Thuật Phong Thủy Cơ Bản / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Globalink.edu.vn

Những Kiến Thức Cơ Bản Về Thuật Phong Thuỷ Bát Trạch

Thuật phong thủy bát trạch là một trong những thuyết phong thuỷ quan trọng của Trung Quốc cổ đại, có giá trị nghiên cứu rất lớn và cũng có tính ứng dụng tương đối.

Trong khoa học tự nhiên hiện đại ngày nay, chúng ta coi nó là một loại văn hoá truyền thống có thể sự nghiên cứu, loại bỏ những thứ cặn bã, hấp thụ tinh hoa, hơn nữa việc nắm vững nó, vận dụng được nó sẽ có tác dụng trợ giúp quan trọng cho thuyết phong thuỷ khoa học hiện đại.

Thuyết phong thuỷ bát trạch là sự nghiên cứu mỗi tiên hê giữa quẻ sinh mệnh và phương vị. Đối với những độc giả có học vấn muốn nghiên cứu về bộ môn khoa học này thì đương nhiên là cách nhập môn tốt nhất, từ việc học về nền tảng của các loại thuyết phong thủy cho tới việc có thể kế thừa toàn diện, hơn nữa còn có thế kết hợp với khoa học tự nhiên hiện đại, phát triển nó theo hướng thiên về khoa học ứng dụng, đế nó phục vụ tốt hơn cho loài người.

Mong muốn của cuốn sách này là điểm đến cho người đọc những kiến thức phong thuỷ học một cách hệ thống, khoa học, thực dụng. Hơn nữa, độc giả còn có thể học theo và sử dụng được những kiến thức này để phán đoán được cái tốt xấu của phong thuỷ gia trạch, từ đó mà giữ lại những cái tốt, chỉnh sửa những chỗ không tốt, để đảm bảo cho gia đình bình an cát tường, mạnh khoẻ hạnh phúc.

Trong hệ thống lí luận của quyển sách này, ngoài việc dung hòa những tri thức Loan đầu học ra thì việc ứng dụng thuật phong thuỷ bát trạch này cũng rất phổ biến, ứng dụng của đại Loan đầu và Tiểu loan đầu có thế nhìn thấy rõ hung – cát của một môi trường nào đó, khá đơn giản, nhtmg thuật phong thủy bát trạch lại không phải như thế, nó cần có một số những lí luận nền tảng, cần một số cách tinh toán đặc biệt, chỉ có hiểu biết những yếu tố này thì mỗi có thế biết được phưong vị nào có lợi nhất cho mình, có thế bảo đảm được an, và cũng biết được phương vị nào là đại hung, hơn nữa còn biết các cách hoá giải.

Phong thuỷ bát trạch chia một ngôi nhà ra làm 8 phần một cách nghiêm ngặt. Bao gồm phương đông, phương nam, phương Lấy, phương bắc, phương đông bắc, phương đông nam, phương Tây nam, phương Tây bắc. Xét từ mặt lí luận, những phương vị này đối với mỗi người mà nói, có những phương vị là rất cát lợi, nhưng những phương vị khác thì lại không cát lợi, điều này cần được xác định thông qua nghiên cứu về quẻ sinh mệnh.

Chia ra làm Chấn, Li, Đoài, Khảm, Tốn, Khôn, Càn, Cấn. 8 hướng của bát trạch thuộc 8 quái tượng. Bao gổm: phương đông thuộc quẻ Chấn, phương nam thuộc quẻ Li, phương Lấy thuộc quẻ đoài, phương bắc thuộc quẻ khảm, phương đông nam thuộc quẻ tốn, phương Tây nam thuộc quẻ Khôn, phương Tây bắc thuộc quẻ Càn, phương đông bắc thuộc quẻ Cấn.

Chúng ta xác định xem nhà ở toạ phương nào thì có thế biết được ngôi nhà này thuộc quẻ nào, thuộc trạch nào, những trạch này bao gồm 8 loại, là:

Gia trạch toạ hướng đông là Chấn trạch, cửa chính hướng Tây

Gia trạch toạ hướng đông nam là Tốn trạch, cửa chính hướng Tây bắc.

Gia trạch toạ hướng nam là Li trạch, cửa chính hướng bắc.

Gia trạch toạ hướng Tây nam là khôn trạch, cửa chính hướng đông bắc.

Gia trạch toạ hướng Tây là Đoài trạch, cửa chính hướng đông.

Gia trạch toạ hướng Tây bắc là Càn trạch, cửa chính hướng đông nam.

Gia trạch toạ hướng bắc là Khảm trạch, cửa chính hướng nam.

Gia trạch toạ hướng đông bắc là Cấn trạch, cửa chính hướng tây nam.

Đây chính là bát trạch được xác định trên việc căn cứ bát quái, độc giả chắc cũng đã hiểu tại sao chúng lại được gọi là “phong thuỷ bát trạch học”.

Trong bát trạch, có thế chia ra đông tứ trạch và Tây tứ trạch. Đông tứ trạch chia ra Chấn trạch (toạ đông, hướng Tây), Li trạch (toạ nam hướng bắc), Tốn trạch (toạ đông nam hướng Tây bắc), Khảm trạch (toạ bắc hướng nam). Tây tứ trạch thì lại chia ra Càn trạch (toạ tây bắc hướng đông nam), Đoài trạch (toạ tây hướng đông), Cấn trạch (tọa đông bắc hướng Lấy nam), Khôn trạch (toạ Tây nam hướng đông bắc).

Độc giả cần phải ghi nhớ sự phân chia đông tứ trạch và Tây tứ trạch, đây chính là nguyên tắc cơ bản trong những cơ sở của phong thuỷ bát trạch học, sẽ rất tốt cho việc học tập sau này.

