Ý Nghĩa Phong Thủy Của Xương Rồng Decor

Xương rồng là loài cây có nguồn gốc từ những vùng đất khô cằn và khí hậu khắc nghiệt. Do đó, sức sống mãnh liệt, kiên cường, không ngừng phát triển vươn lên vượt qua nghịch cảnh chính là ý nghĩa lớn nhất mà loài cây này đại diện. Đồng thời, sự phát triển gắn bó của những cây xương rồng còn đại diện cho tình yêu chung thủy, tình bạn bền lâu và là lời bộc lộ tình cảm ẩn giấu tận sâu trong đáy lòng.

Dựa trên những ý nghĩa đó, xương rồng đặc biệt là xương rồng decor cực kỳ phù hợp với người tuổi Thìn, con giáp đại diện cho sự can trường, mạnh mẽ, có ý chí sắt đá và một trái tim nồng ấm.

Ý nghĩa phong thủy của xương rồng decor

Trong phong thủy, xương rồng là loài cây giúp xua đuổi tà ma, hóa giải sát khí và là biểu tượng của may mắn và thịnh vượng.

Xương rồng decor là một loại xương rồng lớn, có sự phát triển mạnh mẽ không ngừng. Đặc biệt là loại xương rồng trụ lớn, luôn hướng về phía bầu trời, giống như hình ảnh của rồng thăng thiên, phù hợp cho những ai đang làm ăn kinh doanh, mong muốn sự nghiệp vươn lên, đạt đến thành công.

Xương rồng là một loại cây có hoa, và hoa vô cùng đẹp, nhưng không phải lúc nào cũng có. Hoa xương rồng nở bung xòe, rực rỡ như một sự bộc phát, báo hiệu sự bình an, may mắn và điềm lành đang đến.

Bố trí xương rồng decor ở đâu để đạt vượng khí tốt nhất?

Trong phong thủy luôn quan niệm “hình nào,khí ấy”. Hình dáng của cây sẽ ảnh hưởng đến luồng sinh khí mà chúng tỏa ra cũng như những luồng sinh khí có sẵn xung quanh. Nếu chọn cây xanh tốt, tươi tắn, đầy sức sống thì sẽ tạo sinh khí tốt, mang lại điều may mắn và ngược lại.

Xương rồng decor tại Sen Đá Nông Lâm được chăm chút, chọn lựa và đóng gói cẩn thận trước khi giao đến tay người mê cây nên bạn có thể yên tâm về chất lượng cũng như tình trạng của cây. Mọi phản hồi shop sẽ tiếp nhận, xử lý và cải thiện dịch vụ ngày một tốt hơn.

Chăm sóc xương rồng decor như thế nào để cây phát triển tốt?

Xương rồng trụ – xu hướng chơi xương rồng trang trí mới hiện nay

Ý Nghĩa Của Loài Cây Xương Rồng Trong Phong Thủy

Đặc điểm của cây xương rồng

Cây xương rồng là loài cây thuộc họ Cactaceae. Chúng có mặt ở mọi nơi trên toàn thế giới. Xương rồng có từ khoảng 1500 đến tầm 1800 loài khác nhau và thuộc các chi khác nhau. Chúng sống trong môi trường đa dạng như: vùng sa mạc; khu nhiệt đới; vùng hoang mạc có khí hậu khô cằn; vùng khô nóng ít nước.

Hoa của cây xương rồng nở khá chậm. Chúng theo chu kỳ từ 6 đến 12 tháng còn tùy vào từng loại. Hoa mọc trực tiếp lên thân cây, đối xứng 2 bên và có màu sắc sặc sỡ như màu tím, hồng, cam, đỏ,… mặc dù cây có vẻ bề ngoài nhìn gai góc nhưng khi chúng nở hoa thì đã hút hồn bao người.

Tác dụng của cây xương rồng

Xương rồng là loài cây gai góc. Nên bạn phải cẩn thận vì có thể bạn sẽ bị gai của nó làm bị thương khi không chú ý. Tuy vậy, những cây xương rồng lại có rất nhiều tác dụng tuyệt vời mà bạn không ngờ tới.

Loài xương rồng gai Echinocactus ăn cũng rất ngon. Quả của loài xương rồng này giống như quả thanh long nhưng nhỏ hơn, có thể ăn được và có hương vị như dâu tây

Cây cảnh trang trí, bảo vệ

Với đặc điểm nhiều gai nhọn, dễ gây sát thương nên xương rồng được trồng ở các hàng rào có tác dụng bảo vệ quanh khu nhà ở. Trồng xương rồng ở trên cao tạo cảnh quan trang trí đẹp mắt lại có tác dụng đảm bảo an ninh rất tốt.

– Xương rồng Lophocereus schottii: Có tác dụng chống ung thư và tiểu đường rất tốt.

