Phong Thuy Phong Ngu Cho Nguoi Tuoi Canh Tuat / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Globalink.edu.vn

Tu Van Tuoi Ky Mui Ke Giuong Huong Nao Hop Phong Thuy?

Tư vấn tuổi Ký Mùi kê giường hướng nào hợp phong thủy?

Hướng đặt giường ngủ cho tuổi kỷ mùi 1979 hợp phong thủy. Hướng đặt giường ngủ, phòng ngủ cho tuổi kỷ mùi nên quay về hướng Nam (Sinh khí hay Phúc lộc vẹn toàn):phúc, lộc, thọ vẹn toàn, tiền tài, danh vọng. Để tìm hiểu kỹ hơn về các hướng tốt hợp phong thủy và các hướng kỵ với tuổi Kỷ Mùi 1979, mời các bạn cùng tham khảo ở phần dưới bài viết này.

I. Đặc điểm phong thủy tuổi Kỷ Mùi

Năm sinh dương lịch: 1979

Quẻ mệnh theo quy luật Bát Quái: Nam và nữ đều thuộc cung Chấn, Đông Tứ Mệnh.

Bản mệnh tương ứng theo Ngũ hành: Tuổi Kỷ Mùi thuộc mệnh Hỏa, nạp âm Thiên Thượng Hỏa (có nghĩa là lửa trên trời). Thiên Thượng Hỏa là nguồn sáng và nguồn năng lượng rực rỡ trên trời. Do đó, nạp âm này không những không bị Thủy khắc mà Thủy còn như vật phản chiếu, giúp bản mệnh càng thêm rực rỡ.

Các đặc điểm về tính cách, vận mệnh: Tuổi Kỷ Mùi rất có chí tiến thủ, thăng tiến tốt, mối quan hệ xã hội cũng rất rộng rãi và hòa đồng. Họ có tính cách, dịu dàng, nhu thuận nhưng lại khá quyết liệt. Những người tuổi này thường chu đáo, cẩn thận trong công việc, chịu khổ chịu khó.

II. Tuổi Kỷ Mùi kê giường hướng nào?

Khi ngủ là lúc con người rơi vào trạng thái thả lỏng hoàn toàn để tái tạo nguồn năng lượng mới. Đây cũng là thời điểm mà con người dễ chịu những tác động từ bên ngoài nhất. Do đó, theo quan niệm phong thủy, hướng giường ngủ phải được đặt ở phương vị tốt. Điều này sẽ giúp chủ nhân có thể tiếp nhận được năng lượng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng xấu.

Việc chọn hướng trong phong thủy phòng ngủ phải tuân theo quy luật Bát Quái. Theo đó, tương ứng với năm sinh, mỗi người sẽ thuộc một trong tám cung mệnh. Mỗi cung mệnh khác nhau hợp với các phương vị về phương hướng sẽ cho những ý nghĩa khác nhau. Do đó, hướng này có thể tốt với người này nhưng lại xấu với người khác.

Theo quy luật này, tương ứng với mỗi người đều có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu. Đối với tuổi Kỷ Mùi, phương hướng tốt – xấu này cụ thể như sau.

1. Các hướng tốt để đặt giường ngủ cho người tuổi Kỷ Mùi

Hướng tốt nhất để đặt giường ngủ đối với gia chủ là hướng Sinh Khí. Theo đó, đối với tuổi Kỷ Mùi, gia chủ nên đặt giường theo hướng Nam để có nhiều may mắn nhất.

2. Người tuổi Kỷ Mùi nên tránh kê giường hướng nào?

III. Những lưu ý khi bài trí phong thủy phòng ngủ với tuổi Kỷ Mùi

Người tuổi Kỷ Mùi thuộc mệnh Hỏa, nên trang trí phòng ngủ bằng các màu sắc như: màu đỏ, hồng, tím (thuộc Hỏa) hoặc màu xanh lá (mang năng lượng Mộc). Những màu sắc này sẽ giúp gia tăng năng lượng tích cực cho gia chủ.

Tuổi Kỷ Mùi thuộc Thiên Thượng Hỏa nên không bị thuộc tính Thủy chế khắc. Trái lại, Thủy còn giúp người tuổi này phản chiếu được nguồn năng lượng, càng trở nên rực rỡ. Chính vì vậy, có thể sử dụng màu xanh dương để trang trí phòng ngủ nhưng cần lưu không nên dùng quá nhiều mà chỉ sử dụng làm điểm nhấn cho không gian.

Các màu tối, màu đen có sự khác biệt hoàn toàn với ánh sáng và nguồn năng lượng tỏa ra từ ánh mặt trời. Chính vì vậy, người tuổi Kỷ Mùi không nên sử dụng những màu sắc này.

Hỏa khắc Kim nên trong phòng ngủ cần chú ý không nên sử dụng nhiều màu sắc trắng, xám hay những vật có thuộc tính Kim quá mạnh.