Tính toán mệnh quái của 1 người trước Tiên cần phải bắt đầu nói từ “Hậu thiên lạc thư”. “Hậu thiên lạc thư” là một đồ tượng vô cùng đơn giản, tương truyền ở triều Hạ của Trung Quốc có 1 con rùa thần nổi lên từ mặt nước, lưng nó chia ra làm 8 phần, mỗi phần đều là 1 nhóm con số: 1 chấm màu trắng gần đuôi, 9 chấm màu tím ở gần đầu, 4 chấm màu xanh biếc ở phía lưng trái, 2 chấm màu đen ở phía lưng phải, 6 chấm màu trắng ở gần Chấn phải, 8 chấm màu trắng ở gần Chấn trái, 3 chấm màu xanh biếc ở sườn trái, 7 chấm màu đỏ ở sườn phải, giữa lưng có 5 chấm màu vàng, có 1 câu khẩu quyết nhóm tất cả các số trên lại cho dễ nhớ. “Đới cửu lữ nhất, tả tam hữu thất, nhị tứ vì kiên, lục bát vì túc, nhũ thập cư trung.” 9 nhóm số này không những có thế dùng để tính toán mệnh quái mà còn là cơ sở của phong thuỷ học và các loại thuật số khác.

Trừ số 5 ở vùng trung tâm ra, 8 nhóm số khác đều có sự phù hợp với quái tượng. Chia ra là: nhất thuộc Khám, nhị thuộc Khôn, tam thuộc Chấn, tứ thuộc Tôn, lục thuộc Càn, thất thuộc Đoài, bát thuộc Cấn, cửu thuộc Li.

Mệnh quái của một người được tính toán căn cứ vào ngày thâng năm sinh. Những người sinh ra trong mỗi năm đều có quái tượng khác nhau, cái gọi là “một năm” không phải là từ ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch đến ngày trừ tịch cuối năm, cũng không phải là từ ngày mồng 1 tháng 1 dương lịch tới ngày 31 tháng 12, mà là tính từ lập xuân năm nay tới trước đêm lập xuân năm sau.

Cách tính toán quái tướng của mệnh quái có nguyên lí khá kĩ lưỡng, dựa vào đó, độc giả có thể tìm ra được mệnh quái của người sinh ra trong mỗi năm của khoảng 100 năm, hơn nữa con trai và con gái cũng không giống nhau. Cần nhấn mạnh 1 lần nữa là “1 năm” là chỉ khoảng thời gian từ ngày lập xuân tới trước ngày lập xuân của năm kế tiếp, nếu quên đi nguyên tắc này thì sẽ sai lệch đi rất nhiều

Ở trên đã liệt kê tất cả quái mệnh trong hơn 100 năm. Độc giả không cần phải tính toán, chỉ cần so là có thế biết được người nào thuộc quái mệnh nào, vô cùng tiện lợi, nhưng cũng có những độc giả chưa hài lòng lắm với danh sách này, mà mong muốn có thể dễ dàng tính toán được từng quái mệnh, không cần phải tra cứu sách vở. Bởi vì thứ nhất là sách vở không thể luôn mang theo bên người, thứ hai là chúng ta không thể đảm bảo rằng trong quá trình xuất bản, từ viết lách, đánh máy đến biên tập, không hề có những thiếu sót và nhầm lẫn.

Trước đây chúng ta đã biết cái gì là đông tứ trạch, cái gì là Tây tứ trạch. Chấn trạch, Tốn trạch. Li trạch, Khảm trạch là đông Tứ trạch; Khôn trạch, Đoài trạch, Càn trạch. Cấn trạch là Tây Tứ trạch.

Cũng như thế. mệnh quái thuộc Chấn, thuộc Tốn, thuộc Ly, thuộc khám thì ngôi nhà thích hợp với họ nhất là thuộc Đông Tứ trạch; thuộc Khôn, thuộc Đoài, thuộc Càn. thuộc Cấn thì ngôi nhà thích hợp nhất cho họ thuộc Tây Tứ trạch.

Đông tứ mệnh thích ở Đông Tứ trạch. Tây tứ mệnh thích Ở Tây tứ trạch.

Trong bát quái cổ ngũ hành, có thể nhận biết được ngũ hành trong đó là vô cùng có lợi, bởi vì ngũ hành tương sinh tương khắc, có khi, ngũ hành của một phương vị nào đó có tà khí, thì chỉ cần dùng những nguyên tố của một ngũ hành này với nguyên tố của một ngũ hành ngược lại khác để trị. Bây giờ chúng ta hãy xem trước những quẻ mà ngũ hành thuộc vào:

Chấn thuộc dương mộc, Tốn thuộc âm mộc, Li thuộc âm hòa, Khảm thuộc dương thuỷ, Càn thuộc dương kim, Đoài thuộc âm kim. Cấn thuộc dương thổ. Khôn thuộc âm thổ.

Biết được những quẻ mà ngũ hành thuộc vào, vậy thì chúng ta cũng biết được ngũ hành của 8 phương vị:

Hướng đông thuộc Chấn, vậy ngũ hành của nó thuộc mộc; hướng đông nam thuộc Tốn, cũng thuộc mộc.

Hướng bắc thuộc Khảm, ngũ hành thuộc Thuỷ.

Hướng nam thuộc Ly, ngũ hành thuộc hoả.

Hướng đông bắc thuộc Cấn, ngũ hành thuộc thổ; hướng Tây nam thuộc Khôn, ngũ hành cũng thuộc thổ.

Hướng Tây thuộc Đoài, ngũ hành thuộc kim; hướng Tây bắc thuộc Càn, ngũ hành cũng thuộc kim.