– Selenicereus grandiflorus: Thân và hoa chế biến thành thuốc vi lượng đồng căn cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và đau thắt ngực.

Thanh lọc không khí

Dù xương rồng lá ít hoặc tiêu biến thành gai nhọn nhưng thân cây vẫn có chức năng quang hợp hấp thụ khí cacbonic nhả ra oxy, giúp làm sạch không khí trong lành hơn.

Xương rồng có thể sống ở trong những điều kiện khắc nghiệt mà vẫn khỏe mạnh, vững trãi. Chính bởi điều nà nên xương rồng có ý nghĩa tốt trong phong thủy. Xương rồng trong phong thủy có ý nghĩa tượng trưng kiên cường không chịu khuất phục. Cho dù bạn ở trong hoàn cảnh khó khăn nào thì cũng không được lùi bước, cố gắng vươn lên vượt mọi vất vả đắng cay để đạt được thành công.

Cây xương rồng trong phong thủy hợp với mệnh, tuổi nào?

Xương rồng trông giống như những con rồng đang bay, gai nhọn bao quanh là vảy rồng. Chính vì thế, người hợp nhất khi sở hữu loài cây này là người tuổi Thìn (tuổi rồng): Nhâm Thìn – 1952; Giáp Thìn – 1964; Bính Thìn – 1976; Mậu Thìn – 1988; Canh Thìn – 2000;

Cây xương rồng trong phong thủy thì nên đặt ở vị trí nào?

Xương rồng gai sắc nhọn, dễ sinh sát khí tổn thương nếu ai vô tình chạm vào nếu không cẩn thận. Ngoài ra cây được coi là có hung khí nếu đặt trong nhà hoặc cạnh bàn làm việc sẽ gây hao tổn tâm khí, tiền bạc, làm ăn hay gặp khó khăn, vậy nên không được coi là loài cây cảnh trồng trong nhà.

Với ý nghĩa là không chịu khuất phục thì cây xương rồng trong phong thủy càng được ưa thích. Bạn hãy để một cây xương rồng ngày trước bàn học, bàn làm việc để nhắc nhở mình hãy cố lên và sẽ vượt qua được khó khăn.

Nguyen Tam chúng tôi

Ý Nghĩa Phong Thủy Và Tác Dụng Của Cây Xương Rồng

Xương rồng có nhiều loại, đây là loài cây mọng nước, hai lá mầm và có hoa. Những cây xương rồng được biết đến như là có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc. Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới, những loại đó mọc trên những cành cây, vì ở đó mưa rơi xuống đất nhanh, cho nên ở đó thường xuyên bị khô. Cây xương rồng có gai và thân để chứa nước dự trữ.

Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15-30 cm. Phần lớn có đài hoa (từ 5-50 cái hoặc hơn), thay đổi dạng từ ngoài vào trong, từ lá bắc đến cánh hoa. Số lượng nhị rất lớn, từ 50 đến 1.500 (hiếm khi ít hơn).

2. Ý nghĩa cây xương rồng về mặt phong thuỷ

Người ta nhắc đến Xương Rồng là nghĩ đến 2 chữ “sức mạnh”. Thật sự đối với 1 loài cây sống vùng hoang mạc khô hanh thì khả năng chịu đựng thật sự là đáng nể phục. Thế nhưng ít người biết rằng loại hoa ấy còn mang ý nghĩa khác ý nghĩa của tình yêu.

Cây Xương Rồng mọc lên lên trên sỏi đá , cát bụi và khô cằn , bề ngoài trông xù xì gai góc nhưng trong thân lại mọng nước. Nó cũng giống như con người , bề ngoài có thể cứng rắn mạnh mẽ nhưng thực ra lại rất tình cảm.

Bày xương rồng trong nhà gia chủ dễ bị bệnh tật, mất mát tài sản, tình cảm trục trặc, cô đơn. Nguyên nhân bởi cây xương rồng là cây nhiều gai nhọn, những mũi nhọn của nó chĩa vào người thì sẽ tạo ra khí xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ.

Chưa kể việc tập trung quá nhiều gai nhọn trên thân cây khiến nó luôn bị bao bọc bởi sát khí. Đôi khi, xương rồng nở hoa (nếu trồng xương rồng mà nở hoa, được coi là điềm lành vì hoa của nó mang năng lượng tốt) nhưng không đủ sức để át đi năng lượng xấu của những chiếc gai nhọn.

Thuyết phong thủy cũng quan niệm “hình nào khí nấy”, vì vậy, nếu một cây xanh tốt, khoẻ khoắn, dáng vươn cao sẽ tạo nên nhiều sinh khí. Ngược lại nếu cây có dáng ủ rũ, gai góc, xù xì sẽ theo chiều hướng ngược lại, tạo nên sát khí hoặc ám khí. Vì vậy, nếu bày trong văn phòng công ty, công ty sẽ khó phát triển, người đứng đầu cũng không sáng suốt, thường bệnh tật và tài sản công ty dễ mất mát.

