Phong Thủy Trong Thiết Kế Nhà Ở

Thuật phong thủy từ lâu đã được áp dụng vào đời sống của con người, ngoài những yếu tố tâm linh nó còn mang tính khoa học trong cuộc sống, phong thủy ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoặt đời sống cũng như tinh thần con người. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với các công trình xây dựng, kiến trúc, thiết kế nội thất thì yếu tố phong thủy được đặt lên hàng đầu nhằm tạo ra không gian sống, sinh hoặt và làm việc được cân bằng.

Phong thủy tốt xấu của một ngôi nhà được căn cứ trên nhiều yếu tố, ví dụ như phương hướng, địa thế sông núi xung quanh, thời gian không gian hiện tại của ngôi nhà và cũng tùy theo đại cuộc tốt xấu của sơn thủy mà đoán được khu vực này đại cát hay đại hung. Nếu đại cát thì nhà này sẽ đại thịnh, chủ nhà sẽ giàu có làm ăn phát đạt, còn nếu trong đại cuộc không tốt, thì nhà này sẽ không thịnh vượng.

Phong thủy trong thiết kế phòng khách có những quy định, nguyên tắc riêng của nó như: phòng khách phải được bố trí phía trước có lợi cho việc đón nhận nhiều ánh sáng và sinh khí bên ngoài vào. Trong phòng khách tuyệt đối kỵ các đồ dùng, vật sắc nhọn như gươm, đao, súng… vì những đồ sắc nhọn nó mang biểu tượng hiếu chiến, tranh chấp mang nhiều xu hướng bạo lực không tốt cho ngôi nhà. Nên trang trí các đồ trang trí mềm mại như bình gốm, lọ hoa, tranh, ảnh… mang lại sự thân thiện và bình yên cho ngôi nhà

Một số lưu ý khi thiết kế bếp trong phong thủy: Một hỏa kỵ với thủy nên bếp không được đặt quá gần với khu chứa nước hoặc vệ sinh

Hai, miệng bếp cần tránh hướng vào cửa khu vệ sinh, vốn là nơi nhiều uế khí.

Ba, đối với thiết kế chung ngôi nhà, cần chú ý tránh mở của chính ra nhìn ngay thấy miệng bếp.

Bốn, không lên để khí thải từ bếp như hơi dầu mỡ, khói, mùi truyền sang các phòng khác. Bởi khí thải từ bếp luôn mang theo những nguy cơ tiềm ẩn, bất lợi đối với sức khỏe con người. Một ngôi nhà cần phải được đảm bảo thông thoáng, luôn có khí tươi luân chuyển trong nhà.

Trong thiết kế nội thất nhà ở phong thủy giúp cho việc lựa chọn màu sắc hay ánh sáng đèn kiểu dáng phù hợp với mỗi cá nhân trong ngôi nhà.

Thiết Kế Nhà Ở Bình Dương

Thiết kế nhà đẹp ở Bình dương chỉ với 10 triệu full bản vẽ Công ty tnhh Tư Vấn Thiết kế và xây dựng Kiến Trúc Gốc Việt chuyên thiết kế nhà phố , nhà biệt thự ở Bình Dương với giá rẻ uy tín và chuyên nghiệp

Thiết kế nhà đẹp ở Bình Dương

Công ty tư vấn thiết kế và xây dựng Kiến Trúc Gốc Việt chuyên thiết kế nhà phố , thiết kế nhà biệt thự tại Bình Dương với giá rẻ

Dịch vụ thiết kế nhà đẹp tại Bình Dương với giá rẻ chỉ 90 nghìn /m2 , Cũng đã và đang thiết kế nhà phố , nhà cấp 4 , nhà biệt thự cho rất nhiều gia chủ , nhiều mẫu nhà đẹp .

Sử dụng công nghệ thiết kế tiên tiến bằng 3d , quý vị sẽ hình dung toàn bộ công năng mà chúng tôi vẽ lên tất cả bằng công nghệ thiết kế 3d tiên tiến .