Nguồn: https://nhadatmoi.net/tin-tuc/tuoi-ky-mui-ke-giuong-huong-nao.html

Thiet Ke Canh Quan San Vuon Theo Phong Thuy

Khu vườn là nơi trú ngụ bình an cho tâm hồn

Vào thời đại mà con người ngày càng căng thẳng, hối hả thì khu vườn càng quan trọng hơn bao giờ hết. Dù khu vườn rộng lớn đủ bao bọc lấy căn nhà hay chỉ là khoảng không gian nhỏ bé gồm vài ba chậu kiểng ở ban công, chúng ta đều có thể tạo nên một thánh địa cho tâm hồn từ không gian yên bình, lành mạnh ấy. Một trong những cách đó là áp dụng thuật Phong thủy của nền văn hóa Trung Hoa.

Các nguyên tắc Phong thủy có thể đem lại những kết quả đáng ngạc nhiên khi cải thiện dòng chảy năng lượng

Phong thủy là một phương pháp lâu đời xếp đặt và tạo dựng những nguồn năng lượng có lợi và vô hình của cuộc sống. Năng lượng này được gọi là Khí. khí được xem là tuôn chảy qua mọi sự vật và sinh ra do thế cân bằng giữa Âm và Dương. Chúng ta tác động vào năng lượng này để tạo ra một môi trường hòa hợp xung quanh ta. Thay đổi môi trường sống có nghĩa là thay đổi cuộc sống. Bằng cách thiết kế ngôi nhà và khu vườn theo các nguyên tắc Phong Thủy, chúng ta có thể đạt được sự hài hòa, bình yên và thành công trong cuộc sống.

Khi áp dụng những hiểu biết của cổ nhân về sức mạnh của thuật Phong Thủy, bạn không chỉ làm dòng năng lượng này nuôi dưỡng cuộc sống của mình mà còn có khả năng kết nối các nhịp điệu và vòng tuần hoàn tự nhiên – Đây chính là điều giúp bạn hòa mình vào sự cân bằng và hài hòa của tự nhiên.

Bạn sẽ thấy khu vườn của mình thay đổi rất nhiều và bạn sẽ muốn nhiều thời gian ngoài vườn hơn

Phong Thủy là Gì?

Để áp dụng thuật phong thủy hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu vài điều cơ bản sau đây. Khái niệm đầu tiên là Khí. Khí là dạng năng lượng chuyển động trong vũ trụ, có thể có ích hoặc gây hại, tùy theo hình dạng của môi trường và sự sắp đặt một số đồ vật cụ thể. Việc khí lưu thông tốt quanh ngôi nhà và vườn gắn liền với sự may mắn và thành công của bạn trong cuộc sống. Điểm thứ 2 là sự tương tác giữa Âm (năng lượng tiêu cực) và Dương (Năng lượng tích cực). Sự tương tác này dẫn đến sự lưu thông của Khí. Điều thứ 3 là, theo triết lý Trung Hoa, mọi thứ trong vũ trụ tạo thành từ 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Mẫu thiết kế Phong thủy tốt nhất cho cả vườn và nhà của bạn là đặt nhà ở lưng chừng núi, nơi mà các dòng năng lượng vũ trụ và đất cân bằng bởi vì có núi ở phía sau lưng nhà bạn và có dòng sông nhẹ nhàng uốn khúc cùng một ngọn đồi trước nhà. Tuy nhiên hiếm khi chúng ta sở hữu một căn nhà ở địa thế như vậy nên các nhà Phong thủy đã tìm ra nhiều cách “Hóa Giải” để thu hút năng lượng tích cực và ngăn chặn dòng năng lượng tiêu cực cho các căn nhà và vườn ở mọi loại địa thế.

Bằng cách sắp xếp trong nhà và vườn những đồ vật biểu tượng cho các yếu tố bị thiếu trong mô hình Phong Thủy hay đồ vật làm cân bằng năng lượng âm – dương trong không gian nhà vườn, bạn có thể tạo ra một thánh địa chứa năng lượng tích cực.

Các vật trang trí, cây cảnh, đá tạo hình, lối đi trong vườn, các lùm cây cắt tỉa theo nhiều hình dạng và nhiều loại hoa đủ màu sắc tương ứng ngũ hành

Loạt Bài “Thiết Kế Sân Vườn Theo Phong Thủy”

Theo Phong Thủy để tạo ra dòng năng lượng tốt trong vườn thì các yếu tố âm và dương phải cân bằng. Năng lượng dương được xem là một dạng năng lượng nam tính, năng động, tương ứng mặt trời, các màu sáng như đỏ, cam vàng. Năng lượng âm được xem như là năng lượng nữ tính, thụ động, tương ứng với mặt trăng và các màu lạnh như xanh lá cây và xanh dương.

Khoảng sân vườn trước, khu vực sinh hoạt chung, được xem là biểu tượng của năng lượng dương; còn vườn sau, riêng tư hơn, được xem là biểu tượng của năng lượng âm.

Nếu có quá nhiều năng lượng dương ví dụ khu vườn nhận rất nhiều nắng và có nhiều cây cảnh màu sắc tươi sáng, thì bạn sẽ thấy khu vực đó ĐỘNG. Nếu có quá nhiều năng lượng âm, ví dụ khu vườn râm mát và có một ao tù, thì khu vực đó TĨNH.

