Xem Phong Thủy Nhà Ở Đâu / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Globalink.edu.vn

Xem Phong Thủy Bể Nước Trước Nhà, Đặt Bể Phốt Ở Đâu Tránh Đại Kỵ?

Phong thủy bể nước, bể phốt trong nhà ở

Hiện nay trong xây dựng bể nước bạn có thể thấy có rất nhiều cách đặt bể nước khác nhau như: bể nước nổi, bể nước ngầm và xây dựng bố trí bể phối để sử dụng cho sinh hoạt. Trong phong thủy bể nước được hiểu là phong thủy bể nước ăn, bồn nước sinh hoạt khác với phong thủy hồ nước làm tiểu cảnh…

Về phong thủy nhà ở phương Đông thì bố trí bể phốt, phong thủy bể nước trước nhà hay sau nhà, trong nhà đều cần được đặt đúng chỗ, đúng hướng nếu không gia đình sẽ dễ gặp phải sóng gió, vận không may cả về đường tài lộc, gia đạo và sức khỏe.

Trong phong thủy xây bể nước hay kể cả bể phốt thì chúng đều tượng trưng cho hành thủy có ý nghĩa tăng tài lộc và sức khỏe cũng như giảm trừ các mối nguy hại xung quanh mang đến. Nhưng cũng cần lưu ý về quan điểm luồn nước tốt cho gia chủ đó là:

Nước phải luôn vận động, lưu thông không được ngừng nghỉ

Nước phải lưu thông nhưng không được quá nhanh hoặc quá chậm

Nước tù đọng thì phải tránh

Nên bố trí dòng nước chảy theo quan niệm dòng nước trường sinh sẽ tốt cho gia chủ: tức là chảy nhẹ nhàng, đều đặn và nên chạy kiểu quanh co.

Vì vậy việc chọn vị trí và hướng đặt bể nước ăn, sinh hoạt hướng tốt, vị trí đẹp chính là nhiệm vụ khi xây dựng và cũng là cách để đảm bảo có được phong thủy bể nước tốt nhất từ lưu thông dòng nước trong phong thủy.

– Các vị trí xấu trong phong thủy bể nước cần tránh

Tránh bể nước đặt ở Sơn chủ của căn nhà:

Vị trí sơn chủ là vị trí đối xứng với hướng nhà (lưng nhà hay phía sau nhà). Phong thủy bể nước sau nhà được xem là không tốt bởi sơn chủ tức lưng nhà (tòa nhà hay khu nhà) theo phong thủy phải là thế “Tọa sơn” nên nếu đặt ở phía sau nhà sẽ thành tụ thủy sau nhà không tốt.

Ví dụ: nhà hướng Đông Tây thì lưng nhà ở hướng Đông, mặt tiền hướng về phía Tây nên bể nước, bể phốt sẽ không đặt ở hướng Đông.

Lựa chọn bố trí đặt bể phốt, bể nước hợp phong thủy nhà ở Không đặt bể phốt, đặt bể nước ngầm ở cung Đoài:

Cung Đoài tức hướng đặt bể nước ở chính Tây bởi vì đây là hướng mà nếu đặt bể nước thì về phong thủy bể nước trong nhà, trước nhà đều khiến dễ gây họa cho gia đình với nhiều tệ nạn nghiện ngập, rượu chè, đào hoa…

Vị trí cung Đào hoa nên tránh xây bể nước theo phong thủy được xác định như sau:

– Vị trí đào hoa theo hướng nhà:

Nhà hướng Nam: Cung Đào Hoa ở hướng Tây

Nhà hướng Tây, Tây Bắc: Cung Đào Hoa ở hướng Bắc

Nhà hướng Đông, Đông Nam: Cung Đào Hoa ở hướng Nam

Nhà hướng Bắc: Cung Đào Hoa ở hướng Đông

– Các tính vị trí Cung Đào Hoa theo tuổi (âm lịch):

Những người tuổi Thân, Tý, Thìn – Vị trí Cung Đào Hoa là hướng Tây

Những người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu – Vị trí Cung Đào Hoa là hướng Nam

Những người tuổi Dần, Ngọ, Tuất – Vị trí Cung Đào Hoa là hướng Đông

Những người tuổi Hợi, Mão, Mùi – Vị trí Cung Đào Hoa là hướng Bắc

Đặt bể phốt ở hướng cung so với tuổi mệnh của gia chủ Tránh xây bể nước ngầm, bể phốt tại cung Ngọ:

Theo phong thủy bể nước ngầm thì cung Ngọ là cung thuộc hành Hỏa vì thế về ngũ hành Hỏa – Thủy xung khắc nên nếu gia đình đặt bể nước ở vị trí này dễ sinh các bệnh về rối loạn tiền đình, tại hay mắt.

Tránh đặt bể nước, bể phốt ở cung Cấn và cung Khôn:

Cung cấn là cung thuộc hướng đông Bắc, cung Khôn thuộc hướng Tây Nam. Đây là hai hướng Thổ và khắc Thủy nên về phong thủy dễ sinh bệnh tiêu hóa và hô hấp cho thành viên gia đình đặc biệt là nhà có con trai thứ, người già, trẻ nhỏ.

