Xem Hướng Nhà Theo Tuổi Vợ Hay Chồng? Xem Hướng Nhà Theo Phong Thủy

Nên xem hướng nhà theo tuổi vợ hay chồng là thắc mắc của rất nhiều người. Hướng nhà hợp tuổi ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy; sự may mắn và trường thịnh của cả gia đình.

1. Hướng nhà ảnh hưởng như thế nào đến phong thủy

Phong thủy đóng vai trò là yếu tố “địa lợi” giúp thúc đẩy sự thành công của con người. Chính vì vậy, người phương Đông rất coi trọng việc nơi làm việc và nơi ở phải chuẩn phong thủy. Điều này ảnh hưởng đến cả sức khỏe, gia đình và công việc của con người.

Theo quan niệm, hướng nhà ảnh hưởng lớn đến việc vận khí và năng lượng từ bên ngoài đi vào và lưu thông trong nhà:

Hướng nhà tốt giúp ngôi nhà hấp thụ được các nguồn năng lượng tốt (hay còn gọi là tinh hoa đất trời), đem đến sự may mắn, thịnh vượng. Đồng thời điều này cũng giúp đảm bảo sức khỏe của các hành viên.

Hướng nhà xấu: Khiến vượng khí và may mắn bị cản trở hoặc có thể khiến các nguồn năng lượng xấu vào nhà. Điều này sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, công danh, sự nghiệp, may mắn và hạnh phúc không thuận lợi.

Theo đúng quy luật phong thủy, hướng nhà phải được xem dựa theo tuổi của gia chủ; tức là người chủ của gia đình. Người đóng vai trò trụ cột có tầm ảnh hưởng đến các quyết định lớn và có thể gánh vác cả gia đình. Do đó, người này sở hữu nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất và có thể tác động đến các thành viên khác.

Chủ gia đình có thể là người vợ hoặc người chồng; tùy thuộc vào vai trò và sức mạnh – yếu trong từng nhà. Thông thường, tại Việt Nam, gia chủ chính là người chồng. Tuy nhiên, một số trường hợp người vợ có sức mạnh lấn át sẽ là người chủ gia đình.

Xem hướng nhà phải dựa trên khoa học phong thủy, đảm bảo sự hài hòa với các thành viên cũng như vị trí địa lý thực tế. Khi chuyển sang nhà mới, đây là cách để mưu cầu tài lộc, sự thịnh vượng và bình an.

Chính vì vậy, việc này đề cao sự hòa hợp và tốt lành. Do đó, nên xem theo hướng nhà theo tuổi cả vợ và chồng và chọn lựa theo phương án đảm bảo sự hài hòa tốt nhất.

Xem hướng nhà theo tuổi của ai trong nhà phải tùy thuộc vào từng gia đình và đảm bảo sự hài hòa nhất. 3. Cách xem hướng nhà theo tuổi vợ chồng chuẩn phong thủy 1. Quy luật cơ bản về xem hướng nhà theo tuổi

Các hướng trong phong thủy được chia thành 2 nhóm:

Đông Tứ Trạch: Hướng Đông, hướng Nam, hướng Bắc, hướng Đông Nam

Tây Tứ Trạch: Hướng Tây, hướng Tây Bắc, hướng Tây Nam, hướng Đông Bắc.

Mỗi năm sinh Âm lịch từng người sẽ tương ứng với 1 trong 8 cung của Bát Trạch. Theo đó, các cung mệnh được chia làm Đông Tứ Mệnh và Tây Tứ Mệnh:

Đông Tứ Mệnh: Cung Khảm (số 1), cung Chấn (số 3), cung Tốn (số 4), cung Ly (số 9)

Tây Tứ Mệnh: Cung Khôn (số 2 và số 5 với Nam), cung Càn (số 6), cung Đoài (số 7), cung Cấn (số 8 và số 5 với Nữ).

Những người nào nào thuộc Đông Tứ Mệnh hợp với các hướng Đông Tứ Trạch. Ngược lại, người thuộc Tây Tứ Mệnh hợp với hướng Tây Tứ Trạch.

Theo quy luật của Bát Trạch, mỗi cung mệnh có 8 hướng, 4 hướng hung và 4 hướng cát:

Các hướng tốt

Hướng Sinh Khí: Hướng tốt nhất trong 8 hướng. Có ý nghĩa đem lại sự thịnh vượng, thăng tiến công danh, gia đình hòa hợp

Hướng Diên Niên: Đem đến sự đủ đầy và sung túc, phúc đức dày dặn và giúp trong – ngoài thêm vững vàng.