Mỗi nguyên tố của ngũ hành không tồn tại độc lập mà dựa vào nhau và cũng chế ước lẫn nhau. Đây chính là nguyên lí ngũ hành tương sinh tương khắc, thứ tự tương sinh của nó là: hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả. Thứ tự tương khắc của nó là hoả khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hòa.

Nguyên lý ngũ hành tương sinh tương khắc không phải được xây dựng một cách bừa bãi mà có những căn cứ xác thực. Trước Tiên hãy nói về tương sinh: hoả sinh thổ, là sau khi lửa đốt cháy một thứ gì đó thì thứ ấy sẽ biến thành tro bụi, tro bụi ấy chính là đất, bởi vậy hoả sinh thổ; thổ sinh kim là việc chúng ta khai thác quặng kim loại từ lởng đất, khoảng thạch chính là đất, nhưng lại Tiềm tàng ở dạng chất màu vàng kim, sau khi luyện, sẽ tạo ra mẫu kim loại thuần khiết, như thế gọi là thổ sinh kim. Kim sinh thuỷ, nếu kim bị hoả nung chảy, kim sẽ biến thành thế dịch, thế dịch này được coi là một dạng nước, vì thế kim sinh ra thuỷ. Thuỷ sinh mộc, lý thuyết này vô cùng dễ hiểu, sự sinh trường của cây cần có sự tẩm bổ của nước, bòi vậy thuỷ sinh mộc. Mộc sinh hoả, đạo lý này cũng rất đon giản. Người xưa dùi gỗ Lấy lửa, lửa sinh ra ở đầu gỗ, nên mộc sinh hoả.

Lý thuyết ngũ hành tương khắc là như sau:

Hoả khắc kim, vì kim loại rắn chắc bị nung luyện trong lửa mạnh thì sẽ dần dần bị tan chảy, vì thế hoả khắc kim. Kim khắc mộc vì kim loại có thể rèn thành đao búa, những dụng cụ này có thể chặt đứt cây cối, vậy nên kim khắc mộc. Mộc khắc thổ, là vì khi cây cối phát triển, thân cành của nó sẽ không ngừng vươn ra, nó có thể chui vào đất đá để hấp thụ bùn đất và nước, vì thế mộc khắc thổ. Thổ khắc thuỷ là vì đất có thể tạo thành tường ngăn, có tác dụng giữ nước, đây chính là cái gọi là “thuỷ lai thổ yểm” (nước bị đất giữ lại), vậy nên thổ khắc thuỷ. Thuỷ khắc hoả, lý thuyết này vô cùng dễ hiểu, bất kì tai nạn hoả hoạn nào, bất cứ loại nước nào, chỉ cần có nước tưới lên thì đều có thế giảm được thế của lửa, thậm chí dập tắt, gọi là thuỷ khắc hoả.

Màu sắc của ngũ hành là như sau:

Màu thuộc kim có màu trắng, màu đỏ và màu vàng kim.

Màu thuộc mộc có màu xanh, màu lục.

Màu thuộc thuỷ có màu đen, màu xanh lam.

Màu thuộc hoả có hồng, màu tím.

Màu thuộc thổ cổ màu nâu. màu lá cọ.

Khi cửa chính của nhà ở có hung thần của ngũ hành chiếu thì có thế dùng màu sắc cửa chính hoặc màu sắc của tấm nệm lót Chấn trước cửa để khắc chế hung khí.

Khi gặp kim sát, có thể dùng màu của lửa khắc kim, là màu hồng, tím, cũng có thể dùng màu của thuỷ chấn áp kim là màu đen, màu xanh lam.

Khi gặp mộc sát, có thể dùng màu của kim khắc mộc, là màu trắng, màu đỏ, cũng có thể dùng màu của mộc chấn áp thuỷ là màu hồng, màu tím.

Khi gặp thuỷ sát, có thế dùng màu của đất khắc thủy là màu nâu, màu lá cọ. Cũng có thế dùng màu của mộc chấn áp thuỷ là màu lục, màu xanh.

Khi gặp hoả sát, có thế dùng màu của nước khắc hoả là màu xanh lam, màu đen, hoặc cũng có thế dùng màu của đất chấn áp hoả là màu nâu, màu lá cọ.

Khi gặp thổ sát, có thế dùng màu của mộc khắc thổ là màu xanh, màu lục, cũng có thế dùng màu của kim chấn áp thố, đó là màu trảng, màu đỏ.

Những cách khắc chê’ sát của ngũ hành kể trên chỉ là một số kết luận mà thôi, khi ứng dụng cụ thế còn có một vài hạn chế khác nữa.

Hung khí của ngũ hành sinh ra như thế nào và làm sao để tránh cho cửa chính không bị hung khí ngũ hành chiếu, thực ra là 1 trong những tinh tuý của thuật phong thuỷ bát trạch. Ở trên đã từng đề cập, người thuộc mệnh Đông tứ thích hợp với Đông tứ trạch, mệnh Đông tứ nếu ở trong Lấy tứ trạch thì không cát. Ngược lại, người

thuộc mệnh Lấy tứ thích hợp ở Tây tứ trạch, nếu như ở Đông tứ trạch thì coi là không cát. Thế nhưng nhà ở nào đó phù hợp với mệnh quái chưa thế coi là công đức hoàn mãn, nếu cửa chính của nhà đó mở về phương vị không cát thì vẫn cứ không cát.