Hãy vẽ một bản đồ nhỏ về không gian chính của khu vườn nhà bạn, rồi đi quanh vườn và đánh dấu những khu vực nào bạn cho là tương ứng năng lượng Âm như khu vực ẩm, mềm, râm, mát , kín và bằng phẳng. Nhưng khoảng không giang mang năng lượng Dương thì để trống ví dụ như khu vực có nắng, khô, cứng hay nhưng khoảng đất cao.

Tiếp theo bạn hãy vẽ bản đồ và đánh dấu tương tự cho những khu vườn quan trọng của khu vườn: Cổng trước, khoảng giữa đường và cổng trước, và 2 bên hông nhà, nếu không gian đủ lớn.

Các bản đồ này là điểm xuất phát để bạn bắt đầu sắp xếp lại Thiết Kế Vườn Theo Phong Thủy. Nếu bạn nhận thấy có quá nhiều năng lượng dương trong vườn thì hãy dọn dẹp, làm cỏ, trồng những lùm cây lá sậm hay đào ao hồ. Nếu năng lượng âm quá nhiều, bạn hãy nghĩ đến việc chiếu sáng, lấp ao hồ hoặc dời một kiến trúc đổ bóng quá rộng trong vườn.

Thiết Kế Vườn và Phong Thủy Tốt

Phong thủy tốt là khi năng lượng có thể lưu thông hài hòa quanh môi trường sống của bạn. Điều đầu tiên hãy chú ý vào khoảng sân trước vì đây là khu vực đầu tiên nhận luồng năng lượng tốt từ môi trường. Dòng năng lượng tốt sẽ đi qua cổng chính, được xem là “MIỆNG của KHÍ” để đến vườn trước. Năng lượng nhất thiết phải lưu thông uốn khúc ở phần này của khu vườn. Bạn hãy tránh những lối đi thẳng. Nếu đã lỡ có những lối đi thẳng, bạn hay xem xét chỉnh lại lối đi hay trồng những lùm cây tạo những khoảng đất lấn vào lối đi để che đường thẳng. Nếu bạn trồng các bạn trồng các lùm cây, hãy nhớ chọn loại có bộ rễ nông để rễ cây không làm mấp mô hay tệ hơn là làm vỡ nát lối đi

Dòng năng lượng tích cực lưu thông uốn khúc. Để kích thích năng lượng này lưu thông quanh nhà

Bạn nên để cây cối mọc che đi những cạnh thẳng nhằm giảm tốc độ lưu thông của dòng năng lượng, tránh để dòng trôi vèo với lối đi thẳng tắp

Sân sau tượng trưng cho sự nâng đỡ và nuôi dưỡng. Nếu khu vườn này quá trống trải hay thoai thoải so với căn nhà thì bạn hãy trồng những cây cao hoặc cây làm bờ rào dọc theo ranh giới sân sau. Những cây cao này tượng trưng cho năng lượng nâng đỡ của núi mà lẽ ra là đứng sau lưng nhà bạn.

Thuận theo lý thuyết về quan hệ nội tại của vạn vật, 5 yếu tố Ngũ Hành tương ứng với những con số, phương hướng, các lĩnh vực trong cuộc sống, số mệnh, mùa và những khía cạnh khác. Một số vật thông thường có thể tượng trưng cho 5 yếu tố này, ví dụ bình đất là Thổ, dụng cụ làm vườn là Kim, đồ gỗ trong vườn là Mộc, lò nướng ngoài trời là Hỏa hay hồ nước là Thủy.

ĐÔI NÉT VỀ SỰ TUẦN HOÀN của 5 YẾU TỐ NGŨ HÀNH

Trong y thuật phương Đông, người ta tin răng cơ thể con người là sự kết hợp giữa 5 yếu tố này, do đó chữa bệnh là điều chỉnh lại sự cân bằng cách loại bỏ một số thực phẩm hay thêm vào những loại thuốc tương ứng với một yếu tố hay sự kết hợp cùng lúc vài yếu tố. Tương tự như vậy, trong Phong Thủy các yếu tố này có thể điều chỉnh sự mất cân bằng của dòng chảy năng lương lưu thông quankhu vườn và căn nhà.

Người ta cho rằng 5 yếu tố này tương tác lẫn nhau theo các hướng hổ trợ và chế ngự nhau. Trong vòng tuần hoàn tương sinh theo sơ đồ bên trái trong hình trên, Thổ sinh Kim, Kim chứa Thủy, Thủy vượng Mộc, Mộc tiếp Hỏa và Hỏa giúp Thổ. Trong vòng tuần hoàn tương khắc bên phải Thổ át Thủy, Thủy dập Hỏa, Hỏa làm chảy Kim, Kim chém Mộc và Mộc là kiệt Thổ.

Đây là một ví dụ về sự tương sinh giữa Kim, (tượng trưng cho sếu bằng kim loại) với Thủy. Sự hài hòa âm dương cũng sinh ra từ sự cân bằng.

