Bạn đang xem bài viết Trấn Trạch Nhà Là Gì? Cần Phải Chuẩn Bị Gì Trong Lễ Trấn Trạch Nhà? được cập nhật mới nhất trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trấn Trạch Nhà Là Gì? Cần Phải Chuẩn Bị Gì Trong Lễ Trấn Trạch Nhà?
Nghi lễ – Tín ngưỡng • 26/10/2020
Trấn trạch là gì?
Trấn trạch là việc chôn những vật phẩm xuống dưới nền dương trạch với mục đích giúp ổn định ngôi nhà trước những tác động tiêu cực đến người sống bên trong, giúp thành viên trong gia đình được khỏe mạnh, an lành.
Khi nào cần trấn trạch?
Cần phải trấn trạch trong những trường hợp sau:
– Mạch đất đi qua nhà bị tổn thương
– Đất dưới nền nhà nhiều hàn khí, mức năng lượng thấp dưới mức có lợi cho sức khỏe
– Môi trường xung quanh nhà có quá nhiều âm khí, vong ma dễ xâm nhập vào nội cục bên trong
Văn khấn dùng trong lễ trấn trạch nhà
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương
– Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
- Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.
- Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thổ Bá, Thổ Hầu, Thổ Tử, Thổ Tôn Thân Quan.
Con kính lạy gia Tiên tiền tổ nội ngoại họ ……..gia cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.
Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….
Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)
Hôm nay, ngày…… Tháng ….. năm….. (Âm lịch) Tại địa chỉ:…………………………..
Nhân ngày lành tháng tốt chúng con nhất tâm xin phép lễ Trấn trạch trên đất này để xây vách dựng nhà. Kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Tiên gia, Tôn Thần cùng Gia tiên họ…….
Chúng con kính mời ngày Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp xứ này, nay xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép trấn trạch linh vật để trạch đất được an định. Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy, người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.
Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ.
Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con nguyện năng tu phước thiện, tránh dữ làm lành, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Trấn Trạch Là Gì? Thủ Tục Trấn Trạch Đúng Phong Thủy
Trấn trạch là nghi thức giúp căn nhà, nơi ở, nơi làm việc luôn được ổn định, vững vàng. Đây được cho là cách làm để cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia chủ cũng như những thành viên trong gia đình.
Trấn trạch là gì?
Vậy khi nào cần thực hiện việc trấn trạch? Thông thường, người ta thường tiến hành nghi thức này khi mảnh đất, ngôi nhà có âm phần quấy nhiễu khiến gia chủ gặp phải nhiều điều không may mắn, ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình. Hiểu trấn trạch là gì và trấn trạch đúng cách được cho là sẽ giúp trừ tà và tăng nguồn vượng khí cho căn nhà. Bên cạnh đó, khi chuyển về nhà mới xây người ta cũng tiến hành trấn trạch.
Hiện nay, có 3 biện pháp trấn trạch phổ biến, thường được áp dụng nhất như sau:
Dùng linh vật, vật phẩm phong thủy
Dùng linh vật, vật phẩm phong thủy trấn trạch
Sử dụng vật phẩm phong thủy không chỉ mang đến nhiều bình an, may mắn, đẩy lùi tà khí mà còn giúp trang trí cho ngôi nhà, tạo điểm nhấn mang phong cách riêng của gia chủ. Đặc biệt, nhiều món linh vật còn có tác dụng trấn trạch hiệu quả.
Rùa đầu rồng: Đây được xem là loài linh thú chuyên bảo vệ con người. Đồng thời giúp xua đuổi điều xui rủi, giảm bớt những điều không thuận lợi. Rùa đồng rồng sẽ mang đến sức khỏe cho gia chủ và những thành viên trong gia đình bởi nó nổi tiếng biểu trưng cho sự trường thọ và trí tuệ.
Sư tử đá, chó đá: Linh vật này khi trưng bày phải đi theo cặp. Nó tượng trưng cho sự bảo hộ, trừ tà, xua đuổi điều xấu.
Rồng: Là linh vật đứng đầu tứ linh. Đây là một loại thần thú mạnh mẽ với thân mình dài, chân móng vuốt, nhiều vảy và sừng to vừa có thể bay trên trời lại vừa có thể bơi dưới nước. Rồng với nguồn sức mạnh sẽ bảo vệ cho sự an lành của gia chủ.
Hồ lô: Bên trong hồ lô có chứa tiên đan, tượng trưng cho việc bảo vệ cho con người khỏi bệnh tật, trừ tà, mang lại sức khỏe. Bên cạnh đó, hồ lô còn giúp điều hòa khí tức trong căn nhà, mang lại cát khí trong lành và sự thông suốt cho các thành viên trong gia đình.
Tám loại vật phú quý cát tường: Bảo tản, pháp la, pháp luân, bạch cái, liên hoa, bảo bình, như ý kết, song ngư.