Mẫu nhà phố hiện đại đại do Ktgv thiết kế cho anh Sum ở Tân Uyên

Mẫu biêt thự tân cổ đẹp xuất sắt do Ktgv thiết kế

Mẫu biêt thự mini đẹp xuất sắt do Ktgv thiết kế Mẫu nhà biệt thự tân cổ điển kiểu Pháp

Với đội ngũ Kiến Trúc Sư , kỹ sư nhiều kinh nghiệm và khả năng sáng tạo độc đáo

Chúng tôi luôn luôn lắng nghe và phát triển ý tưởng khách hàng thành một bản vẽ nhà đẹp

Trăm nghe không bằng một thấy quý vị có thể truy cập :

youtube: https://www.youtube.com/channel/UClb7as2QKRSITO-ep7vB44w

link facebook : https://www.facebook.com/kientrucgocviet.net

Thiết kế biệt thự song lập ( Nhà Chú Vinh ở Quận 9)

Mặt tiền trước biệt thự song lập

Mặt tiền hông biệt thự song lập

Biệt thự 2 tầng nhà Anh Nam ở Thuận An

Mặt tiền trước biệt thự 2 tầng

Thiết kế biệt thự vườn nhà anh Hiệp ở Thuận An

Phối cảnh toàn bộ khuôn viên nhà biệt thự vườn ở Thuận An

Chi tiết mặt bằng 3d

Nhà phố 3 tầng 5×25 của chị Nga ở Dĩ an Bình Dương

Thiết kế nhà 3 tầng của anh Huy ( Ngã tư 5-50 kcn Sóng Thần – Dĩ An )

Thiết kế nhà biệt thự 2 tầng ở Bến Cát – Bình Dương ( nhà chú Huy )

Mẫu thiết kế biệt thự mini nhà chị Tuyết ở Thủ Dầu Một – Bình Dương

Mặt tiền biệt thự mini ở Bình Dương

THiết kế biệt thự phố ( mini ) nhà anh Tùng – Hóc Môn

Thiết kế nhà cấp 4 đẹp ( Nhà Anh Dũng ở Long An )

Phối cảnh tổng quát toàn bộ căn nhà

Mẫu thiết kế nhà cấp 4 đẹp ( Nhà ANh Minh ở Củ Chi )

Chi tiết cầu thang có 3d minh họa

Nội dung thiết kế bao gồm

Ưu điểm khi công ty nhận thiết kế :

Thiết kế chi tiết có kèm theo 3d nên rất dể hình dung căn nhà của mình

Kết cấu có tính toán kiểm tra nội lực sắt thép nên bảo đảm an toàn và tiết kiệm

Quy trình thiết kế rõ ràng nhanh gọn , tiết kiệm thời gian .

Biết lắng nghe và có kinh nghiệm tư vấn cả về thiết kế và thi công

Giá cả thiết kế rẻ , hổ trợ xin phép xây dựng và xây nhà hoàn thiện .

Nhận yêu cầu thiết kế của khách hàng

Gặp khách hàng để lắng nghe nắm bắt ý tưởng về căn nhà

Ký kết hợp đồng thiết và nhận tiền đặt cọc

Tiến hành lên phương án thiết kế sơ bộ có kèm 3d gửi khách hàng xem qua

Hoàn thành thiết kế sơ bộ , chốt phương án tiến hành thiết kế hoàn chỉnh

Trao đổi ý tưởng vẽ hoàn thiện phối cảnh gửi khách hàng phê duyệt

Hoàn thành bản vẽ , gửi kiểm duyệt

In ấn bàn giao hách hàng .