YẾU TỐ THỔ TRONG SÂN VƯỜN

Theo hệ thống phân mùa của Trung Hoa, Thổ tương ứng với năng lượng cuối hè sang Thu. Đây là thời điểm năng lượng âm – dương cân bằng, Thổ cũng tương ứng với vùng không gian chính giữa khu vườn hay căn nhà, và với hướng Tây – Nam và Tây – Bắc. Những vật trang trí vườn tượng trưng cho Thổ bao gồm gạch hoặ đá và những lối đi lát gạch. Nhà nghỉ có mái bằng và hình khố vuông cũng tượng trưng cho Thổ.

Các loại cây tượng trưng cho Thổ bao gồm các loại cỏ có vị ngọt, ví dụ Hương Thảo hay Xô Thơm, và các loại hoa màu vàng, cam nhưu cúc vàng đầm, cúc vạn thọ, quế trúc, sen cạn, anh thảo. Theo Phong Thủy, cúc là nguồn sinh ra năng lượng vui vẻ, hạnh phúc cho khu vườn.

Những loại hoa màu vàng mọc cạnh đá

Lời khuyên của tác giả: Ở khu vườn đá, bạn hãy trồng các loại cây như hoa hồng đá màu vàng hoặc anh thảo. bạn cũng có thể trồng hoa hồng trong các chậu đất hay các cây họ tùng và các loại cây có dáng vuông. Đặc biệt, bạn không nên đặt các vật thể và cây tương ứng với Thổ cạnh những vật tương ứng với Thủy, nhưng sẽ có lợi nếu ở gần Kim. Cũng đừng đặt Thổ cạnh những vật tương ứng với Mộc vì Mộc sẽ làm giảm Thoormawcj dù năng lương từ đất rõ ràng là rất có lợi cho sự phát triển của Thổ.

YẾU TỐ KIM TRONG SÂN VƯỜN

Cũng dựa trên hệ thống phân mùa của Trung Hoa thì Kim tương ứng năng lượng Mùa Thu. Đây là thời điểm năng lượng âm bắt đầu vượng khi dòng năng lượng từ từ lặn xuống đất. Năng lượng này tương ứng với ướng Tây.

Chậu, xô và các đồ vật kim loại khác và câu trồng sinh Kim

Những vật thể trong vườn tương ứng với Kim bao gồm: những tượng đồng hay kim loại khác, những bồn chứa lớn bằng kim loại, những kiếm trúc dạng vòm hay khối cầu kim loại, đồng hồ mặt trời, bàn ghế kim loại, cột kèo, ũng như tấm ngăn hay mái tôn.

Những loại cây tương ứng với Kim bao gồm cỏ thi và ngải tây. Bạc hà mèo cũng là một loại cây tính Kim. Bạc có thể trồng bạc hà mèo các góc cạnh của lối đi. Những loại hoa trắng như cúc, hồng, dành dành, hoa loa kèn, thủy tiên cũng trượng trưng cho Kim.

Một cánh cổng sắt không chi tượng trưng cho Kim mà hoavăn lượn sóng còn cho phép dòng năng lượng lưu thông sang các khu vực khác của vườn mà ít gặp trở ngại

YẾU TỐ THỦY TRPNG SÂN VƯỜN

Trong hệ thống phân mùa của Trung Hoa, Thủy tương ứng với năng lượng mùa đông. Đây là thời điểm mà năng lương âm vượng nhất. Khi hầu hết năng lượng lặn sâu trong lòng đất. Thủy tương ứng với hướng Bắc.

Một kiến trúc nước lớn sẽ thu hút rất nhiều năng lượng âm. Kiến trúc này hoàn toàn ổn thỏa cho một khu vườn lớn.

Khi xây gồ trong vườn, bạn hãy chắc chắn là máy bơm hoạt động liên tục để nước hồ không bị ứ đọng. Quanh hồ, bạn hãy trồng lại loại hòa trắng hoặc xanh xám theo đường uốn khúc. Những vật thể và cây cố tượng trưng cho Thủy sẽ làm lợi cho Mộc cũng như Kim sẽ lợi cho cây và vật thuộc hành Thủy. Hãy giữ Thủy tránh khỏi Thổ vì Thổ khắc Thủy.

YẾU TỐ MỘC TRONG SÂN VƯỜN

Theo hệ thống phan mùa của Trung Hoa, Mộc tương ứng với năng lượng mùa xuân. Đây là thời điểm mà năng lượng Dương vượng nhất. Mộc tương ứng với hướng Đông.

Những vật thể và cây cối tương ứng với Mộc bao gồm bàn ghế gỗ, các kiến trúc gỗ như sàn nước, hàn rào lưới, hàng rào gỗ, cột gỗ, hàng dậu gỗ, nong liếp và bờ rào gỗ.