Trấn trạch bằng bùa chú, bùa trừ tà, bùa may mắn,… phức tạp hơn so với sử dụng vật phẩm phong thủy. Xét về bản chất, bùa là vật tùy thân của các pháp sư. Để có thể sử dụng đúng cách, giúp phát huy tối đa công dụng mà không gây hại, ảnh hưởng xấu đến gia chủ cần có kiến thức sâu rộng về phong thủy.
Dùng bùa trấn trạch
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả trấn trạch tốt nhất, bạn nên mời thầy phong thủy tư vấn và hướng dẫn thực hiện. Một số điều cơ bản cần lưu ý khi sử dụng bùa trấn trạch:
Thao tác vẽ bùa chú cần thực hiện vào ban đêm dưới ánh sáng sao trời
Trước khi vẽ bùa, phải tịnh khẩu, tịnh thân và tịnh đàn. Sau đó niệm chú cho bút và giấy. Căn cứ vào chủng loại của bùa để lập đàn (hoặc lập một tổng đàn)
Thầy pháp sư bái lạy tâu bày, trình bày rõ cầu xin vị thần nào, vẽ bùa nhằm mục đích gì.
Trong dân gian, người ta còn sử dụng cháo loãng, trà vang,… để trấn trạch. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà bạn có thể sử dụng các phương pháp trấn trạch khác nhau cho phù hợp.
Quỳnh Thư
Theo Homedy Blog Phong thuỷ
Trấn Trạch Là Gì? 3 Cách Trấn Trạch Đặt Ở 2022?
Trấn Trạch Là Gì?
Trấn trạch là từ Hán Việt (giản thể: 镇宅; phồn thể: 鎮宅; bính âm: Zhèn zhái) có nghĩa đen là canh giữ nhà cửa.
Trấn trạch là nghi thức giúp căn nhà, nơi ở, nơi làm việc luôn được ổn định, vững vàng. Đây được cho là cách làm để cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia chủ cũng như những thành viên trong gia đình.
Vậy khi nào cần thực hiện việc trấn trạch? Thông thường, người ta thường tiến hành nghi thức này khi mảnh đất, ngôi nhà có âm phần quấy nhiễu khiến gia chủ gặp phải nhiều điều không may mắn, ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình.
Hiểu trấn trạch là gì và trấn trạch đúng cách được cho là sẽ giúp trừ tà và tăng nguồn vượng khí cho căn nhà. Bên cạnh đó, khi chuyển về nhà mới xây người ta cũng tiến hành trấn trạch.
Cần trấn trạch trong những trường hợp sau:
Mạch đất đi qua nhà (đất) bị tổn thương.
Đất dưới nền nhà nhiều hàn khí, mức năng lượng thấp dưới mức có lợi cho sức khỏe.
Môi trường xung quanh nhà có quá nhiều âm khí, vong ma dễ xâm nhập vào nội cục bên trong.
Nguồn Gốc Của Trấn Trạch
Thời xưa, người ta cho rằng nguyên nhân của họa phúc là do con người làm trái những điều kiêng kỵ hoặc xúc phạm tới thần linh.
Cách giải trừ vận đến chính là dựa vào các thế lực thần bí để giải trừ tai ách, chuyển nguy thành an.
Vì thế, đó là phép trấn trạch trở thành một bộ phận quan trọng trong tập tục sinh hoạt của nhân dân, dần dần hình thành những phương pháp mang tính phép thuật trong phong thủy, đó là phép trấn trạch.
Mọi người thường dựa vào những linh vật trấn trạch và các vị thần hộ mệnh trong tôn giáo để thực hiện nguyện vọng xua đuổi ma quỷ, cầu bình an cho gia đình.
Các vị thần trấn trạch trong phong thủy nhà ở
Thần góc nhà và Thần tường
Bốn góc của nhà ở có bốn vị thần cai quản, vị thần góc Đông bắc là thần Tham Lang, họ Kỳ, tên Cập Trập. Vị thần góc Đông nam là thần Mục Không, họ Tỉnh, tên Bách Cư. VỊ thần góc Tây nam là thần Xá Độc, họ Lưu, tên Đại Khẩu.
Vị thần góc Tây bắc là thần Tích Quỷ, họ Lang, tên Phi Long. Bốn bức tường nhà cũng có bốn vị thần cai quản, vị thần cai quản mặt tường phía Nam họ Đồng, tên Kiên Kiên. Vị thần cai quản mặt tường phía Tây họ Hiếu, tên Đại Lực Nhi Phu.
Vị thần cai quản mặt tường phía Bắc họ Hoàng, tên Bất Ngôn Ngữ. Khi muốn tiến hành trấn trạch, cần viết họ tên những vị thần này lên tấm gỗ đào, tâu bày lên, bản vị sẽ đại cát.
