trước nhà hoặc có cây lớn chắn trước nhà thì đó là điềm báo những bất lợi về mặt phong thủy. Cây khô thường có âm khí rất nặng, có thể gây trở ngại cho việc đi vào của dương khí, mà ngôi nhà rất cần có dương khí để tăng sức sống và cần có cát khí đi vào mới thực sự tốt. Khi có cây khô, cây cổ thụ trước nhà sẽ gây ra những bất lợi về mặt sức khỏe đối với người già và phụ nữ mang thai trong gia đình, nhất là khi phương vị đó có hung tinh Ngũ hoàng và Nhị hắc bay tới. Nếu để lâu có thể làm cho gia đạo suy thoái, lụn bại.

Cách hóa giải tốt nhất là gia đình nên cắt gốc loại bỏ hoặc chuyển cây đó sang chỗ khác.

2. Cửa chính đối diện với cột điện

– Phương pháp hóa giải, nên dùng nguyên tắc phản xạ, tán xạ khí và thu nhỏ vật thể gây sát là tốt nhất. Cụ thể là gia đình có thể dùng gương Bát quái tiên thiên dạng lồi hoặc gương bát quái dạng lõm tùy theo khoảng cách từ cột điện đến cửa chính hoặc dùng gương phản chiếu dạng hình vuông hoặc hình tròn treo ở phía trước cửa sẽ khá hiệu quả.

– Sơn tường phía trước có màu tươi sáng tưng ứng với cung mệnh chủ nhà hoặc hướng nhà.

– Trồng một số loại cây tốt cho phong thủy để hấp thu và ngăn cản dòng khí xấu do cột đèn, trạm điện gây ra.

– Đặt một đôi Tỳ Hưu hoặc đôi kỳ lân quay ra ngoài cửa chính về phía cột điện để hóa giải cũng rất hiệu nghiệm.

3. Góc nhọn trực xung với cửa chính

Cửa chính đối diện sống nóc nhà của người khác, các góc nhọn của vật thể kiến trúc, góc tường nhà khác, thường chủ việc mọi việc gặp khó khăn, bất lợi. Bị chiếu vào phương vị nào, thường gây tác động tương ứng với thành viên sống trong ngôi nhà đó hoặc tùy theo niên, nguyệt phi tinh bay tới mà gây ra các hiện tượng khác nhau, bất lợi cho gia chủ cũng như các thành viên.

Phương pháp hóa giải: Tùy theo mức độ tác động của sát khí mà dùng các vật phẩm chế hóa sát khác nhau. Thông thường, gia chủ có thể dùng gương bát quái, gương thường treo ở trước cửa; thiết kế kiến trúc mặt tiền nhô ra đối diện với góc nhọn hoặc thiết kế kiến trúc mặt thu lùi lại để thu sát khí theo nguyên tắc “dùng nhu chế cương”. Hoặc trồng cây chắn sát, sơn tường bằng màu sáng để phản xạ sát khí …

4. Cửa chính trực xung với cửa nhà hàng xóm

Có câu: “Cửa đối cửa nhất suy, nhất thịnh”. Có nghĩa là khi hai cửa chính của hai nhà đối xung nhau sẽ dẫn hiện tượng một nhà thịnh còn một nhà suy. Sự thịnh, suy này cũng thể hiện rất rõ trong các cách cục của Huyền không phi tinh. Đồng thời khi cửa chính đối nhau cũng rất dễ gặp phải những điều tai tiếng, thị phi, tranh đấu, khẩu thiệt, kiện tụng.

Để hóa giải, cách tốt nhất là hai nhà nên treo rèm cửa dài lên cửa chính nhà mình, cũng có thể đặt bình phong bên trong cửa chính để hóa giải. Ngoài ra, nếu gia đình treo dải lụa vẽ hình Bát tiên lên cửa chính cũng có thể tạo ra được một số tác dụng tích cực.

Lưu ý, thực tế hiện nay rất nhiều nhà chung cư có cửa chính đối nhau, nhà nào cũng sợ bị ảnh hưởng nên đều treo gương bát quái lồi hoặc hổ phù ở trước cửa nhà mình. Cách làm này thực sự không phù hợp phong thủy, rất dễ phản tác dụng và còn gây thương tích cho cả hai bên nữa. Do đó, khi gặp phải trường hợp cửa chính đối nhau chúng ta nên áp dụng phương pháp hóa giải như trên là tốt nhất.

