Xem Hướng Nhà Theo Phong Thủy Lạc Việt / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Globalink.edu.vn

Chọn Hướng Nhà Hợp Tuổi Theo Phong Thủy Lạc Việt

Chọn hướng nhà hợp cơ bản theo phong thủy Lạc Việt

Dân gian có câu: “Lấy vợ hiền hòa, xây nhà hướng Nam” như một đúc kết cho những “việc lớn của đời người”. Vậy làm thế nào để chọn hướng nhà theo phong thủy? Chọn hướng nhà theo tuổi phải kết hợp nhiều yếu tố.

Hướng phù hợp theo Bát trạch Lạc Việt

Trong quan niệm học thuật cổ Đông phương, tuổi của con người dùng trong việc phán xét phong thủy được chia làm hai nhóm là Đông trạch và Tây trạch. Mỗi nhóm tuổi có bốn hướng tốt và bốn hướng xấu. Phong thủy Lạc Việt xác định nhóm thuộc Đông trạch có các tên là Khảm, Ly, Chấn, Tốn, ứng với bốn hướng tốt là Nam, Bắc, Đông và Tây Nam; còn lại nhóm Tây trạch có các tên Càn, Khôn, Cấn và Đoài ứng với các hướng tốt là Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc và Tây. Tám hướng tốt xấu phân chia cho hai nhóm như thế được gọi là Bát trạch Lạc Việt (*).

Làm thế nào để biết hợp hướng nào?

Từ đồ hình Bát trạch Lạc Việt, một phép toán để tính tuổi được đặt ra như sau: Đối với người sinh vào những năm 19xx thì “dùng hai số cuối của năm dương lịch cộng lại cho đến khi còn một số gọi là A, tiếp theo lấy 10 – A nếu là tuổi nam, lấy 5 + A nếu là tuổi nữ”.

Ví dụ: Sinh năm 1965. Lấy 6 + 5 = 11, lại cộng tiếp 1 + 1 = 2. Nếu là nam: 10 – 2 = 8. Nhìn đồ hình bên ta thấy 8 ứng với ô có tên là Cấn, vậy thuộc nhóm Tây tứ trạch nên hướng tốt là Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây. Nếu là nữ: 5 + 2 = 7. Nhìn đồ hình bên ta thấy 7 ứng với ô có tên là Ly, vậy thuộc nhóm Đông tứ trạch nên hướng tốt là Nam, Bắc, Đông và Đông Nam.

Đối với người sinh vào những năm 20xx thì “dùng hai số cuối của năm dương lịch cộng lại cho đến khi còn một số gọi là A, tiếp theo lấy 9 – A nếu là tuổi nam, còn lại lấy 6 + A nếu là tuổi nữ”. Sau đó đối chiếu với đồ hình.Nếu kết quả cuối cùng của 2 nhóm là 5, thuộc ô giữa thì phân biệt tên gọi bằng câu “nam Khôn nữ Cấn”, nhìn chung cả hai đều thuộc nhóm Tây tứ trạch.

Ví dụ: Tính tuổi người nữ sinh năm 1954. Lấy 5 + 4 = 9, vì là nữ nên lấy 5 + 9 = 14, lại lấy 1 + 4 = 5. Theo nguyên tắc trên thì 5 ứng với người nữ là Cấn, thuộc nhóm Tây tứ trạch, nên hướng tốt là Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây.

Phong thủy xác định Bát trạch, tức là hướng nhà, tương tác với địa từ trường chỉ là một trong bốn yếu tố có ảnh hưởng đến con người tồn tại trong môi trường kiến trúc cụ thể. Các yếu tố còn lại gồm Loan đầu (nghiên cứu về cảnh quan môi trường), Dương trạch (cấu trúc hình thể công trình xây dựng), Huyền không (hiệu ứng tương tác từ vũ trụ, vận nhà) tạo thành 4 yếu tố tương tác cơ bản trong phong thủy và được xem xét theo phương pháp chuyên môn khác nhau, nhưng nhất quán trong hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Những yếu tố này trong phong thủy lưu truyền qua cổ thư chữ Hán được coi là bốn trường phái biệt lập và có nhiều mâu thuẫn với nhau. Còn Phong thủy Lạc Việt lại khẳng định tính thống nhất của 4 yếu tố trên trong một nguyên lý nhất quán duy nhất. Do vậy, chọn hướng xây nhà theo Bát trạch không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự tốt xấu của một ngôi nhà hay một công trình kiến trúc, mà phải là sự tổng hợp của các yếu tố còn lại.