Những loại cây tương ứng với Mộc bao gồm họ cây lá xanh xanh quanh năm như tùng, bách, dương. Những loại cây này có lá dày và xanh nên trồng ở góc vườn hay làm hàng rào ngăn cách rất tốt. Cây hoa trà, hoa cẩm tú cầu, hải đồng và những loại cây được xem là có dạng hình chữ nhật tượng trưng cho Mộc có thể làm vách chắn rất tốt cho sân vườn. Bên cạnh đó một đặc trưng khác của cây tượng trưng cho Mộc thường có lá dày, xanh và mọc um tùm hoặc có hai. Ví dụ như hồng gai, cây cỏ lá kim, lá nhọn.

Nhà gỗ trong vườn thu hút năng lượng mùa xuân giống như năng lượng sinh ra khi trẻ em chơi đùa. Để hạn chế tiêu cực, bạn hãy thêm vào yếu tố âm băng cách

trồng các loại cây bụi có lá sậm quanh nhà.

YẾU TỐ HỎA TRONG SÂN VƯỜN

Hỏa tương ứng với năng lượng mùa hè. Đây là thời điểm Dương vượng nhất. Hỏa tương ứng với hướng nam. Những vật thể trong vườn tượng trưng cho Hỏa gồm lò nướng ngoài trời, các dụng cụ nấu ăn ngoài trời khác và những vật nhọn sử dụng để làm cọc cho luống cây.

Nhưng loại cây tương ứng với Hỏa bao gồm những loại cho moa màu đỏ hay các lá nhọn có sắc cạnh. Những câu có dạng hình tam giác cũng tương ứng với Hỏa. Ví du: thông, linh san, bách, kim phượng, mận lá đỏ… Theo phong thủy, thông tượng trưng cho sự trường thọ.

Các cây hành Hỏa khác như: hồng đỏ, đậu thược dược, dứa gai, tulip, thủy tiên vàng, diên vĩ, mã đề, lay ơn… Và gần gũi hơn tất cả là các loại gia vị chúng ta hay dùng hàng ngày như: ớt, tỏi tây, tỏi ta, thì là, măng tây…

Tuy nhiên, bạn nên trồng các loại cây thuộc hành Hỏa thưa ra vì sức mạnh của năng lượng Hỏa, thông qua màu và mùi, có thể lấn ác các cây xung quanh. Những cây này nhìn sẽ đẹp nhất khi bạn trồng chúng giữa mảng cây lá xanh sậm. Đặc biệt hơn, bạn không nên đặt những vật thể và cây cối tướng ứng với Hỏa cạnh những vật thể và cây tương ứng với Kim nhưng sẽ rất có lợi với Thổ.

VuonXanhNhaXinh: Đây là một bài viết dài phải không bạn? VuonXanhNhaXinh hy vọng rằng bài viết mang đến được cho bạn kiến thức về phong thủy mà bạn đang cần và đang tìm. Bài viết sắp tới Phần 4: Sử dụng Bát Quái để Thiết Kế Vườn (Dành cho bạn) nằm trong loạt bài Thiết Kế Sân Vườn theo phong thủy sẽ mau chóng được post lên trong vài ngày tới. Cám ơn bạn đã đọc bài viết.

Bát quái, đồ hình 8 cạnh thể hiện cấu trúc vũ trụ và các dòng năng lượng. Mỗi cạnh của bát quái tương ứng với một hướng cụ thể và một lĩnh vực. Hình tròn ở giữa bát quái là biểu tượng âm dương. Có nhiều môn phái ứng dụng bát quái vào một lĩnh vực nhất định để tìm ra dòng chảy năng lượng. Trong phần này, bạn sẽ thử dùng một bát quái giản lược phân ra làm 8 phần để xác định cấu trúc địa lý của khu vực bạn muốn tác động đến dòng năng lượng.

Để lập bảng bát quái bạn hãy vẽ một hình tròn to trong một tờ giấy khổ A4. Qua tâm hình tròn, bạn hãy chia hình tròn thành 8 phần bằng nhau, sau đó ghi tên 8 phần đó theo 8 hướng được sử dụng trong Phong Thủy: Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam, Tây, Tây Bắc. Một câu hỏi bạn cần trả lời trước khi sử dụng bát quái để xem xét căn nhà và là liệu bạn có muốn xem cả căn nhà và khu vườn là một khối hay bạn muốn tác riêng sân sau.

Cách Sử Dụng Bát quái Để Phát Họa Khu Vườn

Nhiều căn nhà ở phương Tây không có được hai khoảng vườn ở hai bên hông nhà. Nếu căn nhà năm giữa sân trước và sân sau chỉ được nối bằng một hoặc hai lối đi nhỏ bên hông nhà, bạn hãy cân nhắc xem xét hai sân này tách rời nhau. Nếu bạn tách sân trước khỏi sân sau, bạn hãy lấy la bàn ra để tìm xem mỗi khu vườn quay mặt ra hướng nào rồi vẽ phác họa mỗi khu vườn. Dù vườn có vuông vức hay không thì bạn hãy cứ vẽ một hình vuông hoặc chữ nhật bao lấy khu vườn. Bạn đừng lo về những khoảng thụt vào hay lồi ra ở diện tích đó.