5. Các cửa trong nhà thông nhau

Các cửa trong nhà thông nhau là hiện tượng không cát lợi. Điều này rất bất lợi cho vấn đề tài chính và sức khỏe của gia chủ. Khi các cửa thông nhau, không khí trong nhà sẽ thường xuyên chuyển động, gió lùa, khí không thể tụ, tài vị kém … Để hóa giải, phương pháp hiệu quả nhất là dịch chuyển cửa chính hoặc cửa phía sau sang vị trí khác và treo các rèm tối màu tại các cửa trong các phòng.

By: Nguyễn Trọng Hậu – Phong thủy Nam Việt

Phong Thủy Việt: Hồng Phạm Ngũ Hành

HỒNG PHẠM NGŨ HÀNH

Hồng phạm ngũ hành lấy:

Giáp, Dần, Thìn, Tốn, Tuất, Khảm, Tân, Thân: bao gồm 8 sơn thuộc thủy

Ly, Nhâm, Bính, Ất: bao gồm 4 sơn thuộc hỏa

Chấn, Cấn, Tị: bao gồm 3 sơn thuộc mộc

Càn, Hợi, Đoài, Đinh: bao gồm 4 sơn thuộc kim

Sửu, Quý, Khôn, Canh, Mùi: bao gồm 5 sơn thuộc thổ

Hồng phạm ngũ hành còn được gọi là “Đại ngũ hành”, bởi nó chỉ ra nguyên lý giao hợp của bát quái, hóa khí của 10 can, 12 chi nạp âm, rất là to lớn. Nguyên tắc của nó là “trong tự nhiên, không giao hợp/giao dịch thì không thành tạo hóa”, thật vậy, trong thiên địa tự nhiên cho đến nam nữ gặp nhau có giao phối mới tạo ra cái mới – vì vậy gọi là đại ngũ hành.

GIẢI THÍCH VỚI TIÊN THIÊN BÁT QUÁI VÀ PHÉP NẠP GIÁPngày xưa họ Bao Hy làm vua đã làm ra bát quái, lấy gốc từ hà đồ. Tiên thiên bát quái này thứ tự là: Càn (1), Đoài (2), Ly (3), Chấn (4), Tốn (5), Khảm (6), Cấn (7), Khôn (8).

Hệ từ truyện nói rằng: “Trời đất định vị, núi đầm thông khí, sấm gió quện vào nhau, thủy hỏa không bắn nhau”, đây là miêu tả quá trình bát quái sinh hóa:

Giáp vốn thuộc mộc, nạp quái ở Càn, Càn thiên nhất sinh thủy – Khôn địa lục thành chi (trời 1 sinh thủy, đất 6 làm cho thành), vậy là can Giáp theo Càn hóa thành Khảm. Đây là khi Càn Khôn hai quẻ phụ mẫu giao cấu, Càn lấy hai nét gạch trên/dưới của Khôn để biến thành khảm. Vì vậy Giáp mang hành thủy.

Ất thuộc mộc, nạp giáp ở Khôn, Khôn địa nhị sinh hỏa – Càn thiên thất thành chi (đất lấy số 2 sinh hỏa, trời lấy số 7 làm cho thành). Đây là khi Khôn lấy hai nét gạch trên và dưới của Càn để làm thành quẻ Ly. Vì vậy Ất mang hành hỏa. Đây chính là “trời đất định vị”.

Bính thuộc hỏa, nạp giáp ở Cấn, Cấn đối nhau với Đoài, Cấn lấy hào dưới của Đoài biến thành quẻ Ly. Đây là tượng của Bính thụ nhận hành hỏa từ Ly (mặt trời, thái dương hỏa). Vì vậy Bính mang hành hỏa.

Đinh thuộc hỏa, nạp giáp tại Đoài, Đoài đối nhau với Cấn, lấy hào trên của Cấn mà biến thành quẻ Càn, tượng cho can Đinh thụ nhận Càn hóa. Vì vậy can Đinh mang hành Kim. Đây chính là “núi đầm thông khí”.