Nếu chúng ta tìm ra trung tâm của 1 ngôi nhà, sau đó chia xung quanh trung tâm đó ra làm 8 phần đông, nam, Tây, bắc, đông nam, Tây nam, đông bắc, tây bắc thì đông tứ trạch có thế tìm ra tứ cát vị là đông, nam, bắc, đông nam; lấy tứ trạch cũng có thế tìm ra tứ cát vị là đông bắc, Tây bắc,Tây nam, cửa chính mở ở những hướng này thì cát, mở ở những hướng khắc thì hung, mà nếu mở cửa ở hướng hung thì căn cứ vào ngũ hành của hung vị đó mà biết được sẽ gặp phải loại hung khí nào.

Ví dụ, người mệnh Đông tứ, cửa Lớn mở về hướng Lấy. hướng Lấy là hướng hung, thuộc kim, vì thế cửa lớn của nhà này sẽ bị kim sát chiếu,

Lại ví dụ như người mệnh Tây tứ, cửa lớn mở về hướng đông, hướng đông là hướng hưng, thuộc mộc, thì cửa chính của nhà này sẽ bị mộc sát chiếu.

Vì vậy, nếu một phương vị nào đó bị sát khí quấy nhiều, việc những người thân bị tổn Thương là rất lớn. Xin được liệt kê những người thân của chủ hộ mỗi loại quẻ như dưới dây:

Quẻ càn, hướng Tây bắc, chịu ảnh hướng chủ yếu là bố.

Quẻ khôn, hướng Tây nam, chịu ảnh hướng chủ yếu là mẹ.

Quẻ khảm, hướng bắc, chịu ảnh hướng chủ yếu là con trai giữa.

Quẻ lỵ, hướng nam, chịu ảnh hướng chủ yếu là con gái giữa.

Quẻ chẩn, hướng đông, chịu ảnh hướng chủ yếu là trường nam.

. Quẻ đoài, hướng Tây, chịu ảnh hướng chủ yếu là các thiếu nữ.

Quẻ tốn, hướng đông nam, chịu ảnh hướng chủ yếu là trường nữ.

Quẻ cấn, hướng đông bắc, chịu ảnh hướng chủ yếu là nam thanh niên.

Mỗi mệnh quái đều có tứ cát và tứ hung. Nhưng mức độ cát lợi của 4 phương vị không giống nhau, và mức độ hung hiểm của chúng cũng không giống nhau. Thuật phong thuỷ bát trạch sử dụng tổng hợp của Tiên thiên bát quái, dựa vào việc tổng hợp những nét khác nhau mà có được tứ khoả cát tinh và tứ khoả hung tinh, lại căn cứ vào cát hung của nó mà sắp xếp được 1 thứ tự, thứ tự đó như sau:

Sinh khí, tham lang tinh, tinh diệu, đại cát.

Diên niên, vũ khúc tình, tinh diệu, trung cát.

Thiên y, cự môn tinh, tinh diệu, thứ cát.

Phục vị, tả phụ tinh, tinh diệu, Tiểu cát.

Hoả hạn, lộc tổn tinh, tinh diêu Tiểu hung.

Lục sát, văn khúc tinh, tinh diệu thứ hung.

Ngũ quỷ, liêm trinh tinh, tinh diệu đại hung.

Tuyệt mệnh, phá quân tinh, tinh diệu chí hung.

Mệnh quái không giống nhau thì vị trí phân bố của bát tinh cũng không giống nhau, vì vậy, để tiện cho độc giả học tập, xin liệt kê ra những phân bố bát tinh của 8 loại mệnh quái như sau:

Sinh khí ở hướng đông, thiên y ở hướng đông nam, diện niên ở hướng bắc, phục vị ở hướng nam. Hoạ hạn ở hướng đông bắc, lục sát ở hướng Tây nam, ngũ quỷ ở hướng Tây nam, tuyệt mệnh ở hướng tây bắc

Sinh khí ở hướng nam, thiên y ở hướng bắc, diện niên ở hướng đông nam, phục vị ở hướng đông, hoạ hạn ở hướngTây nam, lục sát ở hướng đông bắc, ngũ quỷ ở hướng Tây bắc, tuyệt mệnh ở hướng Tây.

Sinh khí ở hướng bắc, thiên y ở hướng nam, diện niên ở hướng đông, phục vị ở hướng đông nam hoạ hạn ở hướng Tây bắc, lục sát ở hướng Tây, ngũ quỷ ở hướng Tây nam, tuyệt mệnh ở hướng đông bắc.

Sinh khí ở hướng Tây, thiên y ở hướng đông bắc, diện niên ở hướng Tây nam, phục vị ở hướng Tây bắc. Họa hạn ở hướng đông nam, lục sát ở hướng bắc, ngũ quỷ ở hướng đông, tuyệt mệnh ở hướng nam.

Sinh khí ở hướng đông bắc, thiên y ở hướng Tây, diện niên ở hướng Tây bắc, phục vị ở hướng Tây nam. hoạ hạn ở hướng đông, lục sát ở hướng nam, ngũ quỷ ở hướng đông nam, tuyệt mệnh ở hướng bắc.

Sinh khí ở hướng Tây bắc, thiên y ở Tây nam, diện niên ở hướng đông bắc, phục vị ở hướng Tây. Hoạ hạn ở hướng bắc, lục sát ở hướng đông nam, ngũ quỷ ở hướng nam, tuyệt mệnh ở hướng đông.

Sinh khí ở hướng Tây nam, thiên y ở hướng Tây bắc, diện niên ở hướng Tây, phục vị ở hướng đông bắc. Hoạ hạn ở hướng nam, lục sát ở hướng đông, ngũ quỷ ở hướng bắc, tuyệt mệnh ở hướng đông nam.

