Theo quan niệm phong thủy của các quốc gia ở phương Đông, cầu thang gia đình đặt ở hướng tốt thì gia chủ cũng như thành viên gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, thuận lợi. Tuy nhiên, nếu cầu thang đặt ở những vị trí xấu sẽ mang đến nhiều điều đại kỵ cho gia chủ.
Từ xưa đến nay, người Việt Nam ta vẫn quan niệm cầu thang là “xương sống” của một ngôi nhà, đồng thời để kết nối giữa các tầng trong ngôi nhà lại với nhau. Cầu thang của căn hộ còn được xem là nơi để lưu thông cho dòng chảy của những nguồn năng lượng cũng như dòng sinh khí có thể lưu thông điều hòa ở trong nhà.
Như vậy, rõ ràng cách chia bậc cầu thang gia đình không những ảnh hưởng đến phong thủy ngôi nhà mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Chính vì vậy, trước khi xây dựng cầu thang gia đình bên cạnh việc quan tâm đến xây dựng bản thiết kế về bậc cầu thang cụ thể trong kỹ thuật xây dựng, gia chủ cũng cần phải lên kế hoạch với những tính toán thật kỹ lưỡng sao cho mang đến những vận may cho gia đình.
1001 mẫu thiết kế cầu thang đẹp 201930+ mẫu phòng khách đẹp có cầu thang được ưa chuộng nhất
Công thức tính bậc cầu thang theo phong thủy
Theo phong thủy tính bằng vòng Trường sinh
Vòng Trường sinh chính là cụ thể của 12 sao đồng thời thể hiện các quy luật sinh tồn ( với 4 quy luật chính từ phát sinh, tới tồn tại, rồi phát triển và cuối cùng là chấm dứt) của vạn vật quanh ta.
Theo triết học phương Đông quan niệm rằng bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào tồn tại trên trái đất này cũng cần phải trải qua cụ thể 12 giai đoạn như sau:
Trường sinh ( được hiểu là khi sự vật hiện tượng đó được sinh ra)
Mộc dục ( được hiểu là sự gột rửa, tắm rửa)
Quan đới (đó là sự vận động, phát triển, biến đổi không ngừng của sự vật, hiện tượng)
Lâm quan ( đó là bước vào giai đoạn trưởng thành của sự vật, hiện tượng)
Đế vượng (đây là giai đoạn phát triển cực thịnh)
Suy (mọi sự vật hiện tượng bước qua cực thịnh sẽ là suy yếu)
Bệnh ( gặp phải những bệnh tật, ốm đau)
Tử (khí sự vật hiện tượng đó chết đi)
Mộ (được trốn cất, nhập mộ)
Tuyệt (sự vật hiện tượng đó tan rã trở lại với tự nhiên )
Thai ( lại tiếp tục phôi thai bắt đầu một hành trình mới )
Dưỡng (thai trưởng)
Đối với nhà hình Thủy cách chia bậc thứ 1 là Trường sinh
Đối với nhà hình Mộc cách chia bậc thứ 3 là Trường sinh
Đối với nhà hình Thổ bậc thứ 5 sẽ được tính là bậc Trường sinh
Đối với nhà hình Hỏa bậc thứ 7 sẽ là bậc Trường sinh
Cụ thể của cách tính này chính là bắt đầu từ bậc Trường sinh của ngôi nhà theo ngũ hành, tiếp tục sẽ là các số thuận đến mỗi bậc cụ thể là 1 sao được nối kế tiếp trong vòng Trường sinh, cứ như vậy sẽ đếm hết 12 sao rồi lại tiếp tục 1 vòng tuần hoàn đếm nối tiếp những một vòng mới.
Nhà hình Thủy thì số lượng bậc thang nên dùng là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23…
Nhà hình Mộc thì số lượng bậc thang nên dùng là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25…
Nhà hình Thổ thì số lượng bậc thang nên dùng là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27…
Nhà hình Hỏa thì số lượng bậc thang nên dùng là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27…
Nhà hình Kim thì số lượng bậc thang nên dùng là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25…
Chính nhờ những thiết kế số lượng bậc thang hợp lý có thể tăng cường, nâng cao sức khỏe, cũng như tăng cường trí nhớ nếu đạt đến một mức độ của sự ngưng tĩnh hay thay đổi thật sự phù hợp.