Canh thuộc kim, nạp giáp tại Chấn, Chấn đối nhau với Tốn, lấy hào trên của Tốn mà biến thành quẻ Khôn, tượng cho can Canh thụ nhận Khôn hóa. Vì vậy can Canh mang hành thổ.

Tân thuộc kim, nạp giáp tại Tốn, Tốn đối nhau với Chấn, lấy hào trên của Chấn mà biến thành quẻ Khảm, tượng cho can Tân thụ nhận Khảm hóa. Vì vậy can Tân mang hành kim. Đây gọi là “Sấm gió quện vào nhau”.

Nhâm vốn hành thủy, nạp giáp tại Ly, Ly đối nhau với Khảm, lấy hào giữa của Khảm mà biến thành quẻ Càn, tượng cho can Nhâm thụ nhận Càn hóa, can Nhâm vốn thuộc kim. Tuy nhiên, Nhâm nạp khí Ly hỏa tuy bị Càn hóa nhưng do định luật hỏa khắc kim nên hành hỏa không thể thoái vị, vì vậy can Nhâm mang hành hỏa.

Quý vốn hành thủy, nạp giáp tại Khảm, Khảm đối nhau với Ly, lấy hào giữa của Ly mà biến thành quẻ Khôn, tượng cho can Quý bị Khôn hóa. Vì vậy Quý thuộc thổ. Đây là mối quan hệ giữa hai quẻ Khảm Ly, gọi là “nước lửa không bắn nhau”.

Ta thấy rằng: hai quẻ Càn và Khôn (thoái thân vào Thân, Hợi trong hậu thiên) là tổ tông nên ngũ hành của chúng không thay đổi, Đoài Chấn Khảm Ly ở vị trí tứ chính Tý Ngọ Mão Dậu là nơi kim mộc thủy hỏa chính vị/đất tứ vượng, có công năng tuyên bố thời lệnh của bốn mùa nơi khí hóa hành ở đó nên không thể biến đổi. Còn lại: Cấn, Tốn dùng biến:

Cấn thổ thay đổi ngôi vị ở giới hạn Khảm Chấn phương Đông Bắc, đặt chân ở chỗ khoảng Sửu suy, Dần bệnh (vì hành thổ trường sinh ở Thân, tới Sửu là suy, tới Dần là bệnh) nên thổ khí suy yếu. Vì vậy Cấn mang hành mộc.

Tốn mộc thay đổi vào vị trí của Chấn Ly trong giới hạn Đông nam, đặt chân ở chỗ Thìn suy, Tị bệnh (vì mộc trường sinh ở Hợi, suy ở Thìn, bệnh ở Tị), vì vậy hành mộc suy yếu mà mang hành thủy của Thìn mộ.

Tị vốn thuộc hỏa nên theo mộc mà sinh, nhân từ chấn, thay chấn mà đứng nên mang hành mộc. Hợi vốn thuộc thủy, theo kim mà sinh, tạm ở ngôi vị kim, vì vậy Hợi thuộc hành kim. Thân vốn thuộc kim, thủy có thể sinh Thân, kim trợ thế cho thủy, vì vậy Thân thuộc thủy. Dần vốn thuộc mộc, theo thủy mà sinh, tạm ở ngôi vị thủy, vì vậy Dần thuộc thủy. Thìn Tuất Sửu Mùi vốn thuộc thổ (thổ thủy dung nhau), nhưng Sửu Mùi âm tĩnh vì vậy thuộc thổ, còn Thìn Tuất dương động, vì vậy thuộc thủy.

ỨNG DỤNG Hồng phạm ngũ hành được ứng dụng trong pháp quyết “Mộ long biến vận” của thuật trạch cát. Pháp thức này rất quan trọng cho việc xem ngày, đoán giờ để né tránh được sự xung khắc của năm tháng ngày giờ đối với mộ long của căn nhà hay ngôi mộ trong năm muốn xây dựng. Nó còn gọi là “Niên khắc sơn gia”.

10. NẠP ÂM NGŨ HÀNH

Nạp âm ngũ hành còn được gọi là “nạp âm cách bát tương sinh”, tức là cứ cách nhau tám vị thì hợp nhau. Nạp âm ngũ hành được sử dụng rất rộng rãi:

Trong ngũ quyết phong thủy đều xử dụng nó để biết đích xác long chân, giả, quý, tiện, cát, hung. Huyệt dựa vào long nên giáp tiếp sử dụng sa, thủy, hướng có phân sơn, phân kim. Rõ ràng đều sử dụng nạp âm ngũ hành để đoán định.

