Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Cây Trúc Mây

Cây trúc mây hay còn được gọi là trúc Đài Loan. Đây là một dòng trúc cảnh được trồng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Với thân hình nhỏ bé nhưng loài trúc cảnh này sở hữu ý nghĩa khá tốt đẹp và đem lại may mắn cho gia chủ.

Trước hết, loài trúc mây là biểu tượng của sự đoàn kết trong gia đình, công ty,… Với dáng đứng thẳng, hiên ngang, nhiều cây chụm vào một gốc, loài trúc này đại diện cho người anh hùng, dũng cảm không sợ sóng gió của cuộc đời. Vì thế, loài cây này được đặt khá nhiều ở phòng làm việc, trong nhà, trong cửa hàng,…

Ngoài ra, cây trúc mây có một vẻ ngoài tươi tắn và màu sắc xanh mát. Đây là biểu tượng của một sự thanh cao và nhã nhặn. Loài trúc phát triển khá nhanh, thân cây thẳng, phẳng phiu giống như sự đi lên đến thành công của người có ý chí, nghị lực.

Loài cây trúc mây này được nhiều người lựa chọn để làm quà tặng cho người thân, bạn bè nhằm cầu mong sự may mắn, thành đạt và bình an.

Cây trúc mây là loài cây có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc. Đến nay, loài cây này đã có mặt ở hầu hết các nước châu Á. Cây sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật khiến bất cứ ai yêu thích trồng cây cảnh đều muốn sở hữu.

Loài trúc mây là một trong số ít những loại cây cảnh có khả năng lọc không khí hiệu quả. Cây giúp giảm hàm lượng CO2 và các chất độc hại, bụi bẩn có trong không khí thay vào đó là một bầu không khí trong lành và mát mẻ hơn. Thông thường loài trúc này được trồng bên trong chậu cảnh để mang đến hình dáng đẹp mắt và vệ sinh khi để trong nhà.

Tư vấn cách trồng cây trúc mây

Cây trúc mây khá dễ trồng và dễ chăm sóc. Loại cây này sinh trưởng và phát triển tốt tại khí hậu ở Việt Nam. Tốc độ phát triển của cây không quá nhanh, phù hợp để trồng trong nhà, phòng làm việc với tác dụng chính là trang trí.

Là một loại cây ưa bóng râm, trúc mây cần phải được đặt ở nơi thoáng khí, tránh ánh nắng gay gắt trực tiếp từ mặt trời, đặc biệt là trúc mây con. Khi cây đã trưởng thành, bạn có thể đem ra phơi trong nắng nhẹ để cây có thể phát triển một cách toàn diện. Thông thường bạn nên phơi nắng 2 lần 1 tuần cho cây.

Để trồng cây trúc mây, người ta thường chọn cây con tách từ khóm trúc mẹ hoặc trồng bằng hạt. Thường thì cách trồng bằng cây con được nhiều người lựa chọn hơn vì khả năng sống cao và phát triển cũng sẽ nhanh hơn.

Hướng dẫn chọn đất trồng cây

Khi trồng cây, bạn nên sử dụng thêm một số loại phân vi sinh, xơ dừa trộn với đất để giúp tăng độ xốp, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất và đặc biệt là tăng khả năng thoáng khí, thoát nước cho cây. Đây là điều kiện tiên quyết để cây phát triển tốt và khỏe mạnh.

Hướng dẫn cách trồng trúc mây

Cây trúc mây là loài cây rất dễ trồng, bạn chỉ cần vài bước đơn giản để có thể giúp cây sống ở bồn mới một cách khỏe mạnh. Một yêu cầu nho nhỏ khi trồng cây trúc mây đó là bạn phải đảm bảo được cây luôn đứng thẳng trong bồn.

