Phong Thủy Qua Các Đời Vua Việt Nam Bài 10 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Globalink.edu.vn

Phong Thủy Qua Các Đời Vua Việt Nam

Thực hư Cao Biền trấn yểm thành Đại La

Theo tư liệu lịch sử và phong thủy, Cao Biền khi sang xâm lấn nước ta đã tiến chiếm thành Đại La và cho đắp lớn thành này cao đến 2 trượng 6 thước, chu vi hơn 1982 trượng, trên thành xây 55 vọng gác, với nhiều điểm phòng vệ quân sự. Để làm rào chắn cho thành Đại La, Cao Biền đã tập trung các hộ ở vây quanh với bốn vạn căn nhà. Là người giỏi về thuật phong thủy, xem địa lý, đoán cát hung, nên Cao Biền đã dò xét rất kỹ vị trí để xây thành Đại La (mà sau này vua Lý Thái Tổ khi dời đô về Thăng Long đã cho xây mới lại) và dò tìm đầu mối long mạch nước ta.

Vâng lời vua Đường, Cao Biền đến nước ta bỏ công đi khắp nơi, xem xét núi non, rừng biển, sông hồ, chỗ nào địa thế tốt, có khí địa linh, thì đều yểm cả. Riêng núi Tản Viên là Cao Biền không dám đụng tới vì cho rằng đó là chỗ thiêng liêng của chư thần thường ngự, không thể yểm được.

Trong những nơi mà Biền nhắm đến có một điểm khá quan trọng, đó là làng Cổ Pháp – nơi sẽ sinh ra bậc đế vương của trời Nam. Vì thế, sau nhiều ngày chú tâm xem xét về cuộc đất toàn vùng, Cao Biền cùng các thầy pháp và thầy địa lý của Trung Quốc đã ra tay “cắt đứt long mạch” bằng cách đục đứt sông Điềm và 19 điểm ở Phù Chấn để yểm.

La Quý nối chỗ đứt long mạch

Nhưng mưu thâm độc của vua Đường và Cao Biền trong việc phá hủy thế phong thủy và làm tan khí tượng đế vương ở nước ta đã bị một thiền sư thời ấy là ngài La Quý phá tan.

Ngài La Quý là trưởng lão tu ở chùa Song Lâm, thuở nhỏ du phương tham vấn khắp nơi, sau đến gặp pháp hội của thiền sư Thông Thiện liền khai ngộ. Khi đắc pháp, ngài La Quý tùy phương diễn hóa, nói ra lời nào đều là lời sấm truyền. Ngài rất thông tuệ, nhìn xuyên sông núi, biết rõ nguồn gốc phong thủy, biết quá khứ và tiên đoán được tương lai.

Trước khi mất, vào năm 85 tuổi (năm 936), ngài gọi đệ tử truyền pháp là Thiền Ông đến căn dặn: “Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch, dùng phép phong thủy, biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng đế vương, nên đã nhẫn tâm đào đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn. Nay ta đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa”.

“Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây bông gạo. Cây bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để trấn an và nối liền những chỗ đứt trong long mạch, mục đích để đời sau sẽ có một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật”.

Đến đời Lê, có ngài Nguyễn Đức Huyên sinh tại làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh, là người lặn lội học khoa địa lý phong thủy tận nơi khai sáng của khoa này trên đất Trung Hoa và cũng là người Việt Nam đầu tiên viết sách địa lý lưu truyền đến nay. Ngài là danh nhân có tên gọi quen thuộc không những trong dân gian mà cả giới nghiên cứu nữa: Tả Ao.

Tả Ao đã phân tích, nêu rõ hình các cuộc đất kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, cũng như việc tìm long mạch ra sao. Xin nêu ra đây đoạn nhỏ trong sách “Tả Ao địa lý toàn thư” do Cao Trung biên dịch, đại ý nêu hai mạch: Mạch dương cơ và Mạch âm phần. Mạch dương cơ nếu nhỏ thì dùng làm nhà, nếu lớn hơn làm doanh trại, hoặc rộng và tốt có thể dùng làm thị trấn, xây kinh đô. Còn Mạch âm phần dùng chôn cất.