Trong thuật trạch cát phong thủy, theo nguyên tắc phải dùng hành của chính thể: nếu chính thể dùng nạp âm thì phải sử dụng nạp âm mà đoán định, nếu chính thể dùng chính ngũ hành thì dùng chính ngũ hành mà đoán định. Ví dụ: trong pháp “mộ long hoán tuế” chỉ sử dụng nạp âm ngũ hành cho mộ vận của sơn, nên phải dụng nạp âm ngũ hành của tứ trụ mà tránh khắc tìm sinh. Còn dùng tứ trụ thành khóa “cổ khóa nhất khí” để bổ cho ngôi nhà tọa Giáp hướng Canh chẳng hạn, ta dùng năm Dần tháng Dần ngày Dần giờ Dần để khới công căn nhà – đây là dùng chính ngũ hành.

Cung mạng bát quái của năm sinh ra một người, ví dụ nam giới sinh năm 1975 thuộc cung Đoài.

Mạng của 1 người: chính là dùng nạp âm ngũ hành của năm sinh của một người.

Người ta dùng ngũ hành nạp âm của mạng (năm sinh) của một người để đoán định hung cát trong quan hệ, trong hôn nhân. Ví dụ như:

Trồng Cây To Trước Nhà Có Phạm Phong Thủy?

Hỏi: Tôi là một fan thực thụ của phong thủy và tôi đã vận dụng rất nhiều lời khuyên phong thủy cho ngôi nhà của mình. Hiện nay, tôi đang có một mối quan tâm về cái cây to trước nhà. Có phải nó không hề tốt theo phong thủy? Nếu đúng thì có giải pháp phong thủy nào tôi có thể khắc phục tình trạng này được không? Xin cảm ơn! Trả lời:

Câu trả lời cho câu hỏi của bạn sẽ phụ thuộc vào vị trí chính xác của cái cây trong mối quan hệ với ngôi nhà. Phong thủy hoạt động chính xác nhất khi chỉ ra được tình huống chính xác, thể hiện rõ sự tiến thoái lưỡng nan, vì điều này dẫn đến lựa chọn tốt nhất các giải pháp phong thủy.

Có phải cái cây “án ngữ” phía trước và chặn cửa ra vào? Hay vị trí của cây nằm ở phía bên phải/bên trái của ngôi nhà? Ngoài ra, vị trí của cái cây cách ngôi nhà bao xa?

Sự xuất hiện của cây to trước nhà là tốt hay xấu phải xem xét từng vị trí cụ thể.

Nói chung, bạn không muốn một cái cây quá gần với ngôi nhà. Điều này không chỉ là một mối quan tâm phong thủy, mà còn là biểu hiện của cảm giác chung. Khi có đủ không gian cho cả ngôi nhà cũng như cái cây, bạn đang thúc đẩy năng lượng phong thủy tốt và một môi trường sống an toàn.

Nếu cái cây ở đúng vị trí phía trước cửa chính thì được coi là thách thức phong thủy. Bởi vì, cửa ra vào là nơi hấp thụ khí hoặc nguồn năng lượng nuôi dưỡng ngôi nhà. Có một vật cản phía trước cửa sẽ tạo ra sự tắc nghẽn, trì trệ của dòng chảy năng lượng bên trong ngôi nhà. Thậm chí, lâu ngày nó còn sinh ra các bệnh về đường hô hấp cho những người sống trong nhà.

Khi cây nằm ở phía bên trái cửa chính (nhìn từ bên trong nhà ra), nó có thể giúp tạo ra năng lượng phong thủy rồng rất tốt, đặc biệt là những cây cao, xum xuê, tươi tốt và vững trãi.

Trồng cây to tươi tốt, xum xuê lá phía bên trái ngôi nhà (nhìn từ bên trong) giúp tạo ra năng lượng rồng rất tốt.