Hướng Thiên Y: Đem đến bình an, hòa hợp và sự bảo vệ đối với các thành viên trong gia đình. Hướng này cũng được cho là giúp cho các thành viên có thêm sức khỏe, sống trường thọ.

Hướng Phục Vị: Đem lại phúc đức về đường con cháu, sự ổn định về kinh tế.

Các hướng xấu

Hướng Tuyệt Mệnh: Được cho là hướng xấu nhất trong 8 hướng; đem đến những điềm xui rủi và những tai ương bất ngờ.

Hướng Lục Sát: đem lại sự chia ly, thương tổn và mất mát.

Hướng Ngũ Quỷ: đại diện cho 5 loại tà khí quấy rối cuộc sống và công việc.

Hướng Họa Hại: khiến trong nhà thường xuyên lục đục gia chủ dễ rơi vào cảnh cô quả, ít con cái, dễ bệnh tật.

Xem hướng nhà theo tuổi cần dựa vào quy luật của Bát Trạch. 3. Cách tính cung mệnh trong phong thủy

Tính cung mệnh phải dựa vào năm sinh theo Âm Lịch. Thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Cộng 2 số cuối của năm sinh Âm Lịch đến khi chỉ còn kết quả là một chữ số.

Bước 2:

Với giới tính Nạm: Lấy 10 trừ đi số tìm được ở bước 1. Ví dụ: 10-7=3

Số tìm được sau bước 2 chính là con số tương ứng với từng cung mệnh thuộc Đông Tứ Trạch hoặc Tây Tứ Trạch như trên.

Các hướng tốt – xấu ứng với từng cung mệnh trong bát trạch.

Xem hướng nhà là thủ tục rất quan trọng để đảm bảo phong thủy trong nhà hòa hợp; giúp gia đình nhiều tài lộc và may mắn. Việc xem hướng nhà theo tuổi vợ hay chồng còn phải tùy thuộc vào mỗi gia đình, thời gian cũng như địa điểm xem.

Môi Giới Cá Nhân hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề này và có thể áp dụng cho chính ngôi nhà của mình.

Xem Hướng Nhà Theo Phong Thủy

Cách xem hướng nhà theo phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây cất nhà, đất, mua bán nhà đất. Bởi theo dân gian thì nếu chọn được hướng nhà hợp với gia chủ sẽ mang đến nhiều may mắn trong cuộc sống, còn nếu chọn sai có thể sẽ phải khó khăn.

Con người ta từ khi cấn thai trong bụng mẹ đến khi sinh ra, chịu tác động rất lớn từ năng lượng của Vũ trụ (4 phương – 8 hướng). Trên sơ sở này, Khoa học Phong thủy phân ra làm 2 nhóm: Đông mạng và Tây mạng. Trong mỗi nhóm được chia thành 4 cung mệnh khác nhau. Tương ứng với đó, phương hướng cũng được chia thành hai nhóm Đông Tứ trạch (Đông Nam, Bắc, Nam, Đông) và Tây tứ trạch (Tây Bắc, Tây Nam, Tây, Đông Bắc).

Để xem hướng nhà hợp phong thủy, gia chủ có tuổi thuộc Đông tứ mệnh sẽ chọn hướng nhà ở Đông tứ trạch. Hướng nhà Tây tứ trạch sẽ thích hợp với những người có tuổi thuộc Tây tứ mệnh.

Những người/sự vật cùng Cung Mạng phối hợp với nhau sẽ có những cung tốt và ngược lại là cung xấu.

🎋 Đông Mạng gồm: Khảm; Chấn; Tốn; Ly tương ứng với 4 hướng: Chánh Bắc; Chánh Đông; Đông Nam; Chánh Nam.

🎋 Tây Mạng gồm: Khôn; Càn; Đoài; Cấn tương ứng với 4 hướng còn lại: Tây Nam; Tây Bắc; Chánh Tây; Đông Bắc

Trước tiên, phải xác định được mình thuộc Cung gì? (Đông mạng hay Tây mạng). Sau đó kết hợp với hướng cửa của bất động sản tương ứng sẽ cho ra Cung tốt hay xấu.

Cách xác định cung mệnh và Cách xem hướng nhà theo phong thủy

Cách xác định cung mệnh theo tuổi được tính dựa vào năm sinh âm lịch. Giữa nam và nữ dù cùng năm sinh nhưng đôi khi bản mệnh sẽ có sự khác biệt. Cách tính cụ thể:

Lấy năm sinh âm lịch, cộng dồn các con số lại với nhau.

Lấy con số vừa cộng được chia cho 9. Có 2 trường hợp:

Nếu chia hết cho 9 thì lấy số làm kết quả.

Nếu có số dư thì dựa vào số dư đó tính cung mệnh.