.Kiểm tra , giám sát quyền tác giả

Dịch vụ thiết kế nhà đẹp ở Bình Dương

Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Kiến Trúc Gốc Việt nhận thiết kế nhà phố , nhà biệt thự với đơn giá như sau :

Nhà phố , nhà cấp 4 , biệt thự có diện tích nhỏ hơn < 120 m2 giá thiết kế trọn gói 10.000.000 bao gồm pháp nhân con dấu công ty

Bảng giá thiết kế nhà ống , nhà phố Đơn giá thiết kế nhà cấp 4

Một số mẫu nhà để quý khách tham khảo :

Thiết kế nhà phố kiểu Pháp ( Anh Tùng Gò Vấp )

Thiết kế nhà phố 4 tầng đẹp

Thiết khà phố 4 tầng ở Chợ Đầu Mối Thủ Đức – Cđt Anh Hưng

Nhà vila hiện đại ở Cambochia – cđt công ty vận tải Rubytran chú Thắng

Thiết kế nhà phố 3 tầng giá rẻ ở Thuận an – cđt Anh Khương

Nhà phố 3 tầng đẹp – thạnh lộc quận 12 – cđt chi Oanh

thiết kế Biệt thự vườn – ở Củ chi – cđt anh Thi

phối cảnh thiết kế nội thất phòng ngủ

Thiết kế bố trí công năng phòng ngủ

Phối cảnh nội thất phòng ngủ

Thiết kế Nội thất phòng ngủ – cđt anh Huy ở Dĩ an

Phối cảnh nội thất phòng wc

Phối cảnh nội thất vệ sinh

Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Kiến Trúc Gốc Việt nhận thiết kế nhà với đơn giá như sau :

Nhà phố , nhà cấp 4 , biệt thự có diện tích nhỏ hơn < 120 m2 giá thiết kế trọn gói 10.000.000

Mọi chi tiết nhu cầu thiết kế vui lòng liên hệ Kiến trúc Gốc Việt

liên hệ vui lòng xem cuối trang xin cảm ơn !

Thiết Kế Cửa Chính Trong Phong Thủy Nhà Ở

Phong thủy nhà ở là yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Ngay từ khi muốn định ngày làm lễ động thổ khởi công xây dựng cho đến việc lựa chọn hướng nhà, bố trí và thiết kế các phòng cũng như nội thất bên trong như thế nào, sao cho phải hợp phong thủy thì mới tốt. Vậy, trong thực tế, nhiều người vẫn luôn cho rằng khi thiết kế, xây dựng cửa chính ra vào của ngôi nhà phải càng rộng thì càng tốt. Điều này có đúng hay không? Để lý giải cho vấn đề này, thuật phong thủy có nói: nếu như một ngôi nhà mà có cửa chính rộng rãi, phóng thoáng nhưng chỉ có ít người ở thì ngôi nhà đó được xem là không cát lợi. Nguyên nhân của nó khởi nguồn là do đâu?

1. Cửa chính của ngôi nhà có nên thiết kế rộng hay không?

Trên thực tế cho thấy, có rất nhiều người tin rằng việc xây dựng cửa chính phải rộng mới đẹp, theo đó, nhà phải cao và cân bằng với cửa chính rộng rãi, thông thoáng để đón dẫn năng lượng tốt và nguồn sinh khí vào nhà. Cách bố trí này nếu xét về khía cạnh thẩm mỹ quan thì có thể nói là rất tuyệt vời, bố cục hài hòa, hợp lý. Tuy nhiên, nếu xét về phong thủy nhà ở thì bất cứ ngôi nhà nào cũng vậy, cho dù nó có rộng lớn hay nhỏ hẹp thì cửa chính cũng cần phải có một kích thước nhất định. Hay nói cách khác, để đảm bảo mức độ hài hòa và cân bằng cho ngôi nhà thì không nên tùy tiện lấy bừa một số đo nào đó, cửa nhà cần phải chọn mốc thang đo được cho là đẹp, là thích hợp, tốt cho gia đạo. Cũng giống như việc bày biện, sắp xếp và trang trí nội thất, không gian các phòng, nên lựa chọn hình dáng cửa nhà phù hợp. Theo đó, tùy thuộc vào kích thước chung các phòng để xác định độ lớn cửa chính ra vào sao cho phù hợp.