Nếu cây nằm ở phía bên phải cửa chính (nhìn từ bên trong nhà ra), và có sự khác biệt đáng kể về chiều cao so với bên trái thì điều này có thể tạo ra sự mất cân đối cho năng lượng bên trong ngôi nhà.

Năng lượng mất cân bằng trong trường hợp này nghĩa là ngôi nhà có nguồn năng lượng dương yếu hơn nguồn năng lượng âm. Cụ thể, người đàn ông sống trong những ngôi nhà như thế này sẽ thiếu đi nguồn năng lượng hỗ trợ.

Cây to nằm bên phải ngôi nhà (nhìn từ bên trong) có thể gây mất cân bằng năng lượng và ảnh hưởng đến người đàn ông sống trong nhà.

Các giải pháp phong thủy sẽ dựa vào các chi tiết cụ thể về vị trí của cây. Nếu cây nằm thẳng trước của chính, bạn sẽ phải cố gắng tạo ra phong thủy rất mạnh mẽ cho khu vực này cũng như sử dụng một vài giải pháp phong thủy bảo vệ bên ngoài cánh cửa.

Nếu cái cây ở bên phải (nhìn từ bên trong nhà ra), bạn có thể cân nhắc việc giảm bớt chiều cao của cây để tạo sự cân bằng về năng lượng cho ngôi nhà. Theo phong thủy, bên trái ngôi nhà cao hơn một chút so với bên phải là tốt nhất.

Cần chăm sóc cắt tỉa cành cây thường xuyên để tránh phát sinh tà khí “tấn công” trực diện vào ngôi nhà.

Tuy nhiên, dù bất kỳ trường hợp nào, bạn sẽ phải chăm sóc cho cái cây và cắt một số cành của nó nếu cần khiết, để đảm bảo nó không tạo ra tà khí hoặc năng lượng tấn công hướng thẳng vào ngôi nhà của bạn.

Cách Khắc Phục Hướng Cổng Phạm Phong Thủy Xấu

Cổng là nơi đầu tiên tiếp nhận các dòng khí hỗn tạp, có thể là vượng khí lành, cũng có thể là sát khí. Do đó, phong thủy cổng phải được coi trọng ngay từ khi thiết kế trên bản vẽ.

Trong trường hợp, vì một vài lý do nào đó, bạn không thể lựa chọn vị trí đẹp nhất cho cổng mà phải chấp nhận việc đặt cổng chính nằm hướng xấu thì cũng đừng nên quá lo lắng vì điều đó.

Hãy tìm hiểu xem, hướng xấu đặt cổng nhà bạn là một trong những hướng nào sau đây: hướng Bắc, Đông Bắc, hướng Đông, Đông Nam, hướng Nam, Tây Nam, hay hướng Tây.

Sau đó, hãy làm theo một số gợi ý phong thủy bên dưới để hóa giải những điểm xấu mà nó mang lại. Cụ thể như sau:

1. Nếu cổng hướng về phía Bắc

Dưới góc nhìn phong thủy, cổng hướng phía bắc là không tốt, bởi nếu đặt cổng tại vị trí này sẽ đón các luồng khí lạnh, gió lạnh vào mùa đông ảnh hưởng tới sức khỏe gia chủ. Hơn nữa, còn làm cho các mối quan hệ vợ chồng, con cái ngày càng lạnh nhạt, xa lánh nhau. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tai họa nghiêm trọng.

Cách khắc phục:

Để không tốn chi phí, bạn không nhất thiết phải phá cổng và xây tại một vị trí khác. Đặt một bức bình phong sau cửa nhà hoặc treo rèm sau cánh cửa là cách đơn giản nhất để hóa giải. Những vật dụng này có tác dụng ngăn gió, cản khí lạnh, và những luồng khí độc len lỏi vào bên trong nhà.

Cách tăng vượng khi cung tài lộc để “tiền vào như nước”.

Cách xác định cửa chính hướng “phú quý” cho sự nghiệp. 2. Nếu cổng hưởng về phía Đông Bắc

Sống trong căn nhà lâu mà cảm thấy có sự mờ mịt, bất an, không yên ổn thì điều đầu tiên bạn cần làm là xem xét lại phong thủy ngay. Đặc biệt, là cách đặt hướng cổng, nếu nó trùng với Đông Bắc, hướng của quỷ môn – đại lỵ này cần phải được hóa giải ngay.