Gia thần
Môn thần (thần canh của) là vị thần trông giữ nhà cửa trong Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian, vị thần này có chức năng trừ tà đuổi quỷ, canh giữ nhà cửa, mang lại cuộc sống bình yên, giúp cho công việc thuận lợi, mang lại sự cát và tường cho gia chủ,… Đó là một trong những vị thần được mọi người yêu thích nhất.
Môn thần được phân thành bốn loại, đó là Môn thần đuổi quỷ, Môn thần ban phúc, Môn thần đạo quan và Môn thần võ tướng.
Môn thần xuất hiện sớm nhất là “Đào nhân” được chạm khắc bằng gỗ đào. Nghe nói từ thời viễn cổ, họ là hai vị thần được Hoàng Đế phái tới để cai quản bầy quỷ hoành hành trên trần gian.
Đời nhà Đường (Trung Quốc) xuất hiện Chung Quỳ, ông ta không những xua đuổi bầy quỷ, mà còn ăn thịt cả chúng, vì vậy mọi người thương nhờ Chung Quỳ để trừ tà đuổi quỷ.
Thần giường
Gồm có thần giường ông, thần giường bà. Cúng lễ thần giường vào đêm cuối giao thừa có thể mang lại cho mọi người giấc ngủ an lành trong suốt năm mới.
Táo thần còn gọi là Táo vương, Táo quân, Táo ông, Táo bà… đó là vị thần cai quản việc ăn uống trong truyền thuyết, sau đời Tấn được coi là vị thần chuyên giám sát điều thiện ác trên trần gian.
Ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã bắt đầu thờ cúng Táo quân, sở dĩ Táo quân được mọi người kính trọng, ngoài nguyên do là vị thần cai quản việc ăn uống và ban cho mọi người cuộc sống đủ đầy, còn là vì vị thần này có trách nhiệm giám sát điều thiện ác trên trần gian.
Xí thần
Là vị thần cai quản nhà vệ sinh, trong dân gian gọi là Tử Cố. Tùy theo từng thời kỳ, từng khu vực mà tên gọi và cách thức thờ cúng vị thần này cũng khác nhau, nhưng nhìn chung khả năng ban phúc của Xí thần đều tương tự nhau.
Tỉnh thần
Là vị thần cai quản giếng nước. Cứ vào ngày 30 tết, mọi người lại múc nước dự trữ phục vụ sinh hoạt trong ba ngày tết.
Hoạt động này cũng được gọi là “cúng Tỉnh thần”, nghĩa là Tỉnh thần đã phải vất vả cả năm để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, cho nên trong mấy ngày Tết mọi người nên để Tỉnh thần nghỉ ngơi dưỡng sức để mang đến cho người dân những nguồn nước tươi mát và trong lành hơn.[1]
3 Cách Trấn Trạch Đặt Ở
Sử dụng linh vật, vật phẩm phong thủy để trấn trạch
Hiện nay có nhiều loại vật phẩm phong thủy mà gia chủ có thể lựa chọn để trấn trạch, nâng khí căn nhà. Trong đó bao gồm:
Rồng là loài thần thú mạnh mẽ với thân mình dài, nhiều vẩy và sừng to, chân móng vuốt, có thể vừa bay trên trời lại có thể bơi dưới nước. Đây là loài thần thú đầy sức mạnh và bảo vệ cho sự an lành của con người, là linh vật phong thủy rất được nhiều gia đình sử dụng để trấn trạch.
Hồ lô: bên trong chứa tiên đan, tượng trưng cho việc bảo vệ cho con người khỏi bệnh tật, trừ tà, mang lại sức khỏe. Hồ lô còn giúp điều hòa khí tức trong căn nhà, mang lại cát khí trong lành và sự thông suốt cho những thành viên trong gia đình.
Rùa đầu rồng: Đây là loài linh thú bảo vệ con người, xua đuổi điều xấu, giảm bớt những điều không thuận lợi, giúp mang lại sức khỏe, biểu trưng cho sự trường thọ và trí tuệ.
Tượng chó: chó là loài động vật rất thông minh và rất trung thành với con người. Từ xa xưa con người đã thuần được loài chó hoang trở thành vật nuôi và bảo vệ trông giữ nhà. Chó được dùng trong việc đi săn bắn, sử dụng trong việc chăn nuôi gia súc.Sức mạnh và sự nhanh nhẹn cũng như sự thông minh của loài chó đã được ưu ái sử dụng vào cả công việc an ninh như truy tìm tội phạm, bảo vệ cho gia đinh.Tượng chó thường làm bằng đá, đặt ở trước cửa cổng và hướng ra ngoài, có tác dụng trấn an, mang lại những điều may mắn và tốt lành cho nhà.