Vì cây xương rồng là một cây có nhiều gai nhọn xung quanh khiến nó luôn được bao bọc bởi sát khí nên các nhà phong thủy đưa ra lời khuyên không nên đặt xương rồng trong phòng làm việc hoặc trong nhà mà chỉ nên trồng xương rồng vào những khu vực xấu hoặc để chống lại những sát khí chiếu vào nhà như để trấn lại góc nhọn hoặc các loại mũi tên sắt từ hàng rào của người hàng xóm…

Hy vọng những thông tin mà Thích Trồng Cây chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa cây xương rồng từ đó biết cách tận dụng loại cây này một cách đúng đắn mang lại những điều tốt đẹp cho mình và gia đình.

Ý nghĩa phong thủy và tác dụng của cây xương rồng

Mua & bán sỉ lẻ cây xương rồng đẹp tại TPHCM

Cây xương rồng để bàn làm việc đẹp

Giá cây xương rồng bao nhiêu tiền?

Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng đơn giản tại nhà

Các loại cây xương rồng đẹp dễ trồng

Tác Dụng Kỳ Diệu Của Cây Xương Rồng? Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây?

Xương Rồng là một trong những loài cây mọng nước phổ biến và chắc chắn chúng ta không ai là không biết đến loài cây quen thuộc này. Tuy nhiên, để hiểu rõ thông tin về các loại Xương Rồng, tác dụng và ý nghĩa phong thủy của cây thì không phải ai cũng biết.

Nguồn gốc xuất xứ của cây Xương Rồng

Cây Xương Rồng có tên tiếng Anh là Cactus và tên khoa học là Cactaceae. Đây là loài thực vật mọng nước hai lá mầm và có hoa. Chúng phân bố rộng rãi khắp mọi nơi trên trái đất nhưng tập trung phần lớn ở các khu vực sa mạc, nơi có khí hậu nóng khô cằn ở Châu Mỹ.

Cũng có một số loài sống và phát triển ở khu vực rừng nhiệt đới hoặc theo chân con người, động vật sống rải rác ở nhièu khu vực khác nhau trải dài khắp thế giới.

Ngày nay, đã có nhiều loài Xương Rồng mới được phát hiện, ước tính số lượng các biến thể lên tới hơn 1.800 loài, phát triển khắp mọi nơi.

Trong đó, họ Xương Rồng có khoảng 125 – 130 chi trong tổng số 1.800 loài với 4 phân họ khác nhau (họ Pereskioideae, họ Opuntioideae, họ Maihuenioideae, họ Cactaceae).

Tại Việt Nam, nhiều người thích sử dụng những chậu Xương Rồng mini với mục đích trang trí trong văn phòng và mang lại những ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho bản thân.

Đặc điểm hình thái của cây

Xương Rồng được phân chia thành nhiều chi và loài khác nhau. Đặc điểm chung nhất của tất cả các loại cây này là ở chỗ thân cây mọng chứa nhiều nước nên có thể sống ở điều kiện khô hạn.

Thân

Xương Rồng có thân dày, căng bóng để trữ nước bên trong giúp cây tiếp tục phát triển cho dù khí hậu có khắc nghiệt thế nào đi nữa. Phần nước bên trong được gọi là mủ Xương Rồng chúng có màu trắng đục như sữa (có hại cho mắt).

Đa số thân cây Xương Rồng đều là hình trụ hoặc hình cầu, có một số ít loài có thân dẹt như Xương Rồng Tai Thỏ, Xương Rồng Lưỡi Long…

Kích thước của cây Xương Rồng được trồng hoặc mọc ngoài tự nhiên thường khá lớn, tùy thuộc vào từng loài khác nhau, có loài chiều cao lên đến 15m như loài Xương Rồng Saguaro.

Tuy nhiên đối với những chậu Xương Rồng để bàn thường có kích thước nhỏ hơn, phổ biến nhất là những loại Xương Rồng nhỏ có kích thước từ 15 – 30cm.

Thân cây thường chia thành các khía nhỏ. Có cây chỉ có 3 khía, cũng có những cây có hơn 20 khía. Các khía được chia thành những rãnh cạn hoặc sâu khác nhau.

Nếu không có khía, Xương Rồng sẽ có những múi lá có hình dáng bên ngoài sần sùi giống với vỏ quả dứa, đa số những loại Xương Rồng hình cầu đều có dạng múi này.

Gai

Nhắc đến Xương Rồng không thể không nhắc đến gai. Đa số các loài Xương Rồng đều có gai. Gai Xương Rồng thường mọc thành chùm, nhọn, sắc, cứng và có màu đen hoặc vàng nhạt.