Ví dụ: người sinh năm 1985 sẽ lấy 1+9+8+5=23. Lấy 23/9=2 dư 5.

Hoặc người sinh năm 1989 sẽ lấy 1+9+8+9=27. Lấy 27/9=3.

Tra con số vừa tìm được vào bảng sau để xác định cung mệnh: 👇👇👇

Giới tính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Nam

Khảm

Ly

Cấn

Đoài

Càn

Khôn

Tốn

Chấn

Khôn

Nữ

Cấn

Càn

Đoài

Cấn

Ly

Khảm

Khôn

Chấn

Tốn

Khi xác định được tuổi mệnh của mình thì việc xác định hướng nhà sẽ trở nên dễ hơn. Theo đó sẽ có 4 hướng nhà phong thủy tốt và 4 hướng không tốt với ý nghĩa riêng biệt.

☯️ 4 cung tốt sau khi phối gồm: Sinh khí, Phước Đức, Thiên Y, Phục Vị. Trong đó tốt nhất theo thứ tự liệt kê như trên.

☯️ 4 cung xấu khi phối với nhau: Tuyệt mạng, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa hại. Trong đó xấu nhất theo thứ tự liệt kê.

Cung mệnh

Hướng sinh khí

Hướng Thiên Y

Hướng Diên niên

Hướng Phục vị

Hướng Tuyệt mệnh

Hướng Ngũ Quỷ

Hướng Lục Sát

Hướng họa hại

Cung Càn

Tây

Đông Bắc

Tây Nam

Tây Bắc

Nam

Đông

Bắc

Đông Nam

Cung Đoài

Tây Bắc

Tây Nam

Đông Bắc

Tây

Đông

Nam

Đông Nam

Bắc

Cung Cấn

Tây Nam

Tây Bắc

Tây

Đông Bắc

Đông Nam

Bắc

Đông

Nam

Cung Khôn

Đông Bắc

Tây

Tây Bắc

Tây Nam

Bắc

Đông Nam

Nam

Đông

Cung Ly

Đông

Đông Nam

Bắc

Nam

Tây Bắc

Tây

Tây Nam

Đông Bắc

Cung Khảm

Đông Nam

Đông

Nam

Bắc

Tây Nam

Đông Bắc

Tây Bắc

Tây

Cung Tốn

Bắc

Nam

Đông

Đông Nam

Đông Bắc

Tây Nam

Tây

Tây Bắc

Cung chấn

Nam

Bắc

Đông Nam

Đông

Tây

Tây Bắc

Đông bắc

Tây Nam

Bán san tuyệt mạng là cung xấu nhất rơi vào Tuyệt mạng nên Ông Bà thường khuyến cáo nên tránh tối đa,…và đúc kết thành một bài ca dao dễ nhớ:

Bà Càn đi chợ hồ Ly.

Mua con cá Cấn làm chi Tốn tiền

Ông Khảm đòi học làm Khôn

Gánh nước non Đoài té Chấn gãy xương.

Một vài lưu ý khi xem hướng nhà theo phong thủy.

Ông bà ta có câu: “Cưới vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Theo quan niệm nhân gian thì nên dựa vào tuổi của người đàn ông để xem hướng nhà hợp tuổi. Có thể là cha, chồng hoặc con trai. Nếu nhà chỉ có phụ nữ thì mới xem hướng nhà theo tuổi của người phụ nữ.

Thật ra, cách xem hướng nhà theo phong thủy sẽ giúp ích cho gia chủ an tâm hơn trong việc xây nhà, tìm mua nhà. Tuy nhiên, quyết định mua nhà, xây nhà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong cuộc sống, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào phong thủy hướng nhà hay quá hoang mang lo sợ khi chọn nhầm hướng.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Xem Phong Thủy Hướng Nhà Theo Tuổi

1. Phong thủy nhà hướng đông bắc hợp với những tuổi nào?

Để biết hướng đông bắc có thực sự đem đến tài lộc cho gia chủ hay không, nó xấu hay tốt thì còn phải xem hướng đó có hợp với tuổi của chủ nhà hay không.

Từ ngàn đời nay, khi làm nhà đều phải xem tuổi người đàn ông – trụ cột của gia đình. Vì thế theo phong thủy thì hướng đông bắc sẽ hợp với những người nam giới có năm sinh là 1962, 1965, 1968, 1971, 1974, 1975, 1976, 1977, 1980, 1983, 1864, 1985, 1986, 1989, 1992, 1993, 1994, 1995,..

2. Địa thế xung quanh ảnh hưởng như thế nào đến phong thủy nhà hướng đông bắc?