Sư tử đá: Linh vật này phải đi theo cặp và tượng trưng cho sự bảo hộ, xua đuổi điều xấu, trừ tà.
Tám loại vật phú quý cát tường: Bảo tản, pháp la, pháp luân, bạch cái, liên hoa, bảo bình, như ý kết, song ngư.
Tượng gà trống đặt ở cửa nhà khi trước cửa nhà hay trước nhà bếp có con đường hay dòng nước chảy ngoằn ngoèo như hình con rết. Chỉ cần đặt 1 tượng con gà và mỏ chĩa về hình con rết.Tượng gà trống có tác dụng xử lý vấn đề “đào hoa”: Kém duyên hay số đào hoa có nhiều người khác giới theo đuổi. Nếu người nào kém duyên, lớn tuổi mà vẫn chưa có người yêu thì có thể đặt tượng gà trống ở cung đào hoa của bản mệnh để kích hoạt tình duyên. Ngược lại nếu chồng mà hay “lăng nhăng” hay có lắm gái theo thì hãy tìm cung đào hoa để đặt tượng gà trống sẽ có tác dụng hóa giải số đào hoa của chồng, sẽ giữ chồng ở mãi bên mình.
Sử dụng bùa để trấn trạch
Trấn trạch bằng bùa chú, bùa trừ tà, bùa may mắn,… phức tạp hơn so với sử dụng vật phẩm phong thủy.
Xét về bản chất, bùa là vật tùy thân của các pháp sư. Để có thể sử dụng đúng cách, giúp phát huy tối đa công dụng mà không gây hại, ảnh hưởng xấu đến gia chủ cần có kiến thức sâu rộng về phong thủy.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả trấn trạch tốt nhất, bạn nên mời thầy phong thủy tư vấn và hướng dẫn thực hiện. Một số điều cơ bản cần lưu ý khi sử dụng bùa trấn trạch:
Thao tác vẽ bùa chú cần thực hiện vào ban đêm dưới ánh sáng sao trời
Trước khi vẽ bùa, phải tịnh khẩu, tịnh thân và tịnh đàn. Sau đó niệm chú cho bút và giấy. Căn cứ vào chủng loại của bùa để lập đàn (hoặc lập một tổng đàn)
Thầy pháp sư bái lạy tâu bày, trình bày rõ cầu xin vị thần nào, vẽ bùa nhằm mục đích gì.
Sử dụng cách từ dân gian
Trong dân gian, người ta còn sử dụng cháo loãng, trà vang,… để trấn trạch. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà bạn có thể sử dụng các phương pháp trấn trạch khác nhau cho phù hợp.
Khi nào thì cần trấn trạch
Khi thầy phong thủy xem xét một mảnh đất ” một cục” có các nghịch với gia chủ như – mảnh đất có âm phần, có người âm tạm ngụ do để lâu ngày không sử dụng, do thế đất không hợp mệnh gia chủ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ, mà cần trấn trạch
Việc trấn trạch cũng phụ thuộc vào các hướng các thế đất, các long của trạch, việc trấn trạch từ đó phụ thuộc vào có nên trấn lâu dài hay chỉ tạm thời trong một thời gian nhất định
Việc xem xét trấn trạch là rất quan trọng nếu không am hiểu về “Thủy pháp” như là khi một mảnh đất thuận với trạch chủ mà không am hiểu lại sử dụng phương pháp trấn trạch vô tình tác dụng của nó đi lại ngược với mong muốn của gia chủ, cũng như sự bền vững của việc trấn trạch đó ảnh hưởng chính tới long mạch mà phương pháp thủy pháp đã xác định.
Khi mảnh đất đó tốt phù hợp với gia chủ ” trạch chủ” ta không nên và cũng không cần trấn trạch khi đó chỉ cần xắp xếp bố trì không gian thước tấc trong việc xây dựng sao cho phù hợp để luôn đón được khí tốt, dòng năng lượng tốt, ngăn chặn những loại tạp khí, thải những tạp khí,v,v,v…, theo đúng, thuận với thủy pháp là chúng ta có một không gian sống thoải mái yên bình, khỏe mạnh và hạnh phúc.
Những Ai Nên Trấn Trạch?
Khi long khắc trạch chủ ” gia chủ” do không hợp hướng, ví dụ như ta khắc với kim long mà hướng đó lại là kim long thì nên dùng phương pháp khắc chế kim long giảm sự nhọn sắc bén của kim long mà không ảnh hưởng đến sức khỏe công việc làm ăn của gia chủ, Và cũng cần nhận biết đó là âm kim – hay dương kim để sử dụng việc trấn trạch phù hợp.
Khi mảnh đất có âm phần : Âm phần lại chia làm hai loại chính và nhiều loại âm khác nhau, như Âm phần ngụ cư và âm phần tạm cư, âm phần chiếm ngụ. mà sử dụng cách trấn trạch có thời hạn hay trấn trạch lâu dài tùy vào mỗi một phương pháp khác nhau.