Tránh đặt cửa chính chạy thẳng với cửa hậu, làm như vậy sẽ không tốt cho vận khí của ngôi nhà. Bởi lẽ, khi vượng khí và các nguồn năng lượng tốt từ ngoài qua cửa chính vào nhà, khi đó nếu đặt cửa hậu ở phía đối diện thì luồng khí này sẽ theo đường dẫn chạy thẳng xuống cửa hậu và đi ra ngoài. Ngoài ra, trong phong thủy còn có một số lưu ý sau đây: khi xây dựng nhà ở tuyệt đối không nên làm 3 cửa ra (có thể nhiều hơn hoặc ít hơn). Cửa sổ không nên đặt thẳng hàng nhau trên cùng một phía của bức tường. Tại sao lại như vậy? Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khi làm như vậy thì sẽ xuất hiện một lượng khí quá lớn, lan truyền với tốc độ nhanh cùng một lúc xâm nhập vào ngôi nhà. Điều này sẽ gây nhiều trở ngại, ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ và các thành viên trong gia đình. Không những thế, chúng còn khiến vận may, lộc vượng của ngôi nhà trôi đi mất.

Theo đó, điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến người sử dụng, gây đau nhức vùng bụng và lưng, ảnh hưởng dọc theo mạch nhâm và đốc, đi tới hệ tiêu hóa đường ruột. Mặt khác, khi dòng khí lưu chuyển quá nhanh, đột ngột vào cơ thể cũng có thể tạo thành một hàng rào chắn vô hình khiến cho tâm lý không ổn định, luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, tinh thần suy giảm khi ở nhà cũng như ngay tại văn phòng làm việc. Kích thước cánh cửa như thế nào sẽ quyết định đến độ số may mắn, tài lộc và vận hạn của gia chủ. Do đó, lựa chọn được mốc kích thước hoàn hảo sẽ giúp chủ nhà đón nhiều tài lộc, vận may không ngừng ập đến. Và ngược lại, lựa chọn sai kích thước sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như vận hạn không may.

Tuy nhiên, trong phong thủy cũng chỉ ra một số cách khắc phục cho nhược điểm này. Để cản trở, ngăn lại các luồng khí xấu xâm nhập vào ngôi nhà bạn nên treo rèm tại khắp các cửa trong phòng. Nếu không, bạn có thể trang trí và treo các quả cầu thủy tinh nhỏ trên các cánh cửa. Chúng sẽ làm cho luồng khí bị phân tán khắp các không gian, chặn đứng các dòng khí di chuyển quá nhanh xuyên thẳng vào trong nhà.

Không chỉ riêng gì phong thủy mà nếu xét về góc độ thẩm mỹ, việc đặt các cửa thẳng hàng với nhau sẽ làm cho người bên ngoài hoặc ở bên trong nhìn thấy hết tất cả bên trong căn phòng. Do đó sẽ gây nhiều điều bất tiện, làm mất đi không gian riêng tư cũng như vẻ kín đáo của căn phòng, đặc biệt là phòng ngủ.

Trong phong thủy nhà ở, khi thiết kế các gian phòng, nhất là đối với cửa chính người ta thường chú trọng, tính toán và xem xét cẩn thận để lựa chọn mốc kích thước sao cho phù hợp nhất. Kích thước được cho là đẹp, là tốt khi nó được bố trí hợp lý so với toàn diện căn nhà cũng như diện tích từng phòng. Phòng ngủ, phòng khách hay gian bếp có thể có cùng kích thước cửa ra vào hoặc khác nhau. Lấy ví dụ như, nếu đặt một cửa chính ra vào mà quá hẹp so với tổng thể ngôi nhà hay trong một gian phòng rộng lớn sẽ là quá nhỏ, không đủ chỗ cho luồng vượng khí tốt đi vào và dịch chuyển, phân tán ra xung quanh. Vì thế mà vận khí trong ngôi nhà sẽ bị suy giảm, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe mỗi cá nhân cũng như tiền tài, lộc vượng và hạnh phúc gia đình. Trái lại, nếu như thiết kế cửa chính ra vào mà quá rộng, trong khi đó gian phòng là quá nhỏ thì cũng không phải là cách tốt. Bởi lẽ, nếu làm như vậy thì vận khí ồ ạt tràn vào không đủ không gian để chứa cũng đồng nghĩa với việc tiền bạc, của cải hay cơ may có đến thì cũng không giữ lại được lâu vì chúng sẽ nhanh chóng bị đẩy ra ngoài.