Một ngôi nhà thịnh vượng hay suy tàn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu bạn là nam giới có những năm sinh hoàn toàn phù hợp với nhà hướng đông bắc nhưng chưa hẳn đã đem đến sự may mắn nếu không để ý đến địa thế xung quanh ngôi nhà bạn đang định xây.

Với những địa thế sau đây thì xây nhà hướng đông bắc mới thực sự tốt:

* Hướng đông bắc bao giờ cũng phải cao hơn hướng tây nam

* Không có ao tù hay hồ nước bẩn ở hướng đông bắc

* Không có nhà vệ sinh, nhà bếp ở hướng đông bắc

* Không có những ngôi nhà to hơn ½ ngôi nhà của mình

3. Phong thủy nhà hướng đông bắc có mát không?

Không chỉ đem đến tài lộc, may mắn cho gia chủ mà việc xây nhà hướng đông bắc có mát mẻ, thoáng khí không cũng là một yếu tố được nhiều chủ nhà quan tâm khi lựa chọn xây nhà theo hướng này.

Theo khí hậu đặc trưng nhiệt đới ẩm gió mùa như nước ta thì nhà hướng đông bắc sẽ mát mẻ vào mùa hè khi đón được nhiều luồng gió thổi vào nhà, đặc biệt là tránh được gió lào oi bức, điều này tạo cho không gian ngôi nhà luôn thoáng đãng.

Với những ngôi nhà hướng đông bắc thì thường đem đến cho gia chủ sức khỏe tốt hơn những ngôi nhà ở hướng khác.

Tuy nhiên thì vào mùa đông nó sẽ khá lạnh do có quá nhiều luống gió thổi trực tiếp vào nhà, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ và những người cao tuổi. Để hạn chế được điều này khi xây nhà theo hướng đông bắc thì nên bố trí phòng của các em nhỏ và người già ra phía đằng sau để tránh gió.

4. Phong thủy nhà hướng đông bắc tốt hay xấu?

Trước hết phong thủy tốt, hợp tuổi gia chủ thì nhà hướng đông bắc sẽ đem đến cho gia chủ một cuộc sống viên mãn, vợ chồng hạnh phúc, gia đình hòa thuận. Sự nghiệp thăng tiến, thuận lợi, luôn có nhiều cơ hội phát triển.

Với sức khỏe thì nhà hướng đông bắc tốt sẽ đem đến sự lạc quan, tinh thần sảng khoái, sức khỏe dẻo dai cho gia chủ vì thế trông họ lúc nào cũng rất vui vẻ và trẻ trung.

Còn đối với nhà hướng đông bắc có phong thủy xấu thì gia đạo bất hòa, làm ăn sa sút, luôn bị người khác lừa gạt dẫn đến thất bại, gia sản tiêu vong.

Sức khỏe thì ngày càng suy yếu dẫn đến tâm trạng mệt mỏi hay cáu gắt, những người sống trong ngôi nhà có hướng đông bắc không tốt thường mắc những bệnh về xương khớp như viêm xương, viêm khớp, gút…

Đặc biệt hướng đông bắc mà không tốt với gia chủ sẽ làm cho tình cảm vợ chồng bị sứt mẻ, bất hòa hay xảy ra tranh cãi làm bầu không khí trong gia đình lúc nào cũng căng thẳng, không vui vẻ, con cái thì không hiếu thuận.

Vậy thì nhà hướng đông bắc là tốt hay xấu thì còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau thì mới quyết định được. Tuy nhiên theo các chuyên gia về phong thủy và thiết kế trong xây dựng thì nhà hướng đông bắc về cơ bản là tốt, nó mang lại nhiều điềm lành cho gia chủ hơn các hướng khác.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết phong thủy nhà hướng đông bắc của mình có tốt hay không, làm thế nào để hóa giải những điềm không may cho ngôi nhà hướng đông bắc của mình thì hãy liên hệ với chúng tôi.

Công ty xây dựng DQV Việt Nam với đội ngũ thiết kế lành nghề, am hiểu về phong thủy sẵn sàng tư vấn giúp bạn những điều đó.

Xem Hướng Bếp Theo Hướng Nhà Hợp Phong Thủy

Theo phong thủy cha ông có cách xác định hướng bếp dựa trên hướng cửa bếp lò, nhưng với cuộc sống hiện đại khi bếp gas, bếp từ hay bếp điện trở nên phổ biến, chúng ta lại có sự khác biệt trong cách xác định hướng bếp.