Đối với âm phần ngụ cư, hay chiếm cư dùng phương pháp trấn trạch có thời hạn, giới hạn nào đó nhằm ngăn cản sự ngụ cư, chiếm cư bất hợp pháp và tự hết khi thời gian trấn đó hết hiệu lực. Trong đó có sự cải thiện của gia chủ về ” phong thủy” giúp việc trấn trạch được tốt hơn.
5 Điều Cần Lưu Ý Cho Người Trấn Trạch Phong Thủy
Thứ 1 là mỗi ca bệnh tính chất khác nhau thì trận pháp mỗi ca là khác nhau không nhà nào giống nhà nào. Ông thầy phải đi thực địa đất cân lực mới lên được trận, xác định trước vị trí đặt, phải chọn ngày giờ làm và cuối cùng là phải chính tay đặt chứ không có chuyện đến ngày giờ làm lại để cho gia chủ tự đặt đồ trấn yểm.
Thứ 2 đồ trấn yểm thường được sử dụng là đá năng lượng, đồ đồng được đúc bằng các hình tượng thiêng như rùa long quy, cóc; các đạo phù bằng giấy được viết bằng mực có ẩn khí của người thầy kết nối vời tầng không gian của chư thiên chư phật. Đồ trấn yểm được sắp xếp theo trận pháp biểu tuân theo các quy luật lớn của Trời đất hoặc tuân theo kết nối phương vị của dòng lý khí phong thủy mà người thầy sử dụng.
Thứ 3 để có thể thiết lập các trận trấn yểm người thầy phải có kiến thức về loan đầu và lý khí; bản thân cơ thể kinh lạc và luân xa phải thông để có được điều này người thầy phải khổ luyện .Ngoài ra để kết nối với chiều năng lượng của chư Thiên chư Phật người thầy phải giữ đức rèn tâm và đức tin thờ phụng đấng bề trên. Để đến khi lập trận trấn yểm mới có thiên lực ra hộ được. Nếu ai làm thầy muốn trấn yểm được ngoài việc có chân mệnh mà không có đức tin vào thần phật thì quý thầy đó tốt nhất nên né những nhà nặng và ông chỉ nên tham gia vào phong thủy mảng nội thất thôi chứ nhà xây mới và nhất là âm trạch nên né toàn tập :))
Thứ 4 là giá để cho người thầy trấn yểm thường cao ngoài phần khổ luyện, tích lũy kiến thức ở điểm 2 và 3 như đã nói ở trên, khi làm việc trấn yểm ông thầy bị những ô nhiễm khí xấu tác động vào cơ thể, giúp người dương thì phạm lỗi với vong ma trấn xong thì bị ám rình lúc sơ hở là bị cắn. Sau những buổi trấn yểm xong người thầy phải khổ sở đẩy khí âm trong cơ thể ra nếu không làm được sẽ phát bệnh; lại phải cúng lễ phóng sinh để chuyển hóa lỗi phạm với vong ma.
Quý vị là khách hàng nên hiểu rõ rủi ro nghề nghiệp của người làm thầy để có chuẩn bị về mặt kinh tế. Chi phí tính toán phương vị và thời gian làm+ chi phí luyện tăng lực đồ trấn yểm + chi phí vật tư và chi phí lúc trấn yểm trực tiếp là 4 mục tách biệt rõ ràng dưới góc nhìn kinh tế. Quý vị nên hỏi rõ 4 mục chi phí với người thầy nếu ông thầy nào không rõ ràng kinh phí theo 4 mục này thì rất dễ có vấn đề
Thứ 5, trấn yểm đất là cụm giải pháp trong 4 lớp điều chỉnh trường khí của việc làm phong thủy, nó có mối quan hỗ trợ giữa sắp xếp kiến trúc xây dựng cơ bản và nội thất, phong thủy trợ mệnh và mệnh học trong phối hợp làm dương trạch. Các cụm giải pháp đều cần được ông thầy vận dụng linh hoạt. Không phải nhà nào cũng có đủ tiền làm Trấn yểm và không phải ông thầy nào cũng đủ lực với chân mệnh để làm chấn yểm. Tất nhiên là trấn yểm với ca nền đất nặng là giải pháp gốc rễ. Trong điều kiện kinh tế gia chủ không có thì sẽ dồn vào 3 cụm giải pháp còn lại.
Các Bước Chuẩn Bị Làm Lễ Trấn Trạch Về Nhà Mới
Vật Phẩm Phong Thủy Trấn Trạch
Bát quái
Bát quái là một tấm biển trên đó vẽ hình bát quái, bát quái chính là ám quẻ: Càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn, nét vẽ như sau:
Càn: 3 gạch liền. Khôn: 6 gạch ngắt quãng. Khảm: ở giữa đầy. Ly: ở giữa hở. Chấn: Như chiếc ống lật ngửa. Cấn: như bát úp Đoài: Khuyết ở trên. Tốn: đứt ở dưới.