Theo phong thủy tính bằng quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”
Đối với cách chia bậc cầu thang theo phong thủy được áp dụng bởi quy luật cụ thể về Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Có khá nhiều nguyên tắc cần áp dụng khi tính số lượng các bậc cầu thang sao cho phù hợp với quy luật phong thủy.Đối với người Việt Nam từ xa xưa ông cha ta thường lấy ngay các quy luật cụ thể của đời người đó là (Sinh – Lão – Bệnh – Tử) để đặt làm nguyên tắc xây dựng cầu thang trong nhà. Vậy theo cách chia này thì số bậc cầu thang bao nhiêu là tốt nhất cũng như cơ sở để đưa ra cách chia đó.
Sinh: được hiểu là khởi nguồn hay khởi phát bắt đầu cho sự sống mới, mang ý nghĩa hướng đến sự dồi dào, thịnh vượng của nguồn năng lượng, sinh lực.
Lão: có thể coi là một thời kỳ mà cuộc đời của một người đều phải trải qua, đó là tuổi già. Bên cạnh đó, lão cũng mang ý nghĩa chỉ sự héo úa, của nguồn năng lượng đã bắt đầu cạn kiệt đi dần dần.
Bệnh: Đó là khi con người đã già yếu bắt đầu phát sinh nhiều bệnh tật, ốm là giai đoạn của bệnh tật, đó là một biểu tượng đại diện cho điều không may mắn.
Tử: được coi là thời điểm để chấm dứt cõi luân hồi của một vòng đời, đại diện cho sự chết chóc, âm u.
Đây là 4 giai đoạn mà bất kỳ ai cũng phải trải qua của đời người và sau khi kết thúc thì nó sẽ lại tiếp tục 1 vòng tuần hoàn như vậy Sinh – Lão – Bệnh – Tử mới. Trong 4 giai đoạn cụ thể của vòng đời này thì có lẽ chỉ có giai đoạn Sinh sẽ được mọi người mong đợi nhất, bởi đó là đại diện cho sự khởi sắc, cho những nguồn năng lượng dồi dào mạnh mẽ nhất. Chính lẽ đó mà bất cứ các gia chủ nào trong thiết kế kích thước và lựa chọn số lượng của bậc cầu thang cũng đều hướng đến xây dựng bậc cuối cùng của cầu thang ngôi nhà mình rơi vào cung Sinh.
Như vậy cách chia bậc cầu thang theo phong thủy xét trong quy luật của vòng tuần hoàn sinh lão bệnh tử các bạn đừng bỏ qua các nguyên tắc cụ thể sau đây:
Bước đầu tiên của bậc cầu thang là: Sinh
Bước thứ hai của bậc cầu thang là: Lão
Bước thứ ba của bậc cầu thang là: Bệnh
Bước thứ tư của bậc cầu thang là: Tư
Bước thứ năm của bậc cầu thang là: Sinh
Bước thứ sáu là của bậc cầu thang là: Lão
Bước thứ bảy là của bậc cầu thang là: Bệnh
…..cứ như vậy tiếp tục cho đến hết cầu thang
Cách tính bậc cầu thang theo quy luật của sinh lão bệnh tử được đếm một cách cụ thể như sau: bậc đầu tiên ứng với là sinh, bậc tiếp theo ứng với lão, bệnh, tử và cứ như thế tiếp tục lại từ đầu cho đến khi hết bậc cuối cùng của cầu thang.
Như vậy chúng ta có thể rút ra được một công thức cụ thể hơn về cách chia bậc cầu thang như sau. Với số bậc cầu thang đẹp mong muốn
trong đó với “n” sẽ là số lần lặp lại theo chu kỳ của bậc cầu thang.
Bạn dự định điểm đầu tới điểm cuối có khoảng cách là 5 chu kỳ (Sinh – Lão – Bệnh – Tử)
Số bậc của cầu thang 2 tầng = 4*5 + 1 = 21 bậc.
Như vậy bậc cuối cùng thứ 21 sẽ ấn định rơi vào cung Sinh.
Chia theo chiều cao tầng nhà
Đây được coi là cách tính bậc cầu thang đơn giản nhất được các gia chủ chọn thiết kế cho cầu thang ngôi nhà của mình..
Công thức: Số bậc cầu thang của ngôi nhà = Chiều cao của tầng nhà / chiều cao cụ thể của mỗi bậc
Chiều cao của tầng nhà được tính bằng chiều cao tính từ mặt sàn của tầng thấp nhất đến mặt sàn của các tầng trên
Chiều cao bậc được tính theo tiêu chuẩn của chiều cao các bậc cầu thang
( Trong đó, chiều cao bậc cầu thang tiêu chuẩn với (h) = (60-b)/2 cụ thể h: là chiều cao bậc b: chiều rộng của bậc và mặt bậc)
Thông thường các chủ nhà thường chọn chiều cao của mỗi bậc thang là từ 15 đến 18cm, để có thể vừa dễ dàng trong quá trình đi lại và các kích thước nếu trên cũng khá chuẩn và hợp theo quy luật phong thủy.