Bếp từ thì không có lửa, do đó bếp từ không được gọi là táo vị nên không tính

Bếp lò, bếp than: hướng của bếp là cái miệng cho củi, than vào đun

Bếp ga: hướng của bếp ga là hướng ngược với người đứng đun, tức là hướng của núm vặn tắt mở bếp ga

Nguyên tắc đầu tiên bạn cần nhớ khi đặt bếp đó là tọa hung hướng cát, tức là đặt trên hướng xấu và nhìn về hướng tốt lành để xua đuổi điều xấu và mang lại may mắn cho gia đình. Còn hoả môn của bếp cần đặt ở hướng lành vừa trấn áp được khí hung vừa hút được khí lành.

Hướng bếp cùng hướng nhà không. Những chuyên gia về phong thủy khẳng định chắc chắn rằng nếu đặt hướng bếp cùng với hướng nhà thì gia đình sẽ gặp nhiều tai họa, công danh không thể thăng tiến. Do đó mà việc đặt hướng bếp phải dựa vào hướng nhà nhưng không trùng với hướng nhà. Sự tốt xấu của cửa chính và cửa bếp được quyết định bởi hướng tốt, xấu theo mệnh và tọa của gia chủ.

Hướng cửa chính và hướng bếp nhất thiết phải được đặt nhìn về hướng tốt lành và tại hướng hung nên bài trí những vật trang trí mang tính hung để trấn át đi những điều không tốt lành, như vậy có nghĩa như “lấy hung trấn hung” mang đến sự may mắn, tốt lành cho gia đình.

Theo âm dương ngũ hành và theo Bát Trạch thì người Tây Tứ Mệnh thì hướng Tây thuộc Đoài, ngũ hành Âm Kim; hướng Tây Nam thuộc Khôn, ngũ hành Âm Thổ; hướng Tây Bắc thuộc Kiền, ngũ hành Dương Kim; hướng Đông Bắc thuộc Cấn, ngũ hành Dương Thổ.

Với gia chủ có mệnh thuộc Đông tứ mệnh thì hướng Bắc thuộc Cảm, ngũ hành là Dương Thủy; hướng Đông thuộc Chấn, ngũ hành là Dương Mộc; hướng Đông Nam thuộc Tốn, ngũ hành Âm Mộc; hướng Nam thuộc Ly, ngũ hành Âm Hỏa.

Đặt hướng bếp như nào là hợp phong thủy:

Khi chọn được hướng bếp (cửa bếp) thì gia chủ cần quan tâm tới việc sắp xếp hướng bếp phong thủy với vị trí đặt mang lại điều tốt lành.

Vị trí đặt bếp: Hãy xem từ vì trị cửa bếp xem vị trí nào đặt bếp nấu là hợp lý thường là cung cùng cục đông hay tây với cửa bếp.

Hướng đặt bếp: cần so với người đứng nấu bếp và lưng người nấu hướng về đâu thì hướng đặt bếp được tính là hướng đó. Gia chủ là người đông mệnh thì phải đặt bếp quay về hướng đông và nếu là người tây mệnh thì đặt bếp quay về hướng tây. Nếu đặt nghịch hướng rất dễ mang lại những bất lợi đặc biệt về sức khỏe, thường bệnh tật và đau yếu.

Bạn có thể tham khảo các xác định hướng bếp theo phong thủy bằng cách xem loại bếp sử dụng trong nhà là loại nào.

Nếu là bếp lò, bếp than: thì hướng bếp được xem là phướng miệng để cho củi và than và đốt cháy

Nếu là bếp ga thì sẽ là hướng ngược với hướng người đứng nấu. Trường hợp là bếp điện tử, hông ngoại… không sinh lửa thì không tính hướng.

Theo phong thủy nếu bếp đặt ở hướng Tây, thuộc hành Kim khắc Hỏa sẽ rất không tốt cho gia chủ. Hơn nữa, khi mặt trời lặn về hướng Tây với ánh nắng gay gắt dễ khiến cho thức ăn bị ôi thiu và công việc nấu nướng của người nội trợ sẽ bị bất tiện.

– Ngoài ra, hướng Nam cũng là hướng có Hỏa khí vượng. Bếp nấu tượng trưng cho Hỏa kết hợp với hướng Nam sẽ tạo nên Hỏa rất mạnh, hết sức nóng và không có lợi cho đường công danh, sức khỏe và hòa khí trong gia đình.

– Không đặt bếp nấu đối diện với cửa nhà vệ sinh hay cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất, nếu đặt như vậy sẽ dễ gây các bệnh qua đường ăn uống và sức khỏe của gia đình sẽ bị ảnh hưởng xấu, bệnh tật triền miên.