Chính vì vậy, xem phong thủy nhà ở cho biết gia chủ cần xem ngày tốt xấu và đối với các cửa có diện tích nhỏ hẹp nên treo gương bên trên hay cả hai mặt của cửa để tạo ra không gian rộng hơn, phóng to diện tích. Ngoài ra, tại cửa chính ra vào có thể đặt một vật nặng ngay cạnh đó, nhưng lưu ý rằng tránh đặt quá gần so với cửa.

Nhìn chung, nếu xét về mặt khoa học thẩm mỹ thì để tạo ra sự hài hòa, cân đối cho ngôi nhà thì phòng rộng phải đặt cửa chính lớn, theo đó phòng hẹp sẽ làm cửa chính nhỏ. Nếu làm ngược lại, tức phòng hẹp cửa lớn, còn phòng lớn cửa lại nhỏ thi sẽ trái với lẽ thường, tuyệt đối kiêng kỵ thì hơn. Kích thước cửa chính phải tuân theo đúng nguyên tắc trong phong thủy, tùy thuộc vào tổng thể diện tích ngôi nhà mà tính toán tỷ lệ cho phù hợp. Sơn phòng hay đặt gương soi chính là hai biện pháp thiết yếu giúp chúng ta khắc phục vấn đề trên.

2. Hướng dẫn cách đo và xác định kích thước cửa chính xác

Trong phong thủy, kích thước được áp dụng để đo nội khí, tức đo diện tích các khoảng lọt lòng thông thoáng để dẫn khí đi qua. Người ta không đo chiều dài hay độ rộng của cánh cửa, lấy thước Lỗ Ban làm căn cứ để xác định các mốc kích thước đẹp xấu trong khi thiết kế.

Rất nhiều người trong số chúng ta luôn phân vân không biết khi lấy số đo cửa hợp phong thủy thì chỉ đo độ lọt lòng trong không gian hay bao gồm cả khung cửa? Theo các chuyên gia nghiên cứu, vì kích thước phong thủy chỉ áp dụng cho nội khí, hay đo khoảng trống, phần tính ổn định chứ không tính đến phần động – tức cánh cửa hay khung cửa. Người ta thường đo độ lọt lòng gió – nghĩa là phần lọt lòng nhỏ nhất của khuôn bao, chiều cao tính từ sàn nhà cho đến vị trí thấp nhất của khuôn bao phía trên cửa.

Kể cả khung cửa có hay không có cách thì cách đo phần lọt lòng cũng tương tự như trên. Riêng đối với các loại cửa có dạng vòm thì chiều cao được tính từ mặt sàn nhà đến đỉnh chóp cao nhất của vòm. Cửa chính mà có phần lật cố định ở phía trên thì khi muốn đo kích thước chỉ tính với phần khung mà cánh cửa mở được ở phía bên dưới.

Thiết Kế Kiến Trúc Nhà Ở Theo Phong Thủy

13/07/2023 07:00

Trong phần 1 và phần 2 đăng ở các số báo Đầu tư Bất động sản 24 và 25 vừa qua, chúng ta đã trải nghiệm 5 bước đầu trong “Quá trình thiết kế kiến trúc nhà ở theo phong thủy” gồm: Xem hướng đất và kiểm tra hiện trường; Tiếp nhận nhiệm vụ thiết kế, nắm bắt nhu cầu và mong muốn của gia chủ; Tính toán phong thủy theo địa thế, tính vận khí của lô đất theo các thời vận và tuổi chủ nhà để chọn phương vị cho cổng và cửa chính; Sau khi chọn được vị trí cửa chính thì tính vị trí phòng khách tùy theo mục đích và hoàn cảnh của từng gia chủ; Điều chỉnh các không gian kiến trúc và kích thước thông phòng theo lỗ ban. Chỉnh sửa hệ cột dầm, sao cho đảm bảo về kỹ thuật kiến trúc xây dựng. Từ đó hoàn thiện phương án kiến trúc mặt bằng tầng 1.