Không đặt bể phốt dưới phòng thờ và nhà bếp:

Vị trí phòng thờ và nhà bếp có ý nghĩ tối quan trọng về mặt tâm linh vì vậy không nên đặt bể phốt, bể nước dưới khu vực này. Thêm vào đó phòng bếp và phòng thờ đều thuộc hành Hỏa nên xét về ngũ hành thì Hỏa khắc Thủy nên sẽ xung khắc với nhau và không tốt cho gia chủ.

Không nên đặt vị trí bể phốt phong thủy ở hướng hung:

Hướng hung của căn nhà sẽ phụ thuộc vào tuổi của gia chủ vì vậy khi xây dựng bể nước theo phong thủy hay bể phốt cần xác định hướng hung cát theo tuổi gia chủ. Cách đặt bồn nước theo phong thủy, cách bố trí bể phốt theo phong thủy đó đặt ở hướng hung so với tuổi và tránh đặt ở hướng cát.

Gia chủ tuổi thuộc Đông Tứ mệnh thì khu vực hướng hung là các hướng thuộc Tây Tứ Trạch (Tây Bắc, Tây Nam, Tây Và Đông Bắc).

Gia chủ tuổi thuộc Tây Tứ mệnh thì khu vực hướng hung là các hướng thuộc Tây Tứ Trạch (Đông, Nam, Bắc, Đông Nam).

Các chọn hướng đặt bể nước, bể phốt theo phong thủy nhà ở

Các vị trí tốt có thể đặt bể nước theo phong thủy

Phong thủy bể nước kể cả bể nước ngầm trước nhà và trong nhà thì đều có các vị trí đặt, hướng đặt bể nước tốt giúp gia chủ có vị trí đảm bảo có phong thủy tốt và thuận tiện cho sinh hoạt.

Phong thủy xây bể nước ngầm, bể phốt theo thiên can là cách để có được vị trí tốt đặt bể. Theo các chuyên gia thì nên đặt bể nước và đặt bể phốt theo phong thủy ở các cung có Thiên can là: Quý, Tân, Ất, Giáp, Bính, Đinh, Canh và Nhâm. Bởi do quan điểm phong thủy thì dòng nước đều sẽ phải thuận đi theo các thiên can nhưng có 2 thiên can Mậu và Kỷ thì không nên đặt vì thuộc ngũ hành Thổ nếu đặt sẽ sinh Thổ khắc Thủy không tốt, gây bất lợi.

Tuy nhiên cũng cần nhớ, nếu như bố trí bể nước, đặc biệt là bể phốt theo phong thủy nằm trọn trong các cung xấu so với tuổi của gia chủ thì sẽ phần nào có thể giúp giảm bớt điều không may và cải thiện được xung khí trong nhà và tăng vượng khí hơn.

Vị trí nên đặt bể phốt và bể nước hợp phong thủy

Theo các vị trí bố trí đặt bể phốt theo phong thủy, phong thủy bể nước trong nhà, trước nhà kể cả bể nước ngầm thì có thể thấy phong thủy bể nước trước nhà và trong nhà không ảnh hưởng tới vấn đề tốt xấu. Vì vậy, bạn có thể đặt bể nước trong nhà, bể nước trước nhà hoặc ngoài nhà tùy ý. Có điều cần lưu ý đó là đảm bảo hướng đặt bể nước theo phong thủy bồn nước, phong thủy bể nước ngầm để tránh ảnh hưởng đến gia chủ.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin: Phong thủy hồ nước trước nhà tại Ancu.me

Phong thủy bể nước, bể phốt nhất định phải lưu ý

– Khi đặt bể nước ngầm ở giữa phòng khách cần quan tâm tới vị trí phòng khách trong tổng thể kiến trúc của căn nhà để biết được vị trí không phải vị trí bất lợi cho gia chủ và nó có thể sinh may mắn. Gia chủ có thể chia theo chiều dài nhà thành 3 phần: trước, giữa và sau. Đồng thời sẽ phải kết hợp với đúng vị trí cung nên đặt bể nước và tránh các cung xấu, hướng xấu.

Nếu phòng khách nằm ở chính giữa nhà thì cũng không nên đặt bể phốt hay bể nước theo phong thủy vì vị trí trung tâm là hành Thổ khắc Thủy sẽ không tốt cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Nếu sau khi chia phòng khách nằm vào phần phía sau nhà ở thì nên tránh bố trí bể nước trong nhà.

Nếu phòng khách nằm ở phần trước nhà thì được xem là có vị trí đặt bể nước, bể phốt tốt nhất.

– Không nên bố trí đặt bể nước chiếu toàn bộ chiều rộng của nền nhà. Bởi theo phong thủy bể nước ngầm trong nhà nó sẽ làm cho đứt trạch nhà và gây ra những bất lợi cho gia chủ. trong trường hợp, gia chủ đã xây bể nước phạm phải vấn đề này thì nên cố gắng du chuyển bể nước sang vị trí khác hoặc thu nhỏ bể nước lại.

– Lưu ý về kỹ thuật xây dựng bể nước ngầm, bể phốt trong phong thủy nên cố gắng lựa chọn vật liệu xây dựng tốt, đảm bảo về kỹ thuật thi công, thiết kế đảm bảo việc ra vào của dòng nước để tránh tác, tích tụ, mất vệ sinh. Đồng thời việc xây dựng bể phốt và bể nước theo phong thủy cần đảm bảo độ bền cao không chỉ giúp tăng thời hạn sử dụng công trình mà còn đảm bảo về mặt an toàn, tránh trường hợp chất thải, khí tồn lâu nét lại tạo áp lực gây nứt, vỡ bể, rò rỉ…

– Bể nước đặt phía dưới phòng ngủ về mặt phong thủy xây bể nước thì chỉ không phạm phong thủy khi mà không nằm ở trung cung ngôi nhà và đặt ở phương vị xấu so với bản mệnh. Bởi phòng ngủ là âm mà bố trí hầm bể phốt, bể nước thì dẫn đến tình trạng âm thịnh dương suy nên gia chủ dễ mắc các bệnh nguy hiểm về máu, tiêu hóa hay khớp, thận.

Đối với trường hợp mà bể nước đặt dưới phòng ngủ mà không đảm bảo 2 yếu tố trên hoặc nằm ở trung cung của căn nhà thì sẽ không có cách khắc phục, hóa giải mà sẽ phải di chuyển bể nước ra vị trí khác.

Lưu ý đặt bể nước, bể phốt dưới phòng ngủ

Nhìn chung với nhà ở nông thôn việc xây dựng bể nước phòng thủy dù là bể nổi, bể nước ngầm hay có để đặt dễ dàng ở bên ngoài nhà, trước nhà. Nhưng ở thành phố việc bố trí đặt bể nước và bể phốt sẽ khó do hạn chế về diện tích. Đặc biệt đối với vị trí đặt bể phốt hợp phong thủy lại càng kho. Do vậy, nhà phố nhà ống nên đặt bể phốt ở gầm cầu thang hay vệ sinh dưới trệt có nắp kỹ để tránh ảnh hưởng xấu tới vận khí của gia chủ.

Những lưu ý về phong thủy bể nước và bể phốt trong nhà ở mong rằng sẽ thực sự hữu ích với những ai đang có mong muốn thiết kế và tìm kiếm vị trí, bố trí bể nước phong thủy hay bể phốt trong nhà, ngoài nhà phù hợp nhất.

Mời bạn cập nhật thêm cách chọn: Hướng vị trí thác nước phong thủy mini để bàn, trong nhà chuẩn.

Nên Để Chổi Quét Nhà Ở Đâu Cho Đúng Phong Thủy Nhà Ở

Có lúc chúng ta không để ý đến những điều nhỏ nhặt trong phong thủy mà không hề biết rằng chỉ một đồ vật nhỏ để sai chỗ thôi cũng gây ra những hậu quả khôn lường, thậm chí chỉ một cây chổi quét nhà cũng để để khiến cho cả cách cục của căn nhà thay đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.

Cây chổi là vật dụng không thể thiếu trong các gia đình, “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, các cụ xưa đã dạy. Cây chổi sẽ giúp bạn quét dọn cả căn nhà, loại bỏ bụi bẩn, xua tan khí xấu. Nhưng về phong thủy chổi quét nhà, bạn đã biết gì về nó chưa?

Chỉ riêng việc để chổi quét nhà ở đâu cũng là một điều mà phong thủy nhà ở rất coi trọng. Có những nơi trong nhà tuyệt đối không thể để chổi ở đó, sẽ phạm phải phong thủy, gây ra những ảnh hưởng vô cùng to lớn đến vận trình của gia chủ.

1. Nên để ở phía sau nhà hoặc ban công

Đây là hai vị trí thích hợp nhất để cất chổi quét nhà mà không ảnh hưởng đến phong thủy nhà ở. Chổi quét nhà quét đi bụi bẩn nên bản thân nó cũng mang theo khí xấu, nếu để sau nhà hoặc ban công thì sẽ tránh bớt được ảnh hưởng của nó tới vận khí của cả căn nhà.

Bạn có biết những đồ vật không nên để ở ban công là gì không?

Chổi quét nhà được đặt ở nơi kín đáo phía sau nhà còn có tác dụng bảo vệ an toàn cho gia chủ, giữ cho những kẻ quấy rối hay kẻ xấu muốn nhòm ngó tài sản nhà bạn ở bên ngoài, không thể xâm nhập vào làm hại những người sống trong nhà.

Khi ấy, gia đình bạn sẽ được Thần Chổi bảo vệ, giúp chúng ta an tâm sinh sống và làm việc.

2. Không nên để ở góc phòng khách

Phòng khách là vị trí vô cùng quan trọng trong nhà, là nơi gia đình quây quần tụ họp, cũng là nơi nhân khí vượng, tài lộc phát.

Nếu để chổi quét nhà ở phòng khách thì những khí xấu tích tụ nơi cây chổi có thể ám theo người sống trong nhà, những thứ bẩn thỉu lẽ ra phải được loại bỏ thì vô tình vẫn còn ở đó, khiến cho sức khỏe cũng như vận trình của gia chủ bị sa sút.

3. Không nên để chổi quét nhà hai bên cửa ra vào

Nên để chổi quét nhà ở đâu cho hợp phong thủy, đó là câu hỏi của rất nhiều người. Nhiều gia đình có thói quen để chổi quét nhà hai bên cửa ra vào mà không hề hay biết mình đã phạm phải đại kị phong thủy. Cửa ra vào là nơi phong thủy cực kì coi trọng, tài khí qua đó mà vào nhà, giúp cho tài vận vượng phát.

Đặt chổi quét nhà ở đây có thể khiến cho tài khí bị tiêu tan bởi khí xấu đến từ cây chổi, cũng khiến cho khí xấu theo người ra vào theo đó mà đi vào trong nhà, không tốt cho sức khỏe cũng như khiến tài lộc khó lòng tích tụ.

Phong thủy cửa ra vào sai cách gia chủ gặp xui xẻo liên tiếp Cửa ra vào đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó là nơi mang lại sự may mắn và các nguồn năng lượng tích cực cho ngôi nhà. Nếu bố trí phong thủy cửa ra vào sai

4. Không nên đặt chổi quét nhà ở nhà vệ sinh

Nhiều người nghĩ rằng nhà vệ sinh là nơi bẩn nhất trong nhà nên đem chổi để ở đó, khiến cho chổi đã bẩn lại càng thêm bẩn, khí xấu tích tụ càng nhiều. Khi chúng ta lấy chổi ra quét dọn nhà cửa thì cũng vô tình đem những thứ đó đi khắp nhà.

Có thể bạn không biết điều này, nhưng những gia đình truyền thống Trung Hoa không bao giờ để chổi ở trong nhà.

Theo quan niệm dân gian, họ cho rằng nếu để người khác vào nhà mình mà thấy ngay cây chổi quét nhà hoặc chổi lau nhà hay bất cứ dụng cụ vệ sinh nào là một điều cực kì xấu.

Đặc biệt, để chổi trong phòng ăn hay phòng bếp càng là điều đại kị, bởi nó sẽ quét sạch cơm gạo, nguồn sống của gia đình, khiến cho tài lộc sa sút, vận trình gia chủ ngày càng đi xuống.

Phong Thủy Nhà Bếp: Bếp Lò Đặt Ở Đâu?

Bếp lò không thích hợp đặt dưới nhà vệ sinh

Trong phong thủy, lửa và nước vốn là hai yếu tố đối nghịch. Nước có thể ảnh hưởng tới năng lượng mạnh mẽ của lửa. Bởi thế, bếp không nên nằm ngay phía dưới nhà vệ sinh. Tuy nhiên cũng không có gì đáng lo ngại, nếu khoảng cách giữa bếp và sàn vệ sinh tầng trên khá xa nhau. Theo một chuyên gia nổi tiếng thì khoảng cách tốt nhất là 4,5m.

Nếu trần nhà không đủ cao, bạn có thể di chuyển bếp sang vị trí khác. Tuy nhiên việc di chuyển khá tốn kém. Nếu bạn không cảm thấy bất ổn gì đáng kể trong cuộc sống thì cũng không cần bận tâm đến tình trạng này.

Bếp lò nên đặt giữa phòng bếp

Với phong thủy nhà bếp thì điều này cũng gây ra một chút tranh luận. Theo nhiều chuyên gia, bếp đặt ở trung tâm mang lại cảm hứng khi nấu nướng. Đồng thời dễ dàng kiểm soát được mọi việc bếp núc trong gian bếp. Điều này còn mang lại cảm giác an toàn, bởi lẽ bạn có thể quan sát toàn bộ khu vực bếp.

Nên có bức tường phía sau bếp

Đây là cách nhìn khác so với quy tắc phong thủy phía trên. Vì hầu hết các chuyên gia phong thủy ở châu Á lại nghĩ khác. Họ cho rằng bếp lò đặt ở giữa phòng sẽ tạo phong thủy xấu vì nó tạo cảm giác không chắc chắn.

Bếp là yếu tố chính của nhà bếp, tương tự như giường cho phòng ngủ, bàn làm việc cho phòng làm việc. Và tất cả chúng đều dựa lưng vào tường để tạo thế vững chắc. Một số người nói rằng thiết lập bếp ở bàn giữa phòng khiến bạn khó tích lũy của cải, kết hôn hoặc có con.

Thông tin mâu thuẫn từ các chuyên gia khác nhau có thể là do sự khác biệt về kiến trúc và sở thích ở các châu lục khác nhau. Bạn có thể tự tham khảo và chọn cho mình phương án thích hợp. Vì phong thủy cuối cùng cũng là để mang lại sự hài hòa cho gia chủ.

Hướng đặt bếp dựa vào quái số của bạn

Ở video trước, chúng tôi đã nói về vị trí nhà bếp dựa trên quái số của bạn và quái số nhà bạn. Ở đây, chúng tôi chỉ nói về quái số của bạn và bếp. Bếp đun của bạn nên đặt ngược với một trong những hướng may mắn của bạn. Đơn giản là vì, bạn sẽ hướng mặt về hướng may mắn đó khi đứng nấu ăn.

Không để bếp lò đối diện với cửa phòng bếp

Điều này áp dụng chủ yếu với kiến trúc nhà ở châu Á, khi bếp dựa vào tường. Theo một thầy phong thủy nổi tiếng, bếp lò đối diện với cửa bếp tạo thành một ngã ba mini. Nó khiến cho khí xấu từ cửa ảnh hưởng tới thực phẩm và do đó tác động vào sức khỏe của bạn. Nếu có thể, bạn nên di chuyển bếp tới vị trí khác.

Đây là quy tắc thường ít được nhắc tới trong phong thủy nhà bếp. Nếu bếp ở phía sau nhà và hướng của nó ngược với hướng mặt tiền nhà, thì có khả năng của cải hao hụt. Bạn cũng cần lưu ý về hướng mặt tiền của ngôi nhà. Đôi khi, mặt tiền nhà chưa chắc cùng hướng với cửa chính.

Tránh đặt bếp lò hoặc khu vực nấu dưới dầm nhà

Trong phong thủy nhà ở, dầm có tiếng là mang khí xấu trong nhà. Đặc biệt nó không phù hợp ở trong phòng bếp. Không chỉ gây hại cho người nấu ăn, nó còn có thể gây ra biến động cho vượng khí. Do đó, phong thủy của bếp lò có thể bị ảnh hưởng dữ dội và đem tới những năng lượng xấu cho gia đình.

Tránh đặt bếp lò đối diện với bồn rửa

Bếp lò và bồn rửa thuộc 2 nguyên tố đối lập nhau. Nếu đặt chúng đối diện nhau, nguyên tố nước và lửa sẽ xung đột. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, vợ chồng cãi vã, lạnh nhạt trong tình yêu. Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách đặt một bàn ăn lớn ở giữa. Hay theo chuyên gia phong thủy khác, bạn có thể đặt một tấm thảm màu xanh lá cây ở giữa.

Tránh đặt bếp lò bên cạnh bồn rửa

Một lần nữa, điều này lại gây ra sự đối lập giữa yếu tố lửa và nước. Sự đối lập này có thể gây ra rạn vỡ tình cảm. Vợ chồng rất dễ xung đột, thậm chí tình cảm thay đổi dẫn đến ngoại tình.

Nhưng nếu bạn đặt chúng cách nhau từ 30 – 60cm thì sẽ hóa giải được tình trạng này.

Các thiết bị nấu ăn cũng được coi là bếp nhỏ

Không có nhiều chuyên gia phong thủy đề cập tới vấn đề này. Nhưng có tài liệu cho rằng, Phong thủy nhà bếp cũng có thể được áp dụng cho các thiết bị nấu ăn khác như lò nướng, lò vi sóng hoặc nồi cơm điện. Bạn có thể áp dụng tính quái số để tạo phong thủy tốt cho chúng. Nếu có thể, hãy cho chúng đối mặt với những hướng may mắn của bạn.

Số lượng bếp không là vấn đề

Xem Phong Thủy Bể Nước Trước Nhà, Nên Đặt Bể Nước Ngầm Ở Đâu Hợp Lý?

Ngày nay, thay vì sử dụng các bể nước lộ thiên thì nhiều gia đình chọn sử dụng bể nước ngầm để chứa nước sinh hoạt. Tuy nhiên, việc xây bể nước trước nhà thế nào thì cần phải chú ý nếu không sẽ phạm phải phong thủy. Vậy xem phong thủy bể nước trước nhà thế nào? Bể nước ngầm đặt đâu là hợp lý? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.

Bể nước ngầm có thể hiểu là nơi lưu trữ nước sinh hoạt của gia đình. Bể nước ngầm được xây dựng hoàn toàn phía dưới mặt đất. Do đó, chúng ta không cần chuẩn bị bơm hay thiết bị hút nào mà nước sẽ tự động chảy xuống phía dưới bể đến khi nào đầy.

Bể nước ngầm xây trong gia đình thường có nhiều lợi thế hơn so với bể nước lộ thiên truyền thống. Bể ngầm được xây kiên cố, tỉ mỉ, giảm tỷ lệ nguy hiểm so với bể truyền thống. Mặt khác, bể ngầm cũng giúp cung cấp nguồn nước để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nếu chỉ phụ thuộc vào nguồn nước máy thì nếu mất điện chúng ta sẽ không có nguồn nước sạch để sử dụng.

Khi xây bể nước ngầm cần lưu ý những điều sau:

Tuyệt đối không để bể bị rò rỉ nước

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước. Kbởi trong lòng đất có hiều chất thỉa, hóa chất hoặc các vi sinh vật. Nguồn nước bị nhiễm các hóa chất này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.

Khi xây bể, thợ xây thường dùng các loại gạch đặc thay cho gạch lỗ. Gạch cần được ngâm nước trước khi đưa vào sử dụng để tránh hút nước từ vữa. Vữa được trộn từ cát đen, cát vàng để tăng độ bền chắc. Sau khi xây xong, cần để bể khô khoảng 1 ngày rồi mới trát xi măng lên thành bể. Quá trình xây bể có nhiều công đoạn nhưng tuyệt đối không bỏ qua để đảm bảo chất lượng bể.

Tốt nhất là xây bể nước và bể phốt cách xa nhau. Trường hợp diện tích gia đình bị giới hạn thì người thợ xây cần thật cẩn thận để tránh bể phốt rò rỉ gây ảnh hưởng đến bể nước ngầm.

Theo kinh nghiệm, thể tích bể sẽ dựa theo số lượng thành viên trong gia đình sử dụng nguồn nước. Nếu gia đình có từ 3 – 5 người thì xây bể khoảng 2 – 3m3. Số lượng người dùng càng nhiều thì thể tích bể càng lớn để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.

Lưu ý đến hệ thống cấp thoát nước của bể

Ống sử dụng trong bể thường là loại ống nhựa PVC. Ống này có ưu điểm là kín nước, nhẹ và bền. Bạn nên chọn cửa hàng vật liệu uy tín để mua, tránh mua hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Ngoài ra, khi lắp ống cần chú ý không để gạch lên phía trên ống khi làm, tránh để ống nước bị nứt vỡ và gây rò rỉ. Ống thoát và dẫn nước cần lắp song song với nhau, không nên để đè hoặc giao nhau nhiều. ĐƯờng ống nước chỉ cần cách 10 – 15cm so với mặt bể. Lắp quá cao hay quá thấp đều gây nên ảnh hưởng không tốt trong quá trình sử dụng bể.

Cách đặt bể có ý nghĩa tâm linh thế nào?

Theo tâm linh, bể nước thuộc yếu tố thủy, thiên về tài lộc, sức khỏe và mối nguy hại trong gia đình. Nguồn nước tốt là nguồn nước được luân chuyển liên tục. Những dòng nước này không nên chảy quá nhanh, quá chậm hay quá mạnh. Đặc biệt, không được để nước đọng lại. Một dòng nước tốt sẽ mang lại nhiều tài hộc cho gia chủ.

Phong thủy bể nước trước nhà nên đặt như thế nào hợp lý? Những vị trí tốt nhất để đặt bể nước ngầm

Tránh cung thuộc thổ, hỏa; những cung còn lại đều có thể xem xét để đặt bể nước.

Tùy theo vị trí ngôi nhà để phân định hướng tốt xấu trước khi đặt bể.

Tránh đặt bể chỗ phần nền nhà hướng không tốt vì sẽ gây đứt mạch nhà.

Những điều cần kiêng kỵ khi đặt bể nước ngầm

Không xây bể sau lưng nhà bởi đây là thế đào hoa phiếm thủy, là thế sát của cung đào hoa. Nếu phạm phải sẽ khiến gia đình dễ bị xáo trộn bởi các yêu tố như ngoại tình, cờ bạc,….

Không xây bể vào cung đoài chính tây bởi điều này sẽ khiến gia đình không may mắn; dễ gặp các biến cố.

Không xây bể vào cung ngọ bởi đây là cung hỏa mà bể nước thuộc thủy. Xây vào cung ngọ sẽ gây nên tương khắc, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không xây bể vào cung khôn, cung cấn thuộc hướng tây nam và đông bắc. Những hướng này đại diện cho hành thổ. Thủy và thổ tương khắc nên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh tiểu đường, tiêu hóa,….

Xem Phong Thủy Nhà Ở

Phong thủy nhà ở theo quan niệm người Việt vốn rất được coi trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những quy luật phong thủy nên vô tình phạm phải những điều kiêng kỵ.

1. Tại sao phải chú ý tới phong thủy nhà ở

Nhiều người lầm tưởng phong thủy đơn thuần về vấn đề niềm tin. Thực chất, đây là một bộ môn khoa học được nghiên cứu kỹ lưỡng. Học thuyết về phong thủy đi sâu vào tìm hiểu tác động của sự lưu thông của gió, hướng khí, sự dịch chuyển của mạch nước,… ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cũng như những họa phúc của con người.

Phong thủy là tổng hòa của các yếu tố về địa hình, cách sắp xếp bên trong, bên ngoài cũng như sự tương quan với các khu vực xung quanh,… Trong ba yếu tố tạo nên sự thành công của đời người: “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”, phong thủy chính là yếu tố “địa lợi”.

Con người sống cần tuân theo những quy luật và hài hòa với tự nhiên. Học thuyết này thể hiện tự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên, môi trường và sự ảnh hưởng của chúng đến con người. Phong thủy không thể thay đổi vận mệnh con người. Tuy nhiên nó có thể đem lại những điều tốt đẹp, may mắn và thành công.

Phong thủy nhà ở đóng vai trò là yếu tố “địa lợi”, ảnh hưởng đến sự may mắn, thịnh vượng của con người 2. Những điều cần lưu ý khi xem phong thủy nhà ở

Hầu hết người Á Đông, đặc biệt là người Việt đều hiểu tầm quan trọng của phong thủy nhà ở. Tuy nhiên để nắm rõ những quy luật cơ bản trong phong thủy thì không phải ai cũng tường tận. Muốn giải đáp thắc mắc phong thủy nhà mình tốt hay xấu, hãy kiểm tra ngay những đặc điểm sau:

2.1. Kiểm tra vị trí nhà

Để kiểm tra vị trí nhà có hợp phong thủy không, bạn cần xác định chính xác hướng nhà bằng la bàn. Loại được dùng khá nhiều là la bàn nam đồng quân hoặc la kinh.

Bạn cũng có thể sử dụng la bàn trên thiết bị di động nhưng độ chính xác chưa thực sự cao. Cần chú ý là phải đứng tại vị trí trước nhà (trước cửa chính) và chỉnh cho kim Bắc chỉ đúng điểm chính Bắc. Nếu không có la bàn, bạn cũng có thể xác định hướng theo một số cách khác như sử dụng bản đồ.

So sánh hướng vừa xác định được với hướng nhà hợp theo tuổi của gia chủ. Mỗi gia chủ sẽ thuộc 1 cung mệnh trong 8 cung, được xác định dựa vào năm sinh Âm Lịch. Mỗi cung mệnh này tương ứng với 4 hướng tốt (Sinh Khí, Diên Niên, Thiên Y, Phục Vị) và 4 hướng xấu (Tuyệt Mệnh, Lục Sát, Họa Hại, Ngũ Quỷ).

Bằng cách này, bạn có thể kiểm tra xem hướng nhà hiện tại của mình là hướng tốt hay xấu và tìm cách hóa giải phù hợp.

2.2. Kiểm tra “ám tiến sát”

Ám tiến sát trong phong thủy chính là những yếu tố bên ngoài có thể gây ra sát khí hướng vào nhà. Để kiểm tra, bạn hãy đứng ở vị trí trước cửa chính nhà và quan sát những công trình, vị trí tương quan với các vật thể xung quanh.

Các yếu tố có thể gây ám tiến sát khi chĩa thẳng vào nhà là:

Các góc nhọn từ công trình khác.

Đường dây điện, cột điện, hình tháp nhọn từ nhà thờ,…

Con đường dài có hướng trực diện vào nhà (nhà nằm ở vị trí “ngã ba độc”).

Ám tiến sát cũng có thể xuất hiện ở các khu vực cửa sau hay cửa sổ. Cần chú ý quan sát kỹ lưỡng tất cả các vị trí để tránh nguồn ám khí xâm nhập vào nhà. Muốn hóa giải điều này, có thể dùng gương bát quái hướng về phía ám khí tới.

Có thể tự kiểm tra phong thủy nhà ở một cách cơ bản dựa trên những kiến thức phong thủy 2.3. Kiểm tra bản đồ bát quái

Trong bát quái có 8 phương vị. Mỗi phương vị này biểu hiện cho một “nhân sinh” trong “bát đại dục cầu”. Cụ thể là: Công việc, trí thức, tiền tài, danh lợi, gia đình, hôn nhân, con cái và quý nhân phù trợ.

Mỗi gia chủ sẽ tương ứng với cung mệnh và một sơ đồ bát quái riêng. Cung mệnh này được xác định dựa trên năm sinh tính theo Âm lịch.

Chọn một phương vị mà mình muốn phát triển để tăng năng lượng. Ví dụ, bạn muốn có thêm lộc về tiền tài và xác định phương vị tương ứng với yếu tố này của mình là hướng Đông Nam.

Hướng Đông Nam lại thuộc hành Mộc. Do đó, để kích hoạt nguồn năng lượng về tiền tài, hãy đặt những vật có yếu tố Mộc như cây cối, đồ gỗ,… ở hướng này.

Nhưng không nên quá lạm dụng việc này. Nếu kích hoạt năng lượng ở nhiều hướng cùng lúc, có thể phạm phải những sai lầm hoặc cơ hội đến dồn dập và bạn không thể tận dụng tốt nhất.

2.4. Kiểm tra nhà bếp

Bếp là khu vực tích tụ nguồn năng lượng nhiều nhất trong nhà. Đây là nơi được coi là thể hiện tài chính của gia đình cũng như tác động lớn nhất đất lưu thông vận khí.

Để kiểm tra phong thủy nhà bếp, bạn cần kiểm tra một số yếu tố như sau:

Phòng bếp phải đặt ở vị trí kín để giữ ngọn lửa trong nhà. Tránh các luồng khí biến động mạnh từ cửa (cửa chính, cửa sổ) hướng thẳng vào khu vực bếp nấu.

Trong nhà bếp luôn có hai yếu tố nước – lửa. Đây là hai yếu tố xung khắc, phải có sự bố trí cân bằng. Nước và lửa phải được đặt xa nhau và tránh ở vị trí trực diện với nhau.

Kiểm tra hướng bếp có tuân theo quy luật ‘tọa hung hướng cát” – nằm ở hướng xấu và quay về phía hướng tốt – hay không.

2.5. Kiểm tra phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi mỗi người dành đến ⅓ thời gian. Đây cũng là khu vực để tái tạo năng lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe và may mắn.

Phong thủy phòng ngủ cần phải đảm bảo được sự yên tĩnh và không có áp lực lớn nào. Để tránh gia chủ bị đè nặng, và sự nghỉ ngơi bị xáo trộn cần phải chú ý:

Kiểm tra có vật gì đè nặng phía trên trần nhà, ngay vị trí người nằm hay không.

Vị trí đầu giường phải thật vững trãi và yên tĩnh. Tránh những vật động đặt ngay trên đầu giường như đồng hồ quả lắc

Tránh đặt những vật có tính phản chiếu như gương quay thẳng vào giường ngủ.

Nên tối giản đồ nội thất, loại bỏ những vật quá lớn, gây áp lực trong phòng như: tủ kệ quá lớn, những bức tranh quá dày,…

2.6. Kiểm tra phòng khách

Phòng khách được coi là “bộ mặt” của ngôi nhà. Đây vừa là không gian đón tiếp, vừa là khu vực sinh hoạt chung của cả gia đình. Theo phong thủy, đây là vị trí đón các nguồn năng lượng và vận khí.

Phòng khách phải đảm bảo luôn thoáng đãng, tươi sáng. Để kiểm tra phong thủy phòng khách, bạn cần chú ý các yếu tố sau đây:

Phòng khách nên đặt ở vị trí gần cửa chính và ở khu vực nửa trước nhà để tiếp đón những năng lượng từ cửa hướng vào nhà.

Phòng khách luôn phải thoáng đãng và đủ ánh sáng.

Không có sự phân cắt không gian trong phòng khách.

Vị trí ngồi trong phòng khách không bao giờ được quay lưng lại phía cửa. Điều này sẽ có thể gây ra những bất hòa trong gia đình. Hơn nữa, người ngồi trên sofa sẽ bị động khi có tác động từ phía ngoài.

2.7. Kiểm tra nhà tắm/nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh trong nhà là khu vực có tính Thủy rất cao, là nơi nước trôi ra khỏi nhà. Thủy là tượng trưng của tiền tài. Hơn nữa, khu vực này cũng có nhiều uế khí, cần chú ý để không lây lan ra toàn bộ ngôi nhà.

Với phong thủy nhà vệ sinh, bạn cần kiểm tra các đặc điểm như sau:

Vị trí của nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm ngôi nhà.

Nhà tắm/nhà vệ sinh nên đặt ở những phương vị không tốt trong bát quái. Điều này sẽ giúp tránh thất thoát, tiêu hao tiền tài trong nhà. Đồng thời không khiến những uế khí không tốt dễ lan tỏa trong nhà.

Nếu khu vực này đã được đặt ở một phương vị tốt, hãy hóa giải bằng cách luôn chú ý việc đóng nắp bồn cầu, cửa nhà vệ sinh hoặc che chắn cửa phòng lại bằng vách ngăn, bình phong,…

2.8. Kiểm tra phong thủy cửa chính

Không để vật gì che chắn lối vào nhà. Không đặt đồ đạc, giày dép bừa bộn trước cửa. Cây cối trước nhà cũng luôn phải được đảm bảo gọn gàng, không quá um tùm.

Không để những thứ có thể gây nên những điềm xui vào nhà như:

Cây cối trước nhà khô héo. Đây là đại diện cho những sự cô đơn và đau buồn sẽ đến với gia chủ. Nếu cây héo, phải lập thức thay mới.

Hai vật có tính thủy ở hai bên cửa chính. Điều này tượng trưng như hai “giọt nước mắt” của ngôi nhà.

Cửa nhà luôn phải sáng sủa. Nếu trước nhà có một khoảng sân rộng và thoáng là tốt nhất.

Cần kiểm tra phong thủy nhà ở một cách toàn diện để đảm bảo sự hài hòa của tất cả các không gian 3. Một số quan niệm sai lầm trong phong thủy nhà ở

Có khá nhiều quan niệm về phong thủy được truyền miệng. Tuy nhiên, trong đó, có không ít quan niệm sai lầm. Một số sai lầm phổ biến trong số đó là:

Phong thủy nhà ở có thể thay đổi hoàn toàn vận mệnh: Như đã nói, phong thủy chỉ là một yếu tố để tạo nên sự hài hòa về môi trường sống, góp phần vào vận may – xui của gia chủ. Đừng đặt niềm tin mù quáng vào tác dụng của phong thủy. Quan trọng nhất vẫn chính là sự nỗ lực từ con người.

Màu đỏ luôn tượng trưng cho may mắn: Đây đúng là màu tượng trưng cho may mắn nhưng cần phải xem xét đến sự tương quan khác như: bản mệnh của gia chủ, đặc điểm ngôi nhà,…

Phải luôn có dòng chảy và cây xanh trong nhà: Đây là hai yếu tố tượng trưng cho tiền tài và sinh khí. Tuy nhiên, nếu sắp đặt bừa bãi có thể gây ra những tác động không tốt.

Sử dụng gương bát quái trước các cửa để tránh ám khí: Gương bát quái có tác dụng bảo vệ ngôi nhà khỏi những điều không tốt. Sát khí đi vào gương bát quái và phản chiếu lại. Do đó, nếu sử dụng vật này bừa bãi sẽ khiến những nguồn năng lượng xấu dịch chuyển hỗn loạn trong nhà.

Nếu bạn muốn mua một căn nhà hợp phong thủy, đừng nên bỏ qua Sàn thương mại điện tử số 1 Việt Nam Nhadatmoi.net

Aro Bùi – Ban biên tập Môi Giới Cá Nhân