Hãy chuẩn bị một ít đất, chậu cây, phân bón và cây giống. Sau đó tiến hành cho đất và chậu cây. Chúng ta nên cho đất vào khoảng ½ chậu rồi mới đặt cây con vào. Tiếp đến, bạn nên đổ thêm đất vào cây để giúp cho cây phát triển được nhanh chóng. Thường thì đổ đất lên đến miệng bồn là tốt nhất. Sau khi trồng cây xong, chú ý tưới nước xung quanh gốc để tăng độ ẩm cho đất.

Lưu ý cần biết khi trồng cây trúc mây

Cây trúc mây khá dễ trồng và phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, trong quá trình trồng cây bạn cũng cần phải lưu ý một vài điều để cây phát triển toàn diện, không bị bệnh tật.

Bệnh mà cây trúc mây thường gặp nhất trong quá trình trồng là căn bệnh phấn trắng. Vì thế, trong quá trình trồng, bạn cần chú ý chăm sóc cây thật tốt để mầm mống bệnh không lây lan.

Bạn nên sử dụng loại đất tốt, có nguồn gốc rõ ràng để giúp cây luôn khỏe mạnh không bị bệnh tật.

Ngoài ra, bạn cũng nên dùng loại phân bón, thuốc chuyên dùng cho trồng cây để giúp cho cây tránh được căn bệnh phấn trắng gây hại.

Cách chăm sóc cây trúc mây đúng chuẩn

Bên cạnh việc trồng cây đúng kỹ thuật bạn cũng cần phải chăm sóc cây thường xuyên, đúng chuẩn để cây không bị bệnh tật.

Trước hết, bạn cần phải để cây trúc mây trong môi trường thoáng mát, nhiệt độ phổ biến để trồng loại cây này là khoảng 15 đến 20 độ C. Loài cây này có khả năng sinh trưởng tốt và dễ sống vì thế bạn để chúng trong nhà là hoàn toàn hợp lý.

Đồng thời, bạn không để cây phơi sáng dưới ánh nắng gắt trực tiếp, chỉ nên cho cây ra ngoài trong thời tiết nắng nhẹ, tốt nhất và vào sáng sớm. Lượng nắng nhẹ này sẽ giúp cây phát triển đồng đều. Nếu phơi cây dưới nắng quá gắt sẽ khiến cho cây bị cháy lá và chậm lớn.

Còn về phân bón, bạn có thể lựa chọn phân NPK hoặc phân vi sinh với hàm lượng dưỡng chất thiết yếu đầy đủ giúp cây phát triển. Bón phân cho cây khoảng 2 lần một tháng là tốt nhất.

Bên cạnh việc chăm sóc và bón phân thường xuyên, bạn cũng nên cắt tỉa để cây có được dáng đẹp và ưng ý nhất. Những cách cắt tỉa sẽ giúp cho cây có được một vóc dáng ấn tượng kèm theo đó là giúp cây phát triển nhanh ra lá non..

Ý Nghĩa Của Cây Trúc Mây Trong Phong Thủy Mang Lại Nhiều Tốt Lành

Ý nghĩa tác dụng của cây trúc mây

Trúc mây mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Đầu tiên chúng luôn mọc thành khóm thể hiện sự gắn bó bền chặt như anh em một nhà. Trồng trúc mây, gia đình yên ấm.

Có thể sử dụng loại cây này làm quà tặng cho đối tác với ý nghĩa thăng tiến và sự hợp tác bền chặt, dai như mây, đẹp như trúc giữa 2 công ty.

Tác dụng của cây trúc mây

Tác dụng của cây trúc mây còn làm giảm nguy cơ mắc ung thư vì nó lọc khó amoniac bảo vệ hệ hô hấp. Nó cũng rất dễ trồng, dễ chăm sóc, hình dáng đẹp, khi nở hoa vàng trông thanh nhã vô cùng. Vậy nên trúc mây còn là cây nội thất trang trí nhà cửa rất thu hút, đẹp mắt.

Vị trí ứng dụng của cây trúc mây

Loại cây này thích hợp để bạn trưng bày trong phòng khách, thềm nhà, sảnh, phòng làm việc, phòng hội họp ở công ty, quán cà phê, nhà ở,…

Cây trúc mây hợp mệnh gì? tuổi gì?

Trúc mây thuộc cây hành Thủy nên nó tương thích với người mệnh Thủy, mệnh Mộc (Thủy sinh Mộc). Nhưng người thuộc 2 mệnh này trồng trúc mây sẽ rất tốt cho phong thủy, mang lại nhiều may mắn, cơ hội trong cuộc sống.

Cách chọn mua và chăm sóc cây trúc mây Cách chọn mua cây trúc mây

Trúc mây thường được trồng theo khóm. Bạn chọn những khóm cây khỏe mạnh, thân cành chắc chắn, lá xanh ngắt và nguyên vẹn không bị dập nát hay héo úa.

Kỹ thuật trồng cây trúc mây

Bạn có thể trồng trúc mây bằng cách gieo hạt hoăc tách bụi. Bạn cho một ít gạch vụn xuống đáy chậu để giúp cây thoát nước tốt. Đổ đất đầy khoảng 1/2 chậu rồi đặt cây con vào giữa, thêm đất vào giữ cho cây đứng thẳng. Nén đất lại không quá chặt. Tưới nước giữ độ ẩm cho cây để cây lên tốt và khỏe mạnh.

Cách chăm sóc cây trúc mây

Nên đặt cây ở nơi mát mẻ, nhiều ánh sáng nhẹ. Để cây tắm nắng 1 tiếng vào buổi sáng để phát triển tốt. Bạn tưới nước khoảng 2-3 lần/tuần làm sao đủ ẩm đất. Cây trúc mây cần lượng dinh dưỡng cao hơn các loại khác. Bạn nên bón phân 1-2 lần/tháng cho cây.

Trong quá trình chăm sóc, cây có thể bị bệnh phấn trắng. Bạn có thể chữa bằng cách thường xuyên dùng khăn ẩm lau lá cây.

Mua cây trúc mây ở đâu Hà Nội

Có nhiều địa chỉ bán cây trúc mây tại Hà Nội. Giá cây khá cao so với nhiều loại cây cảnh nội thất. Thường mức giá từ 600.000đ/chậu cây.

Để mua cây trúc mây giá rẻ đảm bảo chất lượng bạn hãy ghé . Chúng tôi sẽ tư vấn để bạn có được sản phẩm ưng ý nhất cùng nhiều khuyến mãi bất ngờ. Hotline: 0966.623.933 hoặc 0915.885.558

Cách Chăm Sóc Cây Trúc Mây Trồng Nội Thất

Cây trúc mây, loại cây cảnh được nhiều người yêu thích ưa chuộng, nhất là trong điều kiện khí hậu thời tiết Việt Nam. Bởi nó chính là cây cảnh phong thủy được đánh giá cao về ý nghĩa.

Tên thường gọi: Cây trúc mây

Tên gọi khác: Cây mật cật hay cây trúc xanh

Tên khoa học: Rhapis excelsa

Nguồn gốc xuất xứ: Cây trúc mây có xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc và hiện nay cây trúc xanh được trồng rộng rãi ở nước ta.

Cây trúc mây trồng văn phòng

Cây trúc mây trong nhà

Đặc điểm chung của cây trúc xanh

Cây trúc mây thuộc giống cây bụi, chúng có chiều cao khoảng từ 1.2 đến 2.5cm. Phần gốc có khá nhiều rễ phụ và chồi bên.

Thân cây khá nhẵn và có nhiều đốt đều đặn, khi cây phát triển qua dòng thời gian cây sẽ có những bẹ khô bị rụng lá. Lá cây trúc ở dạng lá kép chân vịt, phần lá này thường chia thành 5 đến 10 lá phụ dạng dải, đầu nguyên hoặc chia 2 thùy nông màu xanh bóng đậm.

Ý nghĩa phong thủy và công dụng của cây trúc mây

Cây trúc mây là cây cảnh được trồng nhiều với ý nghĩa phong thủy mang lại sự tốt lành cho gia chủ, cây đại diện cho sức sống mạnh mẽ và những may mắn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Để gia chủ có những thuận lợi hơn về tất cả mọi thứ.

Ngoài trồng cây về ý nghĩa phong thủy thì người dùng còn trồng trúc mây bởi cây trong nhà làm đẹp cho không gian. Loại cây cảnh này thường được trồng tại những không gian như phòng khách, hành lang hoặc tại nơi công sở. Để cây vừa trang trí vừa tạo môi trường trong lành, hút những khí thải độc hại.

Trúc mây trồng văn phòng

Cách chăm sóc cây trúc mây

Để chăm sóc cây trúc mây không hề khó như cây trúc nhật, tuy nhiên khi chăm sóc bạn cần lưu ý về nhu cầu nước khá cao của cây để chúng có thể sinh trưởng đặc biệt trong giai đoạn khi cây đang bắt đầu đẻ nhánh. Trung bình bạn cần tưới nước ít nhất 2 ngày tưới nước 1 lần đi kèm với bón phân với 1 tháng bón phân 1 lần quanh gốc cây.

Ngoài ra bạn cũng cần tỉa cành nhánh cho cây thường xuyên liên tục, những cành lá vàng, già để đảm bảo tính thẩm mỹ cho cây. Khi tưới nước bạn cũng nên dùng vòi phun tưới nước lên trên tàu lá để cây được rửa bụi và trở nên đẹp hơn.

Nếu bạn trồng cây trong chậu thì nên thay đất trong chậu trồng khoảng 1 năm thay 1 lần. Mỗi lần thay bón phân lót xuống dưới nhằm tăng dinh dưỡng và độ tơi xốp cho đất.

Tại Cây Cảnh 4 Mùa luôn cung cấp giống cây trúc mây chất lượng giá rẻ cho khách hàng lựa chọn, liên hệ để nhận nhiều ưu đãi.

Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Trúc

Từ xa xưa đẵ có nhiều bài thơ ca ngợi trúc. Trúc và cuộc sống con người có quan hệ mật thiết với nhau, vật liệu từ trúc có thể dùng trong xây dựng, làm bút, làm giấy, dụng cụ gia đình, điêu khắc hội họa. Trong Hoa kinh cho rằng: “Chịu qua sương tuyết mà chẳng tiêu điều, suốt bốn mùa lúc nào cũng tươi xanh, không dễ dàng bị uốn cong, cả người thanh và người tục đều yêu quý”.

Nhiều văn sỹ cho rằng trúc được coi là hiến nhân quân tử. Bạch Cư Dị trong “Dưỡng trúc ký” có nói: ‘Trúc tư hiển, hà đới? trúc bản cố, cố dĩ thụ đức. quân tử kiến kỳ bản, tắc tư thiện kiến bất bạt già, Trúc tâm không, không dĩ thể đạo, quân tử kiến kỳ tâm, tắc tư ứng dụng hư thụ gia. Trúc tiết trinh, trinh dĩ lập trí, quân tử kiến kỳ tiết, tắc tư đế cố minh hành, dĩ hiểm nhất chí giả, Phu như thị, cố hiệu quân tử” (Trúc như người hiển, vì sao vậy? Trúc có gốc bền chắc, nên có đức tính như cây cổ thụ, người quân tử thấy cái gốc thì liền nghĩ đến điều thiện mà không chặt. Trúc rỗng giữa, trống rỗng đó chính là đạo, quân tử phải thấy được cái lòng trống rỗng thì trải lòng mồ tiếp nhận. Đốt trúc ngay thẳng, ngay thẳng để lập chí, quân tử thấy cái đốt của trúc thì hiểu rằng cần phải tu dưỡng. Bởi như vậy, nên có thể coi trúc là quân tử vậy).

Trúc là cao phong lượng tiết, nên người ta muốn trồng trúc trong nhà như việc sống gần người hiền vậy. Bắt nguồn từ nghĩa đó, nên Tô Dông Pha nói: “Ăn không có thịt nhưng ở không thể thiếu Trúc” (ninh khả thực vô nhục bất khả cư vô trúc). Trong văn hoá, trúc được ví với quân tử, trong tranh thường gọi tùng, trúc, mai là “tuế hàn tam hữu”. Mà “ngủ thanh đồ” là tùng, trúc, mai, nguyệt, thủy; “ngũ thủy đổ” là tùng, trúc, tuyên, lan, thọ thạch… thường thấy trong cốc bức vẻ.

Trúc có hàng trăm loại. Nhiều loại trúc đều đã có những hàm nghĩa văn hoá riêng như: Trúc đốm (Tương Cơ trúc), Từ trúc (cũng gọi là Hiếu trúc, tử mẫu trúc), Lạc Hán trúc, Kim Ngân Ngọc trúc, Thiên trúc (Thiên Nhị, Nam đại trúc)… Nếu đưa Thiên trúc vào trong tranh cùng với bí đỏ, hoa thường xuân hợp lại, hợp âm cử ý có thể tạo thành ngụ ý ‘Thiên địa trường xuân”, ‘ Trời dài đất rộng”. Trúc còn đồng âm với “chúc”, có ý nghĩa tập tục là chúc phúc tốt đẹp.

Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Trúc

Thân trúc cao và thanh mảnh, đốt cứng, ruột rỗng. Cây trúc vốn mang cốt cách của người quân tử tượng trưng cho sự rắn rỏi, kiên cường, bất khuất.

Cổ nhân thường ca ngợi phẩm chất cao khiết của loài trúc và xem đó là tượng trưng cho sự rắn rỏi, kiêm cường, bất khuất.

Cổ nhân thường ca ngợi phẩm chất cao khiết của loài trúc và xem đó là tượng trưng cho sự cát tường.

Trong ruột của cât trúc rỗng, tượng trưng cho đức tính thẳng thắn, liêm khiết. Suốt bốn mùa trúc luôn xanh tươi, không đổi màu, tượng trưng cho sự tráng kiện của con người.

Trúc, mai và tùng là 3 loại cây chịu lạnh tốt, kết tình bằng hữu, gọi là ‘Tuế hàn tam bạn” (Ba người bạn tốt trong rét).

Mai, lan, trúc, cúc được gọi là “Tứ quân tử” là những loài cây tượng trưng cho lý tưởng của các bậc văn nhân.

Bức họa trúc và hoa mai bên cạnh nhau được gọi là Trúc mai song hỷ, thường dùng làm quà tặng trong lễ thành hôn.

Bức họa cành trúc cắm trong bình hoa mang ngụ ý “trúc báo bình an”.

Bức tranh cây trúc bên hai loại cây cát tường khác hoặc bên hai chú chim nhỏ được gọi là Hoa phong tam chúc vinh hoa.

Trong các loài trúc, vẫn có một loài có tên là thiên trúc. Bức họa thiên trúc, bí đỏ và hoa trường xuân mang ý nghĩa “trời đất mãi xuân”.

Chữ “trúc” (cây trúc) và chữ “chúc” (chúc mừng) đồng âm. Do vậy, cây trúc còn mang hàm ý chúc phúc.

Cách sử dụng:

Bức tranh trang trí họa cây trúc nên treo ở những vị trí cát lợi trong phòng khách hoặc trong thư phòng.

Cây trúc có Ngũ hành thuộc Mộc, do vậy nên treo bức tranh trúc ở vị trí tương sinh thuộc hướng Nam, Hướng Đông và Đông Nam. Không nên treo ở hướng Bắc, hướng Tây Nam, Đông Bắc đó là những phương vị tương khắc, hao tổn vượng khí. Treo ở hướng Tây Bắc, Tây thì bình thường.