Bạn sẽ có thể dễ dàng tìm tâm của khu vườn bằng cách vạch các đường chéo từ bốn góc của hình vuông hay chữ nhật. Tâm của khu vườn là điểm hai đường chéo giao nhau. Sau đó bạn đặt sơ đồ bát quái vào tâm khu vườn và xoay cho đến khi nào hướng ghi trên bát quái khớp với hướng mặt trước của khu vườn.

Nếu bạn xem cả căn nhà và khu vườn là một khối đầu tiên hãy vẽ phác họa tầng 1 của căn nhà và tìm điểm giao nhau của 2 đường chéo hình vuông hay chữ nhật đó. Đó là tâm của căn nhà. Bạn hãy đặt sơ đồ bát quái vào tâm của căn nhà và xoay cho đến khi hướng ghi trên bát quái tương ứng với hướng mặt trước căn nhà. Bạn có thể kéo dài các đường thẳng cho đến khi cả căn nhà và khu vườn đều được chia là 8 phần.

8 Lĩnh Vực gắn liền với 8 Hướng của Bát Quái

Đặt sơ đồ bát quái lên trên hình căn nhà và khu vườn đúng theo hướng căn nhà

Đây là tám lĩnh vực quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn. Tất cả đều bị dòng chảy năng lượng lưu thông trong môi trường sống của bạn tác động.

Người ta cho rằng bằng cách cố ý trang trí vườn với những vật thể và cây cối thích hợp, có thể hổ trợ 8 lĩnh vực này. Ví dụ: nếu bạn cảm thấy cô đơn và không được ai giúp đỡ, thì có nhiều cách để cải thiện tình trạng này bằng cách tác động vào khu vườn Quan Hệ Xã Hộ và Quý Nhân Phù Trợ trong khu vườn.

5 Loại Cây Cảnh Phong Thủy Tốt Cho Năm Mới,5 Loai Cay Canh Phong Thuy Tot Cho Nam Moi

5 loại cây cảnh phong thủy tốt cho năm mới

Trồng cây trong nhà chính là hiệu pháp cân bằng và cải tạo sinh khí một cách đơn giản và dễ điều chỉnh nhất. Theo phong thủy, trồng những loại cây được xem là cây cát tường có thể mang lại may mắn và sức khỏe cho cả gia đình.

Những loại cây được phong thủy xem là cát tường, mang lại sinh khí trong nhà có thể liệt kê ra gồm những loại cây sau:

1. Cây quất

Theo quan niệm của người Việt ta, cây quất (hoặc quýt) tượng trưng cho sự thu hoạch “bội thu” và cũng là một khởi đầu cho năm mới tốt đẹp. Vì thế, vào đầu năm mới, ta thường thấy mỗi gia đình thường mua một cây quất (quýt) quả vàng xum xuê, lá xanh tốt với mong muốn khởi đầu một năm mới tốt đẹp, giúp gia tăng tiền tài và vận may cho các thành viên trong gia đình.

Những cây quất lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống. Bài trí cây quất trong nhà với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình, trong kinh doanh, đặt cây quất ở văn phòng hoặc cửa hàng sẽ đem lại cát khí lớn lao, sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc.

2. Cây kim tiền

Như tên gọi của nó, kim tiền, phát tài thể hiện sự phú quý, giàu sang và tiền bạc. Cây kim tiền là một trong những loại cây may mắn nhất trong phong thủy. Lúc cây kim tiền nở hoa sẽ mang lại nhiều lộc và may mắn nhất. Nếu cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng tượng trưng thì sẽ trở thành cây phát tài có ý nghĩa về mặt phong thủy và rất đẹp mắt.

Với ý nghĩa như vậy, cây kim tiền rất thích hợp làm quà tặng trong những dịp mừng lễ tết, thăng chức, khai trương…

3. Cây sung cảnh

Sung là loài cây được nhiều người chơi cây yêu chuộng vì cây có dáng thế rất đẹp, dễ tạo hình. Hơn nữa, sung cũng là loài cây có sức sinh trưởng tốt, dễ chăm sóc. Theo dân gian, tên “sung” mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, viên mãn, tròn đầy, do đó người Việt không chỉ thích trồng sung trang trí vườn nhà mà còn bày quả sung trên bàn thờ ngày Tết. Theo phong thủy, cây sung có dáng đẹp, sức sống tốt, quả sung mọc ra từ thân, tròn, căng, đẹp mắt có ý nghĩa thu hút tiền tài, mang lại điều may mắn, sung túc.

Cùng với đào, mai, cúc…cây sung không thể thiếu trong ngày Tết truyền thống của nhiều gia đình Việt. Những người chơi cây cảnh còn xếp sung đứng đầu trong bộ tam đa, là biểu tượng của Phúc (sung) cùng với Lộc (lộc vừng) và Thọ (vạn tuế).