Bệ trang trí vũ công thời Lý

Đại cương là vậy, về chi tiết còn có nhiều loại mạch khác, như Mạch mã tích tức mạch chạy như vết chân ngựa, lúc cạn lúc sâu; Mạch hạc tất tức mạch ở giữa nhỏ, hai đầu to ra dần, như gối của con hạc; Mạch phong yếu tức mạch nhỏ nhắn, phình ra to dần như lưng con ong; Mạch qua đằng tức mạch không chạy thẳng mà ngoằn ngoèo như các thân cây bí cây bầu, có khả năng kết được bên trái hoặc bên phải đường đi của mạch nên được xem là loại mạch quý. Đất kết có hai loại: một loại dùng chôn xương người chết và một loại để người sống ở đều tốt.

(Nguồn: Duyên dáng Việt Nam)

Phong Thủy Qua Các Đời Vua Việt Nam – Bài 2: Đất Phát Vương Của Nhà Trần

“Tả Ao địa lý toàn thư” ghi rõ muốn tầm long cần phải biết: Thái tổ sơn của toàn thể các cuộc đất xuất phát từ dãy Himalaya, phải biết Minh đường là nơi nước tụ trước huyệt để nuôi khí lành, biết Thanh long là thớ đất bên trái huyệt và Bạch hổ là thớ đất bên phải huyệt, cả hai ôm chầu vào huyệt kết, biết về long sinh (mạch sống động như mãng xà vương đang phóng tới), long tử (mạch nằm ngay đơ như chiếc đũa tre), long cường (mạch nổi to như sóng lớn), long nhược (mạch lặng lờ như sóng nhỏ lăn tăn).

Những điều trên chắc hẳn Cao Biền đã ứng dụng trong cuộc “tầm long” trên toàn cõi nước ta để trấn yểm, nhưng đất phát vương của 12 đời vua Trần (chưa kể thêm đời hậu Trần) đã tồn tại vượt lên ý đồ của Cao Biền. Đó là vùng đất ở nguồn sông Phổ Đà, tức sông Luộc, nằm trên địa phận thôn Lưu Gia (thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay).

Phát vương trên đất kết

Đến với vùng đất đó buổi sơ khai có 3 anh em nhà họ Lưu, gồm: Lưu Khánh Đàm, Lưu Ba, Lưu Lượng. Về sau, cả ba người đều làm quan, trong đó Lưu Khánh Đàm được vua Lý Nhân Tông trọng dụng (khi vua sắp mất vào tháng chạp năm Đinh Mùi 1127 đã cho gọi Đàm vào nhận di chiếu để cùng Lê Bá Ngọc đưa hoàng thái tử là Lý Thần Tông lên ngôi trước linh cữu). Tên tuổi của Lưu Khánh Đàm (và Lưu Ba) đều được Ngô Sĩ Liên nhắc đến trong “Đại Việt sử ký toàn thư”.

                       Những tòa tháp ở Yên Tử nơi vua Trần Nhân Tông khởi phát thiền phài Trúc Lâm

Đó là dòng họ thứ nhất tìm đến cư ngụ tại vùng đất phong thủy ở nguồn sông Luộc. Dòng họ thứ hai đến với đất phát vương là nhà họ Tô chuyên buôn tơ lụa, giàu có nhất nhì trong vùng. Nhưng cả hai họ Lưu và họ Tô cũng chỉ dừng lại ở mức quý tộc, cự phú, chứ không phát vương được. Mà phải đợi đến họ Trần xuất hiện thì “đất kết” mới ứng lên một dòng vương giả mới bắt đầu từ sự có mặt của một người đến từ hương Tức Mặc, xứ Hải Thanh, đó là Trần Hấp.

Trần Hấp sinh được 2 con trai là Trần Lý (lý là cá chép) và Trần Thiện. Trần Lý lớn lên kết hôn với Tô Thị Hiền 15 tuổi, thế là hai họ Trần và Tô kết sui gia và tạo thành thế lực mạnh nhất trong vùng. Trần Lý có người bạn họ Phùng rất giỏi về khoa địa lý, được dân chúng kính nể, thường gọi là “thầy Phùng”.