Tiếp đến là thiết kế kiến trúc mặt bằng tầng 2 và áp theo phong thủy, để rồi luận phong thủy tổng quan xem sự hợp lý giữa kiến trúc và phong thủy ra sao.

Xét theo phong thủy Bát trạch thì phòng ngủ của bố mẹ ở phương Tốn (Đông Nam) ở cung Phúc Đức là rất tốt theo phong thủy Bát trạch. Tuy nhiên, xét theo phong thủy Huyền không thì giường ngủ phòng bố mẹ và phòng ông bà (liền phòng khách) chưa được tốt theo phong thủy, do có bộ sao Vận-Sơn-Hướng là 7-2-5. Khi án ngữ phong thủy phải tính toán đầy đủ theo toàn bộ các trường phái từ Loan Đầu đến Huyền không – Bát trạch – Dương trạch tam yếu – Tam hợp…

Hơn nữa, người cao tuổi có lúc ốm đau thì phải có người trông nom, cho nên cần 2 giường sẽ phù hợp. Từ những không gian đã ấn định theo phong thủy là: cửa chính + phòng khách, bếp ăn, cầu thang, tiếp theo hóa giải giường ngủ không tốt theo phong thủy.

Đến hóa giải phong thủy giường ngủ

Sau khi giải lá số Tứ trụ cho từng thành viên trong gia đình, kết hợp với luận giải phong thủy, từ đó Kiến trúc sư phong thủy Hoàng Trà (Giám đốc Công ty Kiến trúc xây dựng dân dụng Hà Nội – Phó viện trưởng Viện Lý học phương Đông) đưa ra giải pháp kiến trúc tiếp theo để hóa giải phương vị giường ngủ không tốt.

Trong phương án chọn của mặt bằng tầng 1 ở trên, hai phòng ngủ ở tầng 1 được thiết kế diện tích rộng gần như nhau, đều được bố trí 2 giường ngủ trong một phòng, sẽ hữu dụng khi người cao tuổi ốm đau và cần người ngủ cùng để trông nom. Hơn nữa, phong thủy còn tính theo thời vận và hiện nay phòng ngủ phía sau ở cung Đoài (Tuyệt mệnh) là phương Tây, vận 8 (từ năm 1984 đến 2023) thì rất tốt và vận 9 (từ năm 2024 đến 2043) lại rất xấu; phòng ngủ ở phương Đông Nam (cung Tốn) tuy vận 8 có 1 cái giường xấu, nhưng vận 9 lại ổn hơn. Còn xét theo phong thủy Bát trạch thì các phòng đều có ở các phương vị Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch, sẽ hợp cho mọi người khi cần. Hơn nữa phương án kiến trúc tầng 1 mới, sẽ có mặt hậu nhà vuông vức hơn, để tránh có người nói phần đuôi mặt bằng tầng 1 tóp hậu.

Với phòng ngủ của bố mẹ, cần ưu tiên diện tích rộng, có không gian thay đồ, có không gian làm việc. Cho nên ở phương án kiến trúc mặt bằng tầng 2 ở trên, chuyển sang vị trí đối diện cầu thang, không dùng phòng sinh hoạt chung nữa và ưu tiên không gian ở.

Vì phòng ngủ ở sau phòng thờ, cho nên tường phòng ngủ và phòng thờ được xây 2 lớp, tạo một khoảng không ngăn cách, với nguyên lý rộng 3m gọi là phòng thì 30cm cũng là phòng, như vậy phòng ngủ và phòng thờ được ngăn bởi một phòng đệm, là giải pháp của kiến trúc hóa giải cùng phong thủy.

Hoàn thiện các vị trí cửa đi và cửa sổ, ấn định kích thước theo thước Lỗ Ban.

Án ngữ và chỉ định phong thủy ngoại thất và nội thất.

Chấn Mộc: vị trí cây trồng ngoài nhà và chậu cây cảnh trong nhà.

Chấn Thủy: bể nước ngầm, bồn nước mái, bể phốt, khu vệ sinh, vòi rửa bát, vòi nước ngoài nhà.