4. Cây phất dụ

Cây phất dụ còn được gọi là cây phát tài. Trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ. Cây phất dụ có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, trong đó, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó: phất dụ xanh – biểu tượng của may mắn; phất dụ thơm – là cây thiết mộc lan, thơm về đêm; phất dụ rồng – còn gọi là huyết rồng, còn dùng làm thuốc chữa bệnh; phất dụ lá hẹp – còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh; phất dụ trúc – xua đi vận đen, còn gọi là trúc thiết Quan Âm…

Theo một số quan niệm, người ta thường mua phất dụ theo các cành có số lượng như sau: 3 – cho sự hạnh phúc; 5 – cho sức khỏe; 2 – cho tình duyên; 8 – cho tài lộc; 9 – cho thời vận. Điều cần lưu ý là phải chăm chút cho cây luôn xanh tốt thì mới đạt được hiệu quả về mặt phong thủy.

5. Cây kim ngân

Cây Kim Ngân được cho là thu hút sự giàu có và thịnh vượng, mang lại may mắn cho những người có nó. Cây cảnh này là tượng trưng cho may mắn, ​​vì có năm lá bắt nguồn từ mỗi nhánh và về cơ bản đại diện cho năm yếu tố của phong thủy: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Điều này đã làm cho cây Kim Ngân trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho việc thu hút tiền bằng cách đặt nó trong nhà để cân bằng các nguồn năng lượng chi phối tài chính của bạn.

Những điều nên tránh khi bố trí phòng ăn13/02/2017

Tận dụng khoảng trống dưới gầm cầu thang13/02/2017

Thịnh hành xu hướng kiến trúc Tân cổ điển15/02/2017

Có nên thuê kiến trúc sư thiết kế16/02/2017

Khái niệm thiết kế cảnh quan17/02/2017

Vị trí hướng ngồi của giám đốc và nhân viên30/11/2016

Xác định bức xạ điện trường từ những thiết bị văn phòng (ảnh hưởng trong vùng khí trường)02/12/2016

Những vật chế hóa vùng tụ sát hay được dùng trong khoa phong thủy02/12/2016

Phương vị theo hướng nhà05/12/2016

Ngũ hành cho không gian chức năng05/12/2016

Học Phong Thủy Cơ Bản,Hoc Phong Thuy Mien Phi,Học Phong Thủy Ở Đâu,Học Phong Thủy Online,Phong Thuy Ban Hoc,Khoa Hoc Phong Thuy,Phong Thủy Bàn Học Theo Tuổi,Hoc Xem Phong Thuy,Tu Hoc Phong Thuy,Lop Hoc Phong Thuy,Học Phong Thủy Bắt Đầu Từ Đâu,Tự Học Phong Thủy Căn Bản,Hoc Phong Thuy O Dau,Phong Thuy Goc Hoc Tap,Học Phong Thủy Ở Tphcm,Phong Thuy Phong Hoc Cho Con,Phong Thủy Phòng Học Theo Tuổi,Hoc Phong Thuy Tren Mang,Cách Học Phong Thủy,Phong Thuy Hoc Com,Day Hoc Phong Thuy,Học Phong Thủy Ở Hà Nội,Lop Hoc Phong Thuy Tphcm,Lớp Học Phong Thủy Tại Hà Nội,Học Về Phong Thủy,Hoc Phong Thuy Tam An,Học Phong Thủy Nhà Ở,Hoc Phong Thuy Truc Tuyen,Tài Liệu Học Phong Thủy Cơ Bản,Phong Thuy Hoc Gioi

Tác giả tại Dương Công Từ (đền thờ Dương Quân Tùng) – nguồn: TMFS

Dương Quân Tùng(楊筠松) hay còn được gọi là Dương Công, Dương Cứu Bần (thầy Dương cứu người nghèo). Ông tên là Ích, tự là Thúc Mậu, hiệu là Quân Tùng, sinh năm 834 – mất năm 906 vào thời nhà Đường. Ông sinh ra ở vùng Đậu Châu, ngày nay thuộc tỉnh Quảng Đông, là người thuộc dân tộc Khách Gia. Ông được người đời gọi là Phong Thủy Đại Tông Sư, là cha đẻ, người khai phá hoằng dương ích dân thuật Phong Thủy.

Tất cả các trường phái Phong Thủy đều xem ông như Đại Tổ Sư, kinh điển các sách về Phong Thủy đều trích dẫn các tác phẩm của ông. Nói đến các nguyên tác của Dương Quân Tùng thì cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi xem tác phẩm nào là chính gốc, tác phẩm nào là do người đời sau giả mạo. Sinh thời ông chỉ đích thân viết ra 7 tác phẩm: Thanh Nang Áo Ngữ, Thiên Ngọc Kinh, Ngọc Xích Kinh, Ngọc Hàm Kinh, Đô Thiên Bảo Chiếu Kinh, Hám Long Kinh và Nghi Long Kinh và đây là những tác phẩm gốc mà trường phái Dương Công Cổ Pháp Cống Châu dựa làm căn bản. Người đời sau, thuộc các phái Tam Hợp hoặc Tam Nguyên Huyền Không dựa vào các tác phẩm gốc mà thêm bớt nhiều câu chữ khác nguyên tác hoặc nhiều tác phẩm khác cũng cho là của Dương Công viết.