Ông là người biết rõ kiểu đất “hậu sinh phát đế” ở thôn Lưu Gia, mà tiến sĩ Đinh Công Vĩ đã ghi lại trong cuốn “Chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam” khá thuyết phục như sau: “Ba mũi nhọn chồng lên nhau này là núi Tam Đảo với ba ngọn Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị. Đấy là Tổ sơn, long mạch của nó chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, thấp dần rồi chìm qua sông Thiên Đức (tức sông Đuống), đến làng Hà Liễu của châu Đằng mới đột khởi nổi lên một ngọn núi khác.

Rồi từ đấy, long mạch lại chạy tiếp từ làng Nhật Cảo đến làng Thái Đường, kết lại ở gò Sao. Phía trước gò ấy có ba gò lớn là Tam thai, phía sau có bảy gò nhỏ là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao bọc, khi mặt trời soi tới thì mặt đầm sáng như gương phản chiếu, đối mặt với các cù lao nhỏ hình đẹp như những bông sen đang nở, đấy là một trong 27 kiểu đất hậu sinh phát đế”.

Khi phát hiện ra chỗ đất kết, thầy Phùng đã bàn với Trần Lý nên cải táng mộ ông bà của họ Trần về chôn ở đó. Vì sao thầy Phùng lại không thể dùng chỗ đất kết để chôn ông bà mình? Theo thầy và nhiều nhà phong thủy khác, người tìm ra long mạch và chỗ huyệt kết chưa hẳn là người có thể cải táng thân nhân của mình để con cháu phát vương được, vì cần phải ứng đúng mệnh số nữa.

Những người tham gia rà soát các vị trí và hình thể của long mạch lần cuối để đặt la bàn xác định nơi hạ huyệt cũng như hướng cải táng đều là người họ Trần. Chỉ duy nhất có thầy Phùng biết chuyện. Xong việc, bên trên mộ được san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết.

                                  Cây hoa đại 700 tuổi ở Yên Tử do vua Trần Nhân Tông cho trồng

Sau cuộc lễ chưa lâu, vào giữa một đêm rằm sáng trăng, thái tử Sảm (tức vua Lý Huệ Tông sau này) từ Thăng Long chạy loạn đến vùng Lưu Gia đã tình cờ trông thấy và nhanh chóng say mê cô con gái xinh đẹp của Trần Lý là Trần Thị Dung, lúc ấy mới 15 tuổi (là chị em chú bác ruột với Trần Thủ Độ), rồi cưới Dung. Đây là sự kiện mở đầu cho một loạt biến cố tiếp đó để vương quyền nhà Lý chuyển sang tay nhà Trần.

 Nguồn: Tạp chí Duyên dáng Việt Nam

Phong Thủy Qua Các Đời Vua Việt Nam – Bài 4: Lam Sơn Tụ Khí, Cao Bằng Ẩn Long

Vùng đất của 2 vua

Đất Thanh Hóa đã sinh cho đất nước hai vị hoàng đế anh hùng: Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đánh thắng quân xâm lược Tống vào cuối thế kỷ 10 và Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đánh thắng quân Minh vào đầu thế kỷ 15. Ở đây, chúng tôi đề cập đến một địa danh đã đi vào lịch sử là Lam Sơn, thuộc huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa (nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), là nơi các nhà sử học, phong thủy học, thường nhắc đến với những chiêm nghiệm về địa lý, về nguyên khí hun đúc nên vùng địa linh nhân kiệt này, để lại những ghi chép đáng để chúng ta ngày nay suy ngẫm.

Chẳng hạn, sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, ông tổ ba đời của vua Lê Lợi tên húy là Hối, một hôm đi dạo chơi đến vùng núi Lam Sơn nhìn quang cảnh quanh đó và chợt thấy có đàn chim đông đúc đang ríu rít bay lượn quanh chân núi như thể núi Lam Sơn có một lực thu hút vô hình, có sức thu phục nhân tâm nhiều như chim đàn về tổ, bèn nói: “đây hẳn là chỗ đất tốt” và quyết định “dời nhà đến ở đấy”.