Cách khắc phục:

Quỷ môn thường là những nhân vật mang tà khí mạnh, để xua đuổi chúng bạn nên dán những hình phong thủy tại hai bên cánh cổng. Ngoài ra, cũng có thể dán thêm các tranh ảnh phong cảnh có màu sắc sặc sỡ ở hành lang để tạo ra một không khí tươi tắn đồng thời biến khí âm thành dương. Cần chú ý giữ sạch sẽ khô ráo cho khu vực cửa, như thế có thể ngăn chặn giảm thiểu tối đa xảy ra những tai họa.

3. Nếu cổng hướng về phía Đông

Hướng Đông về cơ bản là hướng lành, ít xảy ra các tai họa nghiêm trọng. Nhưng nếu thiết kế cổng không theo hình vòng cung, đường thẳng mà bị trũng xuống hoặc lõm thì sẽ không tốt. Nó sẽ khiến cho người sống trong nhà có cảm giác thiếu sinh khí, từ đó dễ sinh bệnh.

Trong trường hợp này bạn nên sử dụng cây xanh phong thủy để hóa giải.Có thể đặt chậu cây tùng hoặc cây mai ở hai bên cửa.Trong quá trình phát triển loại cây này sẽ tạo ra các sinh khí lành nhằm bổ xung cho năng lượng sống của gia đình.

Cách khắc phục:

Cũng như phía Đông, cổng hướng về phía đông Nam cũng khá tốt, thậm chí còn đem lại nhiều may mắn. Nhưng nếu là cổng bị trũng hoặc lõm thì cũng không tốt.

4. Nếu cổng hướng về phía Đông Nam

Ngoài cách hóa giải là đặt cây xanh phong thủy, bạn cũng nên trang trí thêm các linh vật bằng thạch anh, tre, trúc để tiêu trừ những hậu quả xấu.

Cách khắc phục:

Mời bạn tham khảo một số mẫu cửa gỗ công nghiệp đang được ưa chuộng hiện nay.

Cổng quay hướng Nam cần phải đảm bảo đủ lượng ánh sáng, tránh sự tối tăm. Bởi theo phong thủy đây là hướng đón nhận ánh sáng.

5. Nếu cổng quay về hướng Nam

Tuy thiếu ánh sáng tự nhiên, nhưng bạn cũng không nhất thiết phải đặt các thiết bị chiếu sáng ở khung cổng. Tốt nhất, nên sử dụng các hình điêu khắc để trang trí, các hình này phải thuận theo tín ngưỡng của gia chủ. Hơn nữa, hướng Nam là biểu trưng cho danh dự, tài cán, vì thế phải giữ gìn sạch sẽ, quang đãng.

Cách khắc phục:

Tây Nam được cho là hướng của quỷ môn, trong phong thủy kỵ nhất là đặt cổng vào hướng này.Nếu bạn không có những xử lý triệt để thì sẽ tạo ra tà khí, tích tụ khí ẩm, khiến môi trường xung quanh lạnh lẽo, là điều kiện thuận lợi cho ma quỷ hoành hành.

6. Nếu cổng quay về hướng Tây Nam

Cách tốt nhất là chọn hướng khác để xây cổng, nếu không thể dịch chuyển bạn nên dùng biện pháp để tiêu trừ khí ẩm ướt và lạnh lẽo đó.Bày một số chậu hoa, hoặc treo những bức tranh dân gian xua đuổi tà ma, trang trí một số đồ dùng bằng thạch anh, ngọc để tăng tác dụng. Tuy nhiên, với một vài vật dụng này chỉ có tính chất hóa giải tạm thời, về lâu dài, bạn vẫn nên tính đến phương án di dời cổng sang một vị trí khác.

Cách khắc phục:

Hướng Tây cũng không phải là một hướng tốt nếu thiết kế cổng có phần lõm vào phía bên trong. Nó sẽ làm giảm tài vận của gia chủ, hao hụt, tiêu tan các khoản tiền tích góp bị thâm hụt.

7. Nếu cổng quay hướng về phía Tây

Cách khắc phục:Ngoài việc sử dụng bình phong, mành rèm cửa để che chắn, bạn cũng nên sử dụng các vật dụng nội thất có hình điêu khắc.