Nhiều giống Xương Rồng có gai mọc tua tủa và rất cứng, nhưng cũng có những giống có gai nhỏ, mềm.

Gai của Xương Rồng thực chất là biến thể của lá kim mà thành, đây là đặc điểm của những loại cây mọc ở sa mạc quanh năm nắng nóng. Bộ gai phát triển mạnh không những tạo nên một lớp bảo vệ thoát khỏi những điều kiện bất lợi mà còn giúp cây tránh được sự thoát hơi nước mạnh trong thời tiết khắc nghiệt.

Ngoài ra cũng có nhiều loại Xương Rồng không có gai vừa dùng để trang trí, vừa có thể làm thức ăn cho gia súc.

Nhiều người thường nghĩ rằng Xương Rồng thân trơ trụi chỉ có gai, không có lá. Trên thực tế, có một số ít giống Xương Rồng có lá. Hình dáng, kích thước, màu sắc của lá Xương Rồng tùy thuộc vào từng giống khác nhau, tuy nhiên đa số lá của loại cây này có cuống ngắn và bản dày vì bên trong mọng nước.

Một số ít các giống Xương Rồng khác có lá nhỏ ở phần ngọn của thân cây hoặc từ mép của cành.

Rễ

Xương Rồng không có rễ cái mà chỉ có chùm rễ con lưa thưa, có nhiệm vụ giữ cho thân cây mọc thẳng, không bị đổ và hút các chất dinh dưỡng trong đất để cây có thể phát triển. Không giống với những loài thực vật khác, cây Xương Rồng dù bị nhổ lên vẫn có thể sinh trưởng mạnh mẽ.

Hầu hết nước dùng để nuôi sống Xương Rồng đều ở bên trong thân cây, nên cây không cần một bộ rễ hoàn chỉnh để có thể phát triển tốt.

Hoa

Một phần thu hút sự chú ý của mọi người khi lựa chọn những cây Xương Rồng cảnh bởi hoa của chúng.

Hoa Xương Rồng nở quanh năm, mỗi lần ra hoa có thể từ 5 – 7 bông, nhưng cũng có nhiều chậu Xương Rồng cảnh mini được chăm sóc tốt có thể ra đến 9 – 10 bông/lần.

Có những giống Xương Rồng ra hoa chỉ một ngày rồi tàn, nhưng cùng có giống hoa khoe sắc trên cây đến vài ba ngày mới tàn.

Màu sắc của của hoa Xương Rồng cũng rất đa dạng và phong phú. Hoa Xương Rồng thường có những màu phổ biến nhất như: màu trắng, màu đỏ, màu tím, màu vàng…

Vị trí ra hoa trên mỗi loài Xương Rồng đều khác nhau. Thông thường, hoa ở những vị trí như: từ kẽ múi, nếu thân có dạng múi; nếu thân dạng khía thì hoa mọc ra ở cạnh gai (gai mọc ở mép khía). Cũng có giống Xương Rồng hoa mọc thành từng cụm ở nách lá, hoặc trên sẹo của lá.

Hoa của Xương Rồng đa phần là lưỡng tính. Hình dạng hoa Xương Rồng thay đổi từ dạng phễu qua dạng chuông và tới dạng tròn và phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15 – 30cm với những cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm rất đẹp.

Phải chăm sóc rất lâu cây mới nở hoa. Tuy nhiên, khi nở hoa Xương Rồng rất đẹp nên nhiều người rất thích thú với việc trồng những loại Xương Rồng có hoa như: Xương Rồng Móng Rồng, Xương Rồng Tai Tượng, Xương Rồng Mami, Xương Rồng Echino, Xương Rồng Astro,…

Quả

Quả Xương Rồng có hình cầu, bên trong không chia thành ngăn hoặc múi tương tự giống trái Thanh Long và chứa nhiều hạt. Sau khi ra hoa khoảng từ 3 tháng, cây Xương Rồng sẽ có quả. Quả Xương Rồng có thể ăn được và khá ngon.

Hạt

Thông thường, quả Xương Rồng có rất nhiều hạt. Với những quả Xương Rồng to thường chứa từ 500 hạt trở lên. Hạt Xương Rồng rất nhỏ, có màu đen, tương tự giống với hạt của cây Thanh Long. Hạt Xương Rồng có thể dùng để gieo và dùng làm giống.

Các loại Xương Rồng phổ biến nhất hiện nay

Cây Xinh xin giới thiệu những giống Xương Rồng mini được yêu thích tại cửa hàng những ngày gần đây:

Xương Rồng Tai Thỏ

Đây là loại Xương Rồng để bàn phổ biến nhất hiện nay được rất nhiều người yêu thích. Ngay từ cái tên đã cho chúng ta thấy được hình dạng đáng yêu của loại cây này. Cây có thân dẹt, hình oval, từ phần thân chính sẽ mọc lên những nhánh Xương Rồng y như hình dáng của đôi tai thỏ.

