Trong số rất nhiều trước tác đi sâu phương diện ứng dụng của ngành khoa học này, ” Phong thủy học” của tác giả Tuệ Duyên là một trong số các cuốn sách không thể bỏ qua.
“PHONG THỦY HỌC” – Đôi Lời Lạm Bàn
Trên nền tảng đó, soạn giả gây dựng kết cấu cuốn sách từ các khái niệm cơ bản nhất để độc giả tiếp cận các kiến thức nền tảng cơ bản nhất đến các tri thức nhằm vận dụng để tối ưu Dương trạch / Không gian sống của mình.
Để đạt được sự tối ưu cho Dương trạch – nơi cư trú, cuốn sách đề cập rất rõ các tiêu chí với một người để có thể “xem” và vận dụng được Phong thủy học một cách tối ưu, như:
Năng lực quan sát và cảm nhận tốt; nhạy bén với sự chuyển động của vật thể và không gian.
Có lượng tri thức nhất định về các môn khoa học liên ngành (trong tương quan với Phong thủy học), như: Vật lý Địa cầu học; nắm được nguyên lý về tác động của năng lượng tới con người (ở các khu vực, vị trí, phương hướng khác nhau); sự tác động khác nhau của địa chất – thủy văn ở các khu vực khác nhau.
Các kiến thức về Khí tượng học, khí hậu và các nhân tố khác của môi trường.
Nắm vững và lý giải các phương pháp thăm dò và lý luận Phong thủy học; căn nguyên và sự biến đổi của Loan đầu, Lý khí, Long, Huyệt, Sa, Thủy, Thiên Can – Địa Chi, Âm Dương – Ngũ hành…
Cần chuẩn bị các kiến thức về Tâm lý học, Vật lý học hiện đại, Y học, Phật học, Đạo học, Nho học…
Trong “Phong Thủy học” của Đại sư Tuệ Duyên, đối tượng chính của việc ứng dụng chính là Dương trạch hay không gian sống. Do đó, cuốn sách đã chỉ ra các phương pháp chi tiết để nhận định một địa trạch cụ thể (với 10 phương pháp và 10 nguyên tắc lớn). Với một ngôi nhà, nếu sở hữu các đặc điểm không bị phạm sau, có thể xem là “Cát địa”:
Cát gió tụ khí (gió thổi nhẹ hiu hiu, mang theo hơi mát nhẹ nhàng).
Đủ ánh sáng Mặt trời.
Trung cung ngôi nhà kỵ bị ô nhiễm (bởi toilet, nhà vệ sinh).
Đường và cổng không trực xung hay đột khí.
Thế đất bằng phẳng.
Nhà không bị khúc cong đường lẹm (thế phạm “liềm cưa eo”).
Kỵ “Thiên trảm sát”.
Không đối diện với ống khói.
Không gần đền, chùa, miếu…(các công trình tâm linh).
Với các ngôi nhà có những thế phạm, cuốn “Phong thủy học” của Đại sư Tuệ Duyên cũng đưa ra các cách thức hóa giải, căn cứ vào vật phẩm và phương pháp cụ thể khác nhau.
Các vật phẩm được đề cập tiêu biểu (Nước, Tiền đồng, Tiền Kim Nguyên Bảo, Tiền Mai Hoa, Gà đồng kim, Thạch Sư, Cột pha lê, Long Quy, Chuông gió Kỳ Lâ, Sư Tử đồng…)
Các phương pháp tiêu biểu có thể kể đến trong việc hóa các thế sát, như:
Khai thông kênh rạch hay đắp bờ giữ nước
Bồi long, bổ sa
Tu sửa Dương trạch, hoán đổi vị trí bài trí nội – ngoại thất
Dùng vật phẩm Phong thủy
Trồng cây, trồng hoa nhằm điều chỉnh môi trường
Ngoài ra, “Phong Thủy học” còn cung cấp cho độc giả các miêu tả, đồ hình cổ về các hình thế trong phong thủy gia trạch cùng các thuật ngữ chuyên dùng và thường gặp.
Có thể nói “Phong Thủy học” của Đại sư Tuệ Duyên không chỉ cung cấp các tri thức nền tảng, đưa ra tiêu chí để một người có thể quan sát, thẩm định về một địa trạch cụ thể mà mang tính gợi mở cao bởi tính phong phú về nội dung và trực quan qua hình ảnh được trình bày trong cuốn sách.