Hung địa theo thuật ngữ phong thủy là đất chu tước bi khốc (chim cất tiếng kêu sầu), hoặc đất bạch hổ hàm thi (con hổ đang ngậm xác chết trong miệng), hoặc xương long vô túc (rồng không có chân, rồng bị tật nguyền)… Như thế, Lam Sơn là đất cát tường, đất tụ nghĩa, đất xưng vương, mà người đứng lên đảm đương việc mở đầu nghiệp đế của nhà Lê là Lê Lợi.

Thật vậy, khi tổ nhà Lê là cụ Hối dời về ở Lam Sơn thì chỉ sau 3 năm đã gây thành sản nghiệp lớn và từ đó trở đi họ Lê làm quân trưởng một phương, trong nhà lúc nào cũng có tới hơn 1.000 tôi tớ, trải các đời sau sinh ra Lê Lợi với “thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có nốt ruồi son, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, bước tới như hổ, kẻ thức giả đều biết vua là bậc phi thường” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Theo truyền thuyết, nhà họ Lê được các thầy địa lý và các nhà sư thượng thừa về khoa phong thủy chỉ dẫn và báo mộng cho biết một huyệt đất phát vương (ở động Chiêu Nghi). Theo cụ Tả Ao, đất phát vương phải là đất hợp đủ các điều kiện được  cụ diễn ca qua mấy câu lục bát sau đây: Ngũ tinh cách tú triều nguyên / Kim, mộc, thủy, hỏa bốn bên loan hoàn / Thổ tinh kết huyệt trung ương / Ấy đất sinh thánh sinh vương đời đời. Muốn hiểu các câu lục bát của cụ Tả Ao về đất phát vương nêu trên hẳn phải chú trọng, quan sát hình dáng của cuộc đất (theo ngũ hành) gồm: hình tròn thuộc kim tinh (con Kim), hình doi thuộc mộc tinh (con Mộc), hình vuông thuộc thổ tinh (con Thổ), hình nhọn thuộc hỏa tinh (con Hỏa), hình sóng thuộc thủy tinh (con Thủy).

Theo đó con Thổ phải ở vị trí chính giữa (kết huyệt trung ương) và các con Kim, Mộc, Hỏa, Thủy sẽ tuần tự vây quanh.

Thực hư về đất phát vương ở Chiêu Nghi như thế nào chưa bàn tới. Chỉ căn cứ trên chính sử, thì năm Lê Lợi lên 33 tuổi (Mậu tuất 1418) đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, trong khoảng 10 năm sau đó đuổi sạch quân Minh xâm lược, bắt sống tướng tá và 10 vạn viện binh của nhà Minh đều tha cả, không giết, đại định thiên hạ, lên ngôi hoàng đế vào ngày rằm tháng tư (Mậu Thân 1428) và lập tức xuống chiếu tha thuế cho dân chúng cả nước: “các thứ thuế như tô ruộng, vàng bạc, đầm phá, bãi dâu trong cả nước đều tha (không thu thuế) trong 2 năm”. Và ban bố nhiều điều lợi ích cho dân chúng.

Đó là cách tích đức của bậc đế vương, vừa tỏ lòng thương dân, vừa thuận ý trời (thuận thiên), vừa để phúc cho con cháu đời sau. Điều đó phù hợp hoàn toàn với lời giáo huấn lưu truyền từ lâu đời trong truyền thống nhân nghĩa và trong đời sống tinh thần của các thầy địa lý và các nhà phong thủy là “Tiên tích đức, hậu tầm long” – đại ý có nghĩa trước hết cần phải chứa đức, rồi sau đó hãy tìm long mạch… Phải chăng việc tích đức của Lê Lợi đã dẫn đến kết quả tốt đẹp là sự tồn tại của nhà Lê kéo dài từ thời Lê sơ với 10 đời, gồm 100 năm (1428 – 1527), đến thời Lê trung hưng với 16 đời, gồm 265 năm nữa (1533 – 1789) qua các triều Mạc, chúa Trịnh và chúa Nguyễn.