Cây Xương Rồng Tai Thỏ có nhiều gai bao phủ, nếu mọc ngoài tự nhiên chúng có màu đen, dài, nhọn và khá cứng. Tuy nhiên gai Xương Rồng cảnh có dạng lông tơ màu vàng khá mềm mại. Hoa Xương Rồng màu đỏ hoặc vàng và quả ngọt có vị tương tự giống dưa hấu.

Ngoài tác dụng trang trí, Xương Rồng Tai Thỏ còn để làm thức ăn hoặc chữa bệnh. Tại Mexico và các vùng châu Mỹ Latin, loài cây này là một loại thức ăn phổ biến tương tự như rau xanh của Việt Nam và có nhiều chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, khi kết hợp cùng các vị thuốc khác cùng với Xương Rồng Tai Thỏ có thể chữa đau lưng.

Xương Rồng Bát Tiên

Đây là loại cây nở hoa quanh năm nếu được chăm sóc tốt, hoa Xương Rồng đẹp và có dạng chùm. Nguồn gốc cái tên Xương Rồng Bát Tiên là bởi mỗi chùm hoa của loại cây này có 8 bông. Trong các loại Bát Tiên, Xương Rồng Bát Tiên đỏ là loại cây cảnh được yêu thích nhất.

Cây Xương Rồng Bát Tiên có nguồn gốc từ Madagascar và xuất hiện ở Việt Nam khoảng hơn 10 năm trước. Vẻ ngoài của cây Bát Tiên khá khác với những loại Xương Rồng khác.

Xung quanh cây Bát Tiên mọc ra nhiều lá xanh mướt, hoa kết dạng vòng tròn từ những chiếc lá nhỏ với nhiều màu sắc nổi bật như trắng, hồng, đỏ, cam, vàng.

Xương Rồng Thanh Sơn

Xương Rồng Thanh Sơn còn có tên gọi khác là Xương Rồng Núi bởi hình dáng bên ngoài của loại cây này như một ngọn núi mini. Từ thân chính của cây sẽ mọc ra nhiều nhiều nhánh con, ngày qua ngày “ngọn núi” sẽ thêm phần hùng vĩ.

Đây là loại Xương Rồng có khía nhỏ, một nhánh cây có 5 khía, trên mỗi khía sẽ có gai nhỏ màu vàng và tương đối mềm mại.

Xương Rồng Aster

Loại Xương Rồng này có thân dạng hình cầu nhỏ với đường kính từ 3 – 10 cm, toàn thân có màu xanh thẫm được chia thành nhiều múi nhỏ. Gai của chúng tiêu biến thành những nhúm lông nhỏ xíu, mềm mịn.

Cũng giống như nhiều loại Xương Rồng khác, Xương Rồng Aster ra hoa và hoa sẽ nở một năm từ 2 – 3 lần tùy thuộc vào độ tuổi và thời điểm trong năm. Màu sắc của hoa xương Aster khá đa dạng như: từ đỏ, hồng, cam cho tới trắng, vàng cam, đỏ cam…

Xương Rồng Trứng Chim

Loại cây này còn có tên gọi khác là Xương Rồng Tuyết, Xương Rồng Trứng bởi hình dạng bên ngoài giống với bông tuyết hay những quả trứng chim nhỏ nhắn. Thân cây có hình tròn hay dạng hình thoi, được bao phủ bởi lớp lông màu trắng xung quanh và có hoa màu đỏ hồng, màu trắng ngả vàng.

Xương Rồng Gymno

Xương Rồng Gymno hay còn gọi là Xương Rồng Gym có hình cầu, dọc thân cây có vân nhỏ. Loại Xương Rồng này thường mọc thành bụi, từ cây mẹ sẽ đẻ ra nhiều cây con xung quanh.

Nhiều người thích loại Xương Rồng này vì mỗi cây đều có màu sắc khác nhau và cây mau ra hoa với những bông hoa nhiều sắc màu, rực rỡ.

Xương Rồng Thần Long

Xương rồng Thần Long là một trong loại xương rồng có hoa rất đẹp được nhiều người yêu thích. Thông thường, trên 2 năm cây mới cho ra hoa. Hoa của cây to, có nhiều màu sắc từ đỏ, hồng, cam cho tới trắng, vàng cam, đỏ cam,…. (các màu pha trộn với nhau) thường nở 2 – 3 ngày.

Sau khi hoa tàn cây có quả, khi chín quả có màu hồng, bóng đẹp, lạ mắt.