– Tránh đặt bếp có khoảng trống phía sau hoặc sau bếp có cửa sổ, sẽ làm tắt đi ngọn lửa đầm ấm của bếp nấu khiến gia đình mất hòa khí, hạnh phúc không được bền lâu. Hơn nữa, bếp nấu thuộc Hỏa, rất kỵ với gió và nước, chính vì vậy cấm kỵ đặt bếp nấu trên đường nước, rãnh, mương, hoặc đặt ở giữa những đồ đạc mang tính Thủy như chậu rửa, máy giặt hay tủ lạnh; phải đặt cách nhau ít nhất là 60cm.

– Tránh để bếp nấu ở vị trí mà người đi đường có thể nhìn thẳng vào bếp bởi như vậy sẽ gây hao táng tài sản của gia chủ, không tốt cho đường công danh.

Xem Hướng Nhà, Hướng Cửa Tốt Theo Phong Thủy

– Hướng nhà (hay Phương trông của nhà): là phương mà mặt trước của nhà trông tới. Hướng nhà có tính tổng thể, nghĩa là: Nhà chỉ có thể trông về các Hướng : Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam. Hướng nhà không gọi theo vòng tròn 24 cung sơn hướng, mà gọi theo cung quái của Hậu thiên bát quái. Ví dụ: Nhà phương Càn, hay phương Khảm, Ly, Chấn hoặc gọi là nhà hướng TB, Nam, Bắc, Đông. Hướng nhà cần đảm bảo toạ Sơn hướng Thuỷ (tựa lưng vào miền đất cao, trông về miền đất thấp). Nhiều tài liệu Trung Quốc coi Hướng nhà là hướng mà lưng nhà tựa (toạ sơn), tức là ngược với quan niệm của người Việt Nam. Nhưng quan niệm này không dẫn đến sự khác biệt nhau về Hướng nhà.

– Hướng cửa (hay Hướng cửa chính): là phương của đường đi từ tâm nhà ra qua giữa cửa chính của nhà. Hướng cửa được gọi cụ thể theo vòng tròn 24 cung sơn hướng. Ví dụ: nhà Ngọ sơn Tý hướng (nghĩa là nhà tựa lưng về cung Ngọ, trông về cung Tý), hay nhà Càn sơn Tốn hướng (tựa lưng về Càn, trông về Tốn)…

Theo thiết kế nhà cổ, một ngôi nhà thường có 3 cửa ở mặt tiền (1chính 2 phụ) nên Hướng nhà thường trùng với Hướng cửa. Ngày nay nhà thường chỉ làm một cửa chính ở mặt trước, nhất là các nhà ở gia đình, các biệt thự, còn các cửa phụ thường đặt ở các mặt khác của nhà. Vì vậy Hướng nhà nhiều khi không trùng với Hướng cửa. Theo quy luật “Người đi Khí theo, nước chảy Khí theo” thì cửa chính là nơi hàng ngày đưa Khí vào nhà. Vì vậy Hướng cửa (thực chất là hướng cửa chính) có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên Hướng nhà lại ảnh hưởng trực tiếp đến Hướng cửa, ví dụ: Hướng nhà là Nam thì Hướng cửa chỉ có thể là Hướng Nam, Đông Nam hoặc Tây Nam mà không thể là Hướng Tây hay Tây Bắc được. Mặt khác Hướng nhà tốt thì sinh khí đi vào nhà không chỉ qua cửa chính mà còn có thể đi phụ hay các cửa sổ của nhà. Vì vậy đối với mỗi công trình, việc đầu tiên là phải chọn Hướng nhà tốt, rồi mới quyết định Hướng cửa. Một khi Hướng nhà đã tốt thì rất dễ có Hướng cửa tốt.

Hướng nhà và Hướng cửa có thể trùng nhau hoặc khác nhau. Đối với mọi nhà, tốt nhất nên đặt hướng nhà và hướng cửa trùng nhau.

2. Xác định Hướng nhà2.1 Nguyên tắc chung trong xác định Hướng nhà Hướng nhà được xác định dựa theo các điều kiện có trước là:

– Địa thế khu đất làm nhà;

– Hướng gió mát chủ đạo (ở Việt Nam chủ yếu là gió Đông Nam và Đông Bắc. Ở những địa thế cụ thể, hướng gió chủ đạo có thể khác);

– Cường độ bức xạ mặt trời.