Người xưa cho rằng bát quái có khả năng hóa giải những điềm xui gở, chỗ nào phạm, thì treo bát quái ở chỗ đó, ví dụ treo trước cửa sổ, chỉ cần hướng mặt của bát quái vào đúng điểm sát, thì sẽ có thể hóa giải được.
Gương bát quái đồng
Gương đồng trong Phong Thuỷ có tác dụng phản xạ lại luồng hung khí chiếu đến. Gương bằng đồng ngoài độ bền, gương còn thuộc hành Kim chuyên dùng hoá giải tất cả các sát khí chiếu đến. Gương đồng hoá giải được hầu hết các hướng nhà xấu, gặp sát khí chiếu, hướng không hợp mệnh cung của gia chủ…
Gương bát quái lõm
Gương bát quái lõm được dùng rất nhiều trong khoa phong thuỷ. Gương có tác dụng phản xạ lại luồng khí chiếu đến. Gương được dùng trong trường hợp hướng bị phạm vào các hướng xấu hoặc kỵ tuổi gia chủ.Và mặt lõm thì thu những cát khí trước nhà như ao,hồ,sông,biển. Gương bát quái có biểu tượng Tiên Thiên Bát Quái hội tụ được năng lượng, có tác dụng trấn áp tà khí, biến hung thành cát.
Gương lồi bát quái: Chỉ dùng khi nhà đối diện có công cụ hóa sát chĩa thẳng vào nhà mình, tác dụng của nó là phản xạ lại đối phương, trả nó về nhà nó, mình không chịu ảnh hưởng của đối phương. Chỉ đặt ngoài nhà, không đặt trước cửa và không chiếu vào người, nếu không biến cát thành hung.
Không những thế người ta còn cho rằng sư tử có thể mang lại tiếng tăm địa vị cho chủ nhân, vì thế không những sư tử được đặt ngoài cổng mà còn bày cả trong nhà để cầu mong điều tốt lành.
Hổ trắng được coi là một trong năm loài thú linh thiêng, tôn xưng là vua của các loài thú, trong nhiều trường hợp, người ta thêm chữ vương vào đầu chữ cho dễ nhận biết, người đời còn truyền tụng rằng, ở vùng nào người thống trị không thi hành chính sách bạo ngược, thì hổ trắng trở nên nhân từ không hại người.
Người ta cho rằng con hổ có dũng có uy nên trị được tà ma. Do vậy, nhiều bức chạm ngọc đều khắc họa hình con hổ, tác giả cũng giữ được ngọc cổ chạm hổ, không những trừ được tà ma, hổ còn có thể giải hạn, vì vậy người ta dùng bùa vẽ đầu hổ để treo ở cửa chính đường hành lang đi vào, ở cổng có đường cái lớn chọc thẳng vào. Như vậy có thể hóa giải được vận hạn xấu.
Hổ là con vật linh thiêng nằm trong bộ Tứ Linh là Long, Phượng, Quy, Hổ. Trong Phong Thuỷ thường dùng hai khái niệm là Tả Thanh Long, Hữu Bạch hổ để chỉ hai cục thế bên cạnh huyệt.
Hổ là con vật linh thiêng và đầy uy quyền thường được thờ phụng, chính vì thế nó là biểu tượng cho quyền lực, cho công danh học hành và sự tăng tiến trong kinh doanh. Cũng có thể bổ trợ cho bản mệnh người tuổi Dần.
Hổ mạ vàng mang tinh chất Kim mang cát khí rất lớn. Là vật khí của công danh, tài lộc và quyền lực. Mang nguyên khí Kim là cát khí đem lại sự may mắn về công danh, tài lộc, học hành thi cử. Cũng có thể dùng để trấn yểm khi nhà bị phạm vào cấm lỵ hoặc bị Sát tinh chiếu hướng.
Dùng hướng Chính Bắc, Tây Bắc, Tây để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này hoặc dùng trấn yếm khi bị Sát hướng.
Sư tử được coi là 1 loại thú lành , có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà , đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong của 1 cơ quan nhà nước , 1 công ty lớn , tăng thêm sinh khí cho nhà ở. Sư tử đá rất thích hợp với những người sống bằng nghề nước bọt như luật sư , diễn viên.
Trong phòng làm việc của những người làm nghề này có thể đặt 1 đôi để gây thêm thanh thế , tăng tài lộc. Sư tử luôn đặt có đôi , 1 đực, 1 cái mới đúng , xin thận trọng , đừng mua nhầm. Ngoài ra , khi đặt sư tử nên lưu ý nó có nhiều chất liệu , nhiều màu sắc , nên chọn chất liệu và màu thích hợp với ngũ hành nơi đặt nó. Và 1 điểm rất quan trọng nữa là sư tử luôn đặt ngó ra ngoài , không được ngó vào nhà.