Cây có dạng hình cầu nhỏ, đường kính dao động trong khoảng 10 – 15 cm. Thân có màu xanh thẫm được chia thành nhiều múi nhỏ, mỗi mũi có điểm những gai mảnh màu trắng bạc. Gai của Xương Rồng Thần Long thưa hơn những loại xương rồng khác.

Xương Rồng Astro

Xương Rồng Astro thuộc họ cây xương rồng Notocactus, còn có tên gọi khác là Xương Rồng Khế. Cây có dạng cụm nhiều cây con. Xương Rồng Astro được bao bọc bởi một lớp gai trắng mềm trông rất đẹp mắt.

Thân Xương Rồng Astro có dáng trụ tròn, tập hợp các thân cây nhỏ thành cụm. Thân thường có nhựa mủ và gai dạng gai kép hay gai đơn. Lá loại cây này nhỏ, tiêu biến thành gai để tránh thoát nước.

Hoa xương rồng rất sai, tùy vào màu sắc và độ ẩm mà sẽ có màu khác nhau, nhưng thường thấy nhất là màu hồng.

Trồng Xương Rồng có những tác dụng là gì?

Trái ngược với bộ gai khắp thân cây thì hoa Xương Rồng là một món quà của mẹ thiên nhiên đem tặng. Nhờ sự đa dạng và nhiều biến thể nên hoa Xương Rồng có muôn vàn kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Chính vì vậy cây Xương Rồng được trồng làm cảnh khá nhiều trong cuộc sống hiện tại.

Trang trí

Xương Rồng thường được chọn là vật trang trí trong phòng ngủ, bàn làm việc bởi hình dáng đa dạng, màu sắc phong phú của nó. Xương Rồng để bàn thường có vẻ ngoài xinh xắn, độc đáo và đẹp mắt.

Tiểu cảnh Xương Rồng là một trong những loại tiểu cảnh mini rất được ưa thích hiện nay. Nhiều người còn trồng cây Xương Rồng trước nhà để làm hàng rào bảo vệ và tạo cảnh quan trang trí đẹp mắt.

Làm món ăn

Đối với việc sử dụng Xương Rồng làm món ăn còn khá mới lạ tại Việt Nam, tuy nhiên với nhiều nước trên thế giới đây là loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất. Thực tế, quả Thanh Long cũng thuộc hệ Xương Rồng và là một trong những loại quả phổ biến nhất của loài Xương Rồng có thể ăn được.

Tại Nam Mỹ hay châu Phi có nhiều món ăn được chế biến chủ yếu từ lá, nụ hoa và quả xương rồng. Chẳng hạn: nụ hoa cây Xương Rồng Cholla xào với hành tây, trộn salad; hoặc nước sinh tố từ quả cây Xương Rồng Lê Gai (prickly pears) với phương pháp chế biến đặc biệt.

Ngoài ra, ở Ấn Độ Xương Rồng còn được dùng làm nguyên liệu thức ăn xanh cho gia súc. Tuy nhiên, không phải loại Xương Rồng nào cũng có thể ăn được cần phải chú ý trước khi sử dụng chúng.

Lọc không khí

Mặc dù cây Xương Rồng có ít lá hoặc tiêu biến thành gai nhọn nhưng thân cây vẫn có chức năng quang hợp hấp thụ khí cacbonic nhả ra oxy, giúp thanh lọc không khí. Cây giúp không khí trong lành hơn và nâng cao hiệu suất làm việc.

Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của xương rồng

Công dụng của cây Xương Rồng không chỉ có vậy, nó được dùng trong y học vì đặc tính của nó. Xương Rồng là loài cây có tính hàn, vị đắng và độc nhưng nếu biết tìm hiểu và chế biến sử dụng đúng cách, đúng loại thì sẽ đem đến cho con người rất nhiều công dụng khác nhau.

Tiêu viêm, sát trùng

Thân Xương Rồng chứa nhiều hoạt tính hóa học như triterpenoid : taraxerol, taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol,… ngoài ra còn có các acid citric, tartric và fumaric. Đây đều là các chất có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng.

Thanh nhiệt, giải độc

Lá Xương Rồng tuy nhỏ, đa phần là gai nhọn nhưng vẫn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ trục thủy, chống ngứa… Ở Việt Nam có thấy loại Xương Rồng bẹ được trồng phổ biến, dễ chế biến để làm thuốc chữa bệnh.