Chấn Thổ: khu đặt non bộ, đắp đồi, hoặc khu đặt đá phong thủy trong nhà

Chấn Kim: chôn các vật phẩm hoặc linh vật ở ngoài nhà, treo chuông gió, hồ lô, kỳ lân, tỳ hưu… thậm chí két sắt cũng thuộc về kim chấn ở trong nhà.

Chấn Hỏa: là vị trí và hướng đặt bếp.

Thiết kế phối cảnh ngoại thất và nội thất, chọn màu sắc hợp phong thủy.

Luận giải sự tốt xấu cho gia chủ về toàn bộ phong thủy của ngôi nhà.

Kết luận: Như vậy, để thiết kế một ngôi nhà theo phong thủy gồm 9 bước cơ bản ở trên, trong đó giữa phong thủy và kiến trúc chi phối qua lại rất mật thiết. Nếu chỉ thiết kế nhà thật đẹp và tiện dụng về kiến trúc thôi thì rất đơn giản với một kiến trúc sư giỏi, nhưng một thầy phong thủy giỏi mà không học kiến trúc thì khó có thể điều chỉnh bản vẽ hợp lý về kiến trúc và kết cấu.

Hơn nữa, trong quá trình thiết kế, chỉ cần thay đổi các khu chức năng cũng đã phải tính lại phong thủy rồi. Cho nên nhiều nhà xây xong rồi mới mời thầy phong thủy thì sửa chữa đập phá rất bất cập.

Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Trà, khi áp dụng phong thủy thì thiết kế kiến trúc không thể nào đạt 100% công năng tiện dụng và hợp lý, nhưng đạt được 90% về kiến trúc và tốt theo phong thủy thì cũng đã mỹ mãn rồi.

Phong Thủy Trong Thiết Kế Sân Vườn Nhà Ở

Cuộc sống càng hiện đại, công nghệ càng phát triển bao nhiêu thì con người lại càng mong muốn được gần gũi với thiên nhiên bấy nhiêu, đơn giản bởi họ muốn tìm cho mình sự nhẹ nhõm, thư thái sau những áp lực của cuộc sống

Có lẽ chính vì lý do đó mà những thiết kế sân vườn càng được ưa chuộng trong các ngôi nhà hiện đại. Một góc vườn trước nhà bên cạnh lối đi, dưới cầu thang hay góc nhà… có thể đem đến một chút hơi thở của thiên nhiên, tạo không gian thư giãn tinh tế.

Sẽ thật tuyệt vời nếu như khu vườn nhà bạn có một dòng suối nhỏ hay một hồ nước xinh xinh, đó là sẽ nguồn cung cấp độ ẩm cho cây xanh phát triển. Ngoài cây cỏ, còn có thể đặt vào hồ những vòi phun nước, những bức tượng, vài tảng đá… và thả vào đó những chú cá cảnh nhỏ.

Những loại cây thích hợp trồng chung quanh ao: thủy trúc, chuối cảnh, dừa cảnh, dương xỉ… Trong hồ nên trồng hoa súng, tán lá rộng toả trên mặt nước sẽ giúp cho những chú cá trong hồ ít chịu tác động của thời tiết do mực nước nông.

Lưu ý khi chọn loại cây trồng nên chú ý chọn sao cho đảm bảo hài hòa Âm Dương với màu sắc ngôi nhà, ví dụ cây lá sẫm nổi bật bên nhà màu sáng, hay nhà vốn sậm màu thì nên bổ sung cây lá sáng để cân bằng lại. Trong trường hợp cây cối rậm rạp tạo nên nhiều mảng tối thì vào ban đêm cần bổ sung đèn chiếu sáng, đèn pha sân vườn để giảm bớt âm tính của tiểu cảnh.

Đối với nhà phố hay chung cư có diện tích nhỏ, không đủ để thiết kế hồ nước và trồng cây lớn, việc đặt non bộ trong nhà cũng có thể gây ẩm thấp, chính vì thế chỉ nên dùng bể cá, loại bể thuỷ sinh là tốt nhất.

Theo: KTTK

Cùng Danh Mục Bình Luận Facebook