Đất ẩn náu của bậc đế vương

Trong khoảng thời gian đó, Mạc Đăng Dung ép vua Lê phải nhường ngôi cho mình, lập nên nhà Mạc từ năm 1527 đến 1592 thì sụp đổ. Trước khi sụp đổ, vua Mạc thứ năm là Mạc Mậu Hợp đã sai người đem lễ vật đến thăm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và xin hỏi về thế cuộc.

Trạng Trình chỉ đáp một câu ngắn gọn: “Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể” – nghĩa là đất Cao Bằng tuy là chật hẹp nhưng có thể giữ được về sau… Quả đúng như lời Trạng Trình nói, sau này khi nhà Mạc bị quân Trịnh đánh bật khỏi thành Thăng Long và bị truy đuổi tứ tán, thì con cháu nhà Mạc nghe theo lời chỉ dẫn của Trạng Trình đã chạy về cố thủ ở đất Cao Bằng và tồn tại thêm 96 năm nữa mới bị thôn tính, mất hẳn.

Theo các nhà phong thủy, những bậc thầy về địa lý, thì Cao Bằng là đất dung thân hiểm yếu, ẩn náu của bậc đế vương, nơi xuất phát của những cơn sấm sét về xuôi. Chính vì thế, từ thời Đường Ý Tông (Trung Quốc) khi Cao Biền xâm lăng nước ta đã cho xây thành Đại La (ở Thăng Long – Hà Nội) và thành Nà Lữ (ở Cao Bằng).

Về sau thành Nà Lữ được người Việt trấn giữ, trừ bùa yểm của Cao Biền. Đến nay di tích thành Nà Lữ vẫn còn ở làng Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, có hình chữ nhật dài 800m, rộng 600m, xây bằng gạch và bằng đá tảng với 4 gò đất nổi mang tên: Long, Ly, Quy, Phượng. Gò Phượng nằm ở trung tâm. Khi nhà Mạc chạy về Cao Bằng đã chiếm thành Nà Lữ để đóng đô và xây thành đá trên núi để phòng ngự.

Cần ghi nhận thêm, đến thời hiện đại, Cao Bằng vẫn là mảnh đất “huyền thoại” về hai phương diện lịch sử và địa lý phong thủy. Vì Cao Bằng có hang Pắc Bó là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ lãnh đạo cách mạng Việt Nam thời kỳ 1941 – 1945, có rừng Trần Hưng Đạo ở xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, là nơi đại tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày 22.12.1944 – là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay. Xem thế từ Cao Biền, đến thời Lê – Mạc, cho tới nay đất Cao Bằng vẫn là nơi “tụ khí tàng phong” hết sức cát tường theo cách nhìn phong thủy.

Theo Duyên dáng Việt Nam

Tử Vi Số Mệnh: Phong Thủy Qua Các Đời Vua Việt Nam Bài 8: Trời Giao Ấn Kiếm Cho Người Tây Sơn

BƯỚC ĐẦU DẤY NGHIỆP CỦA NHÀ TÂY SƠN GẮN LIỀN VỚI NHIỀU CÂU CHUYỆN PHONG THỦY RẤT SỐNG ĐỘNG VỀ ĐỊA THẾ CỦA VÙNG ĐẤT CÓ NÚI NON TRÙNG ĐIỆP Ở HAI BỜ SÔNG CÔN VÀ LUÔN TỒN TẠI SONG SONG VỚI CÂU SẤM TRUYỀN LỊCH SỬ VÀO THUỞ ẤY: “TÂY KHỞI NGHĨA – BẮC THU CÔNG”…

Có một “Hoành Sơn” ở phương Nam

Thường mỗi khi nhắc hai tiếng “Hoành Sơn” ở phía Bắc (tỉnh Quảng Bình) người ta liên tưởng đến cơ nghiệp nhà Nguyễn. Song cũng có một “Hoành Sơn” khác nữa nằm sâu ở phía Nam (tỉnh Bình Định) vốn là nơi huyệt kết phát vượng của anh em nhà Tây Sơn. Núi Hoành Sơn chạy dài và tỏa rộng về phía đường quốc lộ với hai dòng suối (Đồng Tre và Chi Lưu) đưa nước uốn quanh dưới chân (thủy tụ). Mộ của ông bà Nguyễn Phi Phúc – song thân của Tây Sơn tam kiệt tức ba anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ – nằm trên đó. Song không ai biết chính xác mộ ở vị trí nào trong núi. Đến nay, nơi huyệt tang ông bà Nguyễn Phi Phúc vẫn là điều bí ẩn.