Có thể giải trừ nhiều loại hình sát, tăng thêm quyền uy của người ở. Có thể đặt một đôi trước cửa, nếu cửa sổ nhìn ra thấy những xung khắc bất lợi, có thể đặt một đôi mặt hướng ra cửa sổ, không những hóa sát mà còn tăng thêm uy quyền. Những người sống bằng nghề như môi giới, diễn viên, luật sư, trong phòng làm việc nên để đôi sư tử có thể gây thêm thanh thế, nhưng tượng không được hướng mặt vào mình.
Sư tử đồng
Rất hay dùng để hóa sát ngăn ngừa tai họa. Nó hay được dùng khi : – Nhà ngay giao lộ – Cột đèn trước cửa – Cây to trước cửa hay cửa sổ – Các vị trí Họa Hại và Tuyệt Mệnh trong nhà. Nhà mà có người mạng Thủy , đặt sư tử đồng càng tốt , vì được Kim sinh Thủy thêm Vượng Tài. Đặt quay đầu sư tử ra ngoài.
Báo
Báo cũng là loài thú hung dữ, nhưng nhiều người thích bày hình con báo trong văn phòng, đó là vì con báo tượng trưng cho khí thế dũng mãnh, có lợi cho đường hoạn lộ, báo cũng có khả năng trừ tà như bạch hổ, như vậy bày con báo còn có tác dụng trừ tà.
Gà gốm sứ
Khác với gà đồng , gà làm bằng gốm sứ lại dùng cho việc hóa giải hình sát Ngô Công Sát. Tức là bên ngoài nhà có các cấu trúc giống hình sâu , rết với các chân chìa ra 2 bên.
Còn thất xích kim tinh lại ứng vào quẻ Đoài, được coi là sao phá quân, mang ý nghĩa phá hủy. Thất xích kim là quẻ Đoài, quẻ Đoài tam sơn là canh dậu tân, dậu tức là gà, mình kim. Do đó nếu dùng gà tức là kim thì có thể chế ngự được đào hoa, suy luận như vậy là hết sức hợp lý.
Nếu nhà phạm vào đào hoa thì đặt con gà màu vàng ở giữa nhà, người nhà sẽ thoát được vận đào hoa. Đây là vật chống lại thói trăng hoa rất hay trong phong thủy. Đặt gà trên kệ , tủ nhìn ra cửa có thể cấm tiệt thói trăng hoa từ ngoài đưa đến. Nếu dùng trong tủ quần áo , phải dùng 1 đôi , đặt 2 bên góc tủ.
Rồng
Rồng được coi là con thú tốt lành, mình rồng dài, trên thân có nhiều vẩy, trên đầu có sừng như sừng hươu, chân có móng vuốt, rồng có nhiều tài như bay trên trời, bơi dưới nước.
Rồng là con vật đứng đầu trong các loài thú lành ( nam giới dùng thích hợp hơn nữ ) , nên ngoài việc hóa sát nó còn tăng cường phát huy quyền lực , người có chức vụ cao dùng nó có hiệu quả càng lớn.
Nó còn có tác dụng đè ép bọn tiểu nhân rất tốt , nên rất thích hợp cho người làm việc hành chính , hoặc hoạt động chính trị , giúp chống lại những lời dèm pha và tăng cường quyền uy. Có thể đặt công cụ này bằng đá, bằng đồng, bằng thủy tinh,ở góc trái bàn viết tượng cho Tả Thanh Long.
Nói chung về loại Rồng , thì không nên đặt hướng đầu Rồng về phòng ngủ , nhất là phòng ngủ trẻ em. Nếu treo tranh Rồng thì tốt nhất là dùng khung màu kim. Số lượng Rồng trong tranh nếu nhiều thì phải có 1 con chủ bầy , nếu không là Quần Long Vô Chủ , chỉ gây hại chứ không có lợi.
Có 4 loài vật được người đời mệnh danh là tứ linh gồm: Tả thanh long (rồng xanh ở bên trái). Hữu bạch hổ (hổ trắng ở bên phải). Tiền chu tước (con chim trĩ màu đỏ ở phía trước). Hậu huyền vũ (sao huyền vũ ở phía sau).
Thanh long được coi là một loại thú lành, người ta đồn rằng nếu như người đàn bà nào trước khi sinh nở mà nằm mơ thấy rồng, thì đứa bé trai được sinh ra chắc chắn sẽ hơn người.