Vào năm 17 tuổi, ông đỗ vào làm quan trong triều nhà Đường, nắm vị trí Chưởng Linh Đài Địa Lý, làm quan đến chức Kim Tử Quang Lộc Đại Phu. Vào thời tàn Đường vua Đường Hy Tông, ở tuổi 45, ông bất mãn vì triều đình tham quan thối nát và tình cảnh dân nghèo túng, nhân lúc vua Đường Hy Tông lánh nạn giặc Hoàng Sào nổi lên nên đánh cắp nhiều sách vở quý giá về thuật Kham Dư (Phong Thủy) trong Tàng Kinh Các.

Lược sử về Dương Công tại làng Lưu Khanh – nguồn: TuongMinhFengShui

Ông trốn sự truy bắt của triều đình Tràng An và về vùng mà ông cho là Phong Thủy Bảo Địa là Cống Châu thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay. Ông dành hết quãng đời còn lại để nghiên cứu và thực hành, áp dụng Phong Thủy cứu giúp người nghèo cùng với 3 đại đệ tử của mình là Tăng Văn Xương (có một số sử liệu lại ghi nhầm là Tăng Văn Địch曾文迪),Lưu Giang Đông (劉江東)và Liêu Vũ (廖禹).

Có nhiều sách ghi nhầm lẫn là Lại Bố Y hay Lưu Khiêm cũng là đệ tử tuy nhiên thực ra là không phải. Tuy lại Lại Bố Y cũng được xem là 1 Đại Danh Sư Phong Thủy nhưng ông không phải là đệ tử chân truyền của Dương Công mà chỉ là người kế thừa về sau. Chúng tôi sẽ đề cập đến nhân vật lừng lẫy này trong 1 bài viết khác.

Vì để trốn tránh sự lùng sục truy bắt của triều đình nên ông thường trốn trên đỉnh những ngọn núi cao nhất của Cống Châu để dạy và nghiên cứu Phong Thủy. Ngày nay vẫn còn di tích ngôi nhà ngày xưa ông ở trên đỉnh núi và nơi đây được gọi là Dương Tiên Lĩnh (dãy núi của Tiên Ông Dương Công, chữ Lĩnh này giống chữ Lĩnh trong Hồng Lĩnh Lam Giang ở vùng Hà Tĩnh để chỉ những dãy núi cao ngất, hùng vĩ và linh thiêng) vì sau khi ông mất đi được xem như là 1 vị thần tiên.

Sau lưng tác giả là dãy Dương Tiên Lĩnh – nguồn: TuongMinhFengShui

Chúng tôi đã được vinh dự leo mệt bở hơi tai, mồ hôi vã như tắm lên trên đỉnh này và đã nhờ sự hiển linh của Dương Công khai quang cho một số La Bàn.

Tác giả đo đạc sinh khí từ con sông Chương trên đỉnh Dương Tiên Lĩnh

Năng lượng trên đỉnh Dương Tiên Lĩnh là rất mạnh mẽ nên chỉ sau vài phút là giúp người nhanh chóng lấy lại sinh lực. Sau khi khảo sát đo đạc với những cổ thư của trường phái Dương Công Cổ Pháp thì ngôi nhà ngày xưa nơi Dương Công trú ngụ liên tục được đón nhận luồng Sinh Khí từ con sông Chương ào ạt chảy đến, Long Khí từ Dãy Tiên Lĩnh cũng không ngừng sôi sục, chẳng trách ngày xưa dù tuổi rất cao, ông vẫn muốn ở trên đỉnh núi này để cứu bần.

Chúng tôi xin hẹn bạn đọc vào bài viết sau “Những truyền thuyết về Dãy Núi Dương Tiên Lĩnh”.

Thầy Phong Thuỷ Nguyễn Thành Phương

Thành Viên Full Member Hiệp Hội Phong Thủy Quốc Tế IFSA

Viện Nghiên Cứu Ứng Dụng Kiến Trúc Phong Thủy – Academy of Feng Shui Applied in Architecture (AFSA)

Cố Vấn Cao Cấp công ty TNHH Tường Minh Phong Thuỷ (TMFS)

Gỉang Viên Chính Trung Tâm Tường Minh Phong Thuỷ

Gỉang Viên Hợp Tác Đào Tạo các chương trình Gíao Dục Kỹ Năng & Trực Tuyến như Sáng Tạo Việt, Topica, Unica, Ulearn, v.v…

4 Cách liên hệ để nhận trợ giúp từ Tường Minh Phong Thuỷ & chúng tôi sẽ phản hồi thông tin của quý vị trong thời gian sớm nhất.

Địa chỉ văn phòng: số 54, Đinh Công Tráng, Phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tổng đài Số điện thoại: 08.6681.4141 – 0981.229.461

Hộp thư điện tử: tuvan@phongthuytuongminh.com

Form liên hệ: http://phongthuytuongminh.com/contact