Tóm lại, việc chọn lựa hướng nhà tốt hay xấu theo tuổi chỉ là điều kiện cần. Do đây là hiện tượng phổ biến trong đời sống dân gian, có sức ảnh hưởng lâu đời nên thường bị lầm tưởng là yếu tố quan trọng duy nhất cần tuân thủ khi muốn xây nhà, có thể coi đây là sai lầm căn bản. Vì vậy, việc xem hướng nhà theo tuổi trong quan niệm Bát trạch của phong thủy Lạc Việt chỉ là điều kiện tham khảo chứ không mang tính quyết định hoàn toàn.

Bề Cá Cảnh Theo Phong Thủy Lạc Việt

BỀ CÁ CẢNH THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT

Những bài viết về bể cá cảnh trong phong thủy trên báo và các diễn đàn đều mang tính chung chung và không cụ thể. Bởi vậy, tôi viết bài này trình bày rõ hơn về bể cá trong Phong Thủy từ góc nhìn của Phong thủy Lạc Việt.

Phong Thủy Lạc Việt cũng xác định rằng: Bể cá – nước – là nơi tụ khí và truyền sinh khí trong ngôi gia. Bởi vậy về nguyên tắc thì đặt ở đâu trong nhà cũng được. Nhưng ở những vị trí khác nhau, sẽ có những tác dụng khác nhau. Đặt ở nơi mộ khí thì sẽ có tác dụng xua tan Âm khí. Ở nơi Sinh khí có tác dụng kích hoạt sinh khí, có lợi cho sức khỏe; ở nơi Vượng khí thì cực tốt, nhưng trong nhà phải thoát khí tốt.

Do đặc tính của Khí là “Khí gặp Thủy thì tụ”, nên bể cá luôn phải lưu chuyển bằng máy bơm liên tục bằng hệ thống lọc nước và phun Oxy.

Phong Thủy Lạc Việt quan niệm khi phân loại khí trong nhà thì khí do bể cá kích hoạt là Âm khí. Có tác dụng cho sức khỏe, tài lộc vượng. Nếu trong nhà chỉ có bể cá nhỏ, kích thước không lớn thì không có gì cần bàn. Tuy nhiên, nếu bể cá lớn, thì Âm khí quá vượng sẽ mất cân bằng Âm Dương.

Nhưng như phần trên đã trình bày: Nếu bể cá quá lớn thì Âm khí vượng- (Âm khí trong phong thủy Lạc Việt là một khái niệm phân loại, chứ không phải cứ âm khí là xấu). Bởi vậy còn cần một Thiên Quang Tỉnh tỏa Dương khí để cân bằng Âm dương trong ngôi gia.

Trong Văn Miếu Quốc Tử Giám, ông cha ta đã ứng dụng trường hợp này. Đó chính là Gác Khuê Văn (Thiên Quang tỉnh) tạo Dương khí cho toàn Văn Miếu và giếng Thiên Quang Tỉnh phía dưới là kích hoạt Âm khí thành sự hài hòa Âm Dương tuyệt với trong khu Địa linh này.

Khuê Văn Các (Chính là Thiên Quang tỉnh) và giếng Thiên Quang.

Vài lời chia sẻ. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ – Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Chia sẻ bài viết:

Nhà Ba Gian Và Phong Thủy Lạc Việt

Căn phòng chính giữa được bố trí làm phòng khách và nhà thờ. Ngay sát tường đối diện với cửa cái người ta đặt bàn thờ – Thần, Phật và Gia tiên. Theo phép thờ cúng thường người ta đặt bàn thờ Phật ở chính giữa – nếu đứng từ ngoài nhìn vào – bàn thờ Thần đặt bên tay trái, bàn thờ Gia tiên đặt bên tay phải. Trước bàn thờ, người ta thường có đặt một bộ trường kỷ hoặc bàn ghế tiếp khách. Hai bên cột nhà trước bàn thờ, người ta thường treo hoành phi, câu đối, hoặc như nhà nào nghèo trên vách cũng treo tranh hoặc câu đối bằng giấy. Nhà thường không có chia buồng ngang, nên người ta hay đặt hai bộ ván ở hai bên nhà. Nếu có chia làm hai trái thì một bên nhà người ta để cót thóc hoặc giống cây các loại cho mùa sau. Một bên người ta làm phòng ngủ. Thông thường thì khu vực bếp làm riêng, biệt lập hoặc ngăn cách hẳn với căn nhà.