Vào dịp lễ tết, dân gian thường múa lân và múa rồng, trong các lễ hội long trọng, mới được xem múa lân múa rồng. Rồng mang ý nghĩa đón quý nhân và tránh gặp phải kẻ tiểu nhân xấu bụng.
Về phương diện phong thủy, nếu như phía bên trái của căn nhà thiếu cát để bảo vệ, thì có thể treo ở đó một bức vẽ thần rồng. Tuy nhiên muốn treo rồng để đón khách quý, tránh tiểu nhân thì phải treo vào dịp ngũ long nhật, cụ thể là các ngày “giáp thìn”, “bính thìn”, “mậu thìn”, “canh thìn” và “nhâm thìn” thì hiệu quả mới nổi bật.
Muốn nắm được các ngày này ứng vào ngày nào xin mời các bạn hãy tra ở lịch gỡ treo tường hoặc lịch túi.
Rồng là biểu tượng của Hoàng đế, của người quân tử. Rồng có khả năng dùng hơi thở thổi ra nguyên khí trời đất, nguyên khí này chính là nền tảng của học thuật Phong Thuỷ.
Rồng có sức mạnh tạo ra tiết khí, mưa giông, ánh sáng từ mặt trời, gió biển và đất đai. Rồng biểu trưng cho năng luợng của đất trời, là vật siêu phàm của Phong Thuỷ.
Rồng bằng pha lê, đá quý mang viên ngọc rồng là biểu tượng của công danh, tài lộc và quyền lực. Mang nguyên khí Thổ, trong vận 8 là cát khí đem lại sự may mắn về công danh, tài lộc. Bày ở các hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc trong phòng khách hoặc phòng làm việc,ở cửa hàng kinh doanh buôn bán.
Rồng xanh
Sách có câu: “Tiểu nhân hưng ba trở trệ đa, thanh long nhất điều khứ kỳ ác” nghĩa là nếu bị kẻ tiểu nhân tác oai tác quái gây khó khăn ách tắt, thì hãy dùng một con rồng xanh trừ khử hết mọi điều xấu do nó gậy ra.
Qua đó đủ biết muốn hóa giải ách tắt thì có thể dùng kỳ lân hoặc rồng xanh, loại bỏ hết những khó khăn, trở ngại do bọn tiểu nhân gây ra. Rồng xanh nên bày ở bên trái nhà ở, như vậy hiệu quả sẽ càng tốt hơn.
Vật phẩm phong thủy cầu con
Trong sách kinh điển của khoa phong thủy có câu: “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài” (tức là núi quản về người còn sông quản về của cải). Người Hồng Kông coi con người vô cùng quan trọng, vì vậy trong sách cổ nói rằng: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Tức là có ba điều bất hiếu, thì điều bất hiếu lớn nhất là không có con cái nối dõi tông đường).
Ngoài việc xem phong thủy, thì người ta thích bày trong nhà các vật phẩm kỳ lân,biểu tượng cầu về đường con cái hoặc treo các bức tranh mang ý nghĩa này.
Đây là nội dung của điển tích “kỳ lân nhả sách ngọc”, cũng vì vậy mà sau khi ra đời, người ta gọi Khổng Tử là “con kỳ lân”, từ đó truyền tụng phong tục kỳ lân biếu con.
Đây cũng là 1 con vật trong bộ Tứ Linh , nên uy lực rất mạnh. Ngoài việc hóa sát , Kỳ Lân còn có tác dụng Chiêu Tài , Cầu Con. Nam nữ đều dùng được.
Đặt trên bàn làm việc, chỗ tài vị trong nhà,trong phòng khách, văn phòng, cửa hàng, trên bàn thờ, trên két bạc…Nơi các cát tinh Diên Niên, Sinh Khí phối chiếu để gia tăng phúc lộc, tiền bạc. mặt nên hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ sẽ đại cát
Nguồn: Tổng hợp. Tìm mua các vật phẩm đề cập ở trên và hơn 1.000 vật phẩm phong thủy các loại… Tại Hệ Thống cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy – chúng tôi – Khu vực Miền Nam:
+ 145 Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, chúng tôi – Tel: 028 2248 2256 [bản đồ]
+ 68 Lê Thị Riêng, Bến Thành, Q.1, chúng tôi – Tel: 028 2248 7279 [bản đồ]
+ 362 Đường 3/2, P.12, Quận 10, chúng tôi – Tel: 028 2248 4252 [bản đồ]
+ 462 Quang Trung, P.10, Gò Vấp, chúng tôi – Tel: 028 2248 3462 [bản đồ]
– Khu vực Miền Bắc:
+ 24A Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội – Tel: 024 66 731 741 [bản đồ]
Cùng Danh Mục
Cập nhật thông tin chi tiết về Trấn Trạch Nhà Là Gì? Cần Phải Chuẩn Bị Gì Trong Lễ Trấn Trạch Nhà? trên website Globalink.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!