Nước ta có địa hình kéo dài từ Bắc vào Nam, nên khí hậu cũng thay đổi theo từng vùng: Các tỉnh phía Bắc thuộc loại hình nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Cờng độ bức xạ mặt trời thay đổi theo mùa. Còn các tỉnh phía nam mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, mà đặc trưng cơ bản là một nền nhiệt độ cao, ít thay đổi trong năm và một chế độ mưa ẩm phân hoá rõ rệt theo mùa, với cường độ bức xạ mặt trời lớn quanh năm. Gió chủ đạo trên toàn lãnh thổ nước ta là gió Đông Nam. Trừ mùa Đông lạnh ở Miền Bắc có thêm gió Đông Bắc. Xét về địa hình thì ở Miền Bắc thế đất dôc về phía Đông Nam và Nam; Miền Trung dốc về phía Đông và Đông Nam, Miền Nam dốc về phía Nam và Đông Nam. Riêng khu vực bờ biển phía Tây thì thế đất dốc về phía Nam và Tây Nam. Những yếu tố tự nhiên này đòi hỏi người thiết kế công trình phải đặt Phương trông của nhà, tức Hường nhà, sao cho thích hợp với thế đất và hướng gió chủ đạo. Nhà cần đặt toạ Sơn hướng Thuỷ, nghĩa là lưng nhà tựa về đất cao, trước nhà trông về đất thấp, đồng thời phải đón được gió chủ đạo (thường là gió Đông Nam). Người xưa có câu “Một trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió” (ý nói là gió Đông Nam). Điều đó cho thấy thực tế cuộc sống đã chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của gió Đông Nam.

Hướng nhà chủ đạo hợp lý của cho các vùng địa lý ở nước ta như sau:

– Ở Miền Bắc: Trông về các hướng Nam và Đông Nam;

– Ở Miền Trung: các hướng Đông, Đông Nam và Nam;

– Ở Miền Nam: các Hướng Nam, Đông Nam và Đông;

– Ở vùng ven biển phía Tây: các Hướng Nam và Tây Nam;

Chú thích: Riêng vùng núi thì Hướng nhà được xác định tuỳ theo thế núi. Miền Nam và Nam Trung bộ có thể thêm hướng Bắc tuỳ theo thế đất cụ thể.

Yêu cầu của Hướng nhà ở nước ta là phải tạo cho nhà được mát và thoáng gió, không quá bị nóng, cũng không bị quá lạnh, xét 4 yếu tố: Địa hình, gió Đông Nam, gió Đông Bắc và bức xạ mặt trời thì Hướng nhà thích hợp cho mọi ngôi nhà và công trình ở nước ta chỉ có thể là Nam hoặc Đông Nam. Tuỳ từng vùng có địa hình cụ thể, có thể có thêm Hướng Đông.

Hướng Nam và Đông Nam được khuyến khích cho mọi nhà vì nó thích hợp với chiều dốc của địa hình nước ta và đón được gió mát Đông Nam vào mùa Hè, tránh được gió lạnh Đông Bắc vào mùa Đông và tránh được bức xạ mặt trời phía Tây chiếu thẳng vào nhà gây nóng nhà.

Tuy nhiên, các Hướng nhà nêu trên chỉ mang tính tổng quát, Hướng nhà cụ thể phải căn cứ vào thế thực của miếng đất xây nhà mà quyết định.

Trong Phong thuỷ học người ta quan tâm đến Hướng nhà thích hợp với Mệnh quái của chủ nhà, và Quy định Hướng nhà nào đi với Mệnh chủ nào. Tuy nhiên không nên quá lệ thuộc máy móc vào Mệnh quái chủ nhà mà không đáp ứng những yêu cầu tự nhiên nêu trên của Hướng nhà. Có thể nói, Hướng nhà Nam và Đông Nam ở nước ta là thích hợp với mọi Mệnh quái chủ ở nước ta. Không thể vì Mệnh quái chủ nhà là Mệnh Càn mà phải làm nhà trông về Tây Nam hoặc Tây. Như vậy nhà sẽ rất nóng về mùa Hè vì phải chịu nắng buổi chiều chiếu thẳng vào nhà, lại không đón được gió Đông Nam. Người ở trong ngôi nhà này sẽ luôn luôn bị bức bách vì nóng, phụ nữ thì dễ sinh nóng nảy, gia đình không được vui vẻ, sức khoẻ giảm sút, tài lộc kém phát triển. Không ai có thể nói rằng ở một ngôi nhà như thế là thích hợp được! Trong trường hợp Hướng nhà Nam hoặc Đông Nam là không tương hợp với Mệnh quái chủ nhà thì phải giải quyết bằng cách khác, như mở thêm cửa phụ, cửa sổ và hoá giải bằng cách khác, chứ không bỏ Hướng Nam và Đông Nam. Khi gặp địa thế miếng đất làm nhà không cho phép chọn Hướng Nam hoặc Đông Nam thì mới phải đặt Hướng nhà khác, khi đó cần có các giải pháp kỹ thuật cần thiết để đón gió Đông Nam, tránh gió Đông Bắc và tránh nắng chiếu thẳng vào nhà…