Ấn vua Quang Trung (sắc lệnh chi bảo)

Chuyện thứ hai cho rằng, thầy địa lý người Trung Hoa khi đến vùng Tây Sơn để dò tìm long mạch và chỗ huyệt kết đã ở tại nhà của Nguyễn Nhạc. Hằng ngày, thầy đi lùng kiếm khắp vùng, đem theo chiếc la bàn, tấm vải điều màu đỏ và một chiếc gậy đẽo từ gỗ của một cây đại thọ trăm năm. Hết chỗ này đến chỗ khác thầy vẫn không vừa ý, cuối cùng thầy địa lý để tâm đến hòn Hoành Sơn.

Nguyễn Nhạc dò biết nên âm thầm kín đáo theo sau thầy địa lý và phát hiện được nơi huyệt kết. Khi thầy địa lý về lại Trung Hoa để hốt cốt thân sinh của mình đem đến chỗ huyệt kết để chôn, bấy giờ Nguyễn Nhạc tìm cách đánh đổi: ” Đến ngày đã chọn, thầy Tàu lén đem chiếc tráp (có hài cốt) cùng địa bàn đi lên Hoành Sơn, vừa đến chân núi thì một con cọp tàu cau to lớn ở trong bụi, gầm một tiếng, nhảy ra vồ. Thầy Tàu hết hồn, quăng tráp và địa bàn (dùng dò hướng đất theo thuật phong thủy) mà chạy. Hồi lâu không thấy cọp đuổi theo, liền quay lại chỗ cũ. Thấy chiếc tráp và địa bàn còn nằm lăn lóc đó, thầy mừng như chết đi sống lại, vội trực chỉ lên nơi long huyệt đã tìm ra. Chôn cất xong xuôi, thầy hớn hở trở về Trung Quốc, không ngờ rằng chiếc tráp thầy chôn vốn đựng di hài Nguyễn Phi Phúc và con cọp kia chỉ (là cọp giả) có lớp ngoài mà thôi”.

Đó là đoạn văn kể về sự tích phong thủy Hoành Sơn của nhà thơ Quách Tấn (1910-1992) trong một tài liệu viết về di tích và truyền thuyết nhà Tây Sơn với kết luận rằng hai câu chuyện trên tuy có vài chi tiết không giống nhau, song ” đều đồng một điểm chính là cho biết mộ Nguyễn Phi Phúc chôn ở Hoành Sơn “.

Hoành Sơn còn gọi là núi Ngang, cao hơn 360 thước, có núi Ông Bình làm hậu tẩm, núi Ông Đốc với hình dạng ” giống như một con hổ phục, đầu ngó lên Hoành Sơn. Núi Ông Đốc không cao và tuy giống hình cọp, song ngó bộ hiền lành như con cọp tu hành lâu đời. Nơi triền phía bắc hiện có một ngôi chùa thờ Phật. Đó là điềm “hổ cứ”. Còn “long bàn” là hai nhánh của con sông Côn, một từ phía tây chảy xuống, một từ phía tây nam chảy ra, hợp nhau tại địa đầu thôn Phú Phong, trông như hai cánh tay ôm choàng lấy cuộc đất của Hoành Sơn vậy”.

Một vùng núi bút non nghiên… Hoành Sơn là nơi được các thầy địa lý của Trung Hoa cũng như của Việt Nam công nhận là đại địa ” vì có, nào bút nào nghiên, nào ấn nào kiếm, nào cổ (trống) nào chung (chuông), ở bên tả bên hữu… trước mặt trên ba nổng gò, đã mọc giăng hàng giống như những toán quân đứng chầu về. Và xa xa có hổ phục long bàn“. Bằng những phân tích địa thế phong thủy, Quách Tấn chứng minh những điều nêu trên là xác thực, vì: – Bút đó là hòn Trung Sơn ở bên Phú Lạc, xa trông phảng phất như ngòi bút chép mây.– Nghiên đó là hòn Hội Sơn tục gọi là hòn Dũng, trong địa phận Trinh Tường về phía Nam, đứng đối trí cùng hòn Trung Sơn ở phía Bắc.