Có thể nói: Do sự phổ biến và tồn tại rất lâu đời, nên những kiểu nhà trên trở thành một lối kiến trúc đặc thù, rất phổ biến trong văn hóa nông thôn Việt Nam. Tại sao ông cha ta lại chọn kiểu nhà này?

Nếu xét dưới góc độ Phong thủy thì những kiểu nhà này có những đặc điểm chung như sau :

* Cách bài trí nội thất trong nhà như trình bày ở trên gợi cho ta một ý niệm về sự cân bằng Âm Dương.

* Tất cả các ngôi nhà từ trước đến sau chỉ có một ngăn. Do đó, hướng nhà, hướng phòng, sơn nhà, sơn phòng đều trùng hợp.

Trong Phong thủy gọi đó là nhà Đơn trạch.

* Thông thường các căn nhà đều được bố trí theo hướng cửa chính là Nam hoặc Đông nam.

Các cụ thường ví: “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”.

Với sự phổ biến kiểu nhà này ở khắp một vùng nông thôn rộng lớn và tồn tại lâu đời, đã chứng tỏ một sự thống nhất về văn hóa xã hội và là một sự lựa chọn có ý thức của tiền nhân.Nhưng tại sao tiền nhân lại chọn kiểu nhà này?

1) Lập luận theo Dương trạch tam yếu:

Một căn nhà được coi là tốt thì phía sau nhà phải tốt (Tọa sơn tốt – nói theo thuật ngữ Phong thuỷ) và hướng nhà phải tốt. Vì là nhà đơn, nên tất cả các phịng chính và phụ đều có hướng tốt và toạ sơn tốt.

2) Lập luận theo Bát trạch minh cảnh:

Do tất cả các phòng và nhà đều hợp hướng chủ nhà (theo giả thiết đã nêu). Bởi vậy sẽ mang lại sự thống nhất và phát tài cho gia đình.

Đến đây, một vấn đề được đặt ra: Theo đồ hình Hậu thiên bát quái từ bản văn cổ chữ Hán thì Hậu thiên bát quái Văn Vương phân Đông & Tây trạch như sau:

Nhưng với đồ hình Hậu thiên bát quái đã hiệu chỉnh của Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Tìm về cội nguồn Kinh Dịch. Nxb VHTT 2002) thì có sự cân bằng giữa Đông và Tây trạch vì cặp sơn hướng Tây Bắc – Đông Nam (Càn & Khôn) cho người Tây tứ trạch (Phúc Đức) tương ứng với cặp Bắc – Nam (Khảm & Ly) của Đông tứ trạch .

Qua hình trên, bạn đọc cũng nhận thấy: Đây là điều kiện tối ưu về phong thuỷ cho một căn nhà ở nông thôn Việt Nam (Với yếu tố cần là hợp hướng với cung mạng chủ nhà) dù luận theo phương pháp của Dương trạch tam yếu hay Bát trạch minh cảnh.

Phải chăng sự hợp nhất trong cách giải thích về Phong thuỷ theo hai trường phái khác nhau cho căn nhà truyền thống của Việt Nam là cơ sở của một giả thuyết cho rằng: Những phương pháp ứng dụng khác nhau của các trường phái Phong Thuỷ hiện nay, ngày xưa vốn bắt đầu từ một phương pháp thống nhất và nhất quán. Nhưng sự thăng trầm về lịch sử khiến nó bị thất truyền và tán lạc? Chính từ những yếu tố tương tác khác nhau và những phương pháp ứng dụng của nó , mà người Hán sưu tầm được – từ những mảnh vụn còn lại của một nền văn minh Lạc Việt đã sụp đổ – người ta đã coi là những trường phái khác nhau và mâu thuẫn đến khó tin, dù cùng một phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành?