2.1.1 Xác định Hướng nhà Để xác định Hướng nhà thì trước hết từ thế đất của nhà phải xác định hướng nước chảy ở phía trước (kể cả nước mặt và nước ngầm). Nếu được hướng nước chảy từ Trái sang Phải thì rất tốt. Phong thuỷ học người ta xác định điểm nước chảy đến (gọi là Thuỷ đầu) và điểm nước chảy đi (gọi là Thuỷ khẩu). Nhằm 2 đường tiếp tuyến với Thuỷ đầu và Thuỷ khẩu, ta được giao điểm là điểm tốt nhất để đặt tâm nhà. Ta gọi điểm này là Tâm đất, hay Huyệt đất. Việc kẻ các đường tiếp tuyến này nhiều khi phải ngắm bằng mắt, ít khi có bản đồ chuẩn xác để vẽ trên giấy. Đường chỉ Hướng nhà được xác định theo bản đồ Trạch quẻ để được cung tốt, và có thể chuyển dịch song song với nhau, chạy theo phần đường Thuỷ khẩu. Nghĩa là điểm Tâm đất (sau này là Tâm nhà) có thể dịch chuyển theo phần đường Thuỷ khẩu để thích hợp với vị trí miếng đát định làm nhà.

Miếng đất có được thế trong Phong thuỷ học gọi là miếng đất có tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, hậu Huyền Vũ, tiền Chu Tước. Nhưng đó chỉ là văn vẻ thôi, còn trong dân gian gọi dễ hiểu là miếng đất có Phía sau trồng đỗ, phía trước cấy chiêm, hai bên hai tay liềm co lại, nghĩa là đất có phía sau cao, phía trước thấp, hai bên có dải cao bao vòng. Đấy là miếng đất lý tưởng để làm nhà vì nó có thế tụ khí.

Tuy nhiên cũng không dễ gì xác định được Thuỷ đầu và Thuỷ khẩu như trên, nên cách đơn giản là đặt Hướng nhà trông về nơi đất thấp và đón được gói chủ đạo.

2.1.2. Đối với miếng đất đã có hướng xác định Đối với những miếng đất đã có vị thế, ta không thể xoay tìm được Hướng nhà nào khác (ví dụ nhà ở mặt phố, nhà trông ra hồ nước) thì Hướng nhà có thể xác định dựa theo các yếu tố sau đây:

– Lấy sông hồ làm Hướng nhà: nhà trông ra sông hồ;

– Lấy Minh đường (khoảng không gian trống trước nhà) làm Hướng nhà: nhà trông ra Minh đường;

– Lấy phố chính làm Hướng nhà: nhà trông ra phố chính;

– Lấy cửa chính của nhà làm Hướng nhà: khi nhà có nhiều cửa thì lấy phương trông của cửa chính làm Hướng nhà ;

– Lấy núi để toạ lưng nhà;

– Lấy hướng gió mát đối Hướng nhà;

2.2. Xác định Hướng cửa Hướng cửa được xác định là đường nối tâm nhà ra điểm giữa của cửa chính. Trong Phong thuỷ học thì Hướng cửa phải nằm được vào cung tốt của Trạch quẻ. Cho nên phải dùng bản đồ Trạch quẻ để xác định vị trí của cửa chính trên bản vẽ bố cục mặt bằng nhà. Nếu người thiết kế không quan tâm đến cung Sơn hướng của cửa chính thì có thể xác định vị trí cửa chính trên cơ sở đón được hướng gió cần thiết.

Có một nguyên tắc là: khí phải đi vào cửa chính đến tâm nhà, rồi từ tâm nhà mới phân phát đi các phòng trong nhà. Nếu khí không vào được đến tâm nhà (do bị tường hoặc các cửa ngăn cản) thì sẽ dẫn đến trường hợp khi đi vào phòng nào đó rồi đi ra theo cửa sổ, còn các phòng khác thì không có khí vào. Nhà như thế không bao giờ được vượng khí. Nhà không vượng khí thì người sống trong nhà không khỏe mạnh. Cũng giống như người ta thường chọn vị trí thích hợp ở khu vực giữa làng để xây đình làng. Khi đó, khí tụ về đình rồi mới phân tán đi các ngõ xóm cho đến từng nhà. Không ít nhà bị tình trạng thiết kế không để khí vào đến tâm nhà. Qua kiểm tra, các nhà này đều không vượng khí. Việc này nhiều khi rất đơn giản: chỉ phá đi một mảng tường hoặc dỡ bỏ một bộ cánh cửa nào đó để khí không bị cản trên đường đi vào đến tâm nhà.