Vua Quang Trung do Càn Long sai thợ vẽ ( thật ra đây là Phạm Công Trị – Người đóng già vua Quang Trung đi sứ lúc đó )

Hòn Hội Sơn cao hơn 490m nhưng trông đầy vẻ uy nghiêm ” trên núi có một vũng nước vừa rộng vừa sâu, quanh năm không bao giờ cạn. Người địa phương lên đó vỡ đất làm ruộng, đất tốt không kém dưới đồng bằng (nhờ nước đầy đủ). Vì núi có vũng nước nên đám bình dân gọi núi là hòn Vũng (thay vì hòn Dũng). Còn đám hàn mặc (nho sinh) thì coi vũng nước là nghiên mực của trời nên đặt cho núi một tên nữa là Nghiên Sơn tức hòn Nghiên vậy, hòn Nghiên và hòn Bút nằm bên hữu bên tả hòn Hoành Sơn trông cân đố i”, phù hợp với câu ca:

Một vùng núi Bút non NghiênTrời giao ấn kiếm cho miền Tây Sơn.

Cuộc đất tốt như vậy kết hợp lời sấm truyền do thầy dạy học của ba anh em nhà Tây Sơn là cụ giáo Hiến thông báo, rằng: ” Tây khởi nghĩa – Bắc thu công“, đã tạo sức mạnh tâm linh thúc giục Tây Sơn tam kiệt khởi binh. Tây khởi nghĩa tức là dựng cờ nổi dậy ở vùng núi hướng tây – vùng Tây Sơn. Bắc thu công là thành công lớn ở hướng bắc, lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân (Huế bây giờ) năm 1788 và tiến ra Bắc đánh thắng quân Thanh xâm lược năm 1789…

Tượng vua Quang Trung ở Quy Nhơn

Trong bài này chúng tôi chọn trích dẫn phong thủy nhà Tây Sơn chủ yếu theo tài liệu của Quách Tấn là vì trước hết gia đình ông đã trải qua chín đời ở ấp Tây Sơn hạ, ông viết: “Tây Sơn là dãy núi phía Tây tỉnh Bình Định thuộc hệ thống Trường Sơn (…) vì núi mệnh danh là Tây Sơn nên các vùng sơn cước bình nguyên ở chung quanh cũng gọi là vùng Tây Sơn. Trước kia gọi là ấp Tây Sơn với ba phần: Tây Sơn thượng, Tây Sơn trung và Tây Sơn hạ “.

Như vậy, đến nay dấu tích về mộ của ông bà Nguyễn Phi Phúc vẫn còn mờ mịt. Những ngọn đèn dầu phụng đã bị nhà Nguyễn (Gia Long) thổi tắt, nhưng sự nghiệp của nhà Tây Sơn vẫn cháy đỏ trong lịch sử Việt Nam. Nếu tính từ lúc dấy nghiệp vào năm Mậu Tuất 1778 là năm Nguyễn Nhạc xưng đế hiệu (niên hiệu Thái Đức), gọi thành Đồ Bàn là Hoàng đế thành, đến lúc suy vong vào năm Nhâm tuất 1802, thì nhà Tây Sơn tồn tại 24 năm.

Nếu tính từ năm vua Quang Trung lên ngôi thì chỉ kéo dài có 14 năm (1788-1802). Dầu ngắn ngủi nhưng nhà Tây Sơn đã để lại một dấu ấn sâu đậm qua chiến công của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ dẫn đại quân tiến vào Thăng Long, đánh thắng hai mươi vạn quân Thanh xâm lược vang dội đến nay – ứng đúng câu sấm truyền Tây khởi nghĩa – Bắc thu công…

PHONG THỦY QUA CÁC ĐỜI VUA VIỆT NAM BÀI 8: TRỜI GIAO ẤN KIẾM CHO NGƯỜI TÂY SƠN