Trong thuật phong thuỷ bát trạch, bát khoả tinh diệu là vô cùng quan trọng, ngoài việc có quan hệ tới cửa chính ra, việc bài trí phòng bếp cũng cần phải nghiên cứu trước bát khoả tinh diệu này nên phân bố thế nào, bởi vì nhà bếp cần phải toạ hung hướng cát thì mỗi cát lợi, tức là nhà bếp đè lên hung linh còn cửa bếp hướng về cát linh, ở trường hợp khác nếu toạ cát hướng cát và toạ hung hướng hung thì đều vì phạm nguyên tắc của phong thuỷ.

Phong thuỷ rất quan trọng đối với sức khoẻ và đời sống hạnh phúc của con người, vì thế nếu phát hiện trong nhà có sự sắp xếp nào có thế gây ác vận thì nên tìm cách thay đổi, không thế để những yếu tổ không tốt ảnh hưởng tới sự bình yên của gia trạch tiếp tục tồn tại. Nhưng, con người thường chỉ có thế hài hoà cùng với môi trường, đó gọi là hài hoà với “trời”, “nhân định thắng thiên” là quan niệm rất ngây ngô. Con người tất nhiên cần phải nổ lực phấn đấu, nhưng phương hướng của sự nỗ lực đó là thuận thiên, chứ không phải là nghịch thiên, chúng ta hành sự thông thường đều chịu ảnh hưởng lớn của môi trường, không thể vượt quá những giới hạn đó. Trong phương diện sửa đổi phong thuỷ cũng không có ngoại lệ.

Chúng ta không phải là những cán bộ chịu trách nhiệm quyết sách quy hoạch thành phố, cũng không phải là nhà phát triển kiến trúc hay kiến trúc sư công trình, vì vậy, việc môi trường hung của một ngôi nhà như thế nào, có hợp với nguyên tắc của phong thuỷ hay không không phải do chúng ta quyết định, tuỳ ý sửa đổi, ví dụ chúng ta thấy hình dáng của con đường trước nhà có sát khí mạnh, tổn hại tới vận mệnh của gia trạch, nhưng lại không có quyền sửa đổi hình dáng của con đường theo yêu cầu của phong thuỷ, vì thế, môi trường xung quanh nhà có ảnh hưởng lớn tới sự bình an của gia trạch, tốt nhất là trước khi chọn mua hay thuê nhà cửa, nên quan sát tỉ mỉ phong thủy của ngôi nhà, Điều này sẽ tốt hơn là đợi tới sau khi chuyển tới, các thành viên trong gia đình xảy ra vấn đề tồi mỗi tìm cách sửa đổi, tuy là muộn còn hơn không, mất bò mỗi lo làm chuồng nhưng tốt nhất vẫn nên có những chuẩn bị đề phòng trước.

Tuyển Sinh Lớp Phong Thủy Cơ Bản

TUYỂN SINH LỚP PHONG THỦY CƠ BẢN

LỚP PHONG THUỶ CƠ BẢN (Thiết kế cho anh em kiến trúc và xây dựng)

– Một kiến trúc sư khi chưa biết đến phong thuỷ chưa thể coi là hoàn thiện. – Ý tưởng kiến trúc của bạn tốt nhưng khi ra ngoài làm việc với chủ đầu tư, ý tuởng đó có thể bị bẻ gẫy bởi thầy phong thuỷ. Muốn vượt qua rào cản đó bạn phải biết phong thuỷ. Thậm chí phải ngang tầm hoặc hơn thầy phong thuỷ. – Học phong thuỷ sẽ giúp bạn hiểu phong thuỷ và giúp chủ động hơn trong “làm nghề” – Ngoài giúp giúp người, phong thuỷ còn giúp bạn hiểu về bản thân, về môi trường, về vũ trụ. *** GIẢNG VIÊN: KTS, chuyên gia phong thủy PHẠM CƯƠNG.

ĐỀ CƯƠNG KHOÁ HỌC( 9 buổi) ——-

La bàn phong thuỷ. Định tâm nhà. Bát trạch. Đông tây tứ mệnh ( 2 buổi)

Loan đầu – Khái niệm khí trong phong thuỷ. (1 buổi)

Huyền không phi tinh. (2 buổi)

Xem ngày giờ- xem tuổi làm nhà. (1 buổi)

Âm dương- ngũ hành- bát quái Cấp thoát nước trong phong thuỷ. (1 buổi)

Thực hành làm bài tập phong thuỷ

Kiểm tra, đánh giá, tổng kết – kết thúc khoá học.

QUYỀN LỢI HỌC VIÊN: được đi khảo sát thực tế với Chuyên gia Phạm Cương trong quá trình tác nghiệp chuyên môn của chuyên gia. MỤC TIÊU KHOÁ HỌC: Hiểu cơ bản về phong thuỷ và tự thiết kế cho mình, cho người thân ngôi nhà hợp phong thuỷ. HỌC PHÍ: 3.6 Triệu. LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ : – qua hotline 01233546666 (ms Kiều Ngân) – hoặc gửi email: nhaxuan.vn@gmail.com:

Lưu ý: học viên để lại thông tin về họ tên, số đt liên lạc. THỜI GIAN: Học trong 2 tháng, tuần 1 buổi vào 2h chiều các ngày thứ 7.

ĐIA ĐIỂM: Quận Hoàn Kiếm

KHAI GIẢNG: 09/09/2017

 Đặc biệt: Giảm 20% học phí cho các bạn sinh viên học lực khá, giỏi. Nhóm 3 đăng kí cũng đuợc giảm 20%.

Phong Thủy Cơ Bản Khi Mua Xe Hơi

Xe hơi cũng như 1 ngôi nhà di động cho con người vì thế để đảm bảo sự an bình và may mắn, gia chủ cần phải sắp đặt phong thủy cân bằng.

Khí xấu trong ôtô có khả năng tạo ra những tổn hại và phá hủy lâu dài cho chính chủ nhân của nó và người khác. Khi nhắc tới xe hơi, người ta thường ngầm quy ước với nhau hình ảnh của chiếc xe là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh của chủ xe, tuy vậy, hiếm có người chú ý tới việc mang lại “khí tốt” cho chiếc xe của chính họ.

Những dòng khí hay năng lượng đó là tổng hòa của nội thất xe lẫn tất cả những gì thuộc về chiếc xe đó, tất nhiên dù chúng có cân bằng hay không thì cũng đều ảnh hưởng trực tiếp lên chủ xe. Khoa học phong thủy chỉ ra một số điểm chú ý nhằm mang lại phong thủy tốt cho xe hơi.

1. Thế Tứ Linh trong xe hơi

Nhìn chung, hơi cũng tuân thủ theo thế đất Tứ Linh kinh điển: phía sau cao hơn phía trước và được “nâng đỡ” ở hai bên xe, thậm chí chỗ ngồi của xe cũng nên theo hình thế Tứ Linh này. Những xe nào thoai thoải về phía sau và trống ở phía sau có thể khiến người ngồi trong xe cảm thấy bất an, như trong trường hợp bạn nhìn thấy ai đó lái xe mà cửa sau hoặc nắp thùng sau xe không được đóng kín.

Đèn sau xe tượng trưng cho khu vực Huyền Vũ, chính vì vậy phải chắc chắn rằng các đèn này không bị mờ tối và luôn hoạt động tốt; khi chúng bị hỏng phải thay thế ngay. Các xe có vị trí ngồi dốc về phía trước, như các loại xe thể thao đắt tiền, cũng phơi bày nhược điểm ở phía sau vì vị trí Huyền Vũ yếu. Phong thủy chỉ ra rằng không nên để những bộ phận quan trọng như thế bị hỏng hóc hoặc mờ đục.

2. Trang trí xe

Những logo cảnh báo dán phía sau xe có tác dụng tăng cường năng lượng cho vị trí Huyền Vũ này, đặc biệt là những câu đại loại như “Làm ơn giữ khoảng cách” hoặc “Baby in car”. Với những giấy dán có tính khôi hài hoặc khó đọc sẽ mang đến tác dụng ngược vì chỉ khuyến khích xe chạy sau tiến đến gần xe của bạn hơn. Vì vậy, bất cứ loại logo hay giấy dán trang trí nào gây mất tập trung của người phía sau thì chủ xe nên tránh dùng.

Có nhiều người thường mang theo những vật có tính linh thiêng trong xe hơi khi di chuyển. Ở phương Tây hình tượng thánh Christopher được tin là vật hộ mạng vì đây là Thánh đỡ đầu cho những người đi xa trong khi ở Việt Nam đó là hình tượng Phật Bà Quan Âm hoặc Đức Mẹ Maria…

Xe hơi và “luồng khí sạch”

Không khí bên trong xe cần phải trong lành vì đây là yếu tố quan trọng liên kết người ngồi trong xe với thế giới bên ngoài. Nếu không khí thiếu trong sạch, tài xế sẽ trở nên dễ mệt mỏi và mất tập trung.

Để làm trong lành bầu không khí trong xe, chủ xe có thể dùng các chất tạo mùi tự nhiên đồng thời cũng tác động lên tâm trạng của những người trong xe. Cây hương thảo, dầu hoa cam và dầu chanh có tác dụng rất tốt trong việc làm nguôi cơn giận và giúp cho tâm trí của người ngồi trong xe được thanh thản, nhẹ nhàng. Chú ý không để cho đồ đạc trong xe bị xáo trộn bừa bãi.

Tầm nhìn lại là một yếu tố quan trọng khác khi tài xế ngồi bên trong xe hơi. Các kính xe và các đèn pha phía trước nên được giữ sạch và trong để chúng ta có thể quan sát rõ bên ngoài khi gặp thời tiết xấu. Trong phong thủy, những chiếc cửa sổ xe được xem là “mắt xe”.

Thêm vào đó, nên chú ý lên lịch bảo dưỡng xe nhằm duy trì nguồn năng lượng mạnh mẽ vốn có của chiếc xe. Đó không đơn giản là bơm xăng hay rửa xe, bởi nếu chủ xe quan tâm đến động cơ xe như quan tâm đến thân thể của mình thì chẳng ai vui khi chúng không hỏng hóc và hoạt động tốt. Vì vậy, cần đảm bảo rằng chủ xe phải thường xuyên đưa xe đến các gara để đảm bảo các bộ phận xe luôn trong tình trạng họat động tốt.

3. Chọn màu xe

Đứng trên quan niệm về Phong Thủy, khi chọn màu cho xe chúng ta phải chắc chắn rằng màu này không xung khắc với màu Ngũ hành tương ứng với tuổi của mình.

Ví dụ, một thanh niên tuổi Ngọ mạng Hỏa, không nên chọn xe màu đỏ vì màu này làm tăng thêm tính Hỏa của người ấy. Một chiếc xe màu xanh đậm hoặc đen sẽ làm dịu bớt Hỏa, và Kim – màu trắng hay xám – thì thích hợp hơn, và an toàn hơn, vì làm Hỏa suy yếu đi.

Mặt khác nếu người lái xe nào dễ bị mất tập trung và là người tuổi Hợi mạng Thủy thì nên chọn màu xe thuộc hành Mộc (màu xanh lá). Màu thuộc hành Kim (trắng hoặc bạc) cũng có tác dụng hỗ trợ những người này.

Tuy vậy, việc chọn màu sắc hợp phong thủy cho xe cũng tùy thuộc vào sở thích của chủ xe. Nếu chọn được màu xe hợp mạng, tuổi, nhưng chủ xe lại không thích màu đó, thì điều đó cũng không tạo nên luồng khí giao hòa tốt đẹp giữa chủ xe và chiếc xe. Nên cân nhắc kĩ về vấn đề này.

4. Bãi đỗ xe

Khi đỗ xe, tốt nhất nên đỗ xe ở vị trí nằm xa với nhà gia chủ hơn là đỗ xe ngay trong một địa điểm nào đấy thuộc ngôi nhà hoặc để xe nằm đối diện với ngôi nhà đó.

Lí do đơn giản cho điều này là do phong thủy vốn quan niệm xe hơi như “một con hổ sống”, nên nếu cứ đỗ xe hướng vào nhà bạn hay nơi làm việc, thì nó sẽ tạo ra sát khí đe dọa tới những người sống ở nơi nó hướng vào.

Cần tư vấn thêm về phong thủy trên ô tô xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi

Cách Nuôi Cá Koi (Cá Chép Nhật Bản) Cơ Bản

Tìm hiểu về Cá và cách nuôi cá Koi

Cá Koi theo tiếng nhật là Nishikigoi, được người Nhật lai tạo giống cách đây hơn 200 năm, và luôn là đề tài sôi nổi ở các diễn đàn cá cảnh trên khắp thế giới.

Tùy theo màu sắc đặc tính mà người ta còn có nhiều tên gọi cho các con cá:- Con cá có màu nền trắng pha màu đỏ gọi là KOHAKU.

Cá màu nền trắng pha màu đỏ và thêm một chút màu đen gọi Showa sanke- Cá có màu xám bạc hai bên mang có màu đỏ pha trắng gọi là Asagi và Shusui.

Ngoài ra còn có nhiều tên khác nữa để gọi như Kohaku, Sanke, Showa, Ogon, Kin- Showa, Kujaku, Hi-Utsuri, Shusui, Komonryu, Koromo, Showa Sanshoku

Cá Koi là loài cá cảnh có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng thể sống tới 25 – 35 năm.

Người Trung Hoa có truyền thuyết “cá chép hoá rồng” hay “cá vượt vũ môn”, tức là con cá chép khi sống trăm năm tuổi có thể lột xác biến thành Rồng để đạp mây vờn gió khỏi phải sống một số phận lặn hụp dưới nước.

Không biết nếu khi chúng ta có con cá Koi (tạm gọi là cá chép cảnh Nhật Bản cho dễ hiểu) sống hơn trăm tuổi nó có biến thành rồng bay đi không? Nếu vậy thì cũng hơi tiếc vì chắc chắn bạn sẽ mất đi món tiền lớn. Dẫu sao đây cũng là truyền thuyết mang triết lý đẹp với ước mơ vươn lên của muôn loài trong vũ trụ.

Cá Koi khi trưởng thành có chiều dài khoảng 60-90 cm. Nếu nuôi và chăm sóc cẩn thận nó có thể lớn thêm được 5-10cm mỗi năm.

Không như cá Thanh Long (hay còn gọi là Bạch Long, Hắc Long) thường quậy phá và thức ăn chủ yếu là các loài cá sống nhỏ, cá Koi là một loại cá hiền lành, nó có thể sống chung với các loại cá khác mà không cảm thấy bị phiền nhiễu.

Hồ cá Koi

Không giống như các loại cá cảnh khác được nuôi trong hồ kiếng để ngắm nhìn theo chiều ngang, cá Koi được nuôi trong một loại “ao” nhỏ đào trong vườn, do đó chúng ta chỉ ngắm nhìn những chú cá Koi bơi lội lững lờ ở phía trên lưng.

Hồ nuôi cá thường được đào sâu xuống theo hình bậc thang (có thể sâu khoảng 2m) để tạo nên nhũng chiều sâu đa dạng, phía dưới được lót bằng những tấm nilon nhựa để nước khỏi thoát đi, dĩ nhiên nếu điều kiện kinh tế của bạn tốt hơn, bạn có thể xây bằng xi măng, như thế hồ của bạn sẽ chắc chắn hơn nhiều và bạn cũng khỏi phải lo lắng lỡ có khi nào tấm lót nilon bị lủng, nước thoát đi hết và Koi của bạn cũng ” thăng” luôn.

Dung tích hồ tùy theo mặt bằng có sẵn của bạn, từ 4- 5 mét khối tới vài chục mét khối. Theo nhiều người khuyên bờ hồ nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30 – 40 cm để tránh tình trạng chó hoặc mèo săn mất cá Koi của bạn. (Ở Mỹ thì hay có các chú racoon đêm đêm hay rình bắt trộm cá Koi vô cùng).

Quanh bờ hồ người ta có thể trồng vài cây sen để cá có thêm bóng mát trong những ngày hè và cũng để làm giảm bớt sự phát triển của các loại rêu độc hại, hoặc trang trí thêm những ngọn đèn, cây cảnh Bonsai hay bàn ghế theo kiểu Nhật cho thêm thơ mộng.

Hồ nước cũng cần trang bị thêm một hệ thống bơm lọc để giữ nước luôn được trong sạch và tránh tình trạng bị rêu lan trong nước.

Theo nguyên tắc đối với cá Koi lớn khoảng 30 cm thì cứ mỗi mét khối nước thì được thả một con, cá nhỏ thì ta có thể thả mật độ dày hơn.

Cá Koi giống

Hiện nay cá giống ở các nước Châu Âu bán tương đối rộng rãi, cá loại nhỏ (5-10 cm) giá cũng phải chăng từ 10-20€. Cá lớn hơn (30 cm) giá khoảng 1000 EURO. Ðối với cá có màu sắc và hình dạng đặc biệt thì bạn phải tới những nơi bán đấu giá cá được tổ chức mỗi năm vài ba bận, nhưng coi chừng, giá cá sẽ rất đắt từ vài ngàn đến vài trăm ngàn, cá biệt có thể đến cả triệu EURO. Ðó thật sự là một tài sản không nhỏ.

Ðối với các loại cá giống được nhập cảng từ Nhật Bản, giá cá giống có hơi mắc hơn nhưng cũng có thể chấp nhận được.

Trước đây cá giống chủ yếu được lai tạo từ Nhật nhưng bây giờ người Châu Âu cũng biết cách lai tạo giống nên nhiều người cũng có thể nuôi được loại cá này. Không những người ta lai tạo được những chú cá Koi kiểu cổ điển mà còn lai tạo được những chú cá Koi có hình dạng và màu sắc dị kỳ, chẳng hạn như những con cá Koi có đầu gồ ghề, xù xì như kiểu cá đầu lân (như cá vàng 3 đuôi đầu lân).

Không biết những con cá Koi có hình dáng dị dạng này có thể sống lâu như những con cá khác hay không, nhưng ấn tượng đầu tiên bạn sẽ thấy nó đẹp và dĩ nhiên giá nó sẽ cao hơn những con cá khác nhiều.

Tiêu chuẩn cá Koi:

Ðể đánh giá một con cá như thế nào là “đẹp” có rất nhiều tiêu chuẩn mà người nuôi cũng như ban giám khảo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của người Nhật bản: màu sắc, sự trưởng thành và hình dạng.

Về màu sắc thì màu sắc phải tươi tắn tự nhiên, sự phân chia màu sắc phải rõ ràng, không loang lổ các khoảng màu có hình dạng độc nhất vô nhị.

Thí dụ có chú cá Koi toàn thân trắng nhưng trên giữa đỉnh đầu có một đốm đỏ thật lớn, thật tròn như một hình mặt trời trên nền cờ của của con dân Thái Dương Thần Nữ.

Về hình dạng như đã nói ở trên, tuy nhiên đây là sản phẩm của sự biến đổi gen trong cơ thể cá nên tiêu chuẩn này chỉ đứng vào hàng thứ hai, ngoài ra độ lớn và sức khoẻ cá cũng đóng vai trò quan trọng để quyết định giá cả của cá.

Nước nuôi cá:

Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.

Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.

Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.

Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.

Thức ăn:

Cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường, được làm chủ yêú bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin.

Bệnh tật:

Cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thưòng gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị.

Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú y nếu không muốn thấy chú cá Koi yêu mến của mình lặng lẽ …. đi vào cái lẩu đang sôi.

Nghề chơi cũng thật lắm công phu, thú nuôi cá Koi được nhiều người Châu Âu, người Mỹ cũng biết đến và phát triển như một nghệ thuật. Nhiều dịch vụ khác cũng được “ăn theo” như thiết kế và xây dựng vườn hồ, chăm sóc sức khoẻ cá, thậm chí còn có cả một hotel cho … cá để chăm sóc những chú cá khi chủ nó phải vắng nhà lâu ngày.

Nhiều hiệp hội, câu lạc bộ “cá Koi” cũng được hình thành khắp nơi.

Ở Việt Nam chúng ta thú vui nuôi cá Koi chưa được nhiều người biết tới, hy vọng một ngày gần đây nó sẽ trở nên một thú vui có tính cách quần chúng.

Còn gì thanh thản hơn sau một ngày lao động đầy căng thằng, mệt mỏi, về tới nhà với tách trà trong tay ngồi dưới bóng mát của bóng cây sau nhà, nghe tiếng chim hót, tiếng nước chảy rì rào như xa, như gần và dưới kia đàn cá chép kiểng nhật bản lượn lờ êm ả như một đám mây ngũ sắc đùa lượn.

Hy vọng rằng bạn sẽ mau quên đi những lo âu thường ngày và một ngày nào đó nếu thời cơ đến quỹ gia đình của bạn sẽ được cải thiện đáng kể với cá chép kiểng Nhật Bản.

Nói đến cá chép, nhiều người nhớ lại thời gian khoảng hơn 10 năm về trước. Phong trào nuôi cá chép đang thịnh hành. Cá chép được nuôi nhiều khắp từ thành thị đến nông thôn bởi đây là loài cá dễ nuôi, giá thành lại hợp lý.

Ngày ấy, người ta chủ yếu nuôi cá chép vàng chứ không phải là chép đen. Tuy nhiên, chúng vẫn chỉ là những con cá cây nhà lá vườn. Dần dần, sau này khi nghề chơi cá cảnh phát triển, có nhiều loài cá đẹp ra đời, cá chép buộc phải nhường chỗ cho những người anh em không quen biết…

Trong những năm trở lại đây, người ta bắt đầu lai tạo ra nhiều loài cá chép tuyệt đẹp, có thể nói là mang tính chất đột phá.

Tiêu biểu cho giống cá chép mới là Koi. Koi cũng trở thành một đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Koi cũng giống như những người bà con của nó, rất dễ nuôi và mau lớn. Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng.

Cá Koi ăn tạp, chúng có thể ăn mọi thức ăn mà chúng ta cung cấp.

Trước đây, Koi chỉ có 4 màu cơ bản, nay được người Nhật và Trung Quốc lai tạo, chúng trở nên rát phong phú về màu sắc và hình dáng được rất nhiều người nuôi, đặc biệt là phương Tây.

Ngày nay tuy không phải là xuất chúng, nhưng Koi trở thành một loài cá hấp dẫn người chơi và đã có những tổ chức, hội, chuyên chỉ chơi Koi trên khắp thế giới.