Sự phổ biến trong kiến trúc của một kiểu dáng nhà ở các vùng nông thôn Việt Nam là một yếu tố nữa cho thấy sự thống nhất về văn hóa và tri thức, đã chứng tỏ rằng:

Nhà nghiên cứu Lý học Đông phương, Địa lý Lạc Việt Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Khoa Phong thủy lưu truyền trong văn hóa Đông phương, nguyên thủy vốn là một phương pháp nhất quán và hoàn chỉnh; thuộc về một nền văn minh một thời huyền vĩ ở miến Nam sông Dương Tử. Khi nền văn minh này bị sụp đổ vào thế kỷ thứ III trước CN, chính nền văn minh Hán đã tiếp thu một cách rời rạc những mảnh vụn của nó và lập thành những cái mà người ta quen gọi là gọi là trường phái; hỗn độn, mâu thuẫn và không đầu, không đuôi và chỉ là phương pháp ứng dụng.

Người viết hy vọng những nhà nghiên cứu quan tâm sẽ đóng góp những ý kiến quý báu.

Phương Pháp Chọn Nhà Chung Cư Theo Địa Lý Lạc Việt: Hướng Tốt Xấu

17/06/2023 07:17

Bát trạch tức là đất hay căn hộ sẽ được chia làm 8 cung + 1 cung ở giữa bao gồm:

– Hướng Bắc thuộc cung Khảm: 337,5 độ – 22,5 độ

– Hướng Tây Bắc thuộc cung Càn: 292,5 độ-337,5 độ.

– Hướng Đông Bắc thuộc cung Cấn: 22,5 độ – 67,5 độ

– Hướng Đông thuộc cung Chấn: 67,5 độ – 112,5 độ.

– Hướng Đông Nam thuộc cung Khôn (theo Địa lý Lạc Việt): 112,5 độ – 157,5 độ

– Hướng Nam thuộc cung Ly: 157,5 độ – 202,5 độ.

– Hướng Tây Nam thuộc cung Tốn (theo Địa lý Lạc Việt): 202,5 độ – 247,5 độ

– Hướng Tây thuộc cung Đoài: 247,5 độ – 292,5 độ.

– Chính giữa gọi là Trung cung chiếm 1/3 diện tích nhà/đất

Lưu ý: hướng giao giữa hai cung hướng gọi là Đại không vong. Ví dụ, giữa hướng Tây Bắc và hướng Bắc, thì hướng Đại không vong là 337,5 độ.

Theo yếu tố bát trạch, dựa trên năm sinh của chủ nhà là năm nào gọi là bảng Bát trạch tam nguyên, để phân loại chủ nhà thuộc mệnh Trạch ra làm hai nhóm là Đông tứ trạch và Tây tứ trạch.

1. Đông tứ trạch: Khảm – Ly – Chấn – Tốn, theo Địa Lý phong thủy Lạc Việt tương ứng với các hướng Bắc – Nam – Đông – Tây Nam.

Vì sao lại xếp nhóm các quẻ này vào nhóm Đông tứ trạch, mà không phải là hướng khác?

Theo phép Quy tàng dịch, thì các cặp quẻ thuộc Đông trạch khi phối hợp với nhau, thì được Cát hướng, tức là các quẻ Sinh Khí (Cấn), Phúc Đức (Càn), Thiên Y (Đoài), Phục Vị (chính là quẻ đó). Nếu phối hợp với các quẻ thuộc Tây tứ trạch sẽ gặp Hung hướng, tức là hóa thành các quẻ Ngũ Quỷ (Tốn), Lục Sát (Ly), Tuyệt Mạng (Khảm), Họa Hại (Chấn)

2. Tây tứ trạch: Càn – Khôn – Cấn – Đoài, ứng với các hướng Tây Bắc – Đông Nam – Đông Bắc – Tây. Khi phối với các quẻ cùng nhóm sẽ được các quẻ Cấn – Càn – Đoài – Khôn thành Phục Vị và phối hợp với các quẻ thuộc nhóm Đông tứ trạch sẽ thành các quẻ Tốn – Khảm – Ly – Chấn.

Trước hết, hãy xét tới cách chia nhóm, vì sao lại chia nhóm: Đông – Tây chứ không phải là Nam – Bắc?