Cách tính bậc cầu thang nhà 3 tầng
Giải pháp thiết kế xây dựng nhà 3 tầng với cách tính bậc cầu thang nhà 3 tầng cụ thể như sau:
Cách tính cầu thang cho nhà 3 tầng cũng gần giống như các cách thiết kế hay tính bậc cầu thang cho tất cả các dạng nhà nhà khác hiện nay. Với chức năng của cầu thang ngôi nhà không chỉ đơn thuần là lối đi lại mà cầu thang còn được coi là vị trí giúp định hình cho toàn bộ thiết kế của ngôi nhà. Đồng thời cũng đem lại một bầu không gian đẹp, ấn tượng, tiện nghi và tiết kiệm tối đa diện tích của căn nhà.
4*n+1 = số bậc cầu thang nên có của toàn ngôi nhà.
4 được hiểu là vòng tuần hoàn trường sinh
N là số lặp lại của vòng trường sinh, cứ 4 bậc lại cầu thang sẽ lặp lại 1 lần
Vậy khi áp dụng bằng công thức trên, ví dụ cho một ngôi nhà với 3 tầng thì số lượng của bậc cầu thang cho các tầng là: 4*5+1=21. Trong đó, 4 vẫn được hiểu là vòng trường sinh ( mặc định và không hay đổi), số 5 chính là số lần được lặp lại của vòng trường sinh ( nhịp lặp lại là 5 lần)
Nhà lệch tầng có thể hiểu là các mặt của sàn nhà lệch nhau và được sắp xếp không thẳng, cũng không vuông góc cố định mà có thiết kế khá lệch nhau theo chủ đích về thiết kế của chủ nhà và kiến trúc sư.
Như vậy theo công thức: chiều rộng từng bậc thang + 2 lần của chiều cao bậc thang = 600 (nghĩa là b +2h=600mm).
Tuy nhiên, trong trường hợp với thiết kế mà độ dốc của cầu thang lớn hơn 36 độ việc đi lại, di chuyển sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn, mang đến sự khó chịu nhất định đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Gây nên những nguy cơ về sự mất an toàn, dễ bị bước hụt chân, bước khó và thậm chí là rất mệt mỗi khi phải leo các bậc thang của gia đình. Đồng thời để tiết kiệm một cách tối đa cho không gian cho căn nhà mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ độ an toàn, các chuyên gia của Movic đưa ra gợi ý cho các gia chủ nên làm mặt bằng của cầu thang có độ rộng vào khoảng 25cm.
Đảm bảo tính an toàn
An toàn luôn là là yếu tố cần được đặt lên hàng đầu cụ thể là: Kích thước, khoảng cách, độ cao của từng bậc thang, độ chênh lệch cụ thể giữa các bậc câu thang,…
Đối với mẫu nhà 2 tầng thông thường với diện tích nhỏ, có nguy cơ trở thành “con dao hai lưỡi” ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nếu không bố trí một cách hợp lý, cầu thang của ngôi nhà có thể trở thành nguyên nhân khiến ngôi nhà trở nên vô cùng bức bách, chật chội.
Đảm bảo tính phong thủy cho cầu thang của nhà 2 tầng:
Cầu thang gia đình sẽ tác động trực tiếp tới sự nghiệp cũng như vận may của gia đình.
Đối với vị trí cầu thang: không nên đặt cầu thang ở chính giữa của ngôi nhà điều này sẽ không tốt cho chính các mối quan hệ xung quanh ta ( như quan hệ với bạn bè, đối tác, thậm chí là vợ chồng) theo quan niệm phong thủy.
Đối với vị trí chân cầu thang: Chân cầu thang tuyệt đối không nên đặt ở hướng thẳng với hướng của cửa chính, hay nhà vệ sinh và nhà bếp của gia đình.
Đối với độ dài của cầu thang: Không nên xây dựng thiết kế cầu thang quá dài bởi theo phong thủy khi cầu thang càng dài thì sẽ giúp cho sinh khí được lưu thông giữa hai tầng trở nên ngày càng yếu đi, mức độ lưu thông giảm đi.
https://congtythietkenhadep.vn/nhung-mau-biet-thu-nha-vuon-dep https://congtythietkenhadep.vn/project/nha-ong-3-tang-hien-dai-dep-mat-tien-45m/