Trị đau răng, mụn nhọt

Có nhiều bài thuốc dân gian trị bệnh từ cây Xương Rồng như: trị đau lưng, trị bệnh tiểu đường, dạ dày, chữa đau răng, mụn nhọt hay hạ đường huyết. Một số loài Xương Rồng được biết đến phổ biến và có nhiều công dụng chữa bệnh như trên là họ Opunitia, điển hình là cây Xương Rồng Lê Gai hay còn gọi là cây Tiên Nhân Chưởng, Xương Rồng ba bẹ…

Ngoài ra, các món ăn từ Xương Rồng rất giàu chất sắt, vitamin B và C tốt cho sức khỏe con người, giúp con người điều hòa cơ thể, giảm nồng độ cholesterol, chống lại bệnh ung thư, bảo vệ tế bào não, chữa tiểu đường, tăng cường tiêu hóa, giảm chứng viêm.

Ý nghĩa phong thủy đặc biệt của cây Xương Rồng

Đã từ lâu, Xương Rồng được biết đến là loài cây tượng tưng cho sự mạnh mẽ, thể hiện cho ý chí, sự bền bỉ trong cuộc sống của con người. Ngoài ra, cây còn có ý nghĩa tốt lành trong cả tình yêu và phong thủy cho ngôi nhà của bạn.

Cây Xương Rồng – Vừa mãnh liệt vừa yếu đuối

Vốn là loài thực vật sinh trưởng ở hoang mạc khô cằn, chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Sức sống của cây Xương Rồng có thể xếp vào top đầu, đây chính là loài cây có ý chí mãnh liệt nhất.

Tuy nhiên, bên trong lớp gai cứng cáp là sự mềm mại, mọng nước. Nó tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh, không chịu khuất phục và thay đổi để sinh tồn nhưng sâu bên trong sự mềm mại, yếu đuối.

Sự nồng nàn, thủy chung nhưng âm thầm lặng lẽ trong tình yêu

Hoa Xương Rồng là biểu trưng cho sự thủy chung, nồng nàn nhưng âm thầm lặng lẽ trong tình yêu. Những bông hoa chỉ có thể nở khi được chăm sóc đúng cách hay trải qua một hành trình dài gian nan, bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt. Trong tiếng Tây Ban Nha, cây Xương Rồng là “hãy đến và mang em đi”, vì vậy nó chính là một lời tỏ tình tuyệt vời nhất.

Loài cây mang lại ý nghĩa phong thủy tốt đẹp

Theo phong thủy, cây Xương Rồng được coi là mang cốt cách của loài vật linh thiêng: con rồng. Chính vì thế, cây Xương Rồng nếu được đặt trong nhà đặc biệt phù hợp với người tuổi Thìn.

Những người tuổi Thìn nên trồng một chậu Xương Rồng nhỏ để hóa giải sát khí, tích tụ năng lượng tốt, vươn tới thành công trong công việc và cuộc sống. Bởi h ọ thường là những người tràn đầy năng lượng, giàu sức sống nhưng hay gặp nhiều trở ngại, khó khăn.

Hướng dẫn cách chăm sóc Xương Rồng

Với bản chất dễ thích nghi với môi trường khắc nghiệt, Xương Rồng không phải là một loài cây khó trồng và chăm sóc.

Loài cây này không phải tốn quá nhiều thời gian chăm sóc cây cho việc tưới nước, bón phân, tỉa lá nên phù hợp với những người ít có thời gian chăm sóc cây cảnh. Nhưng thay vào đó, Xương Rồng cần phải có một môi trường sống hợp với tính chất riêng của họ nhà cây mọng nước.

Đất

Cây Xương Rồng vốn sống ở môi trường khô hạn, thiếu nước, vì vậy đất trồng Xương Rồng nên là loại đất xốp: kết hợp trộn phân bò hoại mục, tro bếp, phân dynamic, NPK và cát sỏi hoặc sỉ than. Nên giữ cho đất luôn ở trạng thái tơi xốp, thoáng khí, và luôn có đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

Nước

Xương Rồng là giống ưa khô nên không cần tưới nhiều nước. Đối với Xương Rồng mới ươm hạt, hoặc nhú tháp bạn nên tưới cây vào chiều mát, những lúc thời tiết dịu mát, không nên tưới nước vào thời gian nắng gắt.

Để chăm sóc Xương Rồng bạn cũng không cần tưới nước hàng ngày, với mùa hè nắng nóng thì chỉ cần thêm nước sau mỗi 2-3 ngày. Vào những mùa khác trong năm, bạn có thể điều chỉnh mức độ nước từ 10 – 14 ngày/ lần, tùy vào điều kiện thời tiết.

Ánh sáng

Đây là giống cây ưa sáng, và ánh sáng buổi sáng là ánh sáng tốt nhất cho chúng phát triển. Nên để Xương Rồng tại những nơi có ánh sáng và không khí thoáng đãng, có thể tiếp xúc ánh sáng mặt trời ít nhất 6 tiếng/ngày.

Những cây Xương Rồng để trong nhà hay những chậu Xương Rồng để bàn nên được tưới nhiều nước hơn và cần được đem ra những khu vực thoáng gió, có ánh sáng tự nhiên để phát triển tốt nhất.