Trước hết, chúng ta xét đến quỹ đạo của Trái Đất quay quanh Mặt Trời sẽ tạo ra Ngày – Đêm, Sáng – Tối. Và theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành tương ứng sẽ là cặp phạm trù Dương và Âm.

Trong sự vận động của Trái Đất, ngày và đêm – tức Đông Tây – chính là chịu sự tương tác trực tiếp của vũ trụ. Do đó, cổ nhân đã phân định Đông và Tây trạch.

Xin được lưu ý rằng, quy luật này là mô tả sự vận động Âm-Dương và không có nghĩa là Đông và Tây sẽ áp dụng cho người sinh vào buổi sáng hay buổi tối.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, trục từ trường trái đất được tính theo cực Bắc và cực Nam của Trái Đất, nhưng nếu xét theo phương thẳng đứng thì chúng ta nhận thấy trục trái đất theo phương thẳng đứng lại là trục Tây Bắc – Đông Nam, tức là trục Càn – Khôn (336,5 độ trên la kinh là sơn Hợi thuộc quẻ Càn – hướng Tây bắc) do trục biểu kiến theo cực Bắc – Nam của trái đất nghiêng 23,5 -24,5 độ so với trục đứng.

Việc chọn hướng tốt xấu theo Bát trạch tam nguyên đối với chung cư cũng là một yếu tố và nó không quyết định căn hộ, căn nhà đó có đúng địa lý phong thủy hay không. Vậy nên, cho dù chúng ta có đang ở căn nhà có hướng không tốt đối với chủ nhà, thì đó cũng không phải là yếu tố quyết định để khẳng định căn nhà đó tốt hay xấu theo tiêu chí của Địa lý Lạc Việt.

(Còn nữa)

Theo Nhà phong thủy Hoàng Triệu Hải, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phươngBáo Đầu tư Bất động sản

Bài 11 Kiến Trúc Theo Bát Trạch Lạc Việt

Học Phong Thủy

Title: BÀI 11 KIẾN TRÚC THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT Author: Học Phong Thủy Rating 5 of 5 Des:

KIẾN TRÚC THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT I – NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN Bát trạch Lạc Việt là một trong 4 yếu tố tương tác căn bản củ…

KIẾN TRÚC THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

I – 1 – 3: Người phi cung Khôn:

I – 1- 4: Người phi cung Đoài:

I – 2: Người Đông tứ cung

I – 2 – 1: Người phi cung Khảm:

I -2 – 2: Người phi cung Chấn

I – 2 – 3: Người phi cung Ly:

I – 2 – 4: Người phi cung Tốn.

Qua hình trên phân cung Đông Tây trạch thì các cung hướng tốt là được qui ước cụ thể theo thứu tự từ Tốt nhất đến tốt ít nhất, và từ Xấu nhất đến xấu ít nhất là: Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị. Các hương xấu là: Ngũ Quỉ, Tuyệt Mạng, Lục Sát, Họa Hại . Tính chất cụ thể của ý nghĩa tốt xấu từng cung với gia chủ sẽ tiếp tục học trong các bài tiếp theo. Hương xấu của người Đông cung là hướng tốt của người Tây cung và ngược lại. Lưu ý:

QUI LUẬT HOÀN HẢO CỦA HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ

Trong tương quan quái mệnh và Bát Trạch Lạc Việt

Tính quy luật là một trong những yếu tố cần trong tiêu chỉ khoa học cho một phương pháp và lý thuyết khoa học.

ĐỒ HÌNH TƯƠNG QUAN QUÁI MỆNH VÀ BÁT TRẠCH

II – PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐẤT CẤT NHÀ THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

II – 1: Trong điều kiện diện tích đất đã ổn định cần chọn vị trí cất nhà.

Trong điều kiện miếng đất tương đối bằng phẳng thì vị trí tối ưu chính là phương Tây Bắc, Tây của miếng đất này. Nhưng nếu đặt ở đây mà quay về hướng Tây (như căn nhà minh họa trên) thì phía trước nhà hướng Tây, sẽ có diện tích hẹp (Minh Đường hạn hẹp) và đây là điều không tốt theo phương pháp hình lý khí ( Sẽ học sau). Bởi vậy, Phong thủy Lạc Việt là sự kết hợp tối ưu tất cả các phương pháp (Các nhà nghiên cứu gọi là “Trường phái”).