Nhiệt độ

Trong tự nhiên hoang dã, xương rồng có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C.

Với một số loại Xương Rồng cảnh, nếu được chăm sóc đúng cách, sinh trưởng trong môi trường phù hợp sẽ sống lâu và ra hoa quanh năm.

Để có thể có được một cây Xương Rồng như ý, các bạn có thể liên hệ Cây Xinh qua hotline 094.822.6578 chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn các loại Xương Rồng phù hợp với nhu cầu của bạn.

Ý Nghĩa Cây Hoa Xương Rồng Trong Phong Thủy

Nguồn gốc và ý nghĩa

Họ cây Xương rồng thường là các loài cây mọng nước hai lá mầm và có hoa. Đây là một loại cây phổ biến nhiều ở Châu Mỹ nhất là ở những vùng nhiều cát sa mạc. Có rất nhiều loại xương rồng có thể lên đến từ 1.500 đến 1.800 loài. Đặc biệt có những cái tên của các loại xương rồng chỉ mới nghe thôi ta đã cảm nhận được ý nghĩa đặc biệt của nó. Như xương rồng trạng nguyên, xương rồng hình tròn, hình trái tim…. Và những ý nghĩa đặc biệt đó là gì?

Ý nghĩa phong thủy cây hoa xương rồng

Trong phong thủy, thì hình ảnh dáng vẻ của được thuộc vào loại đặc biệt. Thân phát triển theo hướng lên trên, cũng giống như xương của con rồng. Có ý nghĩa đem đến sức mạnh, và háo giải sát hình sát mạnh mẽ bên ngoài.

Chính vì thế, nó là chính là một trong các cây có tác dụng hóa hung cao. Tuy nhiên lại cấm kỵ khi đặt dùng để bài trí trong nhà. Chuyên gia phong thủy, khuyên gia chủ chỉ nên đặt cây xương rồng ở ngoài cửa, để bảo vệ bạn khỏi những năng lượng xấu xâm nhập vào nhà.

Ý nghĩa cây xương rồng trong tình yêu

Với đặc tính của xương rồng là loài cây sống nơi hoang mạc khô cằn nhất. Cho nên có thế nói đây là loài cây có sức sống và nghị lực rất phi thường. Đặc biệt là lúc xương rồng nở hoa. Bởi hoa xương rồng có ý nghĩa vô cùng lớn cho một thành quả sau bao nỗ lực trước sự khó khăn của thiên nhiên. Và tình yêu cũng vậy, luôn mạnh mẽ, yêu thương và vượt bao khó khăn thử thách để rồi đơm hoa kết trái. Cho nên xương rồng được xem là biểu tượng cho tình yêu đẹp với sức sống mạnh mẽ.

Đặc điểm cây xương rồng

Xương rồng được biết đến là một loài thực vật mọng nước. Là loài cây nở hoa và có nhiều kiểu phát triển. Ví dụ thành bụi, thành cây lớn hay là phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều được mọc và cùng phát triển từ đất. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều loại kí sinh ở các loài cây khác để phát triển. Đây cũng là loài cây có tuổi thọ rất cao tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm. Nở hoa rất đẹp, màu sắc rực rỡ. Xung quanh lá cây là một lớp gai phủ dày.

Mọi người thường trồng nó thành hàng rào, nhất là ở các nơi thiếu điều kiện kinh tế hay thiếu thốn nguyên liệu tự nhiên. Chúng ta dễ bắt gặp nhiều loại xương rồng ở trong chậu cảnh hay là làm hòn non bộ.

Lưu ý đặt cây xương rồng hợp phong thủy

– Đặc điểm xương rồng là cây nhiều gai nhọn, mũi nhọn của nó khi được chĩa vào người. Tạo ra các nguồn khí xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ. Ngoài ra, còn chưa kể thân cây có nhiều gai nhọn tạo cho nó các luồng sát khí bị bao bọc. Gia chủ không nên đặt xương rồng ở trong nhà của mình. Vì như thế sẽ gây mất mát tài sản, bệnh tật, cô đơn và tình cảm gặp trục trặc.

– Nếu gia chủ bày ở trong văn phòng công ty, thì công ty rất khó để phát triển. Người đứng đầu sẽ không được minh mẫn hay sáng suốt. Hay gặp bệnh tật hay lả công ty tiêu tán tài sản.

Hi vọng những thông tin về đặc trưng cũng như ý nghĩa cây xương rồng trong phong thủy. Sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về bản chất và ý nghĩa của nó để có thể đặt xương rồng ở nơi thích hợp nhất. Nhằm tạo may mắn tích cực, sinh vượng khí và phát huy được ý